Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường tổ chức trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả môn Mĩ thuật 4
Nghệ thuật nói chung và mĩ thuật nói riêng là những môn mà trẻ em dường như rất yêu thích. Việc giúp các em có thể tự do vẽ vời trong khuôn khổ đề tài đưa ra, hay các em có thể thỏa thích sáng tạo bằng cách phối, trộn, pha và tô những gam màu tuyệt đẹp lên tác phẩm của mình là vấn đề mà nhiều giáo viên quan tâm. Tuy nhiên bởi thời lượng số tiết lên lớp có hạn nên đôi khi sẽ không thể giúp các em phát huy hết sở trường của mình. Với môn mĩ thuật 4 được chia làm 35 tiết/ năm với 12 chủ đề. Thầy cô sẽ phân chia mỗi chủ đề có thể học từ 2 đến 4 tiết. Và có sự kết hợp với những quy trình vẽ khác nhau. Việc truyền đạt cho các em hiểu và thực hành vẽ theo những kiến thức mà thầy cô giảng dạy sẽ giúp các em phát huy được những khả năng và sự sáng tạo. Tuy nhiên có đôi lúc việc dạy theo khung thời gian và các chủ đề cố định sẽ gò bó trí tưởng tượng của một vài học sinh. Đôi lúc vì thành tích mà các em sẽ phải sao chép ý tưởng hoặc có những tác phẩm quá đơn điệu không có bố cục hoặc nội dung câu chuyện khiến người xem khó hiểu.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường tổ chức trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả môn Mĩ thuật 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường tổ chức trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả môn Mĩ thuật 4

ng để dạy và có cả một chương trình, giáo viên để sẵn sàng truyền đạt các kiến thức cho các em. Giáo viên sẽ dựa trên chương trình, sách giáo khoa để hướng dẫn, theo dõi và đánh giá khả năng của các em. Đồng thời, lứa tuổi tiểu học của các em lần đầu được tiếp xúc với những kiến thức mĩ thuật theo một tiêu chuẩn nhất định các em sẽ vô cùng thích thú vì có được môi trường thực thụ để thỏa sức sáng tạo với những ý tưởng của mình. *Hạn chế: Thực tế hiện nay, tuy đã có sự cải thiện về cách nhìn của phụ huynh tới môn mĩ thuật. Nhưng vẫn còn tồn tại một số phụ huynh vẫn không coi trọng tới bộ môn này, hướng con tập trung học các môn như toán, tiếng việt. Vì vậy, việc đầu tư cho các em có đầy đủ dụng cụ để phục vụ tốt hơn cho bộ môn này còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, có vài thầy cô giáo vẫn chưa cảm nhận được cái hay cái đẹp của bộ môn này để có thể truyền tải hết ý cho các em, nên chưa tạo được không khí hào hứng cho các em, đôi lúc làm cho các em bị hạn chế khả năng sáng tạo của mình. Mặt khác, cơ sở vật chất tại trường chưa đầy đủ vật dụng thiết bị hỗ trợ cho các em học tốt bộ môn này. Vì vậy trong quá trình dạy và học thì còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng học tập, tiếp thu và thực hành của các em. Sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học mang tính trực quan trong công tác giảng dạy môn Mĩ thuật III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến III.1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến Với bộ môn mĩ thuật đặc biệt là mĩ thuật lớp 4, giáo viên có thể nghiên cứu một vài trò chơi phù hợp có thể đưa vào áp dụng trong các giờ dạy của mình. Tuy nhiên thầy cô cần thiết kế bố cục giờ dạy phù hợp khi đưa trò chơi vào. Các trò chơi không được chiếm dụng quá nhiều thời gian tiết học làm hạn chế thời gian cung cấp kiến thức cho các em. Dựa vào nội dung bài học và bài giảng để tổ chức các trò chơi phù hợp. Vừa giúp các em củng cố kiến thức, vừa giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Tổ chức trò chơi trong học tập cho các em học sinh sẽ giúp các em có nhiều hứng thú trong học tập. Đồng thời thông qua trò chơi giáo viên vừa có thể cung cấp kiến thức vừa giúp cho các em rèn luyện những kỹ năng mềm khác như kỹ năng kỷ luật theo quy tắc trò chơi, các làm việc nhóm, hỗ trợ đồng đội và có khả năng phản xạ cao. Minh chứng: Trong các giờ học, giáo viên cũng tổ chức giảng dạy theo khuôn khổ chuẩn mực, tuy nhiên giáo viên sẽ linh hoạt lồng ghép các trò chơi vào. Với môn mĩ thuật lớp 3 giáo viên có thể thực hiện các bước sau: Bước 1: Như những giờ giảng khác, khi bắt đầu tiết học giáo viên sẽ giới thiệu bài học để các em hình dung nội dung và chủ đề của tiết mĩ thuật hôm nay sẽ được học gì và vẽ gì. Bước 2: Khi đi vào nội dung chi tiết, giáo viên sẽ quan sát và nhận xét các vấn đề đặt ra xoay quanh bài học. Giảng giải cho các em những nội dung cần đạt được trong tiết học này, và gợi ý một vài chi tiết, hình ảnh để các em áp dụng vào thực hành. Bước 3: Thời gian cho học sinh bắt đầu thực hành vẽ theo chủ đề bài học đưa ra. Bước 4: Tổ chức chơi trò chơi cho các em. Trò chơi đã được giáo viên soạn sẵn để tiết kiệm thời gian và giảm thiểu các rủi ro, sai sót trong quá trình hoạt động. TRÒ CHƠI TIẾP SỨC *Yêu cầu cần đạt:1. Mục tiêu học tập: Trò chơi nên liên quan đến các khía cạnh mĩ thuật, như đồ họa, vẽ, điêu khắc, sắp xếp không gian, màu sắc, và các nguyên tắc thiết kế. Nó nên cung cấp cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và phát triển kỹ năng nghệ thuật của họ. 2. Phù hợp với lứa tuổi: Trò chơi phải phù hợp với độ tuổi và kỹ năng của học sinh, từ mẫu giáo đến trung học. Điều này đảm bảo rằng nội dung hoạt động phù hợp và thú vị cho tất cả các học sinh tham gia. 3. Sự tham gia: Trò chơi nên khuyến khích sự tham gia tích cực từ tất cả các học sinh. Điều này có thể được đạt được bằng cách tạo ra các nhiệm vụ hoặc kịch bản mà mỗi học sinh có thể tham gia, đóng góp và học hỏi từ nhau. 4. Sự an toàn: Hoạt động phải được tổ chức an toàn và không gây nguy hiểm đến sức khỏe và sự an toàn của học sinh. Đảm bảo có sự giám sát và hướng dẫn từ giáo viên hoặc người lớn có trách nhiệm. 5. Tính sáng tạo: Trò chơi nên khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phản biện của học sinh. Điều này có thể được đạt được bằng cách đặt các câu hỏi khuyến khích tư duy sáng tạo, khám phá và tự mở rộng. 6. Giảng dạy ý nghĩa: Mục tiêu cuối cùng của trò chơi nên là cung cấp cho học sinh những kỹ năng và hiểu biết mới trong lĩnh vực mĩ thuật. Đảm bảo rằng hoạt động có ý nghĩa và có thể tích hợp vào giảng dạy chính thức. Đáp ứng các yêu cầu trên sẽ giúp đảm bảo rằng trò chơi trong giờ mĩ thuật mang lại giá trị học tập và niềm vui cho học sinh. *Chuẩn bị : Đồ dùng trực quan *Cách tổ chức: Nhóm, cá nhân *Áp dụng : 2. Dạng bài Tạo hình, tạo nhân vật Các trò chơi mà giáo viên có thể áp dụng vào môn mĩ thuật lớp 4 như trò chơi vẽ tiếp sức. Với trò chơi này giáo viên có thể lồng ghép vào bước 3 khi cho các em thực hành. Lúc này thay vì cho các em hoạt động cá nhân giáo viên có thể cho các em làm việc nhóm để hoàn thành bức vẽ. Tôi cũng đã áp dụng phương pháp này trong dạy học chủ đề 7 Môi trường xanh- sạch - đẹp, trang 49, sách mĩ thuật lớp 4, bộ sách kết nối tri thức. Cách tổ chức trò chơi: Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các vật dụng như giấy A4, số lượng tùy thuộc vào số đội chơi, và tìm hiểu kỹ luật chơi để phổ biến, giúp các em nắm rõ được các hoạt động mà mình sẽ thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Cách thực hiện: Giáo viên chia lớp thành các đội chơi, sau đó ghi tên các đội chơi lên bảng và gắn các tờ giấy A4 tương ứng với các đội chơi. Giới hạn thời gian cho các đội thảo luận để tìm nội dung vẽ về chủ đề môi trường. Sau đó mỗi thành viên của đội lần lượt vẽ một mảng hình hoặc một chi tiết của bức tranh để hoàn thiện tranh vẽ của đội mình (mỗi thành viên chỉ vẽ một lần). Sau khi xoay vòng đã hết nhưng bức tranh chưa hoàn thành thì sẽ bắt đầu lại với người đầu tiên. Cuối cùng đội nào hoàn thiện bức tranh sớm nhất, đạt yêu cầu về nội dung, bố cục, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt sẽ trở thành đội thắng cuộc. Với những tiết học như thường thức mĩ thuật, giáo viên có thể tổ chức các trò chơi như ô chữ bí mật, hoặc giải câu đố về các thông tin liên quan đến nội dung thường thức cho các em dễ nhớ và dễ có thêm kiến thức. Ví dụ khi học chủ đề 4: Cảnh đẹp quê hương, trang 19, sách Mỹ thật 4, bộ sách Kết nối tri thức, tôi đã cho học sinh chơi trò “Vẽ tiếp sức”. Cụ thể: Đầu tiên, giáo viên sẽ chuẩn bị một tờ giấy A4 và dán lên trên bảng và tiến hành chia các thành viên trong nhóm thành từng đội nhỏ tuỳ theo số lượng học sinh có mặt tại lớp. Nhiệm vụ các đội là tìm hiểu về nội dung đề tài mà mình sẽ thực hiện từ đó xác định ý tưởng ban đầu của cả nhóm. Sau khi tìm ý tưởng xong, các nhóm sẽ có khoảng 10 phút để từng thành viên lần lượt vẽ các chi tiết. Các em sẽ thay phiên nhau vẽ các hoạ tiết cũng như phối màu để hoàn thiện tác phẩm nghệ thuật của nhóm mình. Đội nào hoàn thành nhanh và đẹp mắt nhất sẽ là đội giành được chiến thắng trong trò chơi này. Thông thường những tiết thường thức mĩ thuật các em sẽ tìm hiểu về các họa sĩ hoặc các tác phẩm nổi tiếng. Vì thế nhiều em sẽ cảm giác nhàm chán, việc lồng ghép một vài trò chơi vào tiết học này sẽ giúp các em hứng thú hơn. Tóm lại, việc ứng dụng trò chơi vào quá trình giảng dạy là một phương pháp mang lại hiệu quả cao đối với thầy cô và giáo viên. Vì vậy, nhà trường cũng như các thầy cô có thể tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng vào sự nghiệp giảng dạy của mình đặc biệt là môn mĩ thuật 4. III.2. Tính mới, tính sáng tạo *Tính mới: Một số tính mới khi sử dụng các trò chơi trong giảng dạy môn mỹ thuật bao gồm: 1. Gây hứng thú và tăng cường sự tương tác: Các trò chơi có thể tạo ra môi trường học tập thú vị và hấp dẫn, giúp học sinh tự tin tham gia vào quá trình học tập và tương tác với nội dung môn học. 2. Khám phá tạo năng lượng: Các trò chơi có thể khuyến khích học sinh khám phá, sáng tạo và thử nghiệm các ý tưởng mới trong mỹ thuật. Chúng cung cấp cho học sinh một cách tiếp cận thực tế và tương tác trực tiếp với các khía cạnh của nghệ thuật. 3. Phát triển kỹ năng đa dạng: Trò chơi trong mỹ thuật có thể giúp học sinh phát triển kỹ năng đa dạng, bao gồm năng lực sáng tạo, khéo léo, quan sát, khám phá và trình bày ý tưởng. 4. Tương tác xuyên suốt: Các trò chơi mỹ thuật có thể tích hợp tương tác xuyên suốt trong quá trình học tập, từ khâu lên ý tưởng cho đến thực hiện dự án, cho phép học sinh liên tục thực hiện các bước của quá trình sáng tạo. 5. Phát triển kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề: Các trò chơi mỹ thuật có thể thách thức học sinh suy nghĩ, phân tích vấn đề và tìm ra giải pháp sáng tạo. Chúng khuyến khích sự linh hoạt và phản xạ sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề nghệ thuật. Tổng quát, việc sử dụng các trò chơi trong giảng dạy môn mỹ thuật có thể tạo ra môi trường học tập kích thích, khuyến khích sự sáng tạo và phát triển kỹ năng đa dạng cho học sinh. *Tính sáng tạo: Sử dụng các trò chơi trong giảng dạy môn mỹ thuật có thể giúp nâng cao tính sáng tạo của học sinh. Với việc kết hợp giữa các yếu tố trò chơi và mỹ thuật, học sinh sẽ có cơ hội thể hiện khả năng sáng tạo của mình một cách tự nhiên và thú vị. Một ví dụ về cách sử dụng trò chơi trong giảng dạy mỹ thuật là sử dụng trò chơi thực hiện vẽ tranh. Thay vì yêu cầu học sinh chỉ vẽ theo một hình mẫu cố định, giáo viên có thể tạo ra các trò chơi hoặc thử thách mà học sinh cần thực hiện để hoàn thành bức tranh của mình. Ví dụ: yêu cầu học sinh vẽ một bông hoa bằng cách chỉ sử dụng các hình tròn, hình tam giác và hình vuông. Điều này sẽ khuyến khích học sinh tìm ra cách sử dụng hình học để tạo ra các hình dạng và mẫu hoa độc đáo. Bên cạnh đó, các trò chơi như xếp hình, tạo mô hình hoặc chấp tác cũng có thể giúp học sinh phát triển khả năng sáng tạo và tư duy thẩm mỹ. Từ việc xây dựng mô hình bằng các vật liệu khác nhau, học sinh có thể tự tạo ra các sản phẩm sáng tạo dựa trên ý tưởng riêng. Tính sáng tạo trong việc sử dụng các trò chơi vào giảng dạy môn mỹ thuật là tạo ra môi trường thú vị, khuyến khích học sinh tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Các trò chơi đóng vai trò là công cụ tạo ra sự hứng thú, động lực và sự thúc đẩy cho sự phát triển sáng tạo của học sinh. III.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến Qua thời gian thực hiện đề tài vừa nghiên cứu tìm hiểu về phương pháp sử dụng các trò chơi bằng ứng dụng công nghệ số , sau đó áp dụng vào thực hành, cho các em học tập thử với các phương pháp mới. Kết thúc cuộc nghiên cứu các kết quả mang về được thể hiện như sau: Bảng so sánh kết quả học tập của học sinh học môn mĩ thuật lớp 4, trước và sau khi áp dụng biện pháp Số lượng học sinh 32 Đạt A+ Đạt A Đạt B Kết quả xếp loại sau khi áp dụng các phương pháp mới Số lượng 18 11 3 Tỷ lệ % 56% 34% 10% Kết quả xếp loại trước khi áp dụng phương pháp mới Số lượng 12 16 4 Tỷ lệ % 37% 50% 13% Qua bảng số liệu ta thấy được có sự tiến bộ rõ rệt về kết quả xếp loại về môn mĩ thuật của các em. Cụ thể, có sự gia tăng về số lượng các em học sinh từ điểm A đạt lên điểm A+, tăng 6 em học sinh với tỷ lệ 19%. Đồng thời giảm số lượng các em đạt điểm A. Điểm B giảm 16% và điểm B giảm 3%. Trong thời gian ngắn, đã có sự cải thiện rõ rệt về kết quả của các em trong bộ môn mĩ thuật lớp 4, cho thấy các phương pháp này sẽ mang lại dấu hiệu tích cực trong giảng và dạy học sau này. Mặt khác, việc áp dụng các phương pháp mới cũng làm các em có hứng thú hơn với bộ môn mĩ thuật. Cụ thể như: Bảng so sánh hứng thú của học sinh khi học môn mĩ thuật 4, trước và sau khi áp dụng biện pháp Số lượng học sinh 32 Thích Bình thường Không thích Học sinh thích môn mĩ thuật sau khi áp dụng phương pháp mới Số lượng 22 7 3 Tỷ lệ % 69% 22% 9% Học sinh thích môn mĩ thuật trước khi áp dụng phương pháp mới Số lượng 15 12 5 Tỷ lệ % 47% 38% 15% Qua bảng số liệu ta thấy có sự thay đổi về hứng thú học tập môn mĩ thuật của các em. Số lượng các em thích học tăng từ 15 lên 22 học sinh với tỷ lệ tăng 22%. Trong khi các em cảm thấy học mĩ thuật là môn phải học và các em không thích môn mĩ thuật lại giảm. Tỷ lệ các em thấy bình thường giảm 16% và các em không thích giảm 6%. Qua đó ta thấy được hiệu quả của việc đưa trò chơi bằng ứng dụng công nghệ số thay đổi phương pháp dạy môn mĩ thuật nói chung và mĩ thuật lớp 4 nói riêng là một việc làm cần thiết và cần được thực hiện một cách nghiêm túc. III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến: Việc áp dụng bất kỳ phương pháp nào để đổi mới trong giáo dục cũng mang lại hiệu quả tích cực hơn đối với bộ môn mĩ thuật lớp 4. Việc này vừa giúp cho các em học sinh học tập và thực hành hiệu quả hơn, có hứng thú học tập, tăng khả năng sáng, trí tưởng tượng của các em, sau đó đạt được kết quả cao. Ngoài việc cung cấp cho các em kiến thức, thầy cô còn giúp các em làm quen và rèn được những đức tính, kỹ năng khác bổ trợ cho con được học tập và sự nghiệp của các em sau này. Qua đó giúp các em học sinh cũng như phụ huynh nhận ra được khả năng và đam mê của các bé để định hướng sớm con đường cho các em học sinh phát triển sau này. Đồng thời giúp giáo viên cải thiện được phương pháp giảng dạy, nâng cao kỹ năng cũng như kinh nghiệm trong sự nghiệp giáo viên của mình. Chính những tích lũy này giúp cho các bài giảng của thầy cô ngày càng chất lượng và tạo được một thế hệ các em học sinh học tập hiệu quả, tự tin với kiến thức mà bản thân đã học được, sau khi hoàn thành những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường để bước ra đối mặt với xã hội. Trong thời gian thực hiện đề tài sẽ có những kinh nghiệm mà tôi đã nhận ra để phát triển cũng như cải thiện để cho việc giảng dạy, chất lượng học, tiếp thu của các em tốt hơn. Vì những phương pháp này chủ yếu là các phương pháp mới, chưa được áp dụng rộng rãi, và đối tượng đề tài nghiên cứu là các em học sinh lớp 4 còn khá nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệm thậm chí là chưa từng được tiếp xúc với các phương pháp giảng dạy này; Vì vậy khâu tổ chức và quản lý lớp của giáo viên cần nhiều thời gian hơn, và sẽ có vài tiết học thời gian tổ chức lớp chiếm nhiều hơn thời gian giảng dạy và thực hành. Nhiều em học sinh sẽ bị lúng túng, chưa biết cách sắp xếp hoặc áp dụng các phương pháp mới vào trong học tập. Dẫn đến các tác phẩm hoặc kết quả xếp loại không được cao. Tuy nhiên nếu giáo viên có khâu chuẩn bị kỹ, và thực hành áp dụng các phương pháp mới nhiều hơn, sẽ giúp các thầy cô rút ngắn được thời gian của khâu tổ chức, quản lý và giảng giải cách làm cách nắm bắt vấn đề. Các em sẽ học nhanh hơn, tiếp thu nhanh, và trí sáng tạo của các em cũng tăng lên. Đi đôi với việc phát triển khả năng hội họa của các em, thì thầy cô còn giúp các em phát triển được các kỹ năng mềm khác như khả năng làm việc nhóm, tính kỷ luật và khả năng phản xạ, thuyết trình cũng như đứng trước đám đông. Hy vọng đề tài nghiên cứu sẽ giúp cho đội ngũ giáo viên môn mĩ thuật nói chung và môn mĩ thuật lớp 4 nói riêng có được những kết quả tốt khi áp dụng các phương pháp trên trong quá trình giảng dạy của mình. An Lão, ngày 19 tháng 02 năm 2024 CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Bùi Thị Hoa
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_tang_cuong_to_chuc_tro_choi_hoc_tap_de.doc