Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng phòng học Mĩ thuật thân thiện ở trường Tiểu học

Xuất phát từ nhận thức trước đây, thường xem môn Mĩ thuật là môn phụ cho nên các nghành, các cấp chưa quan tâm nhiều về trí tuệ, thời gian cũng như trang thiết bị, đồ dùng học tập, đặc biệt phòng học dành riêng cho môn Mĩ thuật còn chưa có. Vì vậy hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu môn học. Mà chúng ta đã biết giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là nhiệm vụ chính của môn Mĩ thuật. Bởi con người ta luôn khát vọng vươn tới cái đẹp, mà muốn cho mỗi người trong đó có trẻ em tiếp cận và cảm thụ một cách đầy đủ về cái đẹp, thì việc tạo môi trường học tập thân thiện cho các em là rất cần thiết .

Dạy học mĩ thuật trong nhà trường Phổ thông nói chung và ở Tiểu học nói riêng không nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những họa sĩ hay những nhà nghiên cứu nghệ thuật chuyên nghiệp, mà là để giáo dục cho các em một thị hiếu thẩm mĩ cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện, hài hòa: đó là khả năng biết cảm nhận và biết tạo ra cái đẹp – trước hết là cho chính các em sau là cho gia đình và xã hội, phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình. Môn Mĩ thuật góp phần cùng môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ.

doc 19 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 400
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng phòng học Mĩ thuật thân thiện ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng phòng học Mĩ thuật thân thiện ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng phòng học Mĩ thuật thân thiện ở trường Tiểu học
i chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Xây dựng phòng học Mĩ thuật thân thiện ở trường Tiểu học”.
Dưới đây, tôi xin được trình bày một số kinh nghiệm và ý tưởng của bản thân về việc xây dựng phòng học Mĩ thuật thân thiện với mục đích trao đổi, chia sẻ với quý đồng nghiệp, kính mong Hội đồng khoa học và quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến, bổ sung ý tưởng để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn.
2. Mục đích nghiên cứu 
Sáng kiến kinh nghiệm: “Xây dựng phòng học Mĩ thuật thân thiện ở trường Tiểu học”, nhằm mục đích thực hiện theo phương pháp dạy học Mĩ thuật mới Đan Mạch đạt hiệu quả cao.
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh các khối từ 1 đến 5.
- Giáo viên Mĩ thuật.
 b) Phạm vi nghiên cứu
Đề tài xoay quanh nghiên cứu cách xây dựng phòng học Mĩ thuật thân thiện ở trường Tiểu học Minh Khai nói riêng và các trường Tiểu học nói chung. 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu, người thực hiện sáng kiến này cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
1) Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn môn Mĩ thuật.
2) Tổ chức xây dựng phòng Mĩ thuật thân thiện tại trường. 
3) Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi, rút kinh nghiêm, tham qua trường bạn để học hỏi kinh nghiệm xây dựng phòng học Mĩ thuật
4) Điều tra sự hứng thú của học sinh với phòng Mĩ thuật thân thiện để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý.
5. Phương pháp nghiên cứu 
1) Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi tham quan dự giờ trường bạn, người thực hiện đề tài SKKN và đồng nghiệp tiến hành trao đổi, thảo luận, chia sẻ để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.
2) Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài SKKN tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp, quan sát cách bố trí trang trí phòng Mĩ thuật thân thiện ở các trường bạn. 
3) Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra đánh giá việc nắm nội dung bài học của học sinh khi học Mĩ thuật tại phòng học riêng.
4) Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thể nghiệm theo từng mục đích yêu cầu cụ thể của từng chủ đề để thấy được tính hiệu quả của đề tài.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận 
Phòng học Mĩ thuật thân thiện là môi trường gần gũi, thiết thực, đối với học sinh. Đây là nơi tiếp nhận tất cả học sinh trong độ tuổi quy định đến trường, tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền học tập cho các em. Phòng học Mĩ thuật thân thiện là phòng học có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần:
Điều kiện về vật chất ( theo gợi ý yêu cầu đối với phương pháp Mĩ thuật mới):
- Bàn ghế rời, thuận tiện cho việc tổ chức hoạt động nhóm.
- Tủ đựng đồ dùng học tập của HS
- Tủ đựng đồ dùng giảng dạy giáo viên
- Giá treo tường hoặc tủ trưng bầy sản phẩm của HS
- Giá vẽ 
- Tivi, đầu đĩa, loa hoặc máy chiếu.
- Trang trí
+ Trưng bầy sản phẩm của học sinh 
+ Một số câu nói về Nghệ thuật.
Điều kiện về tinh thần ( theo gợi ý yêu cầu đối với phương pháp Mĩ thuật mới: Trang trí đẹp tạo không gian học tập thân thiện, kích thích sự sáng tạo, hứng thú học tập cho học sinh. Lớp học đầy đủ cơ sở vật chất tạo điều kiện giúp học sinh phấn khởi hơn trong quá trình học.
Tiêu chuẩn phòng học Mĩ thuật thân thiện chính là một phòng học đảm bảo được cả yêu cầu về điều kiện vật chất lẫn tinh thần. Đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho dạy- học Mĩ thuật, tạo không gian Nghệ thuật giúp học sinh hứng thú học tập, là môi trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. 
Phòng học Mĩ thuật thân thiện là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh cùng đồng lòng xây dựng phòng học Mĩ thuật thân thiện.
2. Thực trạng phòng học Mĩ thuật ở trường tiểu học Minh Khai
a) Thuận lợi
- Trường có phòng học Nghệ thuật có đầy đủ về diện tích (không dưới 1m2/ 1 học sinh). Phòng học có đầy đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh, có trang bị hệ thống quạt, bảng học là bảng từ- chống lóa, có máy tính được lắp đặt cố định tại lớp học, hệ thống chiếu sáng đầy đủ, phục vụ dạy- học Nghệ thuật.
- Được sự quan tâm của nhà trường, Phòng GD TP Bắc Giang và phụ huynh học sinh.
b) Khó khăn	
- Chưa có bàn ghế rời giúp học sinh thuận lợi trong quá trình vận động và di chuyển dễ dàng trong giờ học.
- Chưa có bục giảng của giáo viên, giúp giáo viên quan sát, bao quát lớp học tốt hơn.
- Tường nhà lâu năm đã cũ, bẩn.
- Biểu bảng và các hình ảnh trang trí còn ít, đã cũ và sơ sài.
- Hình ảnh Xanh trong phòng học chưa có nhiều.
- Chưa có máy chiếu được lắp đặt cố định tại lớp học.
- Tủ đựng đồ dùng của giáo viên và học sinh còn dùng chung.
- Góc trưng bày sản phẩm học sinh còn hạn chế.
- Tài liệu phục vụ cho dạy và học Mĩ thuật mới chưa có nhiều.
- Phòng học còn dùng chung với môn Âm nhạc nên không gian trang trí giành riêng cho môn Mĩ thuật còn hạn chế.
- Hiện nay một số gia đình của HS còn thiếu sự quan tâm với môn học, học sinh còn bỡ ngỡ trong việc xây phòng học Mĩ thuật thân thiện.
- Đối tượng học sinh tiểu học đang ở lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ nên các em chưa ý thức được việc tự rèn luyện bản thân. 
- Nhìn chung hầu hết các em rất thích học môn Mĩ thuật. Song vì khả năng diễn đạt bằng hình ảnh còn hạn chế nên dễ dẫn đến tự ti, chán nản trong quá trình học tập.
Chính các yếu tố trên đã gây trở ngại đến kết quả học tập của học sinh. Để chất lượng dạy và học Mĩ thuật có bước đột phá, cần phải “Xây dựng phòng học Mĩ thuật thân thiện ở trường Tiểu học”. Nếu xây dựng thành công phòng học Mĩ thuật thân thiện ở trường Tiểu học sẽ có tác động rất lớn đến phong trào dạy học Mĩ thuật trong toàn thành phố Bắc giang nói riêng và các trường tiểu học nói chung, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn Mĩ thuật cho thành phố và đất nước.
3. Các biện pháp xây dựng phòng học Mĩ thuật thân thiện ở trường Tiểu học
3.1. Tạo các góc trưng bày sản phẩm của học sinh các khối lớp
Ngay từ đầu năm học 2014- 2015 , tôi đã tham mưu với BGH nhà trường tạo các góc trưng bày sản phẩm cho học sinh các khối lớp. Các bài vẽ đẹp của cá nhân và nhóm học sinh được các em học sinh bình chọn và được trưng bày trên góc sản phẩm của từng khối lớp.
Chính điều này cũng tạo hứng khởi cho các em thi đua học tập để bài vẽ của mình có thể được trưng bày trên lớp học. Ngoài ra, sản phẩm tranh trưng bày còn là sản phẩm mà các em học sinh thi vẽ tranh triển lãm trong các dịp như: chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22-12,... còn là sản phẩm của các tiết học chủ đề Mĩ thuật theo phương pháp mới Đan Mạch. Được làm từ phế liệu sưu tầm được như: Vỏ hộp, lõi giấy vệ sinh, chai nhựa, cành cây khô,....; dưới óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, dưới những đôi bàn tay nhỏ bé ấy, các sản phẩm về con người, con vật, nhà cửa, cây cối, đường phố,...dần được hoàn thiện. Ví dụ như: sản phẩm con vật là con cá của nhóm học sinh lớp 5 được giáo viên và học sinh kết hợp tạo nên bức tranh 3D trên tường cũng rất đẹp mắt. Những tác phẩm mà chính các bạn học sinh được trải nghiệm và sáng tạo nên cho thấy được sự hăng say học tập của các bạn học sinh. 
Học sinh tiểu học học Mĩ thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố khích lệ, trong đó có yếu tố không gian lớp học. Không gian lớp học tốt, trang trí lớp học xanh- sạch- đẹp- thân thiện và gần gũi với học sinh sẽ góp phần tạo hứng thú, hứng khởi cho học sinh trong quá trình học tập.
Bản thân tôi cùng các em học sinh trong trường tự quy ước và xây dựng các góc trưng bày sản phẩm thật hay và đẹp mắt. Hướng các em vào trải nghiệm được làm, được xây dựng, được trang trí. Khích lệ sau mỗi lần làm tốt. Khích lệ cả lớp hoặc cá nhân bằng các hình thức khác nhau như khen, tặng quà như bút, tẩy, thước kẻ  hoặc một lời chúc. Các em sẽ tự tin hơn, có trách nhiệm hơn, biết giữ gìn lớp học của mình hơn nữa.
3.2. Trang trí phòng học bằng các khẩu hiệu, châm ngôn hay câu nói hay của các họa sĩ nổi tiếng
Bản thân tôi đã tham khảo, lựa chọn các châm ngôn, khẩu hiệu liên quan đến môn học của bản thân như:
- Yêu cái đẹp là thưởng thức, tạo ra cái đẹp là nghệ thuật
- Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
- Học để vươn xa
Và phối, kết hợp với giáo viên tiếng anh, âm nhạc theo kế hoạch nhà trường bằng cách dịch sang tiếng anh những khẩu hiểu, châm ngôn hay những câu nói đó nhằm góp phần xây dựng môi trường học tập tiếng anh trong trường học; câu nói hay về âm nhạc để cùng xây dựng phòng Nghệ thuật hiệu quả.
3.3. Vẽ tranh trên tường
Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm, sáng tạo như vẽ tranh tường. Chắt lọc, lựa chọn các hình ảnh và cùng học sinh nhà trường vẽ tranh trên tường.
Xây dựng nội dung, tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm trường bạn sau mỗi lần dự giờ thăm lớp, giáo viên đúc kết kinh nghiệm cho bản thân. Quan sát kĩ không gian lớp học có được, trao đổi với đồng nghiệp, BGH, học sinh để từ đó đưa ra chọn lựa hình ảnh phù hợp, cùng học sinh nhà trường vẽ tranh trên tường. Nào bút, tẩy, thước kẻ và bảng mầu, ... tất cả đều đang nhảy múa và hiện ra trong mỗi bức tranh trên tường. Ý tưởng về phòng học đã dần được hoàn thiện.
Vẽ một số góc trong phòng học để tạo không gian học tập thân thiện cho các bạn học sinh. Không vẽ toàn bộ lớp học mà chọn lọc các góc để vẽ.
Xây dựng quy tắc giữ gìn và bảo quản các bức tranh trên tường để từ đó học sinh chủ động, tích cực phối hợp với thầy cô xây dựng lớp học thân thiện
Từ phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng phòng học Mĩ thuật thân thiện.
3.4. Xây dựng phòng học Mĩ thuật xanh- sạch- đẹp- an toàn và thân thiện
a) Xây dựng phòng học Mĩ thuật xanh, sạch đẹp, an toàn
 Lớp học luôn luôn giữ vệ sinh sạch sẽ. Giáo dục học sinh kỹ năng sống: Biết nhặt rác, lau và quét lớp, tưới và chăm sóc cây trồng trên cửa sổ. Trong lớp giáo viên nên sắp xếp chỗ ngồi hợp lí theo yêu cầu từng hoạt động, không cố định ở 1 vị trí. Bố trí sắp xếp thiết bị trong phòng học hợp lí với mục đích tạo không gian học tập thoải mái, nhẹ nhàng cho cả thầy và trò. Xây dựng các góc trưng bày sản phẩm của học sinh. Ngoài ra có thể trang trí các cột, trần nhà, cửa sổ các khẩu hiệu về Mĩ thuật như đã nói ở phần trên.
Các thiết bị điện cần được bố trí lắp đặt một cách an toàn. Hệ thống cửa chính, cửa sổ chắc chắn đẹp, đủ ánh sáng và an toàn. 
b) Xây dựng phòng học thân thiện
Giáo viên nên bố trí chỗ ngồi sao cho hợp lí : Học sinh có thể có chỗ ngồi thoải mái đủ ánh sáng. Giáo viên nên thể hiện ở sự tôn trọng, thương yêu học sinh và hết lòng vì học sinh thể hiện qua kế hoạch dạy học, giáo án, đồ dùng, phương pháp dạy học, cách ứng xử, ngôn ngữ của giáo viên Ngôn ngữ của người thầy thì cần gần gũi, thân thiện, không quát mắng, hoặc miệt thị, xúc phạm trẻ. Trong lớp giáo viên không được phân biệt giới tính trong phân công các nhiệm vụ. Giáo viên cần dạy trẻ những phương pháp học tập tích cực.
Mối quan hệ giữa học sinh với học sinh phụ thuộc vào điều kiện từng địa phương, trường học mà giáo viên có thể tạo môi trường học tập thân thiện cho trẻ ở các mức độ khác nhau. Tất cả các em đến trường đều có quyền được học như nhau, đều có thể chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cho nhau, chia sẻ những kiến thức học được từ thầy cô bạn bè cho nhau. Như vậy các em sẽ tự tin hơn, đặc biệt là các em khuyết tật, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ không nơi nương tựa.
 Xây dựng phòng học Mĩ thuật thân thiện nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi để kích thích các hoạt động học tập của trẻ, thúc đẩy ý thức học tập của các em trong bộ môn này. 
Giáo viên cần tạo lập những mối quan hệ tốt đẹp với học sinh, tạo môi trường thi đua học Mĩ thuật trong lớp học nhưng không phải là ganh đua giữa các hoạt động. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở việc học tập của Hs.
Luôn quan tâm đến học sinh, đến những gì liên quan đến cuộc sống, tới sở thích của học sinh.Từ đó giáo viê có điều kiện để gần gũi và hiểu học sinh của mình hơn, có các hướng giúp đỡ và giải pháp kịp thời khi các em gặp khó khăn.
4. Hiệu quả của SKKN
Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan. Trước hết những kinh nghiệm này rất phù hợp với phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực hiện nay. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàng thân thiện. Phòng học được trang trí sạch đẹp và thân thiện.
 Phòng học Mĩ thuật trường Tiểu học Minh Khai được nhiều giáo viên đánh giá cao về sự sáng tạo trong việc trang trí. Kết quả đợt khảo sát về việc xây dựng phòng học Mĩ thuật thân thiện của trường Tiểu học Minh Khai cụ thể là:
a) Điều tra về sự yêu thích phòng học Mĩ thuật thân thiện của học sinh
Đối tượng điều tra
Thích
Không thích
khối
SL
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
K1
30
30
100%
0
0%
K2
30
30
100%
0
0%
K3
30
30
100%
0
0%
K4
30
30
100%
0
0%
K5
30
30
100%
0
0%
TT
150
150
100%
0
0%
- Bản thân đạt GVG trường từ 2011-2012; 2012-2013; 2013-2014; 2014-2015.
Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động cụ thể (góc trưng bày sản phẩm học sinh, khẩu hiệu, tranh vẽ trên tường):
(Ảnh)
b) Kết quả xây dựng phòng Mĩ thuật thần thiện
Sau khi áp dụng thành công SKKN này bản thân tôi đã gặt được những kết quả đáng kể và những kinh nghiệm quý báu cho bản thân như sau:
1- Giáo viên tạo được môi trường học Mĩ thuật thân thiện cho học sinh. 
2- Sáng tạo những đồ dùng phù hợp với nội dung của chủ điểm: tranh ảnh, mô hình, . ...
 PHẦN III: KẾT LUẬN
Ở bậc tiểu học việc xây dựng phòng học Mĩ thuật thân thiện là điều kiện tốt giúp học sinh học tốt, hứng thú học tập hơn trong giờ học. Song phòng học Mĩ thuật thân thiện còn mới đối với cả học sinh và giáo viên, vì vậy trong những năm đầu thực hiện, cả giáo viên và học sinh không thể tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu. Với SKKN này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường chúng tôi nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh các trường bạn nói chung khắc phục dần khó khăn, xây dựng phòng học Mĩ thuật hiệu quả tốt hơn.
SKKN góp phần không nhỏ trong thành công của tiết học Mĩ thuật. Sau khi áp dụng và thực hiện sáng kiến, bản thân tôi thấy được hiệu quả không ngừng của sáng kiến đối với nhiệm vụ dạy và học của giáo viên và học sinh trường tiểu học Minh Khai. Về phía bản thân, tôi xin hứa sẽ tiếp tục thừa kế và phát huy những kết quả đã đạt được của việc thực hiện SKKN, đồng thời không ngừng học hỏi rút kinh nghiệm, khắc phục những khó khăn để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy môn Mĩ thuật của Bộ Giáo Dục Đào Tạo.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
Mỹ Độ, ngày 27 tháng 09 năm 2015
NGƯỜI THỰC HIỆN
Ngô Thị Hoa
	TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo dục học đại cương - NXB Hà Nội (1995).
[2] Mạng internet
[3] Module TH 7, xây dựng môi trường học tập thân thiện – Bồi dường thường xuyên giáo viên Tiểu học.
[4] Đánh giá trong Giáo dục của Bộ GD-ĐT.
[5] Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp môn Mĩ thuật.
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAI
Đánh giá đề tài, SKKN đạt: điểm; Xếp loại: đạt bậc.
 TM.HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
 CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD VÀ ĐT TP BẮC GIANG
Đánh giá đề tài, SKKN đạt: điểm; Xếp loại: đạt bậc.
 TM.HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
 CHỦ TỊCH

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_phong_hoc_mi_thuat_than_thien.doc