Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học Mĩ thuật lớp 1
Mĩ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục Tiểu học, nhằm giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Đặc biệt là những năm đầu đi học, từng bước giúp các em hòa nhập với thế giới xung quanh. Qua môn học, học sinh biết cách cảm thụ cái đẹp và yêu cái đẹp. Các em rèn luyện đôi bàn tay, bộ óc để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình. Môn Mĩ thuật đã góp phần cùng với các môn học khác giáo dục học sinh, giúp các em phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ.
Qua các bài học Mĩ thuật học sinh được vẽ, tạo hình sản phẩm, kết hợp với đôi bàn tay khéo léo, óc tư duy sáng tạo để tạo ra những sản phẩm mình thích. Học sinh tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè và thầy cô, phát huy tốt khả năng trình bày sản phẩm của mình trước đám đông. Để đạt được điều đó, ngoài năng khiếu bẩm sinh, sự say mê học tập của các em thì lòng nhiệt tình cũng như kinh nghiệm, kiến thức vững vàng của người thầy giáo là rất cần thiết. Người thầy phải biết vận dụng linh hoạt các kỹ thuật dạy học tích cực cũng như đổi mới các phương pháp trong dạy học phù hợp với thời kì mới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học Mĩ thuật lớp 1

n trọng để viết trên các nhánh. Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường. Ở bước này giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm Bản đồ tư duy để hoàn thiện các tầng phụ tiếp theo cho đến hết. Như vậy sẽ tạo nên sự đồng thuận trong nhóm, các thành viên đều suy nghĩ tập trung vào một vấn đề chung cần giải quyết, các ý kiến đưa ra của mỗi cá nhân đều được liên kết với chủ đề, tránh được hiện tượng lan man và đi lạc chủ đề. Mọi thành viên trong nhóm đều đóng góp ý kiến và cùng nhau xây dựng bản đồ tư duy do nhóm mình thiết kế. Hướng dẫn học sinh cách đọc và đọc mẫu bản đồ tư duy. Bản đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Sau khi học sinh hiểu cách đọc, giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm đọc bản đồ tư duy của đội mình. Giáo viên thưởng Sao điểm tốt cho các nhóm xây dựng và đọc bản đồ tư duy tốt. Vận dụng kỹ thuật “Bản đồ tư duy” là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập Mĩ thuật, nó giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua sơ đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới của học sinh. Ngoài những kỹ thuật trên tôi còn sử dụng một số kỹ thuật khác trong bài dạy như: Kỹ thuật “Bể cá”, kỹ thuật “XYZ”, kỹ thuật “Mảnh ghép”, Những kỹ thuật này cũng đem lại hiệu quả rất tích cực đối với học sinh. Để đạt được hiệu quả trong việc áp dụng các kỹ thuật dạy học cần phải một số lưu ý sau: *Yêu cầu đối với học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho môn học. Biết giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập Có tinh thần đoàn kết, tất cả học sinh đều phải nhiệt tình có trách nhiệm tham gia vào công việc được giao. *Yêu cầu đối với giáo viên: Cần chuẩn bị tốt Kế hoạch bài dạy và các phiếu học tập. Cần có các phương tiện hỗ trợ như: Máy chiếu đa năng, tranh ảnh và các bài viết liên quan Sắp xếp bố cục lớp học sao cho phù hợp với các hình thức tổ chức dạy học và các kỹ thuật được ứng dụng. Gợi động cơ cho các hoạt động học tập, dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh tri thức. Phân bậc hoạt động/phân tích hoạt động thành các yếu tố thành phần để làm căn cứ điều khiển quá trình dạy học. Cho học sinh thực hiện và tập luyện những hoạt động và hoạt động thành phần tương thích với nội dung và mục tiêu dạy học. Động viên, khích lệ học sinh tự tin trong giao tiếp và chia sẻ Học sinh thường ngại ngùng, mất tự tin ở phần giới thiệu sản phẩm của mình. Do các em không biết giới thiệu sản phẩm của mình/ của nhóm mình như thế nào cho thật hay. Để giúp học sinh có thêm tự tin, tôi thường hướng dẫn các em bằng cách thuyết trình mẫu, giúp các em biết thêm về cách thuyết trình sản phẩm. Ngoài ra, tôi còn động viên các em về nhà lắng nghe các câu chuyện, bài thơ, bài hát có liên quan đến bài học trên đài, ti vi; đọc truyện tranh, đọc các bài thơ trên Sách, báo... Bạn nào biết và kể được các câu chuyện sẽ được thưởng hoa điểm tốt. Các em rất hào hứng tham gia vì em nào cũng muốn nhận được thật nhiều hoa điểm tốt cô tặng. Khi đã có những câu chuyện, bài thơ, vở kịch hay, tôi hướng dẫn các em thực hiện. Tôi đã đọc mẫu các bài thơ, làm người dẫn truyện cho các câu chuyện hoặc đóng vai một nhân vật trong vở kịch của các em. Sau đó động viên các em lên tập thử. Học sinh thấy cô giáo và bạn mình tập hay sẽ học theo, tiếp đó các em xung phong lên tập thử. Do còn nhỏ nên các em học sinh lớp 1 rất thích thích thú khi mình được đóng vai thành những nhân vật trong chuyện hoặc tự mình đọc được một bài thơ hay để giới thiệu sản phẩm của mình. Nhiều lần như vậy, học sinh đã thêm tự tin về bản thân và cách giới thiệu sản phẩm của mình. *Ví dụ: Bài “Con gà ngộ ngĩnh (tiết 2) Khi dạy Lớp 1B, tôi gợi ý học sinh sưu tầm bài thơ, bài hát, sưu tầm hoặc sáng tác các câu chuyện về chú gà đáng yêu ở cuối tiết 1 của bài học. Ở nhà đầu tiết 2, tôi cho học sinh báo cáo về các bài thơ câu chuyện về chú gà mà mình đã sưu tầm để được nhận hoa điểm tốt. Học sinh 3 nhóm đã sưu tầm được: Bài thơ “Đàn gà con” (Nhóm 1); câu chuyện “Gà mẹ và gà con” (Nhóm 2), bài hát “Đàn gà trong sân” (Nhóm 3). Sau khi cho học sinh hoàn thành sản phẩm con gà. Ở phần Phân tích, đánh giá (trưng bày sản phẩm). Tôi gợi ý cho học sinh thực hành luyện tập theo từng nội dung của các nhóm đã lựa chọn. Với nhóm 1, tôi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài thơ, sau đó học thuộc bài thơ, yêu cầu từng thành viên trong tổ thực hành luyện tập. Ở nhóm 2, tôi đóng vai Gà mẹ, phân công cho các em khác vào từng vai khác nhau: gà con, bác mèo, chú chó Tôi hướng dẫn các em học thuộc lời thoại, nhập vai và tập biểu diễn. Góp ý cho các em về từng lời thoại, cử chỉ, điệu bộ, của nhân vật. Với nhóm 3, tôi hướng dẫn các em tập hát theo nhịp điệu, kèm theo các động tác vui nhộn, thể hiện không khí vui tươi của đàn gà. Tiếp theo, tôi cho các nhóm giới thiệu sản phẩm theo các hình thức giới thiệu nhóm lựa chọn. Động viên, khích lệ các nhóm biểu diễn thật tự nhiên. Học sinh nào cũng thể hiện hết khả năng của mình để phần giới thiệu của mình thật hay. Sau mỗi phần giới thiệu là những tràng pháo tay thật lớn của cả lớp cho các nhóm và các nhóm sẽ nhận được những phần thưởng nhỏ là bút chì hoặc cục tẩy ngộ nghĩnh do cô giáo tặng. Cuối cùng tôi gợi ý các em chia sẻ cảm nhận của mình sau khi thể hiện phần giới thiệu để các em có thể nói lên cảm nhận của bản thân giúp các em vui vẻ hơn. Qua phần giới thiệu sản phẩm đã giúp học sinh luyện tập, vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học một cách mạnh dạn, thoải mái và vui vẻ. Từ đó phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo, khả năng ngôn ngữ, hợp tác nhóm của các em. Kết quả thực nghiệm Qua một năm áp dụng một số biện pháp trên vào giảng dạy môn Mĩ Thuật ở trường, tôi nhận thấy kết quả đạt được rất khả quan. Thái độ học tập của học sinh BẢNG SO SÁNH Trước khi áp dụng kinh nghiệm Sau khi áp dụng kinh nghiệm Ít quan tâm đến việc chuẩn bị đồ dùng học tập, thiếu nhiều đồ dùng. Lớp học trầm, chưa sôi nổi. Tiếp thu chậm, học sinh ít phát biểu, còn rụt rè, ngại giao tiếp, ít tham gia các hoạt động học tập. Học sinh vẽ hình ảnh còn nhỏ, chưa cân đối, nét vẽ khô cứng, thiếu tự tin. Sản phẩm tạo hình chưa cân đối; màu sắc mờ nhạt, chưa thể hiện được tình cảm của người thực hiện. Học sinh e ngại khi giới thiệu sản phẩm, chia sẻ cảm nhận, ngại nhận xét, đánh giá về sản phẩm của mình, của bạn. Tích cực chuẩn bị đồ dùng học tập, rất đầy đủ và chu đáo. Lớp học sôi nổi, học sinh tích cực. Tiếp thu bài tập nhanh, tác phong nhanh nhẹn, hăng hái. Tích cực tham gia hoạt động nhóm. Học sinh thể hiện được bố cục bài vẽ chặt chẽ, vui mắt, nét vẽ tự tin, khoáng đạt, hình ảnh cân đối, ngộ nghĩnh. Sản phẩm tạo hình rõ nội dung, cân đối; màu sắc tươi sáng thể hiện được tình cảm của người thực hiện. Học sinh mạnh dạn, tự tin khi giới thiệu sản phẩm, chủ động chia sẻ cảm nhận, mạnh dạn nhận xét đánh giá về sản phẩm của mình, của bạn. Ở bảng so sánh cho chúng ta thấy, sau khi áp dụng kinh nghiệm thái độ học tập của học sinh có sự chuyển biến tích cực. Các em làm bài tốt hơn, gây hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Từ đó trẻ được thường xuyên rèn luyện đôi tay, óc tưởng tượng và đôi mắt quan sát của mình để sáng tạo nên những sản phẩm đẹp giàu cảm xúc. Kết quả học tập - Sau đây là bảng kết quả đã đạt được của học sinh Khối 1 sau một thời gian áp dụng kinh nghiệm (năm học 2022 -2023). *Kết quả học tập của lớp 1A BẢNG KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM NĂM HỌC KẾT QUẢ 2022 – 2023 1A (20 học sinh) Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Đầu HK I 11 55% 7 35% 02 10% Giữa HK I 13 65% 6 30% 01 5% Cuối HK I 15 75% 5 25% 0 0% *Kết quả thực nghiệm của lớp 1B BẢNG KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM NĂM HỌC KẾT QUẢ 2022 – 2023 1B (23 học sinh) Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Đầu HK I 13 56,5% 8 34,8% 02 8,7% Giữa HK I 15 65,3% 7 30,4% 01 4,3% Cuối HK I 17 73,9% 6 26,1% 0 0% Sau khi áp dụng một số kinh nghiệm dạy học giúp “Vận dụng hiệu quả kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học Mĩ thuật lớp 1”, kết quả học tập môn Mĩ thuật của học sinh Khối 1 tăng lên rõ dệ so với đầu học kỳ I. Cụ thể: Lớp 1A có số lượng học sinh Hoàn thành tốt tăng lên nhiều (từ 55% lên 75%), học sinh Hoàn thành giảm (từ 35% xuống 25%), Chưa hoàn thành giảm (từ 10% giảm xuống 0%). Lớp 1B có số lượng học sinh Hoàn thành tốt tăng (từ 56,5% lên 73,9%), số học sinh Hoàn thành giảm (từ 34,8% xuống 26,1%), Chưa hoàn thành giảm (8,7% xuống 0%). Sản phẩm của các em đã có nhiều sáng tạo trong hình ảnh, đường nét, màu sắc và trở nên sinh động giàu cảm xúc hơn. Các em đã mạnh dạn tự tin trong giao tiếp hợp tác, tích cực, chủ động sáng tạo trong các bài học Mĩ thuật và thích được học Mĩ thuật. Ở tiết học Mĩ thuật các em được chơi, được tìm tòi khám phá tri thức, được bộc lộ suy nghĩ của bản thân qua từng đường nét, hình ảnh, màu sắc, Học sinh tự tin trong giao tiếp và chia sẻ cảm nhận của mình, sản phẩm tạo hình cân đối về hình dáng, phong phú về màu sắc. Qua đó giúp bồi dưỡng rèn luyện óc quan sát, trí tưởng tượng, phát huy tính chủ động, sáng tạo cho học sinh; giúp các em tìm tòi muốn vươn tới cái đẹp. Bài học kinh ngiệm Trong quá trình triển khai và thực nghiệm đề tài “Vận dụng hiệu quả kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học Mĩ thuật lớp 1” ở trường Tiểu học tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Giáo viên khi lên lớp cần nhẹ nhàng, vui vẻ tạo không khí thoải mái, không gây áp lực cho học sinh nhằm tăng lên tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Luôn là những người giáo viên Mĩ thuật có lối sống, nhân cách tốt và là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Giáo viên cần lắng nghe, tìm hiểu tâm tư tình cảm, nguyện vọng, những khó khăn vướng mắc của học sinh trong quá trình học tập để động viên, giúp đỡ các em kịp thời. Chuẩn bị các đồ dùng trực quan đúng, đẹp và khai thác các đồ dùng trực quan một cách triệt để, khoa học, để đạt được những yêu cầu về mục tiêu của bài dạy một cách tốt nhất. Đồng thời, giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở, khích lệ học sinh chuẩn bị tốt đồ dùng học tập để giờ học đạt kết quả cao. Vận dụng sáng tạo các kỹ thuật dạy học tích cực vào môn Mĩ thuật thông qua các hình thức tổ chức dạy - học như hoạt động nhóm, trò chơi, hoạt động trải nghiệm, Nhằm phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Tích cực tham gia các cuộc thi do các Cấp phát động. Tổ chức các hoạt động Mĩ thuật trong nhà trường nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm học. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận Tôi thực hiện đề tài “Vận dụng hiệu quả kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học Mĩ thuật lớp 1” nhằm giúp học sinh vẽ hình tự tin, thoải mái, tạo bố cục thuận mắt cho bài vẽ, không ngoài việc thực hiện mục tiêu của Giáo dục Tiểu học. Qua nhiều tiết học Mĩ thuật: Trẻ hoạt bát, tự tin, cởi mở với giáo viên và bạn bè, thích được học Mĩ thuật. Dựa trên đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi Tiểu học (học sinh lớp 1) và vận dụng kiến thức của bản thân, tôi cố gắng tạo cho học sinh có những giờ học Mĩ thuật thật bổ ích và hấp dẫn thông qua bài học. Vận dụng hiệu quả các kỹ thuật dạy học đã giúp trẻ chủ động chiếm lĩnh tri thức, sáng tạo trong cách vẽ hình, vẽ màu thể hiện được cách vẽ ngộ nghĩnh, hồn nhiên của trẻ thơ. Phương pháp dạy học trên tôi mới áp dụng cho toàn bộ khối 1; tôi sẽ tìm cách thử nghiệm ra các khối lớp khác vào những năm học tiếp theo. Tuy nhiên đây mới chỉ là ý tưởng của riêng bản thân tôi, kính mong các cấp lãnh đạo, các nhà nghiên cứu về Mĩ thuật góp ý để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Cảm ơn các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này! Xin tiếp thu mọi ý kiến nhận xét của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh trong trường Tiểu học ngày càng hoàn thiện. Khuyến nghị Đối với Nhà nước và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Kính đề nghị Nhà nước phát động nhiều cuộc thi vẽ tranh cho học sinh. Bổ sung thêm kinh phí cho các Nhà trường để xây dựng các phòng chức năng nhằm phục vụ tốt công tác giảng dạy các môn chuyên biệt. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Ba Vì Kính đề nghị Phòng giáo dục và Đào tạo hàng năm có kế hoạch cho giáo viên Mĩ thuật các trường Tiểu học đi tập huấn, học tập về đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm phù hợp với yêu cầu năm học mới. Đối với Nhà trường và gia đình Kính đề nghị Nhà trường mua sắm, bổ sung thêm đồ dùng dạy học môn Mĩ thuật như: tranh, đồ dùng dạy học 2D, 3D, tượng, vật mẫu, bảng vẽ, giá vẽ, màu nước, màu bột Đối với gia đình: Cần quan tâm mua sắm trang thiết bị học tập cho các em học sinh, giúp các em có đủ điều kiện tham gia học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết. Không sao chép của người khác. Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2023 Người thực hiện Trần Thị Đào TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS Lê Văn Hồng, Tâm lý lứa tuổi và tâm lý sư phạm, NXB Giáo dục, 2001. Nguyễn Tuấn Cường - Nguyễn Thị Nhung (Chủ biên), Sách Mĩ thuật 1 – Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022. Nguyễn Tuấn Cường - Nguyễn Thị Nhung (Chủ biên), Sách giáo viên Mĩ thuật 1 – Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Dạy và học tích cực một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích, NXB Đại học Sư phạm, 2022. Nguyễn Thanh Nga (Chủ biên), Vận dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực ở Tiểu học, NXB Đhọc sinhP HCM, 2022. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, NXB Đại học Sư phạm, 2016. Tác giả PTS – Nguyễn Quốc Toản. Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật, NXB Giáo dục, 1998. Tác giả PTS – Nguyễn Hữu Hạnh. Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật Lấy học sinh Làm trung tâm, NXB giáo dục. Giáo trình hình họa 1, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 1998. Bố cục 1,2,3, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 1999. Việt Fame, Từ điển Anh – Việt, NXB Hồng Đức, 2021. Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh Tiểu học. Các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên. MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH LỚP 1 (TRƯỚC KHI ÁP DỤNG KINH NGHIỆM) Tiến Hiệp Hải Long Hình 1 – Bài “Bình hoa muôn sắc” - Sản phẩm của Tiến Hiệp và Hải Long (Lớp 1A) Hải Dương Gia Huy Hình 2 – Bài “Trái cây bốn mùa” Sản phẩm của Hải Dương và Gia Huy (Lớp 1B) Hình 3.1 - Biện pháp 1 Hình 3.2 - Biện pháp 2 Hình 3.3 - Biện pháp 3 Hình 3.4 - Biện pháp 4 Khánh Nga Kim Ngân Hình 4 - Bài “Những con cá đáng yêu” - Sản phẩm của Khánh Nga và Kim Ngân (Lớp 1B) Hà Anh Ngọc Diệp Hình 5 – Bài “Những chiếc lá kì diệu” Sản phẩm của Hà Anh và Ngọc Diệp (Lớp 1A) Minh Hằng Thảo Ngân Hình 6 – Bài “Sắc màu em yêu” - Sản phẩm của Minh Hằng và Thảo Ngân (Lớp 1A) Tiến Hiệp Hải Long Hình 7 – Bài “Bình hoa muôn sắc” - Sản phẩm của Tiến Hiệp và Hải Long (Lớp 1A) Hải Dương Gia Huy Hình 8 - Bài “Trái cây bốn mùa” - Sản phẩm của Hải Dương và Gia Huy (Lớp 1B)
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_hieu_qua_ky_thuat_day_hoc_tic.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học Mĩ thuật lớp 1.pdf