Sáng kiến kinh nghiệm Tận dụng phấn viết bảng để làm màu vẽ
Mĩ thuật đã có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến con người, đến các lứa tuổi đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Nó khơi dậy khả năng sáng tạo, yêu thích vẽ và vẽ những gì các em nhìn thấy."Mĩ thuật nằm trong bản năng di truyền của mỗi con người..." bởi bất kỳ đứa trẻ nào bắt đầu biết cầm bút đều rất thích vẽ và có thể vẽ bất cứ lúc nào những vạch ngang dọc trên giấy hay trên đất... Mặc dù những nét vẽ đó còn ngây thơ, ngộ nghĩnh nhưng nó đã lôi cuốn các em vào hoạt động vẽ mà không ai có thể phủ nhận được.
Tất cả các môn học ở trường Tiểu học góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách của một con người, trong đó môn Mĩ thuật. Nó có một vị trí quan trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học, thông qua môn Mĩ thuật giúp các em học tốt các môn học khác.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy rất nhiều em gặp khó khăn, thiếu thốn về màu vẽ. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có điều kiện mua cho các em. Điều này rất tốn kém đặc biệt là với những gia đình đáng gặp khó khăn. Bởi vậy, từ thực tế giảng dạy Mĩ thuật ở trường tôi đã áp dụng biện pháp " Tận dụng phấn viết bảng để làm màu vẽ " giúp học sinh tự do sáng tạo ý tưởng của mình mà không sợ thiếu màu vẽ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tận dụng phấn viết bảng để làm màu vẽ

BÁO CÁO SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP: “TẬN DỤNG PHẤN VIẾT BẢNG ĐỂ LÀM MÀU VẼ” PHẦN I. MỞ ĐẦU Lý do chọn biện pháp: Mĩ thuật đã có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến con người, đến các lứa tuổi đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Nó khơi dậy khả năng sáng tạo, yêu thích vẽ và vẽ những gì các em nhìn thấy."Mĩ thuật nằm trong bản năng di truyền của mỗi con người..." bởi bất kỳ đứa trẻ nào bắt đầu biết cầm bút đều rất thích vẽ và có thể vẽ bất cứ lúc nào những vạch ngang dọc trên giấy hay trên đất... Mặc dù những nét vẽ đó còn ngây thơ, ngộ nghĩnh nhưng nó đã lôi cuốn các em vào hoạt động vẽ mà không ai có thể phủ nhận được. Tất cả các môn học ở trường Tiểu học góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách của một con người, trong đó môn Mĩ thuật. Nó có một vị trí quan trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học, thông qua môn Mĩ thuật giúp các em học tốt các môn học khác. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy rất nhiều em gặp khó khăn, thiếu thốn về màu vẽ. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có điều kiện mua cho các em. Điều này rất tốn kém đặc biệt là với những gia đình đáng gặp khó khăn. Bởi vậy, từ thực tế giảng dạy Mĩ thuật ở trường tôi đã áp dụng biện pháp " Tận dụng phấn viết bảng để làm màu vẽ " giúp học sinh tự do sáng tạo ý tưởng của mình mà không sợ thiếu màu vẽ. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. A/ Đối tượng nghiên cứu: Học sinh từ khối 1 đến khối 5. B/ Phạm vi nghiên cứu: Trường Tiểu học Lộc Thuận B. 3.Mục đích của biện pháp: Thực tế dạy học môn Mĩ thuật tôi nhận thấy, học sinh luôn luôn tiềm tàng rất nhiều khả năng về hội họa, tuy nhiên không phải em nào cũng đủ điều kiện để bộc lộ khả năng của bản thân. Để có sản phẩm đẹp thì sau khi vẽ hình ảnh chính, phụ, chỉnh sửa các em sẽ vẽ màu. Ở nông thôn các em còn thiếu thốn về đồ dùng mĩ thuật, đặc biệt là màu vẽ. Ngoài thị trường thì có rất nhiều loại màu như màu dạ, màu acrylic, màu bột, màu nước,nhưng giá thành rất đắt không phải ai cũng có thể mua dùng được. Do đó nhà em nào có điều kiện thì có màu để vẽ, còn những em gia đình khó khăn thì mượn bạn nhưng một hộp màu mà dùng chung quá nhiều người nên nhanh hết. Nhiều em vẽ hình tốt nhưng vì không có màu hoặc bạn cho mượn màu nào tô màu ấy nên bài vẽ không đẹp. Bản thân là giáo viên chuyên môn Mĩ thuật tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu mong các em sẽ phát huy hết khả năng, sự sáng tạo của mình mà không gặp trở ngại gì. Với kinh nghiệm của bản thân, từ thực tế giảng dạy Mĩ thuật ở trường Tiểu học tôi đã rút ra được biện pháp " Tận dụng phấn viết bảng để làm màu vẽ " giúp học sinh tự do sáng tạo ý tưởng của mình mà không sợ thiếu màu vẽ, biết sử dụng màu sắc hài hòa hợp lý một cách thành thạo và sáng tạo. Tôi suy nghĩ, nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng với mục đích tìm ra một số giải pháp tốt nhất góp phần nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn mĩ thuật theo phương pháp mới của trường Tiểu học Lộc Thuận B nói riêng và ở Tiểu học nói chung, đó là mục đích để tôi nghiên cứu. PHẦN II. NỘI DUNG Nội dung biện pháp: Các em ở đây hầu hết là người nông thôn, gia đình kinh tế còn khó khăn. Đồ dùng để vẽ rất thiếu thốn nhất là màu. Với các em mua được ngòi bút chì và cục tẩy là tốt lắm rồi. Nhiều bài vẽ của các em mặc dù khi vẽ chì rất đẹp vì màu không có nên dẫn đến bài vẽ không đẹp. Ngoài thị trường thì có rất nhiều màu như màu bột, màu nước,nhưng giá thành rất đắt không phải ai cũng có thể mua dùng được. Là giáo viên tôi mong các em thể hiện được sự sáng tạo đam mê của mình. Chính điều đó khi lên lớp tôi thấy phấn viết bảng ngắn còn rất nhiều nhưng chỉ có thể bỏ đi vì không cầm viết được nữa. Điều này rất lãng phí vì như chúng ta biết phấn viết hiện nay là phấn không bụi, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Phần lớn phấn được làm từ bột thạch cao khoáng sản và hầu như không còn chứa phấn đá. Ngoài ra thiên nhiên xung quang chúng ta vô cùng phong phú. Mỗi cây cỏ có một đặc điểm và một sắc màu riêng. Như cây dền đỏ, củ dền hay những lá cây có màu đỏ khi chúng ta vò nát sẽ có nước màu đỏ; cây có lá màu xanh như dứa hay còn gọi cây cơm nếp vò nát sẽ có nước màu xanh; củ nghệ giã nát có nước màu vàngvà còn rất nhiều lá cây cỏ khác nếu vò nát sẽ cho ra các màu khác nhau. Từ đó tôi đã tận dụng các viên phấn còn lại này và thực hiện các bước như sau: Đầu tiên, tôi dùng hoa cỏ có màu tương ứng giã lấy nước. Tiếp theo tôi cho những viên phấn vào nước màu đã làm sẵn, vì là phấn nên ngấm nước rất nhanh. Thế là từ viên phấn trắng sẽ có viên phấn đỏ, xanh, vàng Sau đó, tôi sẽ lấy các viên phấn cùng màu cho vào một túi ni lông riêng và nghiền mịn, do có ngấm nước cùng tính chất là phấn không bụi nên sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Cuối cùng tôi sẽ lấy 1 ít bột phấn đã nghiền, 1 ít nước nước sạch và 1 giọt hồ dán trộn lẫn với nhau. Nếu làm theo cách này chúng ta pha màu như cách pha màu bột Hay chúng ta cũng có thể làm cách khác : Đầu tiên cho phấn trắng vào túi ni long nghiền mịn, sau đó lấy lượng bột vừa dùng và muốn màu nào thì dùng nước lá cây màu đó(lá cây, cũ đã được vò,giã nát) trộn vào. Cuối cùng tôi sẽ cho 1 giọt hồ dán trộn lẫn với nhau. Nếu làm theo cách này thì chúng ta có thế pha như màu nước và có thể pha sẵn vào lọ. Từ 3 màu cơ bản đó tôi lại pha được thêm các màu khác như màu cam, màu xanh lục, màu tím. Tôi cũng có thể pha các màu khác từ màu lá có sẵn nữa như màu tím từ hoa đậu biếc, màu đen từ các lá rụng màu đen,Nếu thay đổi lượng màu pha trộn, màu pha được sẽ có sắc màu thay đổi khác nhau. Chúng ta có thể tận dụng vật liệu chúng ta có sẵn và cây cỏ xung quanh thì phong phú, mọc khắp nơi trong vườn nhà, trên đường đi,Chi phí thấp, (chỉ tốn 1 chai hồ dán nhỏ và có thể sử dụng cả năm học) cách pha màu rất dễ dàng lại được tha hồ pha những màu theo ý thích. Hơn nữa, khi tô màu nó vẫn giữ được màu lâu không bị bong tróc. Các em có thể pha màu ở lớp hay làm sẵn ở nhà. Điều này sẽ làm các em sẽ rất hào hứng và cũng tiếp cận dần với các cách pha màu để khi lên trung học cơ sở hay trung học phổ thông các em sẽ không ngỡ ngàng. 2.Hiệu quả của biện pháp đang thực hiện: * Đánh giá tác động của biện pháp trước và sau khi áp dụng biện pháp: a)Trước khi áp dụng biện pháp: Khảo sát học sinh đầu năm học. Nội dung Số h/s được khảo sát H/s đạt kết quả Tỉ lệ Hoàn thành bài ở lớp 80 30 37,5% Chưa hoàn thành bài ở lớp 80 50 62,5% Hứng thú với môn học 80 20 25% b)Sau khi áp dụng biện pháp: Nội dung Số h/s được khảo sát H/s đạt kết quả Tỉ lệ Nội dung Số h/s được khảo sát H/s đạt kết quả Tỉ lệ Hoàn thành bài ở lớp 80 30 37,5% Hoàn thành bài ở lớp 80 78 97,5% Chưa hoàn thành bài ở lớp 80 50 62,5% Chưa hoàn thành bài ở lớp 80 2 2,5% Hứng thú với môn học 80 20 25% Hứng thú với môn học 80 80 100% (Khảo sát học sinh đầu năm học) (Khảo sát học sinh cuối học kỳ II) PHẦN III. KẾT LUẬN Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình dạy học môn Mĩ thuật tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy sau: - Chú ý và quan tâm đặc điểm tâm lý của các em học sinh. Quan sát tham quan dã ngoại, ngắm phong cảnh thật. Học sinh tự làm đồ dùng trong tiết học Kiến nghị, đề xuất: Đối với ban giám hiệu nhà trường: - Cần trang bị thêm thiết bị để đáp ứng nhu cầu dạy học mới hiện nay. Như vậy, với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục học sinh một cách toàn diện, theo chủ trương xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực. Bản thân tôi đã vận dụng và sau một thời gian áp dụng biện pháp vào giảng dạy bộ môn mĩ thuật, tôi đã thu được những thành quả đáng khích lệ, học sinh rất hứng thú chờ đợi để đến giờ học mĩ thuật. Việc tạo ra một bức tranh đã trở nên dễ dàng. Biện pháp có tính khả thi cao và có thể áp dụng rộng rãi. Trên đây là biện pháp “Tận dụng phấn viết bảng làm màu vẽ” mà bản thân tôi đã áp dụng và đã đem lại những hiệu quả nhất định. Có thể giải pháp nêu trên chưa phải là tối ưu nhưng đó chính là một cách cần thiết và dễ dàng áp dụng, giúp giáo viên thực hiện tốt hơn vai trò của mình khi giảng dạy bộ môn Mĩ thuật theo phương pháp mới. Xác nhận ban giám hiệu Lộc Thuận, ngày 02 tháng 4 năm 2022 Tác giả Trần Thị Nhung
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_tan_dung_phan_viet_bang_de_lam_mau_ve.doc