SKKN Sử dụng thẻ Flashcard trong dạy học Mĩ thuật THCS nhằm tăng hứng thú & giúp học sinh biết cách sắp xếp bố cục trong các bài vẽ tranh tĩnh vật

Mục tiêu của việc giáo dục mĩ thuật trong nhà trường phổ thông nói chung và THCS nói riêng là không nhằm đào tạo tất cả các học sinh trở thành họa sĩ, mà nhằm hình thành kĩ năng sống cơ bảnvề thẩm mĩ, về cái đẹp, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, hài hòa, có một cái nhìntoàn diện về chân,thiện, mĩ . Nhiệm vụ của người giáo viên là thông qua các bài dạy kích thích, gợi mở, tạo điều kiện để học sinh được tiếp xúc nhiều với nghệ thuật và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong các bài thực hành, trong cách suy nghĩ, cảm thụ cái đẹp

Nội dung của môn mĩ thuật THCS nói chung, mĩ thuật nói riêng là nhằm mục đích giúp các em biết quan sát, nhận xét, sắp xếp bố cục, hình màng, vẽ màu, tự thực hành tốt các mô hình…Trong đó các bước phác họa, sắp xếp bố cục trước khi vẽ chi tiết là bước quan trọng nhất. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cho thấy đa số các em học sinh khi thực hành sẽ bắt tay vào vẽ ngay, mà không phác bố cục, hình vẽ sắp xếp tùy, mảng chính, phụ không rõ ràng, bài vẽ không cân đối, màu sắc không phù hợp … các bước vẽ thực hành không đúng , dẫn đến chất lượng bài làm chưa cao. Học sinh chỉ thực hành bài làm để nộp cho có bài mà không chú tâm trau chuốt, chưa thể hiện được hết năng lực của mình. Điều này do các em chưa ghi nhớ được trình tự các bước vẽ và do tâm lý môn chính, môn phụ, các em chưa thật sự yêu thíchhọc mĩ thuật .

docx 14 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 400
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng thẻ Flashcard trong dạy học Mĩ thuật THCS nhằm tăng hứng thú & giúp học sinh biết cách sắp xếp bố cục trong các bài vẽ tranh tĩnh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng thẻ Flashcard trong dạy học Mĩ thuật THCS nhằm tăng hứng thú & giúp học sinh biết cách sắp xếp bố cục trong các bài vẽ tranh tĩnh vật

SKKN Sử dụng thẻ Flashcard trong dạy học Mĩ thuật THCS nhằm tăng hứng thú & giúp học sinh biết cách sắp xếp bố cục trong các bài vẽ tranh tĩnh vật
1
PHÒNG GD-ĐT HUYỆN LỘC NINH
TRƯỜNG THCS LÔC HIỆP
BÁO CÁO SÁNG KIẾN :
SỬ DỤNG THẺ FLASHCARD TRONG DẠY HỌC MĨ THUẬT NHẰM TĂNG HỨNG THÚ & GIÚP HỌC SINH BIẾT CÁCH SẮP
XẾP BỐ CỤC TRONG CÁC BÀI VẼ TRANH TĨNH VẬT
Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn : Mĩ Thuật Họ tên người thực hiện : Phạm Thị Thúy Vy Chức vụ : Giáo viên
Sinh hoạt tổ chuyên môn: Hóa - Sinh - AN -MT
Năm học : 2022- 2023
MỤC LỤC MỤC LỤC
Tên sáng kiến	trang 1
Lý do chọn sáng kiến	trang 1
Nội dung sáng kiến	trang 2
Thuyết minh tính mới	trang 2
Giới thiệu về flsahcard	trang 2
Nội dung thực hiện biện pháp	trang 3
Kết quả ứng dụng sáng kiến..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN NĂM 2023
(Ghi rõ là Báo cáo đề tài hoặc sáng kiến, hoặc giải pháp hoặc kinh nghiệm)
TÊN SÁNG KIẾN: Sử dụng thẻ Flashcard trong dạy học Mĩ Thuật THCS nhằm tăng hứng thú & giúp học sinh biết cách sắp xếp bố cục trong các bài vẽ tranh tĩnh vật.
LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
Mục tiêu của việc giáo dục mĩ thuật trong nhà trường phổ thông nói chung và THCS nói riêng là không nhằm đào tạo tất cả các học sinh trở thành họa sĩ, mà nhằm hình thành kĩ năng sống cơ bản về thẩm mĩ, về cái đẹp, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, hài hòa, có một cái nhìn toàn diện về chân, thiện, mĩ . Nhiệm vụ của người giáo viên là thông qua các bài dạy kích thích, gợi mở, tạo điều kiện để học sinh được tiếp xúc nhiều với nghệ thuật và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong các bài thực hành, trong cách suy nghĩ, cảm thụ cái đẹp
Nội dung của môn mĩ thuật THCS nói chung, mĩ thuật nói riêng là nhằm mục đích giúp các em biết quan sát, nhận xét, sắp xếp bố cục, hình màng, vẽ màu, tự thực hành tốt các mô hìnhTrong đó các bước phác họa, sắp xếp bố cục trước khi vẽ chi tiết là bước quan trọng nhất. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cho thấy đa số các em học sinh khi thực hành sẽ bắt tay vào vẽ ngay, mà không phác bố cục, hình vẽ sắp xếp tùy, mảng chính, phụ không rõ ràng, bài vẽ không cân đối, màu sắc không phù hợp  các bước vẽ thực hành không đúng , dẫn đến chất lượng bài làm chưa cao. Học sinh chỉ thực hành bài làm để nộp cho có bài mà không chú tâm trau chuốt, chưa thể hiện được hết năng lực của mình. Điều này do các em chưa ghi nhớ được trình tự các bước vẽ và do tâm lý môn chính, môn phụ, các em chưa thật sự yêu thích học mĩ thuật . Làm thế nào để các em
hứng thú hơn khi học Mĩ Thuật và ghi nhớ các bước vẽ theo đúng trình tự, phác họa bố cục khi làm bài đó chính là lý do đề tài “ Sử dụng thẻ Flashcard trong dạy học Mĩ Thuật THCS nhằm tăng hứng thú & giúp học sinh biết cách sắp xếp bố cục trong các bài vẽ tranh tĩnh vật”.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Thuyết minh tính mới:
Tính mới của đề tài : Sử dụng thẻ Flashcard trong dạy học Mĩ Thuật THCS nhằm tăng hứng thú & giúp học sinh biết cách sắp xếp bố cục trong các bài vẽ tranh tĩnh vật
Mục đích :
Nâng cao chất lượng bài thực hành cho học sinh, phát hiện các nhân tố để bồi dưỡng phát triển năng khiếu mĩ thuật, hội họa.
Tạo không khí lớp học sinh động, thoải mái, dễ chịu, đúng không khí “ nghệ thuật”
Giúp học sinh hứng thú hơn trong mỗi tiết học, tiếp thu bài một cách tích cực, chủ động
Giúp quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn “ vừa học, vừa chơi”
Giúp học sinh mạnh dạn, nhanh nhẹn trong các hoạt động tập thể.
Giúp các em cảm thụ được cái đẹp một cách cụ thể nhất và biết áp dụng “ cái đẹp” vào cuộc sống hàng ngày.
Giới thiệu về Flashcard & các bài vẽ tĩnh vật ở chương trình Mĩ Thuật THCS :
Flashcard là loại thẻ chứa thông tin trên cả hai mặt giấy, được sử dụng như một công cụ hỗ trợ ghi nhớ. Mỗi tờ flashcard bao gồm câu hỏi ở mặt trước và câu trả lời ở mặt sau. Tấm thẻ thường được sử dụng để ghi nhớ từ vựng, ngày tháng lịch sử, công thức hoặc bất kỳ chủ đề nào có thể học được thông qua hình thức câu hỏi kèm theo câu trả lời. Trong môn mĩ thuật flashcard là nhũng thẻ hình dùng để khắc sâu nội dung kiến thức về
cách sắp xếp bố cục & để tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cùng luyện tập tư duy lôgic cho học sinh
Trong chương trình Mĩ Thuật THCS ở mỗi khối lớp đều có một bài vẽ tĩnh vật :
Lớp 6: Chủ đề “ Biểu cảm của sắc màu” _ Bài 2: Tranh tĩnh vật màu ( Chân trời sáng tạo - Bảng 2)
Lớp 7: Chủ đề 1 “ Bình hoa trong sáng tạo nghệ thuật” _ Bài 1 : Vẽ Tĩnh Vật ( Chân trời sáng tạo - Bảng 2)
Lớp 8: Chủ đề 6 “ Hội hoa xuân” _ Vẽ hình tĩnh vật ( Sách học Mĩ Thuật theo định hướng phát triển năng lực )
Lớp 9 : Chủ đề 1 “ Vẽ tĩnh vật có ba vật mẫu” ( Sách học Mĩ Thuật theo định hướng phát triển năng lực )
Nội dung thực hiện biện pháp:
Sử dụng thẻ Flashcard dùng để khắc sâu nội dung kiến thức về cách sắp xếp bố cục trong vẽ tĩnh vật :
Chuẩn bị thẻ Flashcard : có bốn thẻ, mỗi thẻ là một bước hướng dẫn cách vẽ tranh tĩnh vật ( mỗi thẻ gồm một măt hình & một mặt số )
Cách tổ chức : khi dạy đến phần hướng dẫn các bước vẽ tranh tĩnh vật giáo viên cho học sinh tìm hiểu bằng thẻ Flashcard như sau
	Cách 1: Học sinh hoạt dộng cá nhân _ học sinh quan sát bốn thẻ Flshcard sau đó trình bày bằng lời nội dung từng thẻ (nhìn mặt hình của thẻ), sau đó sắp xếp cho đúng trình tự các bước vẽ ( nhìn mặt số của thẻ)
	Cách 2: Học sinh làm việc theo nhóm _ mỗi nhóm là một bộ Flashcard, các nhóm thảo luận nội dung các vẽ & sắp xếp trình tự các bước vẽ
Sử dụng thẻ Fslashcard để tổ chức trò chơi giúp học sinh hứng thú & rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh
Trò chơi : “ Ghép tranh” áp dụng trong bài Tranh tĩnh vật màu _ Chủ đề “ Biểu cảm của sắc màu” của phân môn Mĩ Thuật 6
Chuẩn bị : Các thẻ Flashcard gồm các vật mẫu rời ( lọ, hoa, quả ) với nhiều kích thước lớn, nhỏ khác nhau’
Cách tổ chức : Khi dạy tới bước hướng dẫn cách vẽ cho học sinh chơi “ lắp ghép tranh” theo nhóm, mỗi nhóm sẽ được phát một bộ Flashcard, các nhóm thảo luận chọn thẻ card lọ, hoa nào phù hợp với thẻ card quả nào để sắp xếp bố cục cho hợp lí ( vì có nhiều thẻ card lọ, hoa, quả với kích thước lớn nhỏ khác nhau)
Trò chơi “ Nhìn hình đoán chữ ” : áp dụng cho bài Vẽ tĩnh vật _ Chủ đề : Bình hoa trong sáng tạo nghệ thuật của chương trình Mĩ Thuật 7
Chuẩn bị : bốn thẻ Flashcard, mỗi thẻ là một bước hướng dẫn cách vẽ tranh tĩnh vật ( mỗi thẻ gồm một măt hình & một mặt số )
Cách tổ chức : cũng trong phần hướng dẫn cách vẽ tranh tĩnh vật, các đội sẽ cử ra hai bạn . Một bạn cầm thẻ nhìn hình ảnh trên thẻ diễn tả bằng lời ( không
liên quan đến từ khóa là hình trên thẻ) hoặc bằng hành động. Bạn còn lại có nhiệm vụ ghi lại ý của bạn mình
Trò chơi	“Mảnh ghép” : áp dung trong bài Vẽ tĩnh vật có ba vật mẫu của chương trình Mĩ Thuật 9
Chuẩn bị : Các thẻ Flashcard là những mảnh nhỏ của một bức tranh tĩnh vật hoàn thiện
Cách tổ chức : Người chơi có trách nhiệm lắp ghép các mảnh ghép nhỏ thành một bức tĩnh vật hoàn thiện
Trò chơi “ Sắp xếp thứ tự ” : áp dụng cho bài Vẽ hình tĩnh vật _ Chủ đề : Hội hoa xuân của chương trình Mĩ Thuật 8
Chuẩn bị : Có bốn thẻ Flashcard, mỗi thẻ là một bước hướng dẫn cách vẽ tranh tĩnh vật ( không có số thứ tự các bước vẽ ở mặt sau)
Cách tổ chức : cho học sinh chọn thẻ card rồi gắn vào số thứ tự các bước hướng dẫn cách vẽ sao cho khớp phàn hình ảnh trên thẻ card với phần số thứ tự trên bảng.
- Các trò chơi trên có thể thay đổi linh hoạt trong quá trình giảng dạy các bài vẽ tĩnh vật ờ các khối lớp & có thể ứng dụng vào các môn học khác nhau như: Lịch sử & Địa lí, GDCD,
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
IV. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
- Thời gian áp dụng sáng kiến từ tháng 09 năm 2022. Phạm vi áp dụng : học sinh khối 6,7,8 ,9 trường THCS Lộc Hiệp.
- Hiệu quả việc ứng dụng Flashcard vào giảng dạy các bước vẽ tranh tĩnh vật giúp tăng hứng thú học tập của học sinh, học sinh được học tập tích cực, sáng tạo, tạo được không khí vui tươi, thư giãn sau khi học các tiết học khác, ngoài ra còn giúp học sinh rèn luyện sức khỏe & tăng khả năng tư duy lôgic.
- Kết quả cụ thể như sau:
+ Trước khi áp dụng sáng kiến:
Khối lớp
Số học sinh chưa biết cách sắp xếp
bố cục
Số học sinh ít hứng thú khi học Mĩ
Thuật
Khối 6
80
90
Khối 7
60
75
Khối 8
60
70
Khối 9
55
60
+ Sau khi áp dụng sáng kiến:
Khối lớp
Số học sinh chưa biết cách sắp xếp
bố cục
Số học sinh ít hứng thú khi học Mĩ
Thuật
Khối 6
22
0
Khối 7
18
5
Khối 8
15
8
Khối 9
5
10
- Sử dụng thẻ Flashcard vào giảng dạy tôi đã thấy được hiệu quả cao hơn mong muốn. Tôi trình bày sáng kiến này rất mong được sự góp ý của quý thầy cô giáo để có hướng thực hiện hoàn chỉnh hơn.
- Ý kiến của ngưới áp dụng thử:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
- Ý kiến của học sinh khi được chôi các trò chơi :
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
- Ý kiến đánh giá của Tổ chuyên môn:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Lộc Hiệp, ngày09. tháng 04 năm 2023
Thủ trưởng Đơn vị nhận xét và xác nhận (Ký tên, đóng dấu)
Người viết
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phạm thị Thúy Vy

File đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_the_flashcard_trong_day_hoc_mi_thuat_thcs_nham.docx
  • pdfSKKN Sử dụng thẻ Flashcard trong dạy học Mĩ Thuật THCS nhằm tăng hứng thú & giúp học sinh biết cách.pdf