Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp lồng ghép trò chơi để dạy học môn Mỹ thuật ở THCS
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Học phải đi đôi với hành; lý luận phải gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường phải kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đồng thời Nghị quyết cũng khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”.
Trong đó “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp lồng ghép trò chơi để dạy học môn Mỹ thuật ở THCS

này; - Khai thác hình ảnh trò chơi dân gian trong thiết kế thiệp chúc mừng; - Các bước cơ bản để thực hiện một dạng thiệp chúc mừng; - Ý thức về mối quan hệ giữa giá trị thẩm mĩ và công năng sử dụng của sản phẩm thiết kế. 2. Năng lực - Năng lực chung: Tự học, quan sát phân tích, tư duy xây dựng ý tưởng, tự độc lập tự sáng tạo,kết hợp nhóm để tạo sản phẩm . - Năng lực riêng: - Nhận biết thiết kế đồ họa, khai thác giá trị di sản trò chơi dân gian để thiết kế thiệp chúc mừng. - Biếtcáchphântích sử dụng các yếu tố tạo hình, vật liệu sẵn có trong thiết kế tấm thiệp . - Biết nhận xét, đánh giá tính ứng dụng và thẩm mĩ SPMT của cá nhân/nhóm. - Có hiểu biết bước đầu vế mối quan hệ giữa công năng sử dụng và giá trị thẩm mĩ của sản phẩm thiết kế. 3. Phẩm chất -Có ý thức tìm hiểu sự phong phú của sản phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng; - Hình thành phẩm chất tốt đẹp về tình yêu quê hương đất nước, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp bạn bè, rèn luyện tính chăm chỉ qua trò chơi dân gian; - Thêm yêu thích môn học thông qua những hữu ích mà môn học đem lại. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Một số hình ảnh liên quan đến thiết kế, trang trí thiệp chúc mừng trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát; - Những SPMT ứng dụng liên quan đến hình ảnh trò chơi dân gian làm minh hoạ, phân tích cách thiết kế, trang trí giúp HS quan sát trực tiếp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG( 5 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV tổ chức chơi trò chơi, HS thực hiện Trò chơi “Tiếp sức” - Thời gian: 3 phút - Mục đích: Củng cố kiến thức, nhớ lại và biết thêm về các trò chơi dân gian. Tạo điều kiện để học sinh hoạt động tập thể có tính thống nhất, đoàn kết cao. - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị hình ảnh về các trò chơi dân gian khác nhau. - Cách thức tổ chức trò chơi: Giáo viên chia lớp làm 2 đội chơi, mỗi đội cử đại diện khoảng 3 bạn lên bảng để viết tên các trò chơi thông qua hình ảnh đã được quan sát quan sát. VD cụ thể: Nhiệm vụ của mỗi bạn là đứng xếp thành 1 hàng, mỗi bạn sẽ viết tên một trò chơi mình đã quan sát... cứ như vậy sau khi viết xong về vị trí cuối hàng đứng trờ đến lượt mình lại viết tiếp. Cứ thế đến khi hết giờ đội nào viết được nhiều trò chơi và đúng nhất là đội chiến thắng. Các thành viên khác ở dưới lớp sẽ cổ vũ cho đội mình hoặc lên thay thế nếu như được sự đồng ý của đội. c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện trò chơi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện - Đặt vấn đề: Qua phần khởi động vừa rồi chúng ta thấy trò chơi dân gian rất phong phú và đa dạng, nhưng chúng ta lại thấy những tấm thiệp vừa quan sát lại rất đơn điệu, hình ảnh trang trí chỉ là những họa tiết hoa lá, vậy làm thế nào để tạo ra một tấm thiệp thật sinh động và hấp dẫn.Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ sử dụng những hình ảnh về trò chơi dân gian đó để tạo ra những tấm thiệp chúc mừng gửi tới bạn bè và người thân yêu nhất của chúng ta. BÀI 10: THIẾT KẾ THIỆP CHÚC MỪNG B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát(10 phút) a. Mục tiêu - HS có được nhận thức cần thiết về việc khai thác, sử dụng hình ảnh trò chơi dân gian trong thiết kế thiệp chúc mừng. b.Nội dung - HS tìm hiểu vế việc sử dụng hình ảnh, chữ trong sản phẩm thiệp chúc mừng, - HS hiểu thế nào là thiệp chúc mừng, thiệp chúc mừng sử dụng vào những dịp nào. c.Sản phẩm - Biết,tìm được hình ảnh và có ý thức sắp xếp hình và chữ trong sản phẩm thiệp chúc mừng. d.Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước1:GVchuyểngiaonhiệmvụ học tập Nhiệm vụ 1 : - GV hướng dẫn HS mở SGK,quan sát một số thiệp chúc mừng với các hình thức thiết kế và các nội dung thể hiện khác nhau. Nhiệm vụ 2: - GV cho hoạt động cá nhân - GV đặt câu hỏi để HS trả lời theo các gợi ý sau: +Hình dáng của hai tấm thiệp trên? + Những trò chơi dân gian nào được thể hiện trên hai tấm thiệp trên? Nhiệm vụ3: Thảo luận nhóm 4 (Thời gian: 3 phút). GV cho học sinh hoạt động nhóm +Thiệp chúc mừng gồm có những phần nào? + Vật liệu nào thường được sử dụng làm thiệp? + Thiệp chúc mừng thường được tặng vào nhũng dịp nào? Bước2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu, thực hiện lần lượt các nhiệm vụ từ nhiệm vụ 1 Bước3:Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trả lời câu hỏi của GV +GVgọiHSkhácnhậnxét,đánh giá. Bước4:Đánh giá kết quả,thực hiện nhiệm vụ học tập + GV nhận xét và chốt kiến thức. *GV chốt kiến thức:Qua phần vừa rồi chúng ta thấy thiệp chúc mừng có thể thiết kế và sắp xếp theo nhiều hình thức khác nhau. Thiệp có hai phần, phần hình và phần chữ ,phần hình và chữ có thể tách riêng như tấm thiệp thứ nhất hoặc sắp xếp gắn liền với nhau như tấm thiệp thứ hai. Về chất liệu có thể kết hợp và sử dụng đồ tái chế để làm thiệp, chúng ta thấy hiện nay môi trường ngày càng ôi nhiễm, 1. Quan sát + Tấm thiệp thứ nhất trang trí theo chiều dọc( chữ nhật đứng), tấm thiệp thứ hai trang trí theo chiều ngang ( hình chữ nhật ngang) + Đánh đu, bịt mắt bắt dê + Phần hình và phần chữ + Giấy, bìa, các loại sản phẩm tái chế +Vào những dịp đặc biệt như: sinh nhật, giáng sinh,kỉ niệm những ngày thành lập hay các ngày lễ khác mỗi chúng ta hãy bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế xả rác bừa bãi mà hãy phân loại và sử dụng những phế liệu như chai lọ, các loại túi linon, vở bánh kẹo có mầu căt và tạo hình làm những sản phẩm sang taojhay kết hợp chất liệu để tạo ra nhứng tấm thiếp sinh động tặng cho người than. Vậy thiệp chúc mừng có thể tặng vào những dịp như năm mới, 20/11, dịp sinh nhật, và đặc bệt sắp tới ngày 22/12 thành lập quân đội nhân dân việt nam chúng ta có thể làm những tấm thiệp chúc mừng để tỏ lòng biết ơn tới những người đã và đang làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Hoạt động 2: Thể hiện( 22 phút) a. Mục tiêu HS biết được các bước cơ bản để thiết kế một thiệp chúc mừng có sử dụng hình ảnh trò chơi dân gian, qua đó lưu ý đến tính thẩm mĩ và công năng sử dụng của sản phẩm HS thực hiện được việc thiết kế một tấm thiệp chúc mừng, có sử dụng hình ảnh trò chơi dân gian Nội dung GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước thực hiện thiệp chúc mừng trong SGK Mĩ thuật 6, trang 43. Thông qua trò chơi HS thực hiện làm một tấm thiệp chúc mừng, có sử dụng hình ảnh trò chơi dân gian. c.HS thảo luận và trao đổi về mối quan hệ giữa tính thẩm mĩ Sản phẩm Thiệp chúc mừng có sử dụng hình ảnh trò chơi dân gian. d.Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập .Nhiệm vụ 1 (Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách và các bước thực hiện một tấm thiệp chúc mừng) + GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 43, quan sát các bước thiết kế một tấm thiệp 3D + Một bạn cho cô biết các bước để thết kế một tấm thiệp? - GV chốt kiến thức * GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi để củng cố phần kiến thức vừa tìm hiểu. (1)Trò chơi “Ghép hình” - Thời gian: 5 phút - Chuẩn bị: Một số hình dáng người, cây cối. được cắt sẵn liên quan đến bài. Một số tờ giấy bìa cứng mầu A4, keo dán. - Cách thức tổ chức trò chơi : + Giáo viên chia lớp làm 6 đội. Giáo viên phát cho mỗi đội chơi một bộ hình gồm các hình vẽ về hình dáng người ở các hoạt động khác nhau, vật, cây cối, nhà cửa đã được cắt rời và một số tờ giấy bìa cứng màu A4. Mỗi đội chơi phải tìm và ghép đúng các trò chơi dân gian tạo ra tấm thiệp chúc mừng theo ý thích của đội mình.. - Đội nào ghép nhanh, đúng và đẹp là đội thắng cuộc. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS trả lời câu hỏi của GV + HS bàn bạc trong nhóm, trao đổi về ý tưởng và cách thức thực hiện + Tiến hành tạo sản phẩm thiệp Bước3:Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trả lời câu hỏi của GV +GVgọi HS khác nhận xét,đánh giá. Bước4:Đánh giá kết quả,thực hiện nhiệm vụ học tập GV chốt kiến thức: Hình ảnh về trò chơi dân gian được sử dụng rất hiệu quả trong thiết kế thiệp chúc mừng.Đây chính là những gợi ý để các em sử dụng trong bài thiết kế thiệp chúc mừng ngày hôm nay. 2.Thể hiện - Chuẩn bị: + Lựa chọn chất liệu làm thiệp + Xác định nội dung tấm thiệp( phần chữ và phần hình) - Các bước thực hện: 1. Xác định tấm thiệp theo dạng 2D hay 3D, theo khổ ngang hay khổ dọc 2. Vẽ phác hình 3. Trang trí thiệp( tô màu, cắt dán hay đắp nổi theo chất liệu đã chuẩn bị) 4. Hoàn thiện tấm thiệp( lắp ghép hoàn thiện) HS thực hiện trò chơi theo nhóm( thảo luận tìm những hình, chi tiết để tạo thành tấm thiệp theo ý tưởng của nhóm) Hoạt động 3: Thảo luận( 5 phút) a. Mục tiêu Biết và sử dụng việc khai thác hình ảnh trò chơi dân gian trong thiết kế thiệp chúc mừng. Nội dung -HS làm và trưng bày các sản phẩm đã thực hiện và trả lời các câu hỏi -HS thảo luận theo sự hướng dẫn của GV. Sản phẩm Củng cố nhận thức của HS liên quan đến việc sử dụng hình ảnh trò chơi dân gian trong thiết kế thiệp chúc mừng. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS thảo luận vế nội dung câu hỏi, và trình bày về các nội dung này. + Nội dung tấm thiệp? + Bạn đã sử dụng hình thức thể hiện nào để thiết kế thiệp chúc mừng? Trong hoạt động này, GV cần định hướng, gợi mở để HS nói lên được hiểu biết của mình về việc thực hiện sản phẩm, từ lựa chọn chất liệu, hình thức thiết kế đến việc kết hợp các yếu tố và nguyên lí tạo hình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập +HS thực hiện yêucầu.GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3:Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận +GV gọi đại diện HS của các nhóm đứng dậy trình bày các câu hỏi. +GV gọi HS nhóm khác nhận xét,đánh giá. Bước 4:Đánh giá kết quả,thực hiện nhiệm vụ học tập +GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung mới. 3. Thảo luận -HS thảo về sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện ở phần trên + Đánh đu, nhảy dây, đấu vật, chơi chuyền, nhẩy bao bố, kéo co, trồng nụ trồng hoa + Hình thức thể hiện: vẽ, cắt dán,kết hợp Hoạt động 4: Vận dụng(3 phút) Mục tiêu - Làm rõ hơn tính ứng dụng và liên môn qua việc viết lời chúc mừng sinh nhật cho người thân vào tấm thiệp đã thực hiện. Nội dung - HS suy nghĩ về nội dung và cách diễn đạt cô đọng, súc tích. - HS thảo luận và tập viết ra giấy Sàn phẩm - Thể hiện lời chúc mừng sinh nhật với với bạn bè, người thân vào tấm thiệp đã thực hiện. Tổ chức thực hiện GV gợi ý một số nội dung thường viết vào thiệp chúc mừng năm mới như: sức khoẻ, may mắn, hạnh phúc,... - GV gợi ý một số vị trí viết lời chúc mừng + Đối với thiệp đơn: vào mặt sau. + Đối với thiệp đôi: vào mặt thứ ba. GV gợi ý cách diễn đạt ngắn gọn, súc tích,... thể hiện tình cảm và sự trân trọng của người gửi tới người nhận. - Sau khi gợi ý, GV cho HS suy nghĩ và viết lời chúc ra giấy nháp. Lưu ý: Đối với nội dung này, GV cho HS sử dụng thước kẻ để xác định dòng cho ngay ngắn (đối với lời chúc sử dụng hình thức trình bày thẳng hàng) hay tạo đường lượn (đối với lời chúc sử dụng hình thức không thẳng hàng) *HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Về nhà có thể sưu tầm thêm nhiều hình ảnh về trò chơi dân gian - Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu cho giờ sau RÚT KINH NGHIỆM DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN *Một số hình ảnh và sản phẩn mĩ thuật thu được từ tiết dạy trên ( Học sinh 6B thực hiện trò chơi “Tiếp sức” ) ( Học sinh 6B thể hiện trò chơi “Ghép hình”) ( Sản phẩm của học sinh 6B sau khi kết thúc bài học) * Một số hình ảnh và sản phẩn mĩ thuật thu được từ tiết dạy khác 2. Kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM( Hai lớp đại trà) Lớp Môn Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém Đầu năm Đầu năm Đầu năm Đầu năm Đầu năm 6B MT 33 SL % SL % SL % SL % SL % 5 15,1 10 30,3 15 45,5 3 9,1 6C MT 34 4 11,7 11 32,3 15 44,2 4 11,8 KẾT QUẢ SO SÁNH GIỮA LỚP THỬ NGHIỆM VÀ KHÔNG THỬ NGHIỆM( Cuối kì I) Lớp Môn Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém Cuối kì I Cuối kì I Cuối kì I Cuối kì I Cuối kì I 6B( Thử nghiệm) MT 33 SL % SL % SL % SL % SL % 8 24,2 12 36,4 12 36,4 1 3 6C(Không thử nghiệm) MT 34 5 14,7 12 35,3 14 41 3 9 KẾT QUẢ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH QUA QUÁ TRÌNH THỬ NGHIỆM( Đầu kì II – Cuối năm) Lớp Môn Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém Đầu kì II Cuối năm Đầu kì II Cuối năm Đầu kì II Cuối năm Đầu kì II Cuối năm Đầu kì II Cuối năm 6A MT 30 5 10 10 13 11 7 4 0 6B MT 33 8 13 12 16 12 4 1 0 6C MT 34 5 10 12 16 14 8 3 0 6D MT 30 12 15 10 12 7 3 1 0 8A MT 36 9 15 17 17 9 4 1 0 8B MT 33 8 12 11 13 12 8 2 0 8C MT 34 6 11 12 15 12 8 4 0 So sánh về mức độ tiến bộ của học sinh khi chưa áp dụng biện pháp và khi đã áp dụng biện pháp thì các em có sự thay đổi rõ rệt. Đó cũng chính là niềm vui, là động lực để tôi cố gắng hơn trong công tác giảng dạy. Hơn nữa quá trình học tập trên lớp cũng rất thoải mái, các em được thể hiện mình, được bạn bè nhìn nhận, khẳng định nên có ý thức hơn trong việc học tập và rèn luyện. Cùng với đó là chất lượng bộ môn của các em học sinh cũng có sự cải thiện rõ rệt được thể hiện qua thành tích mà các em đã đạt được trong năm học 2021 – 2022 đó là: - Cuộc thi vẽ tranh: Tuyên truyền, Pháp luật về trật tự ATGT đạt 2 giải nhất cấptỉnh; Em: Nguyễn Ngọc Mai Linh 6C; Đoàn Quang Minh 6B - Cuộc thi vẽ tranh: Thiếu nhi Bắc Giang - Tự hào truyền thống - Tiến bước lên Đoàn đạt 1 giải nhì cấp tỉnh. Em: Dương Thị Tú Quỳnh 7A PHẦN D. CAM KẾT Tôi xin cam đoan những điều khai trên là đúng sự thật, tôi không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.Các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực. TT Nhã Nam ngày 2 tháng 10 năm 2022 GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Ánh PHẦN E. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA NHÀ TRƯỜNG 1.Đánh giá, nhận xét của tổ chuyên môn .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (ký và ghi rõ họ tên) 2. Đánh giá, nhận xét, xác nhận của Hiệu trưởng ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (ký và ghi rõ họ tên) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 . Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 2. Sách giáo khoa Mĩ thuật 6,7,8,9. 3. IQ Trò Chơi Bóc Dán Thông Minh Biên tập và trình bày : Đồng Hằng Thể loại: Thiếu nhi ISBN: 8935212310918 Xuất bản: 4/2012 Trọng lượng: 200 gr NXB: Mỹ thuật Số trang: 24 trang - khổ: 25x25.5 cm
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_long_ghep_tro_cho.docx