Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng lá cây để làm vật liệu, làm màu vẽ trong môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học Lộc Thuận B

Mĩ thuật đã có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến con người, đến các lứa tuổi đặc biệt là lứa tuổihọc sinh. Nó khơi dậy khả năng sáng tạo, yêuthích vẽ và vẽ những gì các em nhìn thấy.

Tất cả các môn học ở trường Tiểu học góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách của một con người, trong đó môn Mĩ thuật. Nó có một vị trí quan trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học, thông qua môn Mĩ thuật giúp các em học tốt các môn học khác.

Qua thực tế giảng dạy tôi thấy rất nhiều em gặp khó khăn, thiếu thốn về màu vẽ, vật liệu để vẽ. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có điều kiện mua cho các em. Điều này rất tốn kém đặc biệt là với những gia đình đáng gặp khó khăn. Bởi vậy, từ thực tế giảng dạy Mĩ thuật ở trường tôi đã áp dụng biện pháp "Sử dụng lá cây để làm vật liệu, làm màu vẽ trong môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học Lộc Thuận B" giúp học sinh tự do sáng tạo ý tưởng của mình mà không sợ thiếu màu, vật liệu để vẽ.

docx 6 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng lá cây để làm vật liệu, làm màu vẽ trong môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học Lộc Thuận B", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng lá cây để làm vật liệu, làm màu vẽ trong môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học Lộc Thuận B

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng lá cây để làm vật liệu, làm màu vẽ trong môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học Lộc Thuận B
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
BIỆN PHÁP: "SỬ DỤNG LÁ CÂY ĐỂ LÀM VẬT LIỆU, LÀM MÀU VẼ TRONG MÔN MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC THUẬN B”
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Lý do chọn biện pháp:
Mĩ thuật đã có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến con người, đến các lứa tuổi đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Nó khơi dậy khả năng sáng tạo, yêu thích vẽ và vẽ những gì các em nhìn thấy.
Tất cả các môn học ở trường Tiểu học góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách của một con người, trong đó môn Mĩ thuật. Nó có một vị trí quan trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học, thông qua môn Mĩ thuật giúp các em học tốt các môn học khác.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy rất nhiều em gặp khó khăn, thiếu thốn về màu vẽ, vật liệu để vẽ. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có điều kiện mua cho các em. Điều này rất tốn kém đặc biệt là với những gia đình đáng gặp khó khăn. Bởi vậy, từ thực tế giảng dạy Mĩ thuật ở trường tôi đã áp dụng biện pháp "Sử dụng lá cây để làm vật liệu, làm màu vẽ trong môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học Lộc Thuận B" giúp học sinh tự do sáng tạo ý tưởng của mình mà không sợ thiếu màu, vật liệu để vẽ.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
A/ Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh từ khối 1 đến khối 3.
B/ Phạm vi nghiên cứu:
Trường Tiểu học Lộc Thuận B.
Mục đích của biện pháp:
Để có sản phẩm đẹp sau khi vẽ nét các em sẽ vẽ màu. Ở nông thôn các em còn thiếu thốn về đồ dùng mĩ thuật, đặc biệt là màu vẽ. Ngoài thị trường thì có rất nhiều loại màu nhưng giá thành rất đắt không phải ai cũng có thể mua dùng được. Nhiều em vẽ hình tốt nhưng vì không có màu hoặc bạn cho mượn màu
nào tô màu ấy nên bài vẽ không đẹp. Lá cây không chỉ dùng để làm màu vẽ mà nó còn dùng để làm vật liệu vẽ. Ngoài việc sử dụng lá khô, lá rụng để làm màu vẽ thì việc sử dụng lá cây làm vật liệu dạy môn Mĩ thuật sẽ giúp học sinh sáng tạo hơn với các chất liệu khác nhau, biết yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tiền mua giấy,...Với kinh nghiệm của bản thân, từ thực tế giảng dạy Mĩ thuật ở trường Tiểu học tôi đã rút ra được biện pháp: "Sử dụng lá cây để làm vật liệu, làm màu vẽ trong môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học Lộc Thuận B” PHẦN II. NỘI DUNG
Nội dung biện pháp:
Các em ở trường tôi dạy hầu hết là người nông thôn, các gia đình hầu hết kinh tế còn khó khăn. Đồ dùng để vẽ rất thiếu thốn nhất là màu, giấy vẽ... Ngoài thị trường thì có rất nhiều màu như màu bột, màu nước, nhưng giá thành rất đắt không phải ai cũng có thể mua dùng được. Ngoài ra tôi muốn các em sẽ được khám phá chất liệu mới cho sản phẩm của mình mà vẫn thích thú và hào hứng. Là giáo viên tôi mong các em thể hiện được sự sáng tạo đam mê của mình. Chính điều đó tôi suy nghĩ nên tận dụng những gì xung quanh chúng ta để các em có thể làm màu vẽ để các em có thể thoải mái sáng tạo mà rẻ nhất, ít tốn chi phí nhất. Ngoài ra thiên nhiên xung quang chúng ta vô cùng phong phú. Mỗi lá cây cỏ phong phú về đặc điểm và sắc màu riêng. Ví dụ cây điều có lá màu xanh, cũng có lá màu vàng, và cả màu nâu; lá tía tô màu tím; lá gấm màu đỏ; lá dứa màu xanh, Từ đó tôi đã tận dụng chúng và thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Thu gom lá cây rụng, lá khô
Bước 2: Sử dụng lá khô, lá rụng để tạo nên những bức tranh độc đáo, sinh động hoặc vò nát (lá khô) hoặc cắt nhỏ (lá mới rụng)
Bước 3: Bôi hồ dán lên phần tranh định trang trí hoặc rải màu vừa tán hoặc cắt nhỏ và bôi hồ đến đâu rải màu đến đó.
Sản phẩm hoàn chỉnh
Một số sản phẩm của học sinh
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
Hình ảnh học sinh đang sử dụng lá cây để thực hiện sản phẩm
Chúng ta có thể tận dụng vật liệu chúng ta có sẵn và cây cỏ xung quanh thì phong phú, mọc khắp nơi trong vườn nhà, trên đường đi,Chi phí thấp, (chỉ tốn 1 chai hồ dán nhỏ) cách làm rất dễ dàng lại được tự do sáng tạo chất liệu mới và
có thêm một cách mới để vẽ tranh không gây nhàm chán khi học. Hơn nữa, vì là màu tự nhiên nó bảo vệ an toàn cho các em đặc biệt không gây độc hại. Điều này sẽ làm các em sẽ rất hào hứng.
Hiệu quả của biện pháp đang thực hiện:
Đánh giá tác động của biện pháp trước và sau khi áp dụng biện pháp:
Nội dung
Số h/s được khảo
sát

H/s đạt kết quả

Tỉ lệ

Nội dung
Số h/s được khảo
sát

H/s đạt kết quả

Tỉ lệ
Hứng thú với
môn học
80
20
25%
Hứng thú với
môn học
80
80
100%
Hoàn thành các bài vẽ về
chủ đề này

80

20

25%
Hoàn thành các bài vẽ về
chủ đề này

80

80

100%
Chưa hoàn thành các bài vẽ về chủ đề
này

80

60

75%




0%
Khảo sát học sinh đầu năm học
Khảo sát học sinh gần cuối học kỳ II
(đến tháng 4.2023)
PHẦN III. KẾT LUẬN
Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình dạy học môn Mĩ thuật tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy sau:
- Quan sát tham quan dã ngoại; học sinh tự làm đồ dùng trong tiết học
Kiến nghị, đề xuất:
Đối với ban giám hiệu nhà trường:
- Cần trang bị thêm thiết bị để đáp ứng nhu cầu dạy học mới hiện nay.
Như vậy, với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục học sinh một cách toàn diện, theo chủ trương xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực. Bản thân tôi đã vận dụng và sau một thời gian áp dụng biện pháp vào giảng dạy bộ môn mĩ thuật, tôi đã thu được những thành quả đáng khích lệ, học sinh
rất hứng thú chờ đợi để đến giờ học mĩ thuật. Việc tạo ra một bức tranh đã trở nên dễ dàng. Biện pháp có tính khả thi cao và có thể áp dụng rộng rãi.
Trên đây là biện pháp "Sử dụng lá cây để làm vật liệu, làm màu vẽ trong môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học Lộc Thuận B” mà bản thân tôi đã áp dụng và đã đem lại những hiệu quả nhất định. Có thể giải pháp nêu trên chưa phải là tối ưu nhưng đó chính là một cách cần thiết và dễ dàng áp dụng, giúp giáo viên thực hiện tốt hơn vai trò của mình khi giảng dạy bộ môn Mĩ thuật theo phương pháp mới.
Lộc Thuận, ngày 14 tháng 4 năm 2023
Tác giả
Trần Thị Nhung
Xác nhận ban giám hiệu

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_la_cay_de_lam_vat_lieu_lam_mau.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Sử dụng lá cây để làm vật liệu, làm màu vẽ trong môn Mĩ thuật ở trường Tiểu họ.pdf