Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng vật liệu tái chế để tạo ra sản phẩm mĩ thuật

Môn Mĩ thuật là môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục phát triển toàn diện học sinh. Thông qua môn học, học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp, để từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay, trí óc của mình tạo ra cái đẹp và vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày.Giáo dục Mĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng,không chỉ khuyến khích sự sáng tạo của trẻ mà còn giúp trẻ phát triển nhân cách và năng lực xã hội.

Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các em học Mĩ thuật thông qua các quy trình Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được. Hoạt động giáo dục Mĩ thuật còn góp phần đem lại nhận thức mới, niềm vui, hứng thú và sáng tạo học tập cho trẻ. Điểm nổi bật của phương pháp dạy học này là giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy. Khi giảng dạy, giáo viên Mĩ thuật phải nắm vững những yêu cầu để xây dựng các nội dung liên kết, đặc biệt lưu ý tới 5 lĩnh vực năng lực: kinh nghiệm; kỹ năng và kỹ thuật; phân tích giải trình; thể hiện năng lực truyền thông tin và đánh giá với các chủ điểm chung phù hợp với học sinh THCS. Tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm theo phương châm: Lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế mà các em được trải nghiệm.

docx 17 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 380
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng vật liệu tái chế để tạo ra sản phẩm mĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng vật liệu tái chế để tạo ra sản phẩm mĩ thuật

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng vật liệu tái chế để tạo ra sản phẩm mĩ thuật
 các em phát triển tính sáng tạo và khám phá những ý tưởng mới khi tìm hiểu các bức tranh, các tác phẩm điêu khắc, bài thuyết trình hoặc các buổi triển lãm.
- Năng lực giao tiếp và đánh gía.
 Học sinh sẽ thảo luận và đánh giá các hoạt động tại lớp học. Trong suốt quy trình, giáo viên và học sinh có thể thảo luận mục đích và kết quả qua từng bước sáng tạo từ đầu cho đến khi có sản phẩm cuối cùng. Sau mỗi quy trình, giáo viên và học sinh sẽ đánh giá chất lượng của mỗi sản phẩm được tạo ra cũng như hiệu quả xuyên suốt quá trình học tập.
 Khi dạy chủ đề sử dụng vật liệu tái chế, học sinh sẽ đánh giá được hoạt động học tập tại lớp của mình của bạn, đánh giá kết quả học tập (sản phẩm) sau mỗi tiết học. Ở tiết 1 HS sẽ đánh giá quá trình tạo ngân hàng hình ảnh, ở tiết 2 các em sẽ đánh giá kết quả học tập cả chủ đề.
 GV cần tạo điều kiện cho các em thể hiện năng lực đánh giá bằng hình thức hỏi đáp, trao đổi để các em khắc sâu kiến thức, giúp học sinh thể hiện tốt năng lực giao tiếp, đánh giá.
-Hoạt động học tập cá nhân, nhóm theo hướng phát triển năng lực:
 Trải nghiệm hoạt động thực hành tư duy, quan sát và tạo hình, diễn thuyết,từ các yêu cầu ở mỗi chủ đề dạy học sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực cho đối tượng là học sinh.
Trong hoạt động nhận thức, tích cực trong quá trình trải nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Tính tích cực: là tích cực, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV. (Tập trung trong hoạt đông Tìm hiểu và cách thực hiện)
 Tính chủ động: là thể hiện ở chỗ HS tự giác sẵn sàng tham gia vào các hoạt động học tập, tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập dưới sự điều khiển của GV, HS hứng thú, hào hứng hơn trong quá trình học tập, HS chủ động trao đổi với nhau và với GV nhiều hơn. (Tập trung trong hoạt đông Tìm hiểu và cách thực hiện)
 Tính sáng tạo: là tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần mới (sản phẩm làm ra và kiến thức, phương pháp, công cụ ) có giá trị, ý nghĩa cho bản thân từng học sinh và xã hội.(Tập trung trong hoạt đông Thực hành)
 Tính trải nghiệm: là hoạt động tự trưng bày sản phẩm, biết nhận xét, nêu cảm nhận, chia sẻ về hình thức, phương pháp và hoạt động vừa trải nghiệm. .(Tập trung trong hoạt đông Trưng bày và giới thiệu sản phẩm)
Trong học tập, yêu cầu sáng tạo đối với học sinh là tạo ra cái mới đối với bản thân thông qua quá trình học tập trải nghiệm thực hành để rồi đúc rút thành kiến thức và kỹ năng chocá nhân ở mỗi học sinh trong quá trình học tập.
Đối với người giáo viên trong hoạt động dạy học cần tích cực coi trọng việc rèn kỹnăng tự học cho học sinh.
- Dạy cách tự học, tự làm một cách sáng tạo.
- Coi trọng việc trau dồi kiến thức lẫn việc bồi dưỡng kỹ năng ( kỹ năng thu thập, xử lý, truyền đạt thông tin).
C. KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm
Sữ dụng vật liệu tái chế để tạo ra sản phẩm mĩ thuật đây củng là hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Từ thực tế tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Tôi nhận thấy muốn thực hiện tốt hoạt động dạy học trên cần thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đối với giáo viên
Phải nâng cao nhận thức và phải là người đi tiên phong, không ngừng tự làm mới mình.
Tổ chức tiết học trên lớp bằng nhiều hình thức, phương pháp dạy học khác nhau, thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin , sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực.
Giáo viên cần giới thiệu, hướng dẫn cho học sinh hiểu về mục đích, các hình thức, cách tổ chức .
Tạo điều kiện để tất cả học sinh tham gia đầy đủ các bước của hoạt động. 
Hình thành và phát triển những kỹ năng mềm cho học sinh: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lắng nghe, thu thập và xử lý thông tin, ghi chép, ra quyết định
2. Đối với học sinh
Học sinh phải tích cực, hợp tác, tăng cường hoạt động tự học, tự tìm tòi khám phá, phải phát huy sự sáng tạo.
Nắm được các bước cơ bản cần thực hiện, trách nhiệm của từng cá nhân khi tham gia HĐTNST.
II. Kiến nghị đề xuất
* Đối với BGH trường
Cần đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính phục vụ cho các hoạt động, khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên tích cực và sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động. 
Trường cần dành thời gian để tổ chức ít nhất 1 chủ đề trên một khối lớp để học sinh làm quen với các chủ đề của hoạt động sáng tạo bằng các hình thức: Tổ chức dạy trong các tiết lên lớp hoặc tổ chức trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Trên đây là nội dung chuyên đề “Sữ dụng vật liệu tái chế để tạo ra sản phẩm mĩ thuật”
 của bản thân tôi rất mong sự góp ý của quý thầy cô.
Giáo án minh hoạ
Chuyên đề“Sữ dụng vật liệu tái chế để tạo ra sản phẩm mĩ thuật”
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật ; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
Chủ đề này gồm 2 tiết nhưng trong chuyên đề này chỉ thực hiện 1 tiết và vào tiết 2
 ( hoạt động 3 và 4)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Những nội dung đơn giản liên quan đến thiết kế sản phẩm mĩ thuật thuộc lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng;
- Các bước cơ bản để thực hiện đồ chơi , tạo hình ngôi nhà và các vật dụng học tập.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực riêng: 
–	Xác định được mục đích sử dụng của sản phẩm mĩ thuật;
–	Có ý thức sử dụng những vật liệu tái chế sẵn có để tạo được những sản phẩm phù hợp với lứa tuổi, trong đó có khai thác hình ảnh về hoạt động vui chơi trong trường học;
– Biết đặt câu hỏi, trả lời và hiểu được tính ứng dụng của sản phẩm được tạo dáng, thiết kế trong chủ đề.
Phẩm chất
- Khai thác những vật liệu có sẵn hoặc tái chế để làm sản phẩm đồ chơi, đồ dùng học tập. Qua đó có ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường;
- Biết trân trọng sự lao động, sáng tạo và giữ gìn những sản phẩm mĩ thuật , đồ chơi yêu thích.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
Đối với giáo viên:
Một số hình ảnh về sản phẩm hoặc những đồ chơi có trang trí bằng các hoạt động vui chơi của HS;
Một số vật liệu sẵn có như: giấy báo, bìa, màu, hộp cát-tông,...
Đối với học sinh:
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tằm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
○Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
○Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ.
☺HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1.Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2.Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS tra lời câu hỏi.
3.Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
4.Tổ chức thực hiện:
-Giáo viên trình bày:
+ Các em hãy kể tên một số đồ chơi mà các em hay chơi?
- Học sinh trả lời.
- Để có thể hiểu và tạo được một sản phẩm theo ý thích hay theo trí tưởng tượng của mình, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chuyên đề “ sử dụng vật liệu tái chế để tạo ra sản phẩm mĩ thuật”
☺HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
TIẾT 1: Hoạt động 1- 2
HOẠT ĐỘNG 1 : QUAN SÁT
1.Mục tiêu:
- Nhận thức được thiết kế sản phẩm mĩ thuật thuộc lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng;
- Xác định được mục đích sử dụng của sản phẩm đồ chơi, ngôi nhà đồ dùng học tập. 
2.Nội dung: 
– GV hướng dẫn HS quan sát hai sản phẩm được thiết kế có trang trí bằng hình ảnh hoạt động trong trường học.
– HS quan sát tìm hiểu, hình thành kiến thức bước đầu về mĩ thuật ứng dụng.
3.Sản phẩm học tập:
 Nhận thức của HS về mĩ thuật ứng dụng trong đó có thiết kế đồ chơi phù hợp và an toàn.
4.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1
- Giáo viên sử dụng hình ảnh minh họa học sinh quan sát tìm hiểu về thiết kế đồ chơi.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên lý cân bằng trong tạo dáng màu sắc trang trí đồ chơi
 Nhiệm vụ 2
 - Giáo viên cho học sinh Tìm hiểu phần em có biết để biết thêm về thiết kế sản phẩm MT trong lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng củng cố kiến thức đã học về thể loại mỹ thuật ở chủ đề 1.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu.
-GV đến các nhóm theo dõi và hỗ trợ học sinh lúc cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Học sinh trình bày câu trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá nhận xét chuẩn kiến thức

 -Em có biết:
 Thiết kế SPMT,đồ chơi thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng trong đó tạo dáng chế tạo đồ chơi lắp ghép mô hình sử dụng vật liệu tạo sản phẩm theo các quy tắc an toàn khi sử dụng.



HOẠT ĐỘNG 2 : THỂ HIỆN
Mục tiêu
–	Có ý thức và sử dụng những vật liệu tái chế sẵn có để thiết kế được một sản phẩm phù hợp với lứa tuổi, thể hiện chủ đề.
Nội dung 
–	HS hình thành ý tưởng thiết kế sản phẩm qua việc trả lời hai câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 28.
–	HS thể hiện sản phẩm của cá nhân
Sản phẩm học tập
–	Bước đầu hiểu được quá trình thiết kế một SPMT ứng dụng.
–	Thiết kế được một số sản phù hợp theo chủ đề.
4.Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1 
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát hình minh họa trong sách giáo khoa Mĩ thuật 6 trang 28 và tìm hiểu về các bước thực hiện đồ chơi đá bóng.
- Giáo viên gợi ý để học sinh tìm hiểu về sản phẩm đồ chơi trong hình minh họa và trả lời các câu hỏi sau trong sách giáo khoa Mĩ thuật 6 trang 28:
+ Em sẽ thiết kế loại đồ chơi nào?
 +Em sử dụng chất liệu gì để thực hiện sản phẩm?
Nhiệm vụ 2
- Giáo viên tiếp tục tổ chức cho học sinh quan sát tìm hiểu hai sản phẩm mỹ thuật trong sách giáo khoa Mĩ thuật 6 trang 29 qua một số gợi ý:
+ Hai sản phẩm chơi cầu lông và chơi bóng rổ có cách thiết kế khác nhau như thế nào?
+Không gian trong sản phẩm chơi cầu lông được bạn Lê Mỹ Hằng Tạo ra bằng cách nào?
 +Vật liệu được các bạn sử dụng là gì?
 +Vì màu sắc sân bóng rổ được bạn Võ Ngọc Huy sử dụng theo nguyên lý cân bằng hay tương phản?
Nhiệm vụ 3:Hoạt động nhóm 
-Các nhóm thể hiện thiết kế và trang trí một món đồ chơi thực hiện chủ đề hoạt động trong trường học từ vật liệu có sẵn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu.
-GV đến các nhóm theo dõi và hỗ trợ học sinh lúc cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm học sinh trình bày giới thiệu về cách sắp xếp các nhân vật và hoạt động trong sản phẩm chung của nhóm qua đó học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã được học về các yếu tố nguyên lý tạo hình vào phân tích giới thiệu sản phẩm mỹ thuật -Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá nhận xét chuẩn kiến thức
-Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi.
-Học sinh lên ý tưởng và tiến hành hoàn thành sản phẩm mỹ thuật của mình. 
TIẾT 2: Hoạt động 3 - 4
HOẠT ĐỘNG 3 : BÁO CÁO SẢN PHẨM VÀ THẢO LUẬN
1.Mục tiêu
 - Biết đặt câu hỏi, trả lời và hiểu được tính ứng dụng của sản phẩm được tạo dáng, thiết kế trong chủ đề.
- Thảo luận được theo những câu hỏi các nhóm đưa ra. 
2. Nội dung
- GV yêu cầu HS trưng bày các sản phẩm đã thực hiện.
- HS thảo luận theo sự hướng dẫn của GV
3.Sản phẩm học tập
- Nhận thức của HS về những đồ vật, chất liệu bạn đã sử dụng để thiết kế đồ chơi.
- Trưng bày được SP đã thể hiện 
4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
–	Căn cứ vào sản phẩm của HS vừa thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi:
+ Câu hỏi 1:Bạn đã sử dụng những đồ vật, vật liệu gì để tạo ra sản phẩm?
Câu hỏi này giúp HS tìm hiểu về chất liệu sử dụng để thiết kế sản phẩm mĩ thuật và rèn luyện kĩ năng sử dụng vật liệu có sẵn một cách hiệu quả và hợp lí.
+ Câu hỏi 2:Sản phẩm bạn làm ra thể hiện nội dung gì? 
-Câu hỏi này giúp HS tìm hiểu về mối quan hệ giữa công dụng, chức năng và giá trị thẩm mĩ của đồ chơi để tìm được nội dung thiết kế phù hợp.
+ Câu hỏi 3: Sản phẩm nào phù hợp với thực tế cuộc sống của bạn? 
- Câu hỏi này giúp HS liên tưởng đến việc Tổ chức thực hiện vui chơi phù hợp với đồ chơi đã thiết kế.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
-GV đến các nhóm theo dõi và hỗ trợ học sinh lúc cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
–	GV có thể tổ chức cho HS trình bày những ý kiến thảo luận của nhóm mình.
- GV gọi HS khác nhận xét đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
–	GV tổng kết và chốt các kiến thức cơ bản về mối liên quan giữa công dụng, chức năng và yếu tố mĩ thuật trong SPMT ứng dụng.

-Học sinh thảo luận các sản phẩm Mĩ thuật đã hoàn thành ở phần thể hiện. 
HOẠT ĐỘNG 4 : TRƯNG BÀY, TRIỂN LÃM VÀ BỎ PHIẾU BÌNH CHỌN SẢN PHẦM MÌNH YÊU THÍCH
1.Mục tiêu:
–Vận dụng những kiến thức đã học về thiết kế sản phẩm mĩ thuật HS trang trí, làm mới giới thiệu sản phẩm yêu thích của mình. 
2.Nội dung: 
–GV hướng dẫn HS trang trí, lựa chọn những sản phẩm mà mình yêu thích.
–HS thực hiện bỏ phiếu bình chọn sản phẩm mà mình yêu thích.
3.Sản phẩm học tập:
 –Một món đồ chơi yêu thích được làm mới hoặc sắp xếp các sản phẩm đồ chơi riêng lẻ thành một sản phẩm đồ chơi chung của cả nhóm.
4.Tô chức thực hiện:
–	HS trao đổi về hình thức làm mới sản phầm yêu thích hoặc sắp xếp sáng tạo ra sản phẩm chung trong hình minh hoạ.
–	Tìm hiểu về các món sản phẩm cùng chủ đề để có thể tạo thành một sản phẩm chung. Sau khi HS quan sát và tìm hiểu về hai sản phẩm minh hoạ, căn cứ vào bài thực hành của HS, GV đưa ra những gợi ý phân nhóm để HS sắp xếp bài thực hành theo nhóm với những tiêu chí:
+ Những sản phẩm mĩ thuật cùng thể loại.
+ Những sản phẩm đồ chơi có ý tưởng từ sự liên tưởng, tưởng tượng, suy nghĩ của bản thân liên quan đến chủ đề.
–	Vận dụng những kiến thức đã học về yếu tố và nguyên lí tạo hình, nhóm HS tổ chức, sắp xếp các sản phẩm mĩ thuật của các thành viên trong nhóm thành một sản phẩm chung hợp lí, có chủ đề, mang ý nghĩa giáo dục,...
Lưu ý:
–	Khi sắp xếp, HS có thể sử dụng thêm các yếu tố màu sắc, chữ viết hoặc các đồ trang trí phù hợp để làm đẹp và hoàn thiện sản phẩm của mình.
–	GV bao quát và hướng dẫn, gợi ý trong quá trình HS thực hiện sản phẩm, kịp thời động viên, rút kinh nghiệm, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập vận dụng của các nhóm.
–	Hoạt động vận dụng này giúp HS hiểu rõ hơn cách thể hiện ở mỗi sản phẩm mĩ thuật theo hình thức tạo hình 2D hoặc 3D đồng thời phát huy tính sáng tạo của HS.
–	Trên cơ sở những sản phẩm HS đã thiết kế, GV lựa chọn một số sản phấm đẹp, cùng chủ đề có thể tổ chức một trò chơi chung tạo hứng thú, động lực trong học tập cho HS.
–	Cuối giờ học, GV tổng kết, củng cố các kiến thức đã học trong bài về thiết kế SPMT ứng dụng qua hình thức đôi bạn tự đặt câu hỏi và trả lời. Hình thức này vừa củng cố kiến thức trong bài về mĩ thuật ứng dụng vừa giúp HS rèn luyện kĩ năng biết đặt câu hỏi và trả lời cũng như nhận xét đánh giá SPMT theo yêu cầu của môn học. Mặt khác, điều này cũng giúp HS tự tin trong giao tiếp và làm việc nhóm với các bạn.
 Người báo cáo: Lê Xuân Thắng
Thời gian báo cáo chuyên đề: Vào hồi 16h ngày 15 tháng 4 năm 2022
Ngày hoàn thiện chuyên đề: ngày 15 tháng 4 năm 2022

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_vat_lieu_tai_che_de_tao_ra_san.docx