Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng giáo dục Steam vào định hướng tạo sản phẩm mỹ thuật trong chương trình Mỹ thuật lớp 6

Dạy học mỹ thuật theo phương pháp mới nhắm phát triển năng lực cho học sinh đã được triển khai ở cấp THCS theo công văn số 2070/BGDĐT của bộ giáo dục và đào tạo. Việc thay đổi phương pháp dạy học từ truyền thụ kĩ năng một chiều sang phương pháp dạy học tích cực làm cho việc “ học” là quá trình kiến tạo , tìm tòi, khám phá, sáng tạo của học sinh, giúp các e chủ động trong học tập cũng như trong giao tiếp. Điều đó đòi hỏi giáo viên cũng phải nâng cao năng lực, tìm tòi học hỏi những cái mới, phát huy tích cực kĩ năng dạy học để hướng tới thích ứng với trình độ và tiếp nhận của tất cả các đối tượng học sinh chứ không phải dựa trên những gì giáo viên có và muốn truyền đạt.Những năm qua, giáo dục thẩm mỹ đã trở thành môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, là một môn học độc lập. nhằm trang bị cho HS những kiến thức cơ bản của cái đẹp để các em tiếp xúc và làm quen với cái đẹp, cảm thụ, yêu quý cái đẹp, biết vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Hỗ trợ các em học tốt các môn học khác.

Năm học 2017-2018 thực hiện chỉ thị số 16-CT-TTg ngày 4/5/2017 của thủ tướng chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Bộ giáo dục và đào tạo đã phối hợp với hội động Anh triển khai chương trình thí điểm giáo dục stem cho một số trườngtrung học tại một số tỉnh,thành phố. Đến nay Stem đã được triển khai rộng rãi ở các cấp học từ thành thị đến nông thông.

docx 5 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 500
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng giáo dục Steam vào định hướng tạo sản phẩm mỹ thuật trong chương trình Mỹ thuật lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng giáo dục Steam vào định hướng tạo sản phẩm mỹ thuật trong chương trình Mỹ thuật lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng giáo dục Steam vào định hướng tạo sản phẩm mỹ thuật trong chương trình Mỹ thuật lớp 6
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ VINH
TRƯỜNG THCS NGHI PHÚ
ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG GIÁO DỤC STEAM VÀO ĐỊNH HƯỚNG TẠO SẢN PHẨM MỸ THUẬT TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỸ THUẬT LỚP 6
Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
\
Năm học: 2021 - 2022
ỨNG DỤNG GIÁO DỤC STEAM VÀO ĐỊNH HƯỚNG TẠO SẢN PHẨM MỸ THUẬT TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỸ THUẬT LỚP 6
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy học mỹ thuật theo phương pháp mới nhắm phát triển năng lực cho học sinh đã được triển khai ở cấp THCS theo công văn số 2070/BGDĐT của bộ giáo dục và đào tạo. Việc thay đổi phương pháp dạy học từ truyền thụ kĩ năng một chiều sang phương pháp dạy học tích cực làm cho việc “ học” là quá trình kiến tạo , tìm tòi, khám phá, sáng tạo của học sinh, giúp các e chủ động trong học tập cũng như trong giao tiếp. Điều đó đòi hỏi giáo viên cũng phải nâng cao năng lực, tìm tòi học hỏi những cái mới, phát huy tích cực kĩ năng dạy học để hướng tới thích ứng với trình độ và tiếp nhận của tất cả các đối tượng học sinh chứ không phải dựa trên những gì giáo viên có và muốn truyền đạt.Những năm qua, giáo dục thẩm mỹ đã trở thành môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, là một môn học độc lập. nhằm trang bị cho HS những kiến thức cơ bản của cái đẹp để các em tiếp xúc và làm quen với cái đẹp, cảm thụ, yêu quý cái đẹp, biết vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Hỗ trợ các em học tốt các môn học khác.
Năm học 2017-2018 thực hiện chỉ thị số 16-CT-TTg ngày 4/5/2017 của thủ tướng chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Bộ giáo dục và đào tạo đã phối hợp với hội động Anh triển khai chương trình thí điểm giáo dục stem cho một số trường trung học tại một số tỉnh, thành phố. Đến nay Stem đã được triển khai rộng rãi ở các cấp học từ thành thị đến nông thông. Cụm từ Stem nay đã không còn xạ lạ với giáo viên và học sinh. Giáo dục steam là một cách tiếp cận liên nghành trong quá trình học, trong đó các khái niệm mang tính nguyện tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó học sinh được áp dụng kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực khoa học , công nghệ , kỹ thuật và toán học vào trong các bối cảnh cụ thể, được truyền đạt đan xen và kết dính lẫn nhau cho học sinh trên cơ sở học thông qua thực hành và hướng đến giải quyết các vấn đề thực tiễn . Ngoài ra giáo dục steam còn chú trọng trang bị cho học sinh những kĩ năng mềm cần thiết cho sự thành công trong công việc sau này như kĩ năng cộng tác, làm việc nhóm , giải quyết vấn đề ,tư duy sáng tạo, tư duy phản biện. Giáo dục stem là sự kết hợp thêm cả nghệ thuật vào trong chương trình giảng dạy và nghệ thuật cũng là một phần không thể thiếu trong chương trình giáo dục steam hiện đại. Nghệ thuật giúp khám phá tạo ra những cách khéo léo để giải quyết vấn đề. Tích hợp các nguyên tắc và trình bày các thông tin. Chữ A là một phần không không thể nào được trong giáo dục steam. Chữ A trong steam là thuật ngữ đại diện cho nghệ thuật tự do, nghệ thuật ngôn ngữ , nghiên cứu xã hội, nghệ thuật thể chất, mỹ thuật và âm nhạc. Giáo dục steam là áp dụng tư duy sáng tạo cho các dự án steam kích thích trí tưởng tưởng và sáng tạo của học sinh thông qua nghệ thuật.Nói đến đây chúng ta thấy răng giáo dục steam giúp cho học sinh phát
triển một cách toàn diện mà không mất đi các giá trị cốt lõi của giáo dục cơ bản. Vậy thì vận dụng giáo dục steam vào dạy học mỹ thuật là rất hợp lí để steam không còn khô cứng và mỹ thuật thì sẽ được phát triển theo hướng thực hành kết hợp kiến thức liên môn. Trong các giờ học mỹ thuật bây giờ các thầy cô giáo cũng đã thay đổi phương pháp dạy học cũng như khuyến khích học sinh sử dụng các chất liệu khác nhau trong bộ môn mỹ thuật để tạo ra được sản phẩm mỹ thuật đa chất liệu. Tuy nhiên để vận dụng giáo dục Steam vào trong dạy học mỹ thuật thì tôi chưa thấy có đề tài nào nói đến. Một phần trong chương trình mỹ thuật sách giáo khoa cũng có những giới hạn nhất định về nội dung nên việc sáng tạo của các em còn chưa được phát huy hết khả năng.Rõ ràng chúng ta thấy các sản phẩm stem mang đậm chất nghệ thuật, sản phẩm stem không chỉ là robot là lego và cũng không phải chi dành cho nam giới như quan niệm chúng ta đã từng nghĩ khi steam mới đưa vào chương trình giáo dục.
Để nâng cao hiệu quả dạy học các phân môn nghệ thuật, ngoài những kiến thức cơ bản, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng sư phạm người GV giảng dạy nghệ thuật cần phải biết vận dụng khoa học, khoa học STEAM linh hoạt những phương pháp dạy học của các phân môn nghệ thuật .Vì vậy, tôi chọn đề tài " Ứng dụng giáo dục Steam vào định hướng tạo sản phẩm mỹ thuật trong chương trình Mỹ thuật lớp 6 " để nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
Dạy học các tiết mỹ thuât ứng dụng theo hướng vận dụng giáo dục steam nhằm rèn luyện kỹ năng sáng tạo, khả năng quan sát, phản ánh, tính toán trong các bản thiết kế mô hình.
Chủ động đổi mới hình thức dạy học, phương pháp dạy học theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Có thể áp dụng cho tất cả học sinh ở tất cả các trình độ, những HS có trình dộ khác nhau vẫn có thể làm được trong cùng một nhóm với các nhiệm vụ khác nhau.
Học sinh tích hợp được các kiến thức liên môn vào việc tạo ra sản phẩm mỹ thuật.
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến là vận dụng giáo dục steam vào định hướng tạo sản phẩm mỹ thuật.
Học sinh lớp 6 trường THCS Nghi Phú – Thành phố Vinh. Năm học 2021- 2022
Phạm vi nghiên cứu
Các bài mỹ thuật tạo hình trong chương trình mỹ thuật lớp 6
Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi đưa ra những phương pháp khi tiến hành nghiên cứu và giải quyết sáng kiến này là:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp thực nghiệm
CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, dự kiến nội dung chính của sáng kiến gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở của đề tài
Phần 2: Một số giải pháp vận dụng giáo dục Staem vào định hướng tạo sản phẩm mỹ thuật.
Phần 3: Hiệu quả của đề tài.
THỜI GIAN THỰC HIỆN
Năm học 2021-2022
B.	NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI
Cơ sở lí luận
Khái quát chung về giáo dục STEM
Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề giáo dục STEM trong môn Mỹ thuật lớp 6
Vai trò của giáo dục STEM trong chương trình giáo dục THCS
Cơ sở thực tiễn
Phân tích chương trình, nội dung các bài học chương trình mỹ thuật lớp 6
Tìm hiểu thực trạng việc dạy học chủ đề giáo dục STEM trong dạy học ớ các môn học
Xây dựng chủ đề giáo dục STEM dùng cho dạy học mỹ thuật lớp 6
Triển khai chủ đề giáo dục STEM dùng cho dạy học một bài cụ thể
GIẢI PHÁP
Giải pháp 1: Cần nắm rõ bản chất của giáo dục Steam để lựa chọn nội dung kiến thức để xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp.
Giải pháp 2: Hướng dẫn lựa chọn hình thức thể hiện và tạo ngân hàng nguyên vật liệu phù hợp
Giải pháp 3: Nâng cao kĩ năng thực hành hoạt động nhóm để phát huy lợi thế của mỗi cá nhân
Giải pháp 4: Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạo hứng thú cho học sinh thông qua các hoạt động thi đua, trò chơi.
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Phạm vi áp dụng
Sáng kiến được áp dụng tại đơn vị trường THCS, sáng kiến này còn có thể áp dụng rộng rãi trong các trường học.
Thời gian áp dụng
Bắt đầu từ năm học 2021 - 2022
Tiêu chí đánh giá
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Tính mới
Đề tài phù hợp với mục đích của chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới Mỹ thuật 6 là tạo các sản phẩm mỹ thuật mang tính ứng dụng.
Tính khoa học
Giải pháp sáng kiến có tính vận dụng và áp dụng cao trong thực tiễn dạy của giáo viên và học của học sinh.
Tính hiệu quả
Qua đề tài giúp học sinh phát triển về tư duy sáng tạo, hình thành nhiều kĩ năng, năng lực và rèn luyện phẩm chất. Giúp các em thực sự mạnh dạn, chủ động tích cực hơn trong giao tiếp, hoạt động hợp tác.
KHẢ NĂNG MỞ RỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Có thể áp dụng sáng kiến kinh nghiệm một cách đại trà cho cả hai cấp học: Tiểu học và trung học cơ sở.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
+ Nên tổ chức các hội thi Steam liên quan đến mỹ thuật
+ Trong chuyên môn cần tổ chức thêm nhiều những buổi sinh hoạt theo tổ, nhóm, cụm chuyên môn để trao đổi kinh nghiệm. Tổ chức các chuyên đề để giáo viên tiếp cận chương trình GDPT mới để việc dạy và học tốt hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_giao_duc_steam_vao_dinh_huong.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng giáo dục Steam vào định hướng tạo sản phẩm mỹ thuật trong chương trìn.pdf