Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng dạy học tự làm trong môn Mĩ thuật
Môn Mĩ thuật được coi là một môn học quan trọng và rất cần thiết như các môn học khác, là môn học nói đến cái đẹp, cái thẩm mĩ cần thiết cho con người trong cuộc sống hàng ngày cũng như tất cả các lĩnh vực khác, hướng cho con người đi đến vẻ đẹp của cái “chân, thiện, mĩ” và góp phần hình thành nên nhân cách con người. Tuy nhiên, môn Mĩ thuật thường có thời lượng học ít hơn so với các môn học khác, nhưng khi xây dựng mục tiêu giáo dục thì chúng ta phải nói đến nền giáo dục ở nhiều mặt, nhiều phương diện. Để thực hiện mục tiêu đó thì tất cả các bộ môn trong ngành giáo dục đều phải được coi trọng như nhau.
Từ xưa đến nay, cái đẹp vẫn được coi trọng và nó luôn tồn tại ở trong mỗi con người, hay sự vật hiện tượng nào đó, dù ở bất cứ thời đại nào, nhu cầu cái đẹp cũng không thể nào thiếu được, cho đến thời nay, thời đại của văn minh thì cái đẹp càng được nâng cao và mở rộng. Vì cái đẹp đã góp phần tạo nên chất lượng của cuộc sống ngày càng đa dạng và phong phú hơn, khi cuộc sống được hiện đại hóa cao hơn, thì nhu cầu thẩm mĩ càng được chú ý nhiều hơn mà mĩ thuật đã góp phần hoàn thiện và nâng cao trình độ thẩm mĩ con người.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng dạy học tự làm trong môn Mĩ thuật

cầu HS quan sát hình 4.4. ? Nhận xét về cách sắp xếp các họa tiết trên đường diềm? ? Màu sắc? ? Tương quan về màu sắc giữa nền và họa tiết? ? Trang trí đường diềm có ý nghĩa gì? GV: cho HS quan sát hình 4.5 ? Nêu cách trang trí 1 đường diềm cơ bản? Yêu cầu HS trang trí 1 đường diềm theo ý thích. GV: Yêu cầu HS nhận xét về cách sắp xếp họa tiết và màu sắc trên đường diềm. HS: quan sát trả lời: - Có nhiều cách sắp xếp: nhắc lại, xen kẽ,.. - Nóng, lạnh, đậm nhạt hài hòa - Họa tiết giống nhau thì cùng màu, cùng độ đậm nhạt. HS: quan sát trả lời: (Có 5 bước) HS: làm bài thực hành cá nhân. HS: nhận xét lẫn nhau. Sử dụng Bộ minh họa các bước vẽ Bài vẽ của HS. Hoạt động 3: Trang trí đường diềm trên đồ vật Mục tiêu: - Hiểu được cách ứng dụng đường diềm vào trang trí các đồ vật yêu thích. - Biết ứng dụng đường diềm vào trang trí các đồ vật yêu thích. 3.1. Tìm hiểu - Ứng dụng trang trí đường diềm trên các đồ vật để tôn vẻ đẹp của chúng. - Có thể trang trí đường diềm ở nhiều vị trí trên đồ vật. 3.2. Thực hành 3.3. Nhận xét - Yêu cầu HS quan sát hình 4.6 để tìm hiểu vị trí, màu sắc của đường diềm trên các đồ vật. ? Cách trang trí đường diềm lên đồ vật yêu thích có ý nghĩa gì? ? Có thể trang trí đường diềm trên các vị trí nào của đồ vật? cho ví dụ? GV: yêu cầu HS quan sát hình 4.7 Hướng dẫn HS trang trí đường diềm trên đồ vật theo gợi ý: + Tạo dáng đồ vật theo ý thích bằng cách vẽ hoặc tạo hình bằng ba chiều. + Tìm ý tưởng trang trí và thực hành trang trí. Yêu cầu hs quan sát sản phẩm và nhận xét về sự phù hợp của đường diềm trên đồ vật. HS: quan sát hình 4.6 , trả lời: HS: quan sát, thực hiện. HS: Nhận xét Hình 4.6 Sử dụng Bộ minh họa các bước vẽ Bài vẽ của HS. Hoạt động 4: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm Mục tiêu: - Hiểu được các cách giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. - Cảm thụ được vẻ đẹp, có ý thức giữ gìn và trân trọng những giá trị sản phẩm ứng dụng trang trí đường diềm vào các đồ vật. 4. Trưng bày và giới thiệu sản phẩm Dặn dò Lựa chọn và trưng bày sản phẩm theo 2 nhóm hai chiều và 3 chiêu. Yêu cầu HS nhận xét về: + Hình thức thể hiện Chất liệu Hình dáng sản phẩm + Sự phù hợp của đường diềm và đồ vật trang trí. + Hình dạng và màu sắc của họa tiết ? Trình bày cảm nhận về sản phẩm? Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho chủ đề sau HS: trình bày. HS: nhận xét lẫn nhau , theo nhóm. HS: trình bày ý tưởng mới về trang trí đồ vật. Bài làm của HS, Keo dán 2.1 Mô hình mẫu. Trong môn mĩ thuật dạy theo định hướng phát triển năng lực, có nhiều chủ đề khuyến khích học sinh làm việc nhóm tạo ra sản phẩm dưới dạng mô hình, không chỉ vẽ đơn thuần. Qua những chủ đề như vậy giúp học sinh làm quen và biết sử dụng những vật liệu, công cụ , cách thức tạo hình khác nhau phù hợp với nội dung, ý nghĩ, với cách phát triển ngôn ngữ mĩ thuật và với năng lực của mỗi cá nhân. Thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, HS sẽ tích lũy được những kinh nghiệm và kiến thức cơ bản về tạo hình để vận dụng linh hoạt trong cuộc sống khi cần thiết. Để chủ đề đạt được hiệu quả, HS hứng thú với chủ đề và biết cách thực hiện yêu cầu của chủ đề, thì các sản phẩm mô hình mẫu là rất cần thiết. Đó là giáo cụ trực quan sinh động để qua đó các em thấy rõ nội dung cũng như cách thể hiện sản phẩm. 2.2 Tên các chủ đề có thể sử dụng mô hình mẫu líp 6 Tuần Chủ đề Số tiết Tên Chủ đề 27,28,29,30 8 4 Khu nhà yêu thích Lớp 7 Tuần Chủ đề Số tiết Tên Chủ đề 5,6,7,8 2 4 Tạo hình căn phòng 12,13,14,15 5 4 Cuộc sống quanh em 32,33,34,35 10 4 Giao thông Lớp 8 Tuần Chủ đề Số tiết Tên Chủ đề 1,2,3,4 1 4 Tết trung thu 29,30,31,32 10 4 Tạo hình và trang trí Lều trại Lớp 9 Tuần Chủ đề Số tiết Tên Chủ đề 5,6,7,8 3 4 Tạo hình con rối và sân khấu biểu diễn 9,10,11,12 4 4 Sơ lược về kiến trúc dân tộc ít người VN 2.3 Giáo án minh họa Kế hoạch dạy học theo chủ đề Mĩ thuật 7 Chủ đề 5: CUỘC SỐNG QUANH EM (4 tiết) I. Mục tiêu chung: (HS cần đạt) - Kí họa được dáng người, tạo hình dáng người phù hợp với các hình thức khác nhau - Tạo được bố cục bức tranh thể hiện vẻ đẹp của con người, cảnh vật trong cuộc sống từ các kí họa. - Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. - Tạo hứng thú cho HS tìm hiểu cuộc sống quanh mình II.Phương pháp và hình thức tổ chức Phương pháp: + Liên kết HS với tác phẩm + Trực quan gợi mở, luyện tập thực hành Hình thức tổ chức: + Hoạt động cá nhân + Hoạt động nhóm III. Đồ dùng và phương tiện: Chuẩn bị của GV: - Hình minh họa phù hợp với chủ đề: Một số hình ảnh tiêu biểu về kí họa dáng người. Một số bài vẽ về tranh đề tài cuộc sống quanh em - Sách Dạy/Học Mĩ thuật lớp 7 theo định hướng phát triển năng lực Chuẩn bị của HS: - Sách Học Mĩ thuật lớp 7 theo định hướng phát triển năng lực - Chuẩn đầy đủ đồ dùng học tập , giấy màu , kéo , hồ dán. IV.Các hoạt động dạy - học Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ Ph. tiện/ Sản phẩm của HS Hoạt động 1 (Tiết 1) KÍ HỌA DÁNG NGƯỜI Mục tiêu (HS cần đạt được) - Nêu được cách kí họa dáng người - Bước đầu kí họa được dáng người. 1.1. Tìm hiểu 1.2. Cách thực hiện 1.3. Thực hành 1.4. Nhận xét - - Yêu cầu HS quan sát hình 5.1 và một số bài vẽ kí họa dáng người giáo án. - Gợi ý cho HS thảo luận : + Nhắc lại cách kí họa? + Mục đích của kí họa dáng người? + Kí họa bằng chất liệu gì? + Dáng người trong tranh được thể hiện ntn? ?+ + Nhận xét tư thế của người trong tranh ? + Sự thay đổi của các tư thế, động tác của dáng người trong mỗi hoạt động? Yêu cầu HS quan sát hình 5.2, sách Học MT (1 hs tạo dáng), gợi ý HS thảo luận về đặc điểm tư thế + Động tác, tư thế của đầu, chân, tay, thân? + Hướng nhìn của mặt? + Tỉ lệ giữa các bộ phân trên cơ thể? + Nêu cách kí họa dáng người - Quan sát đặc điểm, hình dáng của đối tượng - Ước lượng tỉ lệ các bộ phận cơ thể, đặc điểm tư thế - Vẽ phác nét chính của dáng người đang hoạt động trước, sau đó vẽ các chi tiết. - Mỗi nhóm cử 1 bạn tạo dáng trong một hoạt động nhóm chọn - Kí họa dáng trên A4 Y/c HS nhận xét - Dáng hoạt động? - Tỉ lệ dáng và các bộ phận được thể hiện hợp lí chưa? GV nhận xét thêm - Bố cục - Dáng, tỉ lệ - Cách (nét) kí họa - Quan sát hình 5.1, sách - Trả lời câu hỏi + Kí họa là hình thức vẽ nhanh + Mục đích: làm tài liệu, kí họa thành tranh, kí họa để ghi nhớ, + Có các dáng ngồi ,đứng, .. + Hình dáng thay đổi khi đi đứng, chạy, nhảy sẽ làm cho tranh sinh động hơn. + Tư thế người và tay khi vận động không giống nhau - Quan sát, thảo luận về đặc điểm tư thế theo gợi ý của GV - HS thực hiện theo hướng dẫn GV - Kí họa dáng người - HS nhận xét theo hướng dẫn của gv - Hình 5.1 sách Học MT lớp 7, tr.36 - Sách học MT lớp 7 tr .6 (1 hs tạo dáng) HS làm mẫu -Sản phẩm HS Hoạt động 2 (Tiết 2) TÌM HIỂU ĐỀ TÀI VÀ TẠO HÌNH Mục tiêu (HS cần đạt được) - Chọn được nội dung chủ đề, vật liệu để thể hiện sản phẩm chung của nhóm - Tạo hình được dáng người 2D, 3D - Tạo tinh thần đoàn kết trong lớp 2.1. Tìm hiểu 2.2. Thực hành 2.3. Nhận xét 2.4 Dặn dò: Yêu cầu HS quan sát hình 5.4, sách Học MT và bào vẽ cũ gợi ý cho HS thảo luận nhóm tìm hiểu về đề tài cuộc sống quanh em + Đề tài cuộc sống quanh em có thể lựa chọn những nội dung nào ? + Hãy lựa chọn đề tài cho nhóm của mình. Yêu cầu HS quan sát hình 5.5, sách Học MT và tìm hiểu về hình thức tạo hình và nội dung của một số sản phẩm mĩ thuật + Ngoài cách vẽ kí họa dáng người, ta còn cách tạo hình nào khác ? ( Các hình thức tạo hình 2D, 3D) Yêu cầu mỗi nhóm phân công mỗi HS tạo 1 - 2 dáng người hoạt động bằng 1 trong các hình thức sau: xé dán, vẽ tranh, làm mô hình 2D, 3D Chú ý: Các hình nên có chiều cao tương đối bằng nhau Yêu cầu HS giới thiệu, nhận xét: - Dáng người, tỉ lệ bộ phận - Sự sáng tạo trong cách tạo dáng Mỗi nhóm chuẩn bị thùng cát ton để tạo hoạt cảnh theo gợi ý trong SGK Và những vật dụng nhóm mình cần dùng - Quan sát hình 5.4 tương tác theo gợi ý của GV - Đề tài :vui chơi, học nhóm. Gặt lúa, làm bánh, đi chợ,.. - HS thực hành tạo hình dáng hoạt động HS nhận xét theo hướng dẫn GV + Vẽ hình sau đó tô màu , xé dán vào bìa cứng tạo + Dùng giấy màu cắt, xé dán theo hình và dán vào giấy bìa + Làm mô hình: lấy dây thép tạo khung xương , sau đó quấn giấy tạo dáng người, dùng giấy mau để trang trí. - HS tạo hình HS Nhận xét theo hướng dẫn của giáo viên - Hình 5.4, tr.7 sách Học MT lớp 7 - Giấy vẽ, bút, màu vẽ phù hợp với điều kiện thực tế để tạo dáng. - Sản phẩm HS Hoạt động 3 (tiết 3) TẠO HOẠT CẢNH Mục tiêu (HS cần đạt được) - Bước đầu tạo thành bố cục tranh theo câu chuyện từ những dáng người đã tạo từ tiết trước. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm từ câu chuyện. - Cảm thụ được vẻ đẹp, phát huy khả năng sáng tạo , thêm hứng thú với môn học 3.1. Tìm hiểu 3.2. Cách thực hiện 3.3. Thực hành 3.4. Nhận xét GV cho HS quan sát hình 5.5 và 5.8 trong SGK GV Yêu cầu hs trình bày ý tưởng GV góp ý , nhận xét gợi ý cách làm cho từng nhóm - Giới thiệu các sản phẩm tranh, mô hình qua tranh ảnh, giúp hs hình dung ra cách tạo mô hình tranh 2D, 3D + Tác phẩm được rạo ra từ vật liệu gì? + Sản phẩm tiết trước đc các bạn sử dụng ntn? Khuyến khích HS vận dụng- sáng tạo/ phát triển – mở rộng - Dựa vào dáng người đã tạo của mỗi cá nhân, nhóm lựa chọn hình thức thể hiện bố cục tranh (mô hình) theo câu chuyện - Nhóm tạo thành tranh hay mô hình từ hình dáng người đã được tạo từ tiết trước theo nội dung câu chuyện cụ thể GV hướng dẫn HS giới thiệu, nhân xét: - Sản phẩm: hình ảnh chính, phụ - Màu sắc? - Các hoạt động tư thế của nhân vật phù hợp với câu chuyện, chủ đề? GV nhận xét về cách tạo hình, tạo hoạt cảnh của từng nhóm - Thực hiện theo hướng dẫn của GV - Thực hiện theo hướng dẫn gv - Xây dựng ý tưởng, câu chuyện để vận dụng hình dáng đã tạo trước vào bố cục tranh (mô hình). - HS thực hiện ý tưởng câu chuyện bằng tranh hoặc mô hình - Hs giới thiệu, nhận xét tác phẩm của nhóm -Sản phẩm của hoạt động 2 Sử dụng mô hình mẫu Hoạt động 4 (tiết 4) TRƯNG BÀY VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM Mục tiêu (HS cần đạt được) Trưng bày giới thiệu được sản phẩm của nhóm - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm từ câu chuyện. - Cảm thụ được vẻ đẹp, có ý thức giữ gìn và trân trọng những giá trị tác phẩm. Hướng dẫn HS: - Trưng bày sản phẩm - Nêu được cảm nhận đánh giá và nhận xét: nội dung câu chuyện, bố cục mảng hình, màu sắc, dáng hoạt động nhân vật - Chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm HS đại diện nhóm giới thiệu, nhận xét, đặt câu hỏi Sản phẩm của hoạt động 3 III. KẾT LUẬN Qua thực tế, tôi thấy việc sử dụng những ĐDDH tự làm kết hợp phương pháp mới vào giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn, học sinh tiếp thu bài nhanh, có kĩ năng vẽ tốt, sáng tạo hơn trong bài vẽ. Qua đó ta thấy vai trò của các ĐDDH trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật là rất quan trọng và cần thiết. Mĩ thuật trong trường THCS đã đưa các em phát triển được sự phân biệt của mình về sự vật, hiện tượng cuộc sống, và môn vẽ thật quan trọng đối với các em, đòi hỏi thể hiện ở khả năng quan sát, nhận xét, cách suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tư duy hình tượng và phương pháp làm việc khoa học sẽ góp phần hình thành phẩm chất của con người lao động trong thời kì Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ đó, Mĩ thuật đã hình thành dần cho các em sự nhạy bén trong tư duy của mình, biết kết hợp những cái đơn giản và từ từ phát triển dần trở thành cái phức tạp. Nói chung môn Mĩ thuật nó đã phát triển và nuôi dần các em không chỉ riêng các em THCS mà ngay cả chính trong bản thân chúng ta. Mĩ thuật là môn học rất bổ ích và cần thiết đối với các em, hướng các em về cái đẹp, cái tốt nhất. 1. Hiệu quả do sáng kiến đem lại. a. Hiệu quả với môn học. Các em hứng thú hơn với các tiết học mĩ thuật, hiểu bài rõ rệt. Số lượng học sinh xếp loại Chưa đạt giảm hẳn ( Những năm học trước là 1-5% học sinh xếp loại CĐ, năm học 2019-2020 chỉ còn 0,5% CĐ, học kỳ I năm học 2020-2021 chỉ còn 0,3% CĐ) . Quá trình tự làm sản phẩm mô hình, làm đồ dùng dạy học cùng thày cô tạo cho các em hình thành nhiều năng lực , phẩm chất như: chăm chỉ, cần mẫn, yêu lao động, thích tìm tòi, sáng tạo...là những năng lực, phẩm chất mà môn học đòi hỏi để đáp ứng mục tiêu của chương trình đổi mới giáo dục phổ thông 2018. b. Hiệu quả kinh tế. Cung cấp thêm cho môn học Mĩ thuật số lượng đáng kể về ĐDDH, từ đó nâng cao chất lượng giờ dạy mĩ thuật, đặc biệt là sử dụng đồ dùng trực quan sinh động trong giảng dạy theo các phương pháp, tạo nên giờ dạy mĩ thuật nhẹ nhàng, hấp dẫn và lôi cuốn học sinh hơn. Hiệu quả bài vẽ thực hành của học sinh có sự sáng tạo hơn. Áp dụng sáng kiến đã tạo ra được một số sản phẩm mang tính thực tiễn, được sử dụng trong học tập và đời sống. Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, hình thành từng bước khả năng cảm thụ cái đẹp và vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào học tập và sinh hoạt. Tự thiết kế đồ dùng trực quan sẽ tận dụng được những nguyên, vật liệu sẵn có từ đời sống giúp tiết kiệm kinh tế. c. Hiệu quả về kĩ thuật. Áp dụng những biện pháp mới đã hình thành từng bước khả năng cảm thụ cái đẹp cho các em. Hình thành thói quen quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét đối với các sự vật, hiện tượng và thấy được vẻ đẹp thẩm mĩ của các đồ vật trong cuộc sống. Học sinh biết lĩnh hội tri thức nhanh, nhớ lâu, hứng thú, tự tin và sáng tạo hơn trong học tập. HS thực hành tốt hơn phân môn vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh qua quan sát đồ dùng Minh họa các bước vẽ, môn mĩ thuật nói chung đạt hiệu quả. d. Hiệu quả về xã hội, môi trường. Đa số các em biết cảm thụ cái đẹp và vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào học tập và sinh hoạt hàng ngày góp phần tạo nên vẻ đẹp của đời sống xã hội. Hình thành cho các em ý thức và quan điểm thẩm mĩ rõ ràng giúp các em nhận thức được đâu là đẹp, đâu là xấu,.. Giáo dục và bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người,... Các em biết tận dụng, sử dụng các đồ vật tái chế xung quanh mình để đưa vào sản phẩm mô hình góp phần bảo vệ môi trường. Yêu thích bộ môn, thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khóa của thầy cô giảng dạy bộ môn tổ chức. 2. Kiến nghị và đề xuất. Để việc Sử dụng ĐDDH tự làm trong môn Mĩ thuật thật sự phát huy được hiệu quả trong các nhà trường, tôi xin có một số kiến nghị sau: - BGH nhà trường cần tạo điều kiện cho môn Mĩ thuật có phòng học chức năng riêng biệt. Đây sẽ là không gian sáng tạo riêng của các em học sinh cũng như giáo viên. Là nơi có đủ điều kiện để lưu giữ và bảo quản các ĐDDH tự làm của GV và học sinh. - BGH nhà trường có thể tạo điều kiện như là tổ chức các cuộc thi làm ĐDDH trong nhà trường dành cho cả học sinh, và giáo viên. Đây sẽ là những sân chơi hấp dẫn, bổ ích tạo ra nhiều ý tưởng, sản phẩm đồ dùng dạy học sáng tạo cho các môn học nói chung và môn Mĩ thuật nói riêng. Hy vọng với những bộ đồ dùng dạy học tự làm, sẽ được sử dụng hiệu quả, trở thành bạn của các thầy cô mỗi khi lên lớp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 15 tháng 05 năm 2021 Người viết Nguyễn Thế Vượng
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_day_hoc_tu_lam_trong_m.doc