Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực học sinh trong “tổ chức trò chơi dạy học Mĩ Thuật ở Tiểu học”
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo, để hình thành nhân cách cho trẻ phát triển toàn diện. Do vậy, việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học là một trong những yếu tố vô cùng cần thiết. Nếu dạy học là khó thì dạy nghệ thuật càng khó, cần phải mang tính nghệ thuật cao hơn. Vì học mĩ thuật đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp có ở trong mình, xung quanh mình, gần gũi và đáng yêu. Đồng thời mĩ thuật giúp mọi người tự tạo ra cái đẹp và thưởng ngoạn nó ngay trong sinh hoạt thường ngày, làm cho cuộc sống của chúng ta thêm ý nghĩa, hài hoà, hạnh phúc.
Thông qua môn Mĩ thuật, sẽ trang bị cho các em một số kiến thức, kĩ năng cơ bản về hội họa. Từ đó, phát huy óc sáng tạo và tính thẩm mĩ, phát triển năng khiếu, phát hiện tài năng và bồi dưỡng nhân tài, giúp thế hệ tương lai trở thành những con người phát triển toàn diện.
Chương trình mĩ thuật ở cấp Tiểu học nói chung có ý nghĩa rất lớn trong nhận thức về thẩm mỹ của học sinh. Bởi vì bản thân mĩ thuật hết sức khoa học, khoa học về sự sắp xếp của các hình trong không gian ba chiều, khoa học về cách bố trí màu sắc, đường nét... Tại trường tiểu học Đại Đồng học sinh được học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực học sinh trong “tổ chức trò chơi dạy học Mĩ Thuật ở Tiểu học”

hình dáng với các hoạt động khác nhau. Khi tạo hình các con vật cần lưu ý tới những đặc điểm đó. - Yêu cầu HS quan sát hình 2.2, thảo luận tìm hiểu chất liệu và hình thức thể hiện các sản phẩm về con vật. - GV tóm tắt: + Mỗi con vật có đặc điểm về môi trường sống, hình dáng, hoạt động...khác nhau. + Có nhiều hình thức tạo hình sản phẩm con vật với các chất liệu khác nhau. 3. HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN * Mục tiêu: + HS chọn được con vật mình thích và cách thực hiện sản phẩm đẹp. + HS nắm được cách vẽ, xé dán, nặn hoặc tạo hình con vật từ vật liệu tìm được. + HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này. * Tiến trình của hoạt động: - Yêu cầu HS lựa chọn con vật và hình thức thể hiện thông qua 1 số câu hỏi gợi mở. - GV minh họa cách vẽ, xé dán con vật: + Vẽ, xé dán con vật tạo kho hình ảnh. + Sắp xếp con vật vào giấy khổ to. + Vẽ, xé dán thêm các hình ảnh phụ. - GV minh họa cách nặn con vật: + C1: Nặn rời từng bộ phận rồi ghép lại. + C2: Từ 1 thỏi đất vuốt, nặn thành con vật, sau đó thêm các chi tiết phụ. - Cách tạo hình từ vật liệu tìm được: + Tạo khối chính của con vật từ các vật liệu tìm được. + Ghép nối các khối chính và tạo thêm chi tiết phụ. + Vẽ, xé dán thêm các chi tiết trang trí để hoàn thiện sản phẩm. * Tổ chức cho HS tiến hành vẽ con vật - HS lắng nghe, tham gia rò chơi HS lắngn ghe - Tìm hiểu, nhận biết được các con vật sống ở các môi trường khác nhau có đặc điểm riêng về hình dáng với các hoạt động khác nhau. - Biết được chất liệu và hình thức thể hiện các sản phẩm về con vật. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động. - Hoạt động nhóm - Quan sát, thảo luận, báo cáo - Ghi nhớ - Như trên cạn, dưới nước, trong rừng, trong gia đình hay trang trại... - HS quan sát, thấy được hình thức thể hiện và chất liệu sử dụng. - Ghi nhớ - Rất phong phú và đa dạng - Có thể vẽ, xé dán, nặn, tạo hình từ vỏ hộp, dây kim loại - Chọn được con vật mình thích và cách thực hiện sản phẩm đẹp. - Nắm được cách vẽ, xé dán, nặn hoặc tạo hình con vật từ vật liệu tìm được. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động. - Chọn con vật yêu thích nhất và cách thể hiện con vật đó. - Quan sát - Quan sát, tiếp thu - Quan sát, tiếp thu cách làm sản phẩm - HĐ cá nhân * Dặn dò: - Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện thêm. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2. MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH LỚP 4A3 Bài vẽ của em: Trịnh Khánh Vy Bài xé dán của em: Nguyễn Gia Phong Sản phẩm nặn của em: Nguyễn Thị Lệ Thu Bài nặn của em: Dương Bảo An 3/ TIẾN TRÌNH DẠY MỘT CHỦ ĐỀ LỚP 2: CHỦ ĐỀ 10:(2 tiết) TÌM HIỂU TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ (Tiết 1) I/ MỤC TIÊU: - Kiến thức: HS hiểu biết sơ lược về tranh dân gian Đông Hồ. - Kĩ năng: + HS bước đầu biết nhận xét, phân tích về tranh dân gian Đông Hồ. + HS biết vẽ màu vào hình vẽ tranh dân gian hoặc vẽ lại tranh dân gian. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Đồ dùng: * Giáo viên: - Sách học MT lớp 2, tranh dân gian Đông Hồ. - Hình minh họa sản phẩm của HS. * Học sinh: - Sách học MT lớp 2, phiên bản tranh dân gian (nếu có). - Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì 2/ Quy trình thực hiện: - Sử dụng quy trình: Liên kết HS với tác phẩm_Vẽ cùng nhau. 3/ Hình thức tổ chức: - Hoạt động cá nhân. - Hoạt động nhóm. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Tổ chức trò chơi: Em yêu nghệ thuật (Tìm thể loại tranh) - Mục đích: Rèn kĩ năng, năng lực phân biệt tranh dân gian Đông Hồ và tranh Hàng Trống. - Chuẩn bị: + Tập tranh gồm tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống. + Hồ dán, nam châm - Cách chơi: Giáo viên chọn 2 đội, mỗi đội gồm 5 học sinh. Giáo viên phát cho mỗi đội một tập tranh gồm 2 loại: Tranh dân giân Đông Hồ và Hàng Trống. Yêu cầu mỗi đội phân loại 2 dòng tranh trong bộ tranh và dán lên bảng, đội nào phân đội nhanh và đúng sẽ thắng cuộc. - GV dẫn dắt, giới thiệu chủ đề. 2. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU SƠ LƯỢC VỀ TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ * Mục tiêu: + HS nhận biết được khái niệm tranh dân gian Đông Hồ. + HS biết được các đề tài, hình ảnh, màu sắc...của tranh dân gian Đông Hồ. + HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này. * Tiến trình của hoạt động: - Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. - Yêu cầu HS quan sát hình 10.1 hoặc tranh dân gian do GV sưu tầm để các em nhận biết về những bức tranh dân gian Đông Hồ. - GV tóm tắt, chốt: + Tranh dân gian Đông Hồ có nguồn gốc từ Bắc Ninh, do các nghệ nhân sáng tác, thường treo vào dịp Tết nên còn gọi là tranh Tết. + Nội dung đề tài của tranh dân gian Đông Hồ phản ánh những ước mơ, cuộc sống mộc mạc giản dị của nhân dân lao động. Hình tượng phổ biến trong tranh là con người, con vật, cảnh vật gần gũi ở nông thôn Bắc Bộ. 3. HOẠT ĐỘNG 2: XEM TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ * Mục tiêu: + HS tìm hiểu nhận biết về tranh dân gian Đông Hồ. + HS nắm được nội dung của hai bức tranh dân gian Đông Hồ được xem trong bài qua hình vẽ, màu sắc. + HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này. * Tiến trình của hoạt động: - Yêu cầu HS quan sát hai bức tranh dân gian Đông Hồ “Đàn gà mẹ con” và “Lợn ăn cây ráy”, nêu câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS thảo luận nhóm tìm hiểu về tranh dân gian Đông Hồ. - GV tóm tắt nội dung của hai bức tranh: + Tranh “Đàn gà mẹ con”: . Tranh vẽ gà mẹ và mười chú gà con, bố cục chặt chẽ. . Mỗi chú gà một vẻ, rất tinh nghịch, hiếu động, với gam màu nóng chủ đạo làm cho đàn gà thêm rực rỡ. . Tranh diễn tả tình cảm thương yêu của mẹ dành cho đàn con. Tượng trưng cho mơ ước của người nông dân “đông con, nhiều cháu nhiều phúc, gia đình đông vui hạnh phúc”. + Tranh “Lợn ăn cây ráy”: . Tranh mang tính trang trí cao. Hình ảnh con lợn cách điệu đẹp mắt. . Tranh tượng trưng cho mong ước cuộc sống no đủ, dồi dào của người nông dân. + Đặc điểm chung của dòng tranh này: . Tranh được làm bằng cách bôi màu vào bản khắc gỗ sau đó in lên giấy dó. . Màu của tranh thường lấy từ chất liệu thiên nhiên, hình khối trong tranh đơn giản, nét viền chắc khỏe, mạnh mẽ, dứt khoát. 4. HOẠT ĐỘNG 3: TRẢI NGHIỆM, LIÊN KẾT VỚI TÁC PHẨM * Mục tiêu: + HS hiểu và nắm được công việc phải làm. + HS hoàn thành được bài tập. + HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này. * Tiến trình của hoạt động: - GV lựa chọn hình thức thực hành phù hợp + Vẽ màu vào hình tranh dân gian: - Yêu cầu HS quan sát hình 10.3 để nhận ra cách thực hiện vẽ màu vào hình tranh dân gian. - GV Nêu câu hỏi gợi mở giúp HS có ý tưởng vẽ màu vào tranh ở hình 10.4 sách học MT. - GV nhấn mạnh: Chọn màu có đậm, có nhạt, không nên dặt những màu giống nhau cạnh nhau, có thể vẽ màu nền hoặc không. + Vẽ lại bức tranh dân gian theo cảm nhận riêng: - Gợi ý HS lựa chọn một tranh trong hình 10.5 để vẽ lại và vẽ màu. - Cho HS tham khảo cách thực hiện vẽ lại tranh ở hình 10.6. - GV tóm tắt cách thực hiện: + Quan sát tranh. + Vẽ hình ảnh cân đối vào trang giấy. + Vẽ màu có đậm nhạt. + Vẽ lại các nét bằng màu đậm để nổi bật hơn. * GV tiến hành cho HS xem tranh, mô phỏng tranh dân gian Đông Hồ. - HS lắng nghe, tham gia trò chơi HS lắng nghe - Nhận biết được tranh dân gian Đồng Hồ là gì. - Nắm được nội dung, hình ảnh, màu sắc...chủ đạo của dòng tranh Đông Hồ. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động. - Hoạt động nhóm - Quan sát, nhận biết về tranh dân gian Đông Hồ. - Ghi nhớ - Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh - Lắng nghe, ghi nhớ - Hiểu rõ hơn về dòng tranh này - Nắm chắc kiến thức về nội dung của hai bức tranh Đông Hồ: Đàn gà mẹ con và Lợn ăn cây ráy. - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động. - Quan sát, thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung hai bức tranh, cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm mình. - Ghi nhớ - Trong khung hình chữ nhật nằm ngang - Các chú gà nghỉ ngơi trên lưng mẹ, hướng về phía con mồi của mẹ... - Quan sát, lắng nghe - Hình ảnh con lợn không giống như hình ảnh thực ngoài đời. - Thể hiện sự sinh sôi, phát triển - Lắng nghe, ghi nhớ - Mỗi màu một bản - Màu sắc của tranh rất rực rỡ, nổi bật, đẹp mắt... - Hiểu công việc của mình phải làm - Hoàn thành được bài tập trên lớp - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động. - Làm việc cá nhân - Trả lời câu hỏi của GV - Ghi nhớ, tiếp thu cách thực hiện - HS chọn tranh theo ý thích - HS quan sát tham khảo - Tiếp thu cách thực hiện - Quan sát tranh mẫu - Vừa phải, không to, nhỏ quá - Theo ý thích - Tiếp thu - HĐ cá nhân * Dặn dò: - Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện thêm và trưng bày, giới thiệu sản phẩm. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2. MỘT SỐ BÀI VẼ CỦA HỌC SINH LỚP 2A1 Bài vẽ của em: Nguyễn Huyền Linh Bài vẽ của em: Nguyễn Minh Tuệ Bài vẽ của em: Phùng Yến Nhi IV/ Kết quả thực nghiệm: Sau khi lựa chọn để vận dụng một số trò chơi Mĩ Thuật đã nêu trên vào các tiết học. Cụ thể là trò chơi: - (Bịt mắt đoán tên đồ vật) vào CHỦ ĐỀ 11 - LỚP 5 : VẼ BIỂU CẢM CÁC ĐỒ VẬT (Tiết 1) - Họa sĩ vàng ( Ai nhanh hơn) vào CHỦ ĐỀ 2 - LỚP 4: CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT (Tiết 1) - Em yêu nghệ thuật (Tìm thể loại tranh) vào CHỦ ĐỀ 10 - LỚP 2 : TÌM HIỂU TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ (Tiết 1) - Không những học sinh nắm được kiến thức bài học mà cảm thấy các em rất hứng thú khi chính các em được thể hiện năng lực, kĩ năng của mình về môn học từ đó các nhớ rất lâu những kiến thức của bài học đó. - Các em được rèn khả năng tư duy, màu sắc, năng lực hợp tác nhóm ,nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn... - Cuối tiết học trưng bày sản phẩm: 100% số học sinh hoàn thành trở lên. Cụ thể: Khối Sĩ số Hoàn thành Chưa hoàn thành Ghi chú 2A1 39 39/39 = 100% 0 4A3 44 44/44 = 100% 0 5A5 42 42/42 = 100% 0 - Điều đáng mừng là các em rất hào hứng, chờ đợi tiết học tạo cho các em lòng yêu thích, ham mê với môn Mĩ Thuật. - Cũng qua tiết dạy có tổ chức trò chơi như đã nói ở trên kết quả phiếu điều tra về sở thích học môn Mĩ Thuật như sau: Lớp Sĩ số Thích học Bình thường Không thích 2A1 39 32/39 = 82,05% 7/39 = 17,95% 0 4A3 44 39/44 = 88,64% 5/44 = 11,36% 0 5A5 42 38/42 = 90,48% 4/42 = 9,52% 0 PHẦN III: KẾT LUẬN I/ Kết luận chung: Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh Tiểu học. Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ. Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định năng lực của mình và tự đánh giá nhau trong học tập. Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học toán là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này. ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ 2 đến 4 phút hoặc cùng lắm là 5 phút. Do vậy người Giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh. Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và môn Mĩ Thuật nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Song để tổ chức được trò chơi Mĩ Thuật có hiệu quả đòi hỏi mỗi người thầy phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi qua thực tế giảng dạy. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng đề tài của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được hội đồng xét duyệt và các bạn đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung thêm, đáp ứng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. II/ Điều kiện để áp dụng sáng kiến: - Về nhân lực: Giáo viên giảng dạy môn mĩ thuật trong các trường Tiểu học. Cần sự quan tâm ủng hộ của phụ huynh học sinh: mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho con em mình để đủ điều kiện tốt nhất. Học sinh: tích cực tham gia bài học. Giáo viên: nhiệt tình giảng dạy. - Giáo viên phải nghiên cứu tài liệu, nắm vững phương pháp mới, tự học, tự rèn luyện để nâng cao kiến thức giảng dạy. - Chuẩn bị tốt khâu soạn giảng, hình thành tốt các phương pháp dạy học tích cực thích hợp với từng chủ đề. - Xác định đúng mục đích – yêu cầu chủ đề. - Giáo viên luôn yêu thương học sinh, gần gũi với học sinh, luôn động viên, tuyên dương và khuyến khích các em học tập. - Giáo viên luôn tiếp thu, đóng góp ý kiến của chuyên môn ngành và BGH nhà trường. - Về trang thiết bị, kĩ thuật: Cần phải có phòng nghệ thuật, giá vẽ bảng vẽ, tranh ảnh, máy chiếu, - Chuẩn bị tốt ĐDDH phục vụ tiết dạy. Sử dụng ĐDDH hợp lý phù hợp với từng chủ đề. Khi sử dụng ĐDDH cần lưu ý tới tính khoa học, thẩm mĩ và độ chính xác của kiến thức. III/ Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp: Trên đây là một số trò chơi tôi đã đưa vào thực hành tổ chức dạy tại Trường Tiểu học Đại Đồng, được đồng nghiệp dự giờ và đánh giá trò chơi mang lại hiệu quả cao, giờ dạy phong phú, đúng với đặc trưng môm Mĩ Thuật “ Học mà chơi, chơi mà học”. Qua nhiều tiết dạy có tổ chức trò chơi chất lượng học sinh tăng lên rõ rệt, học sinh yêu thích rất nhiều môn Mĩ Thuật. Chính vì sự thành công đó, tôi thấy cần nhân rộng phổ biến cho các đồng nghiệp ở trường và có thể áp dụng ở các trường lân cận trong huyện Văn Lâm và các trường khác trong tỉnh. Định hướng trong thời gian tiếp theo tôi sẽ áp dụng và tìm ra các giải pháp hữu hiệu hơn nữa để đưa môn Mỹ Thuật thực sự trở thành môn học yêu thích đối với học sinh và cao hơn nữa, sẽ giúp học sinh vùng nông thôn có triển vọng thi vào các trường năng khiếu Mĩ Thuật hoặc hỗ trợ các em có năng khiếu thi vào các trường Kiến trúc IV/ Kiến nghị, đề xuất: Tập hợp mọi nguồn lực, phối hợp hỗ trợ, tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo. Tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho dạy và học, phòng học, bàn ghế, SGK, sách tham khảo, tranh của học sinh khoá trước, tranh của học sinh đạt giải các kỳ thi, tranh của hoạ sĩ của giáo viên v.v... Có chế độ khen thưởng kịp thời, động viên học sinh có thành tích xuất sắc, xây dựng môi trường thi đua trong học sinh . Việc bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh giỏi Mỹ thuật phải chú trọng cả việc bồi dưỡng kiến thức và bồi dưỡng kỹ năng, nề nếp tự học, nhân cách. V/ Hệ thống tài liệu tham khảo. Trong quá trình nghiên cứu tôi có tham khảo và đọc một số loại sách sau: - Tạp chí Giáo dục Tiểu học. - Sách học Mỹ thuật của học sinh. - Sách nghệ thuật. - Phương pháp giảng dạy môn Mỹ Thuật ở Tiểu học. - MÜ ThuËt häc ®¹i c¬ng... * Lời cam đoan: “Đây là sáng kiến của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác” Đại Đồng, Ngày 18 tháng 02 năm 2021 Người thực hiện Nguyễn Hữu Công MỤC LỤC XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI ĐỒNG Tổng điểm:..Xếp loại.. TM. HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CHỦ TỊCH - HIỆU TRƯỞNG (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu) XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN HUYỆN VĂN LÂM Tổng điểm:Xếp loại.... TM. HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CHỦ TỊCH (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_nang_luc_hoc_sinh_trong_to_ch.doc