SKKN Tận dụng vật liệu vỉ đựng trứng đã qua sử dụng, để tạo ra những sản phẩm thủ công ở môn Mĩ thuật lớp 3, tại trường Tiểu học thị trấn Lộc Ninh B

Chương trình môn Mĩ thuật giúp cho học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật dựa trên kiến thức và kĩ năng mĩ thuật; nhận thức được mối quan hệ giữa mĩ thuật với đời sống xã hội và các loại hình nghệ thuật khác, biết yêu cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày. Các em biết biểu đạt cảm xúc cá nhân thông qua ngôn ngữ tạo hình như màu sắc, đường nét, hình khối, bố cục... và qua các sản phẩm mà chính từ đôi bàn tay và óc sáng tạo tư duy tốt, kết hợp với các vật liệu (phế liệu sạch) sẽ cho ra những sản phẩm Mĩ thuật đẹp và có thể ứng dụng vào trong cuộc sống hàng ngày của con người.

Yêu cầu của môn Mĩ thuật không chỉ là vẽ mà còn là tạo ra nhiều sản phẩm Mĩ thuật khác nhau. Chương trình yêu cầu nhiều vật liệu để học sinh có thể hoàn thành nội dung yêu cầu. Vấn đề làm tôi trăn trở khi dạy môn Mĩ thuật đó chính là thiếu dụng cụ và vật liệu để để các em thực hành, các vật liệu chuẩn bị chưa phù hợp, khó tạo hình sản phẩm theo yêu cầu nó sẽ gây hạn chế về kết quả. Với các phế liệu sạch tưởng như dễ kiếm nhưng với nhiều học sinh lại cũng là sự khó khăn, phế liệu cần cho ý tưởng của mình thì không có, cái kiếm được thì không có ý tưởng để làm. Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh không được sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ nên thường xuyên hay quên mang đồ dùng, dụng cụ học tập cần thiết của tiết học Mĩ thuật. Những lí do nêu trên ít nhiều đều gây ảnh hưởng đến việc Dạy - Học tiết Mĩ thuật của cô và trò rất nhiều.

docx 9 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 320
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tận dụng vật liệu vỉ đựng trứng đã qua sử dụng, để tạo ra những sản phẩm thủ công ở môn Mĩ thuật lớp 3, tại trường Tiểu học thị trấn Lộc Ninh B", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tận dụng vật liệu vỉ đựng trứng đã qua sử dụng, để tạo ra những sản phẩm thủ công ở môn Mĩ thuật lớp 3, tại trường Tiểu học thị trấn Lộc Ninh B

SKKN Tận dụng vật liệu vỉ đựng trứng đã qua sử dụng, để tạo ra những sản phẩm thủ công ở môn Mĩ thuật lớp 3, tại trường Tiểu học thị trấn Lộc Ninh B
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO
SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2022 – 2023
TÊN SÁNG KIẾN
“Tận dụng vật liệu vỉ đựng trứng đã qua sử dụng, để tạo ra những sản phẩm thủ công ở môn Mĩ thuật lớp 3, tại trường Tiểu học thị trấn Lộc Ninh B”.
LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
Chương trình môn Mĩ thuật giúp cho học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật dựa trên kiến thức và kĩ năng mĩ thuật; nhận thức được mối quan hệ giữa mĩ thuật với đời sống xã hội và các loại hình nghệ thuật khác, biết yêu cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày. Các em biết biểu đạt cảm xúc cá nhân thông qua ngôn ngữ tạo hình như màu sắc, đường nét, hình khối, bố cục... và qua các sản phẩm mà chính từ đôi bàn tay và óc sáng tạo tư duy tốt, kết hợp với các vật liệu (phế liệu sạch) sẽ cho ra những sản phẩm Mĩ thuật đẹp và có thể ứng dụng vào trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Yêu cầu của môn Mĩ thuật không chỉ là vẽ mà còn là tạo ra nhiều sản phẩm Mĩ thuật khác nhau. Chương trình yêu cầu nhiều vật liệu để học sinh có thể hoàn thành nội dung yêu cầu. Vấn đề làm tôi trăn trở khi dạy môn Mĩ thuật đó chính là thiếu dụng cụ và vật liệu để để các em thực hành, các vật liệu chuẩn bị chưa phù hợp, khó tạo hình sản phẩm theo yêu cầu nó sẽ gây hạn chế về kết quả. Với các phế liệu sạch tưởng như dễ kiếm nhưng với nhiều học sinh lại cũng là sự khó khăn, phế liệu cần cho ý tưởng của mình thì không có, cái kiếm được thì không có ý tưởng để làm. Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh không được sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ nên thường xuyên hay quên mang đồ dùng, dụng cụ học tập cần thiết của tiết học Mĩ thuật. Những lí do nêu trên ít nhiều đều gây ảnh hưởng đến việc Dạy - Học tiết Mĩ thuật của cô và trò rất nhiều.
Từ thực trạng trên, tôi đã áp dụng sáng kiến: “Tận dụng vật liệu vỉ đựng trứng đã qua sử dụng, để tạo ra những sản phẩm thủ công ở môn Mĩ thuật lớp 3, tại trường Tiểu học thị trấn Lộc Ninh B”.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Những nội dung đã cải tiến, sáng tạo
Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị vỉ đựng trứng và xử lý vật liệu sạch.
Vào đầu năm học tôi hướng dẫn học sinh của lớp ở các nhóm sưu tầm, chuẩn bị mỗi nhóm 2 đến 3 vỉ đựng trứng.
Học sinh sưu tầm và nộp vỉ đựng trứng đã chuẩn bị cho giáo viên
Sau khi học sinh nộp vỉ đựng trứng cho giáo viên, tôi tranh thủ ngày nghỉ của học sinh, tôi đem các vỉ đựng trứng ra phơi nhằm diệt khuẩn để đảm bảo đồ dùng được sạch sẽ, an toàn cho học sinh khi sử dụng.
Vỉ đựng trứng được phơi diệt khuẩn tại sân bóng mini của trường
Bước 2: Hướng dẫn học sinh sưu tầm vỉ đựng trứng đã qua sử dụng để tạo sản phẩm thủ công.
* Sự chuẩn bị đồ dùng của giáo viên và học sinh khi dạy bài “Chậu hoa xinh xắn” (lớp 3)
Để chuẩn bị tốt cho bài học mới tôi thường xuyên nhắc nhở các em chuẩn bị đầy đủ đồ dùng và vật liệu cho bài học kế tiếp
Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng nhắc nhở và kiểm tra đồ dùng của các bạn trong nhóm rồi báo cáo lại cho giáo viên.
a/ Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học “Chậu hoa xinh xắn” gồm có:
+ Vỉ đựng trứng đã được làm sạch (Giáo viên chuẩn bị cho học sinh vì học sinh đã nộp cho giáo viên làm sạch trước khi thực hành).
+ Màu nước, cọ để vẽ màu nước.
+ Giấy màu, một số vật liệu khác...
Giáo viên và học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học
b/ Tiến hành tạo hình và trang trí chậu hoa từ vỉ đựng trứng
Gợi ý học sinh tạo hình chậu hoa
Để sản phẩm chậu hoa của các em sinh động và cân đối, trước khi tạo hình tôi gợi ý cho các em tìm hiểu về tỷ lệ các bộ phận, kiểu dáng, chất liệu tạo nên chậu hoa để từ đó các em tiến hành tạo hình sản phẩm của nhóm mình theo ý thích của các em và cho ra nhiều kiểu dáng khác nhau, ở đây các em có thể sử dụng giấy màu hoặc các vật liệu khác để tạo hình chậu hoa (Khuyến khích học sinh sáng tạo trong tạo kiểu dáng các chậu hoa).
Học sinh thảo luận chọn vật liệu và tiến hành tạo hình chậu hoa
Hướng dẫn học sinh tạo hình hoa
Tôi hướng dẫn cụ thể cho các em tạo hình hoa từ vỉ đựng trứng, đầu tiên các em sẽ cắt rời từng ô trong vỉ đựng trứng, sau đó dùng kéo cắt những phần thừa đi tạo thành 1 khoanh tròn, từ khoanh tròn đó các em chia thành 5 hoặc 6 phần ( bông hoa 5 cánh hoặc 6 cánh) bằng nhau rồi cắt sâu xuống đến đáy và dừng lại. Sau đó các em cắt xung quanh các cánh cho tròn đều là được một bông hoa xinh xắn.
Các nhóm đang tích cực tạo hình hoa
Hướng dẫn học sinh tạo màu cho nhụy hoa và cánh hoa
Sau khi tạo được bông hoa tôi hướng dẫn các em vẽ màu cho nhụy hoa và cánh hoa, các em có thể chọn màu hoa theo ý thích. Tôi lưu ý các em chọn màu hoa phải phù hợp với màu của chậu hoa mà các em đã làm trước đó.
Các nhóm vẽ màu cho nhụy hoa, cánh hoa và sản phẩm của nhóm
Hướng dẫn dán chậu và dán hoa
Khi các em đã tạo xong chậu hoa và hoa thì bước cuối cùng các em sẽ tiến hành dán chậu và hoa để hàn thiện sản phẩm chậu hoa xinh xắn của nhóm mình. Giáo viên lưu ý các em sắp xếp trước cho bố cục cân đối rồi mới tiến hành dán chậu hoa.
Các nhóm đang hoàn thiện dán hoa vào chậu hoa và trang trí
Với cách tạo hình thủ công từ vỉ đựng trứng này học sinh sẽ rất hào hứng và tích cực tạo sản phẩm. Các em biết tận dụng những vỉ đựng trứng đã sử dụng và bỏ đi để tạo nên một sản phẩm mĩ thuật mới lạ, khác hẳn với cách tạo hình sản phẩm thường ngày. Với những bài thực hành như thế này đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập của các em.
Hình ảnh học sinh tích cực hăng say, thích thú khi tham gia hoạt động
Sản phẩm chậu hoa xinh xắn đã hoàn thiện từ vỉ đựng trứng
Ngoài ra cách thực hiện vật liệu phế thải làm sạch để tạo hình sản phẩm thủ công còn được tôi áp dụng cho các khối lớp còn lại trong trường cũng được các em tích cực tham gia và tạo được nhiều sản phẩm đẹp, sinh động và sáng tạo.
Rùa con	Tắc kè	Cá kiểng
Kiến con	Những con vật nhỏ đáng yêu
Xe tăng	Mặt nạ	Bình hoa
Một số bài tạo sản phẩm thủ công của học sinh ở các bài học khác.
Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến có thể áp dụng trong dạy Mĩ thuật các bài tạo sản phẩm thủ công cho HS khối lớp 3 và cho HS ở các khối lớp 1,2,4,5 ở trường tiểu học Thị trấn Lộc Ninh B và các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Lộc Ninh.
Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
+ Áp dụng cho một số bài về tạo hình sản phẩm thủ công.
+ Được sự phối hợp nhiệt tình của học sinh và phụ huynh.
+ Giáo viên: Vỉ đựng trứng, màu nước, cọ vẽ, giấy màu, các vật liệu khác... Trong giờ học đảm bảo phòng học sạch sẽ an toàn. Giáo viên phải quan sát, hỗ trợ, động viên khuyến khích học sinh kịp thời.
+ Học sinh: Thu thập vỉ đựng trứng, màu nước, cọ vẽ, giấy màu, vật liệu khác... Cần nắm được kiến thức cơ bản của tiết học, trong quá trình học tập phải nghiêm túc, tích cực, ý thức tự học và tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau trong các hoạt động học tập.
+ Có sự chấp thuận của Ban giám hiệu nhà trường.
IV. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
* Đánh giá tác động của sáng kiến trước và sau khi áp dụng:
Trước khi áp dụng sáng kiến:
Khảo sát học sinh đầu năm học ở khối lớp 3 với tổng số học sinh là 126 em
Nội dung
Số học sinh (em)
Tỉ lệ
Học sinh có chuẩn bị đồ dùng
74
58,7%
Học sinh chuẩn bị đồ dùng phù hợp
50
39,6%
Học sinh hứng thú, tích cực với môn học
47
37,3%

Sau khi áp dụng sáng kiến
Nội dung
Số họcsinh (em)
Tỉ lệ
Học sinh có chuẩn bị đồ dùng
110
87,3%
Học sinh chuẩn bị đồ dùng phù hợp với sự gợi ý, giúp đỡ của giáo viên
126
100%
Học sinh hứng thú, tích cực với môn học
126
100%

Như vậy, với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục học sinh một cách toàn diện theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Bản thân tôi đã vận dụng và sau một thời gian áp dụng sáng kiến vào giảng dạy bộ môn Mĩ thuật, tôi đã thu được những thành quả đáng khích lệ, học sinh rất hứng thú chờ đợi để đến giờ học Mĩ thuật. Việc tạo ra một sản phẩm thủ công đã trở nên dễ dàng. Sáng kiến có tính khả thi cao và có thể áp dụng rộng rãi.
Trên đây là sáng kiến : “Tận dụng vật liệu vỉ đựng trứng đã qua sử dụng, để tạo ra những sản phẩm thủ công ở môn Mĩ thuật lớp 3, tại trường Tiểu học
thị trấn Lộc Ninh B” mà bản thân tôi đã áp dụng từ đầu năm học đến nay và đã đem lại những hiệu quả nhất định. Có thể sáng kiến nêu trên chưa phải là tối ưu nhưng đó chính là một cách cần thiết và dễ dàng áp dụng, giúp giáo viên thực hiện tốt hơn vai trò của mình khi giảng dạy bộ môn Mĩ thuật theo phương pháp mới.
Lộc Ninh, ngày 06 tháng 04 năm 2023
Người viết
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Thủ trưởng Đơn vị nhận xét và xác nhận
(Ký, ghi rõ họ tên)
.

File đính kèm:

  • docxskkn_tan_dung_vat_lieu_vi_dung_trung_da_qua_su_dung_de_tao_r.docx
  • pdfSKKN Tận dụng vật liệu vỉ đựng trứng đã qua sử dụng, để tạo ra những sản phẩm thủ công ở môn Mĩ thuậ.pdf