Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng việc tận dụng vật liệu phế thải sạch. Sáng tạo thành sản phẩm mĩ thuật cho học sinh
Nghị quyết số 29 - NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 - Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Việc thay đổi phương pháp dạy học truyền thụ kiến thức, kĩ năng một chiều sang phương pháp dạy học tích cực làm cho việc học là quá trình kiến tạo, tìm tòi, khám phá, sáng tạo của học sinh, giúp các em chủ động, năng động trong học tập và trong giao tiếp ở cuộc sống. Đồng thời qua mỗi bài học , giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường , biết sử dụng hợp lý các vật liệu tìm được từ cuộc sống hàng ngày để từ đó có thể áp dụng sáng tạo vào các bài thực hành của không chỉ môn học học mĩ thuật mà còn áp dụng cho đa dạng các môn học khác. Nắm bắt được đặc điểm lứa tuổi các em luôn tò mò và ưa khám phá, có thể nhanh chóng tìm tòi và sáng tạo nên bản thân đã vận dụng , kế thừa và phát triển những mặt tích cực của những phương pháp hiện có, đồng thời vận dụng một cách linh hoạt, không máy móc, không cứng nhắc trong việc đưa ra các bài tập thực hành phù hợp, phát huy được tính tích cực cũng như mong muốn góp phần bảo vệ môi trường của học sinh trong học tập, phù hợp với điều kiện dạy và học cụ thể.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng việc tận dụng vật liệu phế thải sạch. Sáng tạo thành sản phẩm mĩ thuật cho học sinh

màu trắng ngà, trứng gà có màu hồng phơn phớt, trứng chim cút lại mang hai sắc trắng và đen độc đáo. Học sinh vẽ và làm tranh chất liệu tổng hợp từ hạt gạo, hạt đậu và len sợi Để thực hiện một bức tranh, việc đầu tiên là học sinh phải phác họa ý tưởng bằng bút chì trên bản phác thảo khổ giấy A3, sau đó giáo viên hướng dẫn để học sinh dùng một chiếc bay nhỏ để phết hồ, sau đó dùng nhíp để gắp và gắn từng mảnh chất liệu nhỏ cho đến khi hoàn thành toàn bộ bức tranh. Tranh đề tài ngày tết được làm từ làm từ giấy nhún và giấy sợi của học sinh Tranh nhiều chất liệu là tranh không chỉ đơn thuần là tranh vẽ màu trên giấy, mà bức tranh sẽ được kết hợp với nhiều chất liệu khác nhau để tạo nên một bức tranh sinh động và đẹp mắt. Màu sắc và đường nét của bức tranh không chỉ là màu mà có thể là đất sét, xé giấy, đính cườm, vỏ trứng,... Học sinh làm bài theo nhóm chất liệu lựa chọn Tùy vào từng nội dung bài học giáo viên cần định hướng để cho học sinh lựa chọn được đề tài phù hợp Cho học sinh xem video và bài mẫu Học sinh hình thành ý tưởng, lựa chọn vật liệu và tiến hành làm bài Để tạo nên các sản phẩm từ vật liệu phế thải sạch thì cần rất nhiều đồ dùng như: Kéo, súng bắn keo, băng dính, giấy màu, keo sữa, nên cần dặn dò để các em chuẩn bị rất kĩ từ trước. + Em chọn tạo hình căn phòng nào? Đồ vật,con vật nào? + Căn phòng đó thường gồm những đồ dùng gì? + Những vật liệu nào có thể sử dụng được? em sẽ dùng chất liệu gì để gắn những vật liệu đó? Sản phẩm của học sinh khi hoàn thành Ví dụ: Thể hiện tranh ĐT “ Cuộc sống quanh em” MT 7 ,hoặc làm bưu thiếp chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam trong CĐ thầy cô và mái trường-MT8 -Học sinh biết tận dụng kho vật dụng để lựa chọn vật liệu phù hợp với chủ đề + Quan sát theo sự hướng dẫn của giáo viên lựa chọn nội dung thể hiện + Quan sát kho vật liệu chọn vật liệu phù hợp + Ngoài vẽ tranh trên giấy học sinh có thể làm mô hình hoặc Sử sụng giấy báo, ni lông xé dán tạo thành bài vẽ rất đẹp và hài hòa phù hợp với chủ đề. Có thể điều chỉnh, cắt gọt, thay đổi hình dạng cho phù hợp với ý tưởng sáng tạo Có thể vẽ, cắt dán hoặc kết hợp các vật liệu khác nhau để trang trí sản phẩm. -Do đó là một giáo viên giảng dạy môn mĩ thuật tôi thấy cần truyền cho học sinh của mình sự thấy thoải mái, say mê, hứng thú với môn học. Kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức, phát triển năng lực cho học sinh một cách toàn diện. Học sinh làm quen và biết sử dụng những vật liệu, công cụ, cách thức tạo hình khác nhau phù hợp với khả năng sự sáng tạo ,và thế mạnh riêng của bản thân mỗi học sinh vào sản phẩm cá nhân hay nhóm cho đúng nội dung chủ đề. 4. Giải pháp 4: Tổ chức cuộc thi “ sáng tạo mĩ thuật từ vật liệu phế thải”. -Tổ chức thi làm các sản phẩm được làm từ vật liệu phế thải giữa các khối, các lớp trong toàn trường. Qua bàn tay khéo léo của các bạn học sinh, nhiều vật liệu phế thải đã trở thành đồ chơi và đồ dùng học tập. Những đồ chơi, đồ dùng từ những vật liệu này không chỉ tạo sự hứng thú cho học sinh, tiết kiệm chi phí trong học tập mà còn góp phần bảo vệ môi trường. - Chương trình công tác đội và phong trào thiếu nhi 2019-2020 tổ chức các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20/11 có tổ chức cho các em giữa các lớp, khối thi làm tập san, bưu thiếp đẹp tặng thầy cô. Các bạn học sinh đã hào hứng tham gia và đã có những thành tích nhất định. - Thông qua cuộc thi học sinh thấy việc sáng tạo mĩ thuật từ vật liệu phế thải này rất ý nghĩa, vì các đồ dùng này không làm ô nhiễm môi trường mà lại tiết kiệm. Khi học tập, vui chơi và sử dụng các vật dụng như thế này các em thấy rất hứng thú. 5 . Giải pháp 5 : Tổ chức học trên lớp, học ngoài lớp: Bên cạnh việc tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm, giáo viên cần biết linh hoạt các hình thức dạy học ở trong lớp học và ngoài lớp tùy vào nội dung bài học sao cho phù hợp, để học sinh sẽ hứng thú với từng nội dung bài học khác nhau, các em học sinh cũng sẽ không cảm thấy bị nhàm chán bởi một nội dung thực hành cụ thể. Các em được trải nghiệm các hình thức học khác nhau, và học ngoài lớp học sinh cũng hứng thú nhiều hơn, chất lượng bài vẽ cũng có hiệu quả cao hơn. Giúp học sinh phát huy được tính tập thể phối hợp cùng suy nghĩ cùng làm việc thảo luận để cùng có hướng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, cụ thể là hoàn thành yêu cầu bài thực hành. Việc thay đổi không gian học ở trên lớp và ngoài lớp cũng chính là một trong những nội dung đổi mới phương pháp dạy học. Tổ chức tiết học ngoài lớp cho học sinh với chủ đề khám phá thiên nhiên Phương pháp vẽ theo nhóm khi học ngoài trời Ở mỗi tiết học nếu giáo viên tổ chức được nhiều hình thức cho học sinh tham gia bài học thì các em sẽ hứng thú hơn, trong các hình thức tổ chức đó thì tổ chức hoạt động dạy ngoài lớp là rất quan trọng tùy vào yêu cầu đề bài mà giáo viên áp dụng phương pháp hoạt động này sao cho có hiệu quả và thiết thực, học sinh được tiếp cận với không gian mở và những cảnh vật thực tế. Đồng thời giáo viên sẽ kết hợp giới thiệu thông qua đó giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước , yêu môi trường sống – học tập xanh – sạch –đẹp từ đó các em sẽ vận dụng được những gì bản thân nhận thấy xung quanh để diễn tả và làm các bài thực hành đẹp, thực tế hơn. Ngoài ra , biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ bằng môn học mĩ thuật trong hoạt động nghệ thuật ở trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực, thẩm mĩ quan tâm đến việc cung cấp điều kiện và tạo cơ hội để học sinh có hứng thú và chủ động tham gia vào hoạt động này, do đó việc cải tiến các tác động dạy học nhằm phát huy vai trò của đặc thù của môn học, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, hoạt động học tập trên lớp kết hợp với các hoạt động tổng kết và trưng bày sản phẩm, tranh vẽ của học sinh ở cuối tiết học, cuối kì học và cuối năm học. Trưng bày kết quả học tập của học sinh ở trên lớp Thông qua hoạt động này giúp học sinh rèn luyện và phát triển khả năng hiểu và cảm nhận sản phẩm mĩ thuật về bố cục, màu sắc và sắc thái biểu cảm. Từ đó hình thành và phát triển khả năng phân tích sản phẩm thông qua các yếu tố tạo hình như nhận xét về: bố cục, đường nét, màu sắc, Trong mỗi tiết trưng bày và giới thiệu sản phẩm , giáo viên hướng cho các em phát huy tính chủ động trong việc giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình đặc biệt là giới thiệu về các chất liệu mà các em đã làm , qui trình làm ra sao , sự sáng tạo nằm ở yếu tố nào.. Bên cạnh đó còn giúp học sinh phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt ý tưởng, khắc sâu các kiến thức kĩ năng vừa được thực hành sáng tạo. Ở hoạt động này giáo viên gợi ý cho học sinh thảo luận, suy nghĩ và trình bày ý kiến cá nhân. PHẦN IV : KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG PHƯƠNG PHÁP CŨ PHƯƠNG PHÁP MỚI -Có ý thức bảo vệ môi trường nhưng Chưa ứng dụng vào môn học -Ứng dụng ý thức bảo vệ môi trường vào Các sản phẩm tìm được từ rác thải sạch Tái chế. -Học sinh vẽ bài trên giấy -Học sinh có nhiều sự lựa chọn và phương Pháp thể hiện ( xé dán, làm mô hình, làm Các sản phẩm ứng dụng.) - Sản phẩm chưa sinh động mang tính ứng dụng - Sản phẩm có tính ứng dụng cao (Trang Trí nhà, phòng, lớp học) - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tái chế và sử dụng tối đa rác thải, sáng tạo thành các sản phẩm mĩ thuật thân thiện với môi trường. - Chưa mạnh dạn trong việc nhận xét bạn . - Mạnh dạn nhận xét các bạn. - Ít mạnh dạn xung phong thảo luận trước lớp. - Học tập nhanh nhẹn ,hăng hái thảo luận ý kiến. - Học tập chậm chạp ít hứng thú và trầm. - Học tập hăng hái,sôi nổi và tích cực, hứng thú - Tỷ lệ học sinh yêu thích môn mỹ thuật chưa cao. -Tỷ lệ học sinh yêu thích môn mỹ thuật cao -Mạnh dạn thể hiện năng lực của bản thân Với nhiều chất liệu tìm được, HS không bị gò bó ý tưởng, thoải mái vận dụng và sáng tạo * Năm học 2019-2020(HKI): Tổng số học sinh :969HS Nội dung khảo sát Có Không hứng thú Ý kiến khác Em có thích tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường không? 912 57 Em thích các sản phẩm làm từ vật liệu tái chế không? 804 165 Em có thích các hoạt động sáng tạo mĩ thuật không? 699 270 Em ( nhóm) có sản phẩm để tham gia cuộc thi sáng tạo từ những vật tìm được không? 516 453 * Năm học 2019-2020(HKII): Tổng số học sinh :969HS Nội dung khảo sát Có Không hứng thú Ý kiến khác Em có thích tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường không? 969 Em thích các sản phẩm làm từ vật liệu tái chế không? 969 Em có thích các hoạt động sáng tạo mĩ thuật không? 969 Em ( nhóm) có sản phẩm để tham gia cuộc thi sáng tạo từ những vật tìm được không? 969 PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận chung Dạy học mĩ thuật ở trường trung học cơ sở, tôi nghĩ giáo viên phải luôn không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn của mình để đưa những phương pháp vào bài học phù hợp, song bên cạnh đó hãy luôn tìm hiểu, tôn trọng gần gũi, lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của học sinh để nắm rõ hơn những tâm tư tình cảm ấy để có cách hướng dẫn các em thực hành trong giờ mĩ thuật một cách hiệu quả nhất, mang lại cho các em một thành quả do chính các em tự làm ra. - Sau khi nghiên cứu và triển khai giải pháp này bản thân tôi nhận thấy: Để các em có thể tận dụng những vật liệu phế thải sạch thành những sản phẩm Mĩ thuật 3D theo từng chủ đề thích hợp. Trước tiên phải tạo cho các em biết yêu thích môn học, vì chỉ khi yêu thích các em mới có sự liên tưởng và sáng tạo khi nhìn thấy những đồ dùng đã qua sử dụng và làm mới chúng qua các sản phẩm mĩ thuật. Qua mấy tháng áp dụng phương pháp kết quả ban đầu cho thấy: Trường lớp được khang trang, sạch đẹp hơn hoc sinh biết tận dụng tiết kiệm phân loại rác tái sử dụng tạo nhiều sản phẩm Mĩ thuật đẹp nhờ việc thu thập đồ vật, phế liệu an toàn, sạch từ những thứ không dùng đến ở nhà hoặc ở trường lớp. Học sinh yêu thích môn học hơn, hào hứng, và hợp tác nhóm tốt các em biết hỗ trợ giúp nhau cùng tiến bộ qua từng chủ đề. Phát huy được trí tưởng tượng, óc sáng tạo. Phát triển được các giác quan, kĩ năng sống, khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, hỗ trợ phát huy thế mạnh của từng học sinh. Các em biết tự học và tự đánh giá trải nghiệm. Học sinh nghiên cứu vật liệu tìm được, có cái nhìn mới về chúng.Thu thập và lắp ráp những thứ đó vào quy trình giúp học sinh năng động hơn và giúp các em có ý thức bảo vệ môi trường và tái taọ vật liệu để tiếp tục sử dụng trong học tập và vui chơi. Sản phẩm môn Mĩ thuật đa dạng hơn, giúp những em không có năng khiếu vẽ có nhiều sự lựa chọn chất liệu để tạo sản phẩm Mĩ thuật. Phát triển khả năng hợp tác nhóm, tư duy sáng tạo của cá nhân vào sản phẩm chung của cả nhóm. Tạo nhiều hứng thú cho các em học sinh trong môn học. Tôi mong rằng giải pháp ít nhiều góp phần giúp các em biết tạo ra những sản phẩm mĩ thuật sáng tạo khác nhau qua việc các em biết tận dụng rác thải sạch. Đồng thời giáo dục các em biết tiết kiệm nguồn nguyên liệu, có ý thức bảo vệ môi trường. 2.Điều kiện áp dụng : Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng việc tận dụng vật liệu phế thải sạch.Sáng tạo thành sản phẩm mỹ thuật cho học sinh có thể áp dụng ở tất cả các khối lớp và ở nhiều môn học. Tuy nhiên đối tượng ở các khối lớp khác nhau, trình độ khác nhau đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng thật linh hoạt cho phù hợp. Đặc biệt với những lớp đối tượng học sinh còn hạn chế về mức độ nhận thức và cách thức tổ chức hoạt động tránh để các em cảm thấy nặng nề trong giờ học. 3. Hướng tiếp tục nghiên cứu Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng việc tận dụng vật liệu phế thải sạch.Sáng tạo thành sản phẩm mỹ thuật cho học sinh” mang lại hiệu quả tích cực trong việc lĩnh hội tri thức của các em góp phần hình thành phát triển phẩm chất ,năng lực của học sinh. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm nhiều hình thức đổi mới đa dạng hơn nữa để có thể vận dụng với tất cả các lớp ở các bậc học khác nhau. 4. Đề xuất, kiến nghị Với tốc độ phát triển nhanh chóng hoà cùng với sự phát triển chung của toàn xã hội, các phương pháp dạy học cũng không ngừng đổi mới cho phù hợp. Là một giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy trong nhiều năm tôi thấy mình luôn luôn thiếu hụt những thông tin mới cập nhật . Tôi rất mong được sự quan tâm của các vị lãnh đạo ngành giáo dục của huỵện , của tỉnh cho chúng tôi được tham gia nhiều lớp tập huấn hơn nữa về những phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh . Vẫn còn có những phương pháp và kĩ thuật mà tôi cũng như đồng nghiệp còn lúng túng, và tạo cơ hội cho giáo viên chúng tôi trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau một cách thường xuyên hơn để mỗi giáo viên chúng tôi hoàn thành chất lượng đào tạo tốt hơn nữa mà mục tiêu giáo dục đã đề ra. Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng việc tận dụng vật liệu phế thải sạch.Sáng tạo thành sản phẩm mỹ thuật cho học sinh” đạt kết quả tốt theo định hướng phát triển năng lực của học sinh tôi xin có một số kiến nghị sau: 4.1. Với học sinh: - Tâm thế tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động của giờ học - Mạnh dạn ,tự tin, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. 4.2. Với giáo viên giảng dạy - Phải thật sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề, luôn có tinh thần học hỏi, đổi mới các hình thức dạy học cho phù hợp với học sinh của từng khối, lớp. - Luôn luôn thực hiện theo phương châm khen nhiều hơn chê. Động viên khích lệ kịp thời những việc làm của các em MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH Học sinh khối 7 đang thực hành làm sản phẩm từ vật liệu phế thải sạch. Trên đây tôi đã trình bày sáng kiến : nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng vật liệu phế thải sáng tạo thành sản phẩm mĩ thuật . Tôi cảm thấy giáo viên nào cũng có thể áp dụng vào bài giảng của mình. Mong được chia sẻ đến đồng nghiệp Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp . Tôi xin trân thành cảm ơn! Tây Đằng ngày 05 tháng 05 năm 2021 Người viết Đinh Hồng Điệp DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên trung học cơ sở BDG&ĐT Dự án hỗ trợ GDMT THCS ( SAEPS). Tài liệu dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực dành cho giáo viên trung học cơ sở của NXB Giáo dục Việt Nam 3. Sách Học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực- Lớp 6,7,8,9 (Dự án SAEPS), NXB Giáo dục Việt Nam 4https://tusach.thuvienkhoahoc.com/ Phương_pháp_dạy_học_theo_quan_điểm_phát_triển_năng_lực 5.https://tusach.thuvienkhoahoc.com/ Một_số_biện_pháp_đổi_mới_phương_pháp_dạy_học MỤC LỤC Phần I: Mở đầu 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 Phần II:Nội dung đề tài 3 1. Một số vấn đề chung 3 1.1.Cơ sở lý luận 3 1.2.Cơ sở thực tiễn 3 2. Nội dung vấn đề nghiên cứu 4 2.1.Thực trạng 4 Phần III: Giải pháp thực hiện 6 1.Giải pháp 1 6 2. Giải pháp 2 6 3. Giải pháp 3 7 4. Giải pháp 4 12 4. Giải pháp 5 12 Phần IV: Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng. 16 Phần III : Kết luận và khuyến nghị 18 1. Kết luận 18 2. Điều kiện áp dụng 19 3. Hướng tiếp tục nghiên cứu 19 4. Đề xuất, kiến nghị 19 4.1. Với học sinh 19 4.2. Với giáo viên giảng dạy 20
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_y_thuc_bao_ve_moi_truong_bang.docx