SKKN Biện pháp sáng tạo sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng góp phần tạo hứng thú học tập môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 3D, trường Tiểu học Dương Thành, năm học 2023 - 2024

  1. Thực trạng

Năm học 2023 - 2024, tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Mĩ thuật khối 2, 3, 4, 5 gồm 19 lớp, trong đó lớp 3D là đối tượng mà tôi lựa chọn để thực hiện biện pháp. Lớp 3D có tổng số học sinh là 28 em, trong đó nữ 16 em, dân tộc thiểu số 3 em.

Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy sản phẩm thuộc dạng bài thủ công 3D của học sinh chưa mang tính thẩm mĩ, sự sáng tạo và ứng dụng chưa cao. Học sinh làm việc cá nhân, nhóm và kỹ năng hợp tác, trao đổi còn hạn chế. Học sinh chưa tự tin chia sẻ cảm nhận về sản phẩm,… dẫn đến kết quả của giờ học chưa được như mong muốn. Xuất phát từ thực trạng trên,tôi đã mạnh dạn áp dụng biện pháp sáng tạo sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng góp phần tạo hứng thú học tập môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 3D.

docx 11 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 330
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp sáng tạo sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng góp phần tạo hứng thú học tập môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 3D, trường Tiểu học Dương Thành, năm học 2023 - 2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp sáng tạo sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng góp phần tạo hứng thú học tập môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 3D, trường Tiểu học Dương Thành, năm học 2023 - 2024

SKKN Biện pháp sáng tạo sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng góp phần tạo hứng thú học tập môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 3D, trường Tiểu học Dương Thành, năm học 2023 - 2024
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO
Biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy
Tên biện pháp: “Biện pháp sáng tạo sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng góp phần tạo hứng thú học tập môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 3D, trường Tiểu học Dương Thành, năm học 2023 – 2024”.
Tên tác giả: Lâm Thị Hiên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Dương Thành.
Lĩnh vực, đối tượng áp dụng biện pháp:
+ Lĩnh vực áp dụng: Môn Mĩ thuật lớp 3
+ Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 3D, trường Tiểu học Dương Thành
Thời gian áp dụng biện pháp: Năm học 2023 - 2024
LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP
Đặt vấn đề
Mĩ thuật là môn học mang tính nghệ thuật cao, có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện. Học sinh hình thành và phát triển năng lực mĩ thuật thông qua: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ. Để đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới là dạy và học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Vì vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực, tính chủ động, sáng tạo cho học sinh là điều quan trọng và rất cần thiết.
Thực trạng
Năm học 2023 - 2024, tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Mĩ thuật khối 2, 3, 4, 5 gồm 19 lớp, trong đó lớp 3D là đối tượng mà tôi lựa chọn để thực hiện biện pháp. Lớp 3D có tổng số học sinh là 28 em, trong đó nữ 16 em, dân tộc thiểu số 3 em.
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy sản phẩm thuộc dạng bài thủ công 3D của học sinh chưa mang tính thẩm mĩ, sự sáng tạo và ứng dụng chưa cao. Học sinh làm việc cá nhân, nhóm và kỹ năng hợp tác, trao đổi còn hạn chế. Học sinh chưa tự tin chia sẻ cảm nhận về sản phẩm, dẫn đến kết quả của giờ học chưa được như mong muốn. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng biện
pháp sáng tạo sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng góp phần tạo hứng thú học tập môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 3D.
Tôi đã tiến hành khảo sát về mức độ hoàn thành sản phẩm, hứng thú của học sinh tham gia vào các hoạt động và thu được kết quả như sau:
TSHS 28
Sản phẩm
Học sinh hứng thú
Đẹp, sáng tạo
Chưa đẹp,
chưa sáng tạo
Hứng thú tham gia các
hoạt động
Chưa hứng thú tham gia các
hoạt động
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
28,6
20
71,4
16
57,1
12
42,9
Nguyên nhân
Học sinh chưa tập trung, chủ động, tích cực và chưa tự tin chia sẻ trong các hoạt động học.
Học sinh sử đồ dùng, vật liệu hay chất liệu chưa sáng tạo, tính ứng dụng chưa cao.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy chưa nhiều.
Từ thực trạng và nguyên nhân trên với mong muốn làm thế nào để học sinh hứng thú, sôi nổi, sáng tạo được sản phẩm đẹp, nâng cao ý thức bảo môi trường. Tôi đã mạnh dạn áp dụng “Biện pháp sáng tạo sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng góp phần tạo hứng thú học tập môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 3D, trường Tiểu học Dương Thành, năm học 2023- 2024”.
NỘI DUNG BIỆN PHÁP
Khuyến khích học sinh sử dụng đồ dùng, vật liệu đã qua sử dụng để sáng tạo sản phẩm
Để chuẩn bị cho các bài học có sử dụng đồ dùng, vật liệu đã qua sử dụng. Cuối mỗi giờ của tiết học trước tôi thường dặn dò học sinh về nhà sưu tầm các loại vỏ hộp đã qua sử dụng như: vỏ hộp bánh kẹo, vỏ thuốc, vỏ sữa kết hợp với giấy màu, màu vẽ.để làm vật liệu tạo hình và trang trí sản phẩm. Từ đó tạo ra được ngân hàng vật liệu dùng chung giúp học sinh có nhiều lựa chọn để tạo ra các sản phẩm mĩ thuật phong phú và sáng tạo.
Học sinh chuẩn bị đồ dùng và tạo sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng
Trong hoạt động luyện tập và sáng tạo, tôi chuẩn bị các mô hình sản phẩm để cho học sinh tham khảo giúp các em vận dụng tốt vào bài làm của mình.
Ví dụ: Khi dạy Bài 3: Con vật ngộ nghĩnh, tôi chuẩn bị các mô hình con vật được làm từ vật liệu đã qua sử dụng như: chai nhựa, lõi giấy vệ sinh, vỏ hộp, để cho các em tham khảo cách làm, chọn vật liệu, cách trang trí. Qua đó phát triển năng lực tư duy sáng tạo, óc thẩm mĩ của các em.
(Video minh họa)
Ứng dụng công nghệ thông tin – Minh họa trực quan
Ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin vào môn Mĩ thuật để tạo các slide sinh động, video hướng dẫn sáng tạo, cuốn hút, hiệu quả để tạo được không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng đối với mỗi giờ học.
Trong hoạt động Khám phá: Tôi sử dụng slide trình chiếu các hình ảnh thực tế như: ngôi nhà, các con vật, chậu hoa,... để học sinh quan sát tìm hiểu hình khối, cấu trúc, màu sắc và tiến hành chia sẻ thảo luận nhóm.
Ví dụ trong bài “Mô hình nhà cao tầng” tôi đặt các câu hỏi như sau:
Hình và khối nào tạo nên các bộ phận của ngôi nhà?
Em hãy cho biết hình khối nào được lặp lại ở các ngôi nhà?
Em thấy mỗi ngôi nhà có đặc điểm riêng là gì?
Hình ảnh học sinh quan sát tìm hiểu cấu trúc, hình khối, màu sắc của ngôi nhà cao tầng.
Hoạt động Kiến tạo kiến thức - kỹ năng để giờ học có không khí vui vẻ, hấp dẫn và hiệu quả tôi sử dụng video hướng dẫn cách tạo mô hình các sản phẩm như: mô hình ngôi nhà, chậu hoa, ống đựng bút, con vật kèm theo âm thanh, lời chỉ dẫn để thu hút, lôi cuốn học sinh,... nhờ vậy chất lượng học tập đạt kết quả cao.
Ví dụ: Trong bài 1 “Mô hình nhà cao tầng” tôi sử dụng vi deo hướng dẫn các bước tạo mô hình nhà cao tầng và bài 2 “Ống đựng bút tiện dụng” các bước tạo sản phẩm từ vật liệu tái chế.
(Video minh họa)
Trong hoạt động Luyện tập- sáng tạo để các em vận dụng tốt và có nhiều ý tưởng khi làm sản phẩm tôi cho học sinh quan sát hình ảnh tham khảo về các ống dựng bút có hình dạng, màu sắc, kích thước khác nhau của bài “Ống đựng bút tiện dụng”.
Hình ảnh giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng
Sử dụng phiếu học tập hỗ trợ các hoạt động dạy học
Phiếu học tập là phương tiện để định hướng hoạt động độc lập, tính tích cực và chủ động của học sinh trong quá trình dạy học. Phiếu học tập đưa học sinh vào hoạt động tìm tòi, khám phá, rèn luyện và hệ thống kiến thức. Trên cơ sở đó rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh.
Tôi đã sử dụng phiếu học tập vào hoạt động “Kiến tạo kiến thức kỹ năng” ví dụ như bài 1 “Mô hình nhà cao tầng” sau khi học sinh xem video cách tạo mô hình nhà cao tầng từ khối hình cơ bản bằng vật liệu đã qua sử dụng. Giáo viên phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu học sinh thảo luận, nêu các bước làm sản phẩm vào phiếu theo câu hỏi đưa ra như:
Nêu các bước để tạo mô hình nhà cao tầng từ vật liệu tái chế?
Làm thế nào để tạo mô hình khu nhà cao tầng từ những mô hình nhà đơn lẻ?
Sau khi nhóm tổng hợp ý kiến vào phiếu học tập, đại diện nhóm lên báo cáo còn các nhóm khác nhận xét, bổ xung, điểu chỉnh.
Hình ảnh giáo viên sử dụng phiếu học tập trong hoạt động Kiến tạo kiến thức- kỹ năng.
Trong hoạt động Luyện tập và sáng tạo: Tôi sử dụng phiếu học tập số 2. Ví dụ như bài “Ống đựng bát tiện dụng” trước khi học sinh thực hành dựa trên những vật liệu mà nhóm đã sưa tầm được, tôi yêu cầu các nhóm thảo luận lựa chọn ý tưởng về sản phẩm của nhóm mình vào phiếu học tập. Lần lượt đại diện các nhóm trình bày ý tưởng như đã thống nhất trên phiếu học tập.
Hình ảnh giáo viên sử dụng phiếu học tập trong hoạt động Luyện tập và sáng tạo.
Ngoài ra trong hoạt động Phân tích, đánh giá và chia sẻ sản phẩm tôi sử phiếu đánh giá mô hình. Nhằm phát huy năng lực phân tích mỗi cá nhân học sinh dựa theo các tiêu chí đánh giá về sản phẩm. Ví dụ trong bài “Ống đựng bút tiện dụng”
Các tiêu chí sản phẩm như:
Sản phẩm vật “Ống đựng bút tiện dụng” được tạo ra từ vật liệu tái chế không?
Sản phẩm được trang trí và sắp xếp đẹp mắt không?
Nhóm em thích sản phẩm của nhóm nào nhất?Vì sao?
Học sinh đánh dấu tích vào các mức độ: Tốt, đạt, chưa đạt đối với sản phẩm của nhóm mình. Đồng thời cá nhân học sinh cũng đưa ra cảm nhận về sản phẩm nhóm mình thích nhất.
Hình ảnh giáo viên sử dụng phiếu học tập trong hoạt động Phân tích, đánh giá và chia sẻ sản phẩm.
Tạo hứng thú trong các hoạt động học tập
Trong hoạt động khởi động để tạo hứng thú cho học sinh, tôi tổ chức cho học sinh nghe và vận động theo bài hát, tổ chức các chơi trò chơi như: Ô cửa bí mật, Lật mảnh ghép,... để dẫn dắt vào bài học.
Ví dụ: Khi dạy bài Con vật ngộ nghĩnh, tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi Ô cửa bí mật, các em sẽ thực hiện các yêu cầu ở mỗi ô cửa và khám phá ra con vật ngộ nghĩnh ẩn sau ô cửa là con vật nào. Sau đó, tôi dẫn dắt, tạo hứng thú để các em đi tìm hiểu cách làm con vật ngộ nghĩnh đó.
Hình ảnh học sinh chơi trò chơi Ô cửa bí mật
Khi tổ chức trò chơi như vậy, tôi thấy các em rất vui vẻ, hào hứng và mong muốn được khám phá cách làm và làm được các sản phẩm.
Ở hoạt động khám phá, ngoài việc cho học sinh quan sát tranh minh họa trong sách giáo khoa, tôi còn làm các sản phẩm cho học sinh quan sát, cầm, nắm, để học sinh khám phá về vật liệu, cách làm, cách trang trí, màu sắc,  Từ đó, học sinh có thể làm được sản phẩm.
Ví dụ: Khi dạy bài Chậu hoa xinh xắn, tôi chuẩn bị các chậu hoa được làm từ bìa giấy màu, bìa các tông, cốc giấy, chai nhựa, và cho học sinh quan sát theo nhóm, để các em được khám phá các sản phẩm đó. Từ đó, giúp các em phát triển trí tưởng tượng, tư duy để học sinh có thể làm được các sản phẩm từ những vật liệu đã qua sử dụng.
Hình ảnh học sinh thảo luận nhóm để khám phá các sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng.
Ở hoạt động luyện tập –sáng tạo để tạo hứng thú cho học sinh, tôi tổ chức cho học sinh dựa trên những vật liệu các em đã chuẩn bị tôi cho các em thảo luận và lựa chọn các vật liệu để làm sản phẩm theo đúng yêu cầu và sáng tạo.
Ví dụ với chủ đề khu vườn nhỏ khi dạy Bài 1: Cây trong vườn, tôi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm chọn cây em yêu thích và lựa chọn vật liệu để làm sản phẩm.
(Video minh họa)
Ở hoạt động phân tích đánh giá với mục đích tạo hứng thú, yêu thích và chia sẻ cảm nhận của mình, học hỏi kinh nghiệm thực tế sản phẩm của bạn, nhóm bạn cho học sinh. Ở hoạt động này tôi tiến hành như sau:
Tôi sử dụng kỹ thuật phòng tranh để học sinh trưng bày, giới thiệu, chia sẻ sản phẩm theo từng nhóm. Ví dụ: trong bài “Mô hình nhà cao tầng” tôi hướng dẫn học cách trưng bày các sản phẩm lần lượt theo thứ tự từng nhóm. Đồng thời để tạo hứng thú cho học sinh tôi cho các nhóm đánh giá chéo và thống nhất bình chọn các sản phẩm mà nhóm mình thích bằng cách đại diện lên gắn sticker các ngôi sao vàng. Học sinh có thể thấy sản phẩm yêu thích, đẹp nhất thông qua kết quả số lượng các ngôi sao mà các nhóm bình chọn.
Hình ảnh học sinh trưng bày và chia sẻ sản phẩm.
Để tạo hứng thú cho học sinh tôi tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi như: bán hàng, đi siêu thị,để học sinh chọn những sản phẩm mà các em yêu thích nhất và có thẩm mĩ nhất.
Ví dụ bài 3 “Ống đựng bút tiện dụng” ở hoạt động Trưng bày sản phẩm tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Đi Siêu thị”. Tôi cho học sinh trưng bày sản phẩm thành ba gian hàng và tổ chức cho học sinh đi Siêu thị. Học sinh lựa chọn sản phẩm mình yêu thích nhất và chia sẻ trước lớp. Sản phẩm nào được nhiều bạn yêu thích lựa chọn sẽ được cô và cả lớp tuyên dương, tặng thưởng sticker, hoa khen và được trưng bày sản phẩm lên Góc sáng tạo của lớp. (Video minh họa)
Với cách thực hiện các hình thức như trên đã đưa học sinh tham gia vào các hoạt động học tập một cách chủ động, tích cực và hào hứng. Các em đã được phân tích, đánh giá sản phẩm. Thông qua hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm học sinh nhận ra cái được và chưa được. Qua đó, giáo viên nắm được các em làm tốt, làm chưa tốt ở bước nào để giúp đỡ các em kịp thời, từ đó có kế hoạch điều chỉnh ở các tiết dạy sau tốt hơn nữa.
HIỆU QUẢ
Sau khi tôi áp dụng “Biện pháp sáng tạo sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng góp phần tạo hứng thú học tập môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 3D trường Tiểu học Dương Thành, năm học 2023 – 2024” học sinh dễ dàng làm được sản phẩm theo yêu cầu, đa dạng về vật liệu, hình dáng, kích thước và có tính thiết thực sử dụng lâu bền. Cụ thể:
Học sinh biết cách dùng các vật liệu đã qua sử dụng. Sản phẩm đẹp, sáng tạo và tính ứng dụng cao hỗ trợ trong học tập và trang trí.
Học sinh tích cực, hứng thú học tập môn Mĩ thuật hơn. Giờ học sôi nổi các em nhiệt tình tham gia các hoạt động. Phát huy được khả năng làm việc cá nhân, nhóm, kỹ năng hợp tác, trao đổi và tự tin chia sẻ sản phẩm của mình, của bạn.
Học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua sử dụng các vật liệu tái chế.
So sánh mức độ học sinh hoàn thành sản phẩm, hứng thú và chưa hứng thú trước và sau khi áp dụng biện pháp, đạt được kết quả như sau:
Tổng số học sinh 28 em
Sản phẩm
Học sinh hứng thú

Đẹp, sáng tạo
Chưa đẹp,
chưa sáng tạo
Hứng thú tham gia các
hoạt động
Chưa hứng thú tham gia
các hoạt động
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Trước khi áp dụng
8
28,6
20
71,4
16
57,1
12
42,9
Sau khi áp dụng
22
78,6
6
21,4
28
100
0
0
Kết quả chất lượng môn Mĩ thuật cuối năm học đạt được như sau:
Tổng số học sinh 28 em
Môn Mĩ thuật
HTT
HT
CHT
SL
%
SL
%
SL
%
16
57,1
12
42,9
0
0
Chất lượng môn học đã được nâng lên rõ rệt, góp phần nâng cao hiệu quả công giảng dạy cũng như chất lượng giáo dục chung của nhà trường.
VI. KẾT LUẬN
Biện pháp sáng tạo sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng góp phần tạo hứng thú học tập môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 3D, trường Tiểu học Dương Thành, năm học 2023 – 2024 đã mang lại hiệu quả thiết thực. Học sinh chia sẻ được giá trị của những vật liệu đã qua sử dụng, các em có ý thức tuyên truyền bảo vệ môi trường. Học sinh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, chia sẻ cảm nhận trước lớp, tự chủ hơn trong học tập. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy – học môn Mĩ thuật góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng được mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trên đây là biện pháp tôi đã áp dụng tại lớp 3D, trường Tiểu học Dương Thành, năm học 2023- 2024. Rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của Ban giám khảo để tôi hoàn thiện và thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Dương Thành, ngày 26 tháng 11 năm 2024
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG
Nghiêm Thị Hoàn
NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
Lâm Thị Hiên

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_sang_tao_san_pham_tu_vat_lieu_da_qua_su_dung.docx
  • pdfSKKN Biện pháp sáng tạo sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng góp phần tạo hứng thú học tập môn Mĩ thu.pdf