SKKN Thay đổi tích cực cho học sinh về nhận thức, kĩ năng và các nhiệm vụ được phân công trong quá trình tự phân chia nhóm học môn Mĩ thuật ở khối 5 tại trường Tiểu học Lê Quý Đôn, năm học 2023-2024

1. Lý do chọn đề tài

Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp. Trong nhóm học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn làm việc hợp tác. Đem lại cho học sinh cơ hội sử dụng các kiến thức và kĩ năng mà các em đã được lĩnh hội và rèn luyện. Cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình. Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy mà các em đã được biết như: so sánh, phân tích, nhận xét, tổng hợp, đánh giá, vận dụng...).
Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩnăng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm của từng cá nhân, các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Với môn Mĩ thuật ở Tiểu học lấy giáo dục thẩm mĩ làm nhiệm vụ chủ yếu, đặc thù của môn học là phát huy tích độc lập cá nhân, thể hiện cái tôi, cái riêng của từng học sinh..., nhưng với lứa tuổi học sinh Tiểu học để thể hiện đầy đủ một vấn đề, cụ thể để hoàn thiện một bài vẽ trong tiết mĩ thuật ở Tiểu học quy định thời gian từ 35 đến 40 phút, nếu để một cá nhân làm thì việc hoàn thành là rất khó, còn nếu có hoàn thành thì cũng chỉ ở mức độ quá sơ sài, chưa đạt yêu cầu tối thiểu.

docx 21 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 401
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thay đổi tích cực cho học sinh về nhận thức, kĩ năng và các nhiệm vụ được phân công trong quá trình tự phân chia nhóm học môn Mĩ thuật ở khối 5 tại trường Tiểu học Lê Quý Đôn, năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thay đổi tích cực cho học sinh về nhận thức, kĩ năng và các nhiệm vụ được phân công trong quá trình tự phân chia nhóm học môn Mĩ thuật ở khối 5 tại trường Tiểu học Lê Quý Đôn, năm học 2023-2024

SKKN Thay đổi tích cực cho học sinh về nhận thức, kĩ năng và các nhiệm vụ được phân công trong quá trình tự phân chia nhóm học môn Mĩ thuật ở khối 5 tại trường Tiểu học Lê Quý Đôn, năm học 2023-2024
(Hs có thể tự lựa chọn bạn theo ý thích vào một nhóm).
+ Chia theo năng lực (Hs chia theo năng lực nổi bật của từng bạn để hỗ trợ nhau trong nhóm).




Khi giáo viên để học sinh làm việc theo nhóm, nên chú ý khả năng hợp tác, thảo luận, tranh luận và tìm ra phương thức chung. 
Có thể cho các em tự chọn không gian học theo từng chủ đề của bài học: như học ngoài trời hoặc trong lớp tùy theo từng chủ đề bài học để học sinh có được sự thoải mái trong việc học “học mà chơi- chơi mà học”.
Cải thiện kỹ năng hợp tác, và tương tác giữa thầy và trò. 
Giáo viên phải linh hoạt, xâu chuỗi các hoạt động sao cho thấy rõ được kết quả của các quy trình giảng dạy. 
Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm hiệu quả trong các tiết học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực.
 Thực tế tổ chức hoạt động nhóm trong tiết Mĩ thuật một cách hợp lý, sinh động sẽ là chìa khóa thành công trong tiết dạy vì theo nghiên cứu cho thấy dựa vào thiên hướng trí tuệ thì trí tuệ thường liên kết các cá nhân là chủ đạo, khả năng giao tiếp và quan hệ giữa người này với người khác, người học dễ kết bạn, thích các trò chơi hợp tác, thích làm việc theo nhóm.
 Có sự hỗ trợ giữa các học sinh trong nhóm và sự thi đua giữa các nhóm với nhau tạo ra sự hứng khởi, sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong nhóm để sản phẩm của nhóm hoàn thành tốt nhất.
d) Điều kiện thực hiện giải pháp
- Trong nhóm phải có một hoặc hai bạn có năng khiếu, năng lực tốt trong môn mĩ thuật, có tài lãnh đạo để giúp nhóm thực hiện tốt nội dung bài học.
- Các thành viên trong nhóm luôn phải ý thức tốt trong việc hỗ trợ nhau.
- Có không gian học tốt như điều kiện sân trường thoáng, nhiều bóng mát.
- Đồ dùng phục vụ cho nhóm đầy đủ như: bút chì, bút màu, ghế, giá vẽ...
Tổ chức, quản lý hoạt động nhóm hiệu quả
a) Mục tiêu của giải pháp
Học sinh hình thành năng lực tổ chức hoạt động quản lý trong nhóm, hỗ trợ, khuyến khích bạn cùng nhóm hình hành được các cách để phân chia, cân bằng cảm xúc để hoạt động nhóm đạt hiệu quả.
Học sinh nhận diện được sự thay đổi của bản thân thông qua các hoạt động nhóm, các tư liệu và sản phẩm của nhóm hoàn thành được.
b) Nội dung của giải pháp
Giáo viên hướng dẫn nhóm trưởng tổ chức khéo léo thì học sinh sẽ thụ động, những bạn yếu không ngại tham gia hoạt động,
Giao nhiệm vụ cho những bạn khá giỏi hoặc nhóm trưởng khuyến khích các bạn yếu trong nhóm để các bạn vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
c) Cách thức thực hiện giải pháp
Thực tế cho thấy mỗi tiết mĩ thuật nếu tổ chức được nhiều hình thức cho học sinh tham gia bài học thì các em sẽ hứng thú hơn, trong các hình thức đó thì hình thức tổ chức hoạt động nhóm là rất quan trọng. Tuy nhiên không nhất thiết bài nào cũng phải tổ chức hoạt động nhóm mà tùy vào yêu cầu để áp dụng thì hoạt động nhóm sẽ có hiệu quả cao hơn.
Nhóm trưởng điều hành trong nhóm, quản lý nhóm để tất cả các thành viên trong nhóm đều được tham gia mọi hoạt động của nhóm.
Để thi đua sản phẩm giữa các nhóm với nhau sau mỗi tiết dạy. Sau mỗi lần hoạt động nhóm học sinh sẽ phát huy năng khiếu, thế mạnh của mình trong tập thể và biết chia sẻ và đoàn kết với nhau trong nhóm.
	Học sinh không phải tất cả đều có cùng năng lực hay phong cách học tập giống nhau. Vì vậy cần tìm hiểu từng học sinh sẻ là một bài toán dễ cho việc phân nhóm. 
Khi tổ chức nhóm nên phát hiện tìm ra nhóm trưởng phù hợp, năng động (giáo viên có thể bồi dưỡng thêm một số kỹ năng cơ bản của trưởng nhóm qua từng tiết học). 
Giáo viên nên linh hoạt trong cách phân nhóm, phù hợp với điều kiện của lớp và quy trình học. 
Giáo viên có thể hổ trợ nhóm kịp thời với những câu hỏi mang tính chất gợi mở để học sinh chủ động liên kết trong nhóm với nhau và hổ trợ nhau. 
Khi giáo viên để học sinh làm việc theo nhóm, nên chú ý khả năng hợp tác, thảo luận, tranh luận và tìm ra phương thức chung. 
Cải thiện kỹ năng hợp tác và tương tác giữa thầy và trò. 
Giáo viên phải linh hoạt xâu chuỗi các hoạt động sao cho thấy rõ được kết quả của các quy trình giảng dạy. 
d) Điều kiện thực hiện giải pháp
- Phải biết lựa chọn, có ý tưởng và sắp xếp nhóm một cách khoa học.
- Các thành viên trong nhóm phải hợp tác tốt với nhau, hỗ trợ nhau hoàn thành công việc.
- Chuẩn bị tốt dụng cụ học tập như: giá vẽ, bảng vẽ, giấy A4, giấy màu, hồ dán, màu vẽ...
Coi trọng việc đánh giá hoạt động nhóm
a) Mục tiêu của giải pháp
Chia sẻ với bạn những thay của mình và của bạn trong quá trình hoạt động nhóm cùng nhau.
Tích cực hỗ trợ bạn, bạn học yếu kém không tự ti khi bạn mình nhận xét góp ý mà luôn vui vẻ, niềm nở sửa đổi và có nhiều tiến bộ trong quá trình học.
Giao lưu, chia sẻ thành tích của nhóm mình và nhóm bạn để nhận ra những điều bạn và mình chưa hoàn thiện để có giải pháp tốt hơn.
b) Nội dung của giải pháp
 GV giao việc, các nhóm lên biểu diễn theo thứ tự đã bốc thăm. 
 Các nhóm biểu diễn, các nhóm còn lại chú ý theo dõi và chia sẻ câu chuyện mà các bạn diễn. 
 Học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau. 
c) Cách thức thực hiện giải pháp
GV giao việc, các nhóm lên biểu diễn theo thứ tự đã bốc thăm. 
Các nhóm biểu diễn, các nhóm còn lại chú ý theo dõi và chia sẻ câu chuyện mà các bạn diễn. 
 Học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau. 
 Cuối tiết nhóm trưởng tập hợp nhóm và điều hành các thành viên trong nhóm xem những gì làm được hoặc chưa được để rút ra bài học cho những tiết học sau. 
Giáo viên tạo nhóm cho phù hợp với điều kiện của lớp. 
Một số hình ảnh trong các tiết học:




+ Từ ngân hàng hình ảnh của các em, GV gợi ý, hướng dẫn HS cách chọn và tạo thành tác phẩm về đề tài Ngày Tết và mùa xuân. 
* Câu hỏi gợi ý: 
- Nhóm em sẽ xây dựng câu chuyện gì? Ở đâu? Các nhận vật trong chuyện đang làm gì? Ngoài những hình ảnh ấy ngày Tết và mùa xuân có những hình ảnh gì nữa?
- Ở tiết này học sinh làm việc theo nhóm 4 hay 5, mỗi nhóm sáng tác một câu chuyện phù hợp chủ đề dựa vào ngân hàng hình ảnh của tiết 1, từ hình tượng độc lập. Nhóm sẽ thảo luận về câu chuyện của nhóm, sau đó nhóm trưởng phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm, tìm hình, vẽ thêm hình, vẽ màu, ... (nhóm trưởng sẽ dựa vào năng lực, sở thích của mỗi bạn phân công nhiệm vụ cho phù hợp đạt hiểu quả ). 
- Học sinh làm việc theo nhóm trên giấy A2. 
- Học sinh chia sẻ, hỗ trợ, đoàn kết khi làm việc theo nhóm. 
- Giáo viên bao quát hướng dẫn chung. Trưng bày và giới thiệu sản phâm Mục tiêu: Hoạt động nhóm của tiết này là: Hợp tác làm việc nhóm Kết quả: Biết cách hợp tác và tôn trọng ý kiến khác trong làm việc nhóm. Giáo viên gợi ý từng nhóm chọn một câu chuyện cụ thể nhóm mình muốn kể để thể hiện. 
- HS quan sát, thống nhất cách thực hành 
- Học sinh ghi nhớ, thảo luận, nhóm trưởng phân vai tập chia sẻ, kể chuyện. 
- Nhóm sẽ thảo luận và tìm lời thoại cho câu chuyện cho phù hợp về Ngày tết và mùa xuân. 
- Nhóm trưởng hội ý phân vai cho từng thành viên và diễn tập và hổ trợ nhau cho câu chuyện sinh động.
 - Giáo viên thường xuyên giúp đỡ HS trong hoạt động này.
Không gian là tên gọi chung. Khi các nguồn cảm hứng được sáng tác, được pha trộn với nhau như những sắc màu, những cảm xúc, những hình ảnh chân thật tạo ra các sắc thái, sắc độ của một tác phẩm nghệ thuật.
	Mỗi bài học, tiết học đều có mục tiêu chung là hướng tới hình thành cho học sinh phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo và năng lực diễn đạt bằng lời nói, học sinh tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện bằng ngôn ngữ mĩ thuật. Tuy nhiên, tôi ưu tiên xác định rõ mục tiêu cụ thể của bài học đó là học sinh hiểu được gì? Thực hiện như thế nào và làm được gì? sản phẩm chung khi kết hợp cùng với nhóm lớp là gì? những sản phẩm có thể phục vụ gì cho cuộc sống của các em hay không
Ví dụ với chủ đề 3: Sáng tạo từ lá và hoa. 
Trong bài 4 học sinh mới chỉ được giới thiệu, làm quen với việc tạo sản phẩm từ những chiếc lá và bông hoa xung quanh mình. 
+ Tiết 1: bắt chước thụ động => Sản phẩm mới dừng ở việc làm theo sách và hướng dẫn của cô giáo
+ Tiết 2: bắt đầu quen và đã chủ động hơn trong việc lựa chọn sản phẩm để sáng tạo
=> Nắm bắt được quy trình sáng tạo, chủ động đưa ra ý tưởng và sáng tạo được tác phẩm đẹp và việc có không gian sáng tác cũng rất quan trọng.




Đến chủ đề “Sự liên kết của các khối hộp”, “Sáng tạo với những chiếc lá”, “Trang phục yêu thích” các bạn có thể sử dụng nhiều chất liệu để thực hiện nhưng vì đã được làm quen với chất liệu từ hoa lá cây nên việc sáng tác tác phẩm đã có sự tiến bộ rõ rệt và kết quả thu được là những sản phẩm có tính sáng tạo và hài hòa, dựa vào đó các tiết sau các bạn sẽ tự chủ động với những chất liệu sáng tạo khác. Học sinh không chỉ được học tạo ra sản phẩm của mình mà còn có sự trao đổi phân chia với nhau để từ đó tạo thành những tác phẩm lớn.








d) Điều kiện thực hiện biện pháp
- Cá nhân học sinh trong từng nhóm và các nhóm đánh giá lẫn nhau trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục.
- Hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
- Để thực hiên tốt việc đánh giá trong hoạt động nhóm các thành viên trong nhóm cần chuẩn bị tốt dụng cụ học tập như: giá vẽ, bảng vẽ, giấy A4, giấy màu, hồ dán, màu vẽ, các chất liệu cơ bản để phục vụ cho việc sáng tạo sản phẩm của nhóm để đạt hiệu quả tốt.
4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng
Trong quá trình các học sinh nhận xét, đánh giá nhau tôi luôn theo dõi, quán xuyến chung, điều chỉnh, bổ sung những gì mà đa số học sinh chưa rõ hoặc còn lúng túng. Để thực hiện việc đánh giá đảm bảo công bằng, đúng thực tế, tôi có “sổ tay theo dõi” ghi nhận những học sinh tiêu biểu và cần hỗ trợ. Bên cạnh việc tuyên dương những học sinh tích cực, chăm chỉ, tôi cũng nghiêm khắc nhắc nhở những học sinh chưa tập trung, lơ là, hay nói chuyện, làm việc riêng để các em có trách nhiệm và ý thức hơn.
Sau khi thực hiện giải pháp tôi thấy chất lượng học tập của các em đã được nâng cao rõ rệt hơn so với khi chưa tôi áp dụng, phương pháp mới và vận dụng hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong tiết mĩ thuật tôi thấy chất lượng học tập của các em đã được nâng cao rõ rệt hơn so với những năm trước. Học sinh đã được vẽ cùng nhau, các nhóm tư duy cùng nhau suy nghĩ cùng thảo luận gây hứng thú học tập tạo sản phẩm của nhóm phong phú, đa dạng về hình ảnh màu sắc, sản phẩm có quy mô hơn.
    Chất lượng và hiệu quả của giờ dạy môn mĩ thuật tăng lên rõ rệt. Học sinh hào hứng trong học tập, luôn chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập, tác phẩm thu được không bị rập khuôn máy móc mà đã mang được dấu ấn riêng của từng em.
Kết quả sau khi tổng hợp các nhận xét trong sổ theo dõi kết hợp quan sát quá trình học tập của học sinh, tôi đã thấy có sự tiến bộ rõ rệt trong môn học của mình.
Thời điểm đánh giá kết quả khảo nghiệm: Kết thức học kì I.
NĂM HỌC: 2023 -2024
BIỂU HIỆN
CÓ
KHÔNG
SL
%
SL
%
Khối 5
Sau khi
áp dụng
Chuẩn bị đồ dùng
70
75,3
23
24,7
Khả năng sáng tạo trong sản phẩm
58
62,4
35
37,6
Khả năng hợp tác, chia sẻ và đoàn kết
75
81,5
18
18,5
Kết quả môn học cuối học kì I, năm học 2023-2024 
Năm học
Khối
TSHS
Học kì
CHT
TL%
HT
TL%
HTT
TL%
2023-2024
5
93
1
0
0
60
64,5
33
35,5
Qua kết quả trên nhận thấy các em biết và tham gia nhóm tự tin, nhiệt tình, thân thiện hơn với nhau. Một số có năng khiếu đã phát huy được vai trò chỉ đạo nhóm nhanh nhẹn, có sự sáng tạo trong các hoạt động ngoại khóa. 100% các em thêm hứng thú và thích học môn mĩ thuật.
* Một số hình ảnh trong quá trình học theo các chủ đề














III. Phần kết luận, kiến nghị
1. Kết luận
Cách dạy học mới không chỉ giúp khơi gợi trí sáng tạo của học sinh, tìm ra các em học sinh có năng khiếu mĩ thuật mà còn vô cùng hiệu quả với các em học sinh không có năng khiếu mĩ thuật. nó giúp các em học sinh xác định được cách tạo bố cục bức tranh hài hòa, chặt chẽ.
Việc đánh giá học sinh cũng không còn bị đặt quá nặng vào sản phẩm của các em mà nó được đánh giá dựa trên cả quá trình mà các em tham gia, phát huy, rèn luyện được nhiều kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng sống. 
Học sinh được học tập thông qua giao tiếp, trao đổi, tranh luận với nhau, chia sẻ và tự phản ánh, đưa ra được ý kiến cá nhân góp ý cùng tập thể, các em có nhiều cơ hội để diễn đạt ý nghĩa của mình, có cơ hội học hỏi từ các bạn các kĩ năng, cách diễn đạt bằng lời hay bằng hình ảnh một vấn đề cặn kẽ và tỷ mỉ hơn. 
Các em thích học môn Mĩ thuật, các em hiểu và yêu mến cái đẹp và vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống, sinh hoạt, học tập hằng ngày. Tạo điều kiện cho học sinh học các môn khác hiệu quả hơn và một bộ phận có năng khiếu, sở trường có thể học tiếp các ngành nghề có liên quan đến mĩ thuật. 
Hiện nay tôi thấy đa số học sinh Tiểu học rất thích giờ học Mĩ thuật, các bài vẽ có sự tiến bộ rõ rệt. Trong các đợt vẽ tranh phát động của ngành như: “Vẽ tranh với chủ đề “An toàn giao thông” hay là phát động cuộc thi vẽ tranh “Ý tưởng trẻ thơ” dành cho học sinh Tiểu học. 
Học sinh có phần tự tin, mạnh dạn, phấn khởi mỗi em vẽ một bức tranh tự do về ước mơ ý tưởng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ta càng khẳng định môn Mĩ thuật ngang tầm với các môn học trong nhà trường hiện nay, 
Kiến nghị
Có sự kết hợp chặt chẽ giữa phụ huynh học sinh với giáo viên trong việc kiểm tra việc tự học ở nhà của học sinh, có nhắc nhở, khen thưởng, khích lệ kịp thời.
Có sự kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội, để việc dạy và học đạt được kết quả tốt nhất.
Việc dạy và học môn Mĩ thuật là cả một công việc vất vả lâu dài và khó nhọc cho giáo viên và học sinh. Do vậy người giáo viên phải nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của người thầy. Ngoài nhiệm vụ truyền thụ kiến thức cần phải tìm tòi tổ chức giờ học trở nên hấp dẫn, thú vị và lôi cuối học sinh bởi đây là môn học có tinh hình tượng cao. Để cho bộ môn Mĩ thuật ngày càng trở nên hấp dẫn và chiếm vị trí quan trọng trong nhận thức của học sinh. Rất mong BGH nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu giảng dạy và đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học.
 	Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm của đề tài “Thay đổi tích cực cho học sinh về nhận thức, kĩ năng và các nhiệm vụ được phân công trong quá trình tự phân chia nhóm học môn Mĩ thuật ở khối 5 tại trường tiểu học Lê Quý Đôn năm học 2023-2024”.
Tôi mạnh dạn đưa ra với mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến từ đồng nghiệp để tôi rút ra kinh nghiệm và hoàn thiện nghiên cứu của mình. 
 	Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của BGH nhà trường
Bình Tân, ngày 09 tháng 03 năm 2024
 Người viết
Phạm Thị Phương Thảo

 Xác nhận của Phòng GD&ĐT thị xã
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Mỹ thuật cơ bản của NXB Đại học sư phạm
Tạp chí Mĩ thuật các số của NXB giáo dục Hà Nội
Sách bồi dưỡng giáo dục thường xuyên
Các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Sách giáo khoa Mĩ thuật của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Sách giáo viên Mĩ thuật của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Phương pháp dạy Mỹ thuật của đồng nghiệp ở các trường Tiểu học trên địa bàn Thị xã Buôn Hồ.

File đính kèm:

  • docxskkn_thay_doi_tich_cuc_cho_hoc_sinh_ve_nhan_thuc_ki_nang_va.docx