Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8

Mục tiêu chung của chương trình mỹ thuật lớp 8 là nâng cao hơn cho học sinh những kiến thức về mỹ thuật, nâng cao hơn kỹ năng thực hành trên cơ sở những bài lý thuyết cơ bản học sinh đã được học ở những năm lớp 6, 7 đồng thời giúp các em bước đầu biết vận dụng những hiểu biết về mỹ thuật vào học tập và cuộc sống hàng ngày. Giờ dạy mỹ thuật, giáo viên cung cấp kiến thức cho tất cả các học sinh. Kiến thức mỹ thuật có những qui ước chung, có những khái niệm rất trừu tượng không thể giải thích rạch ròi, không thể chứng minh bằng công thức cũng không có những qui định dứt khoát về tỉ lệ. Những kiến thức chung chung, trừu tượng của mỹ thuật sẽ được vận dụng vào từng bài vẽ cụ thể... Bài vẽ đẹp, đạt yêu cầu hay yếu kém là do cách suy nghĩ, tìm tòi của người học. Mỗi học sinh có cách khai thác đề tài, cách bố cục, xây dựng hình tượng, cách vẽ màu riêng, không giống nhau. Tuy cùng một đề tài, cùng một tên gọi, cùng nhìn, cùng vẽ một mẫu nhưng sẽ có nhiều kết quả khác nhau. Có thể nói bài tập mỹ thuật “không có đáp số” chung cho tất cả. Bởi mỹ thuật là cách tạo ra cái đẹp, và cái đẹp ở bài vẽ được thể hiện ở nhiều hình, nhiều vẻ, tùy thuộc vào sự hướng dẫn của giáo viên, vào khả năng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo và quan trọng hơn là cả sự hứng thú của học sinh.
doc 22 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8
 tạo điều kiện cho các em vẽ một cách hứng thú.
 Quan sát nhận xét ở các loại bài vẽ :
 + Vẽ theo mẫu :
 Học sinh quan sát, nhận xét về vị trí, nguồn sáng chiếu tới, hình dáng, cấu trúc tỉ lệ đậm nhạt và màu sắc chung của mẫu. Từ đó học sinh có ý định bố cục để hình vẽ cân đối với trang giấy, làm cho bài vẽ thuận mắt, đẹp hơn, đồng thời cảm nhận vẻ đẹp của mẫu.
 + Vẽ trang trí :
 Học sinh quan sát, nhận xét về cách sắp xếp hình mảng, cách vẽ hoạ tiết, cách vẽ màu, vẽ đậm nhạt...Qua đó học sinh thấy được vẻ đẹp đa dạng của mẫu, sẽ khích lệ các em suy nghĩ để có bài vẽ khác và đẹp theo ý mình.
 + Vẽ tranh :
 Quan sát, nhận xét giúp các em hiểu cách khai thác đề tài, cách bố cục, cách tìm hình tượng, cách vẽ màu và thấy được vẻ đẹp của tranh.
 Tuỳ thuộc vào từng bài vẽ mà giáo viên định ra thời gian cho phần quan sát, nhận xét một cách hợp lý. Quan sát, nhận xét sẽ đan xen với lời giảng giải, phân tích của giáo viên trong suốt giờ dạy. Quan sát, nhận xét có ý nghĩa đến kết quả bài vẽ, vì nó gây cảm hứng, lôi cuốn học sinh đến bài vẽ có kết quả.
 Dạy phần này cần nhẹ nhàng, hấp dẫn. Các phương pháp thường vận dụng là : Phương pháp quan sát, phương pháp trực quan, phương pháp so sánh.
 b. Hướng dẫn học sinh cách vẽ :
 Sau khi học sinh đã quan sát nhận xét đối tượng, đã hiểu sơ bộ đối tượng thì phần hướng dẫn cách vẽ sẽ trả lời cho câu hỏi “Vẽ như thế nào là đẹp”.
 Đối với môn mỹ thuật, cách tiến hành vẽ cho mỗi loại bài thường giống nhau, lặp lại qui trình chung. Nên nếu bài dạy nào cùng nhắc lại “điệp khúc” chung đó thì hiệu quả bài vẽ sẽ không cao, học sinh không hứng thú học tập. Mỗi dạng bài tập cần có hướng dẫn cụ thể . Ví dụ : khung hình và cách vẽ khung hình của bài này như thế nào ? Hình mảng và cách vẽ hình mảng ở bài trang trí hình vuông, hình tròn giống nhau và khác nhau như thế nào ?...
 Qui trình chung về hướng dẫn cách vẽ diễn ra như sau :
 + Vẽ theo mẫu :
- Đo hoặc ước lượng chiều cao nhất so với chiều ngang rộng nhất của mẫu để xác định khung hình của mẫu và vẽ phác khung hình vào trang giấy sao cho cân đối, đảm bảo cho hình vẽ có tỉ lệ hài hoà với trang giấy. Bố cục hình vẽ vừa phải, không to quá, nhỏ quá hay xô lệch sang phải, sang trái, lên trên hoặc xuống dưới quá.
- Ước lượng tỉ lệ bộ phận của mấu theo chiều cao, chiều ngang.
- Nhìn mẫu vẽ phác nét cơ bản bằng các nét mờ.
- Vẽ nét chi tiết cho giống mẫu. Đến đây bài vẽ xem như xong phần hình.
- Vẽ phác các mảng đậm nhạt.
- Nhìn mẫu, vẽ đậm nhạt cho bài vẽ có không gian.
 + Vẽ trang trí :
- Làm phác thảo (làm nháp).
 . Kẻ trục đối xứng ( nếu thấy cần thiết ), phác các mảng chính, mảng phụ trên bề mặt hình trang trí.
 . Tìm đậm nhạt bằng đen trắng.
 . Tìm hoạ tiết hợp với ý định trang trí và vẽ hoạ tiết vào các mảng ở phác thảo.
 . Tìm màu : dựa vào phác thảo đen trắng, căn cứ vào đậm nhạt để tìm màu tương ứng. Đến đây coi như xong phần làm phác thảo - làm nháp. Có thể làm 2 - 3 phác thảo ở mỗi “công đoạn” ( hình mảng, đậm nhạt, hoạ tiết, màu ) để so sánh chon lọc lấy một cho công đoạn tiếp theo.
- Làm bản chính :
 . Phóng to phác thảo bằng kích thước thật. Nếu là bài vẽ có trục đối xứng (hình vuông, hình tròn...) Thì có thể vẽ một góc rồi can ra, vừa nhanh, vừa đều.
 . Chuẩn bị lượng màu vừa đủ cho bài vẽ (nếu thay đổi màu nhiều sẽ làm cho màu không đúng như phác thảo, ảnh hưởng đến tương quan chung, làm cho bài vẽ mất di vẻ đẹp đã chọn ban đầu).
 . Những hình giống nhau cần vẽ màu như nhau và cùng độ đậm nhạt...
 . Vẽ màu như phác thảo. Vẽ xong, nhìn toàn bộ, có thể điều chỉnh đôi chút về đậm nhạt cho bài vẽ đẹp hơn. Nhưng tránh thay đổi nhiều về phác thảo.
 + Vẽ tranh :
- Làm phác thảo :
 . Suy nghĩ về đề tài, hình dung cách bố cục và các hình tượng của tranh.
 . Phác thảo hình mảng chính, mảng phụ.
 . Vẽ mảng đậm nhạt bằng đen trắng.
 . Tìm màu và vẽ màu làm rõ nội dung tranh.
- Cách thể hiện tranh :
 . Phóng to phác thảo bằng kích thước đã cho.
 . Vẽ màu theo phác thảo. Vẽ xong có điều chỉnh đôi chỗ về đậm nhạt cho phù hợp với nội dung chủ đề.
 Phần hướng dẫn cách vẽ thường tiến hành từ 10 - 15 phút đối với các bài vẽ đầu của chương trình. Đến các bài tiếp theo có thể chỉ nhắc lại cách tiến hành bài vẽ, và cần nhấn mạnh những điểm chính, điểm mấu chốt nhất.
 c. Hướng dẫn học sinh làm bài :
 * Nhiệm vụ của học sinh : 
 Nhớ lại cách vẽ ở những bài lý thuyết cơ bản, tự tìm phương án vẽ bài thực hành.
 * Nhiệm vụ của giáo viên :
- Quan sát lớp, điều hành thời gian đảm bảo bài vẽ đúng tiến độ.
- Cung cấp thêm kiến thức cần thiết cho cả lớp, nếu ở những bài của năm học trước chưa có điều kiện, hay chưa khắc sâu được cho học sinh.
- Củng cố, hay tổng hợp những kiến thức còn rời rạc, tản mạn ở học sinh mà giáo viên nhận thấy trên bài vẽ của các em.
- Chỉ ra những thiếu sót ngay trên từng bài vẽ của học sinh bằng cách giúp các em quan sát mẫu, so sánh đối chiếu với bài vẽ của mình và tự sửa chữa, điều chỉnh cho phù hợp với khả năng của từng người, hoặc gợi ý để học sinh nhớ lại, tìm tòi thêm. Giáo viên không vẽ giúp, không trực tiếp sửa bài cho học sinh mà chỉ gợi ý, động viên các em làm bài.
 Giáo viên dạy ngay trên “hiện trạng” bài vẽ của học sinh và học sinh học ngay trên bài vẽ của mình là tốt nhất, vì tất cả cái sai cái đúng, cái hợp lý hay chưa hợp lý, cái đẹp hay chưa đẹp đều được biểu hiện một cách rõ ràng, cụ thể ngay trên từng bài vẽ mà khi nghe giảng chúng chỉ là những thuật ngữ chung chung, trừu tượng, đôi khi khó hiểu. Được sự gợi ý, chỉ dẫn của giáo viên, học sinh nhận ra ngay những thiếu sót, những cái gì chưa hợp lý ở bài vẽ của mình và tự tìm cách điều chỉnh làm cho bài ve tốt hơn. Đó chính là cách học mang lại hiệu quả cao, vì học sinh tự giác học tập.
 d. Đánh giá kết quả học tập :
 Kết thúc mỗi tiết học vẽ, giáo viên lấy đại diện những bài vẽ tốt và những bài vẽ còn mắc những nhược điểm cho học sinh dán lên bảng, gơi ý cho học sinh cả lớp tự nhận xét về những điểm được, chưa được , giáo viên nhận xét bổ xung cho các em về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ nếu ở lớp chưa xong, hoặc rút kinh nghiệm cho những bài vẽ cùng loại lần sau.
giáo án minh họa 
TIẾT 17+18+19+20
Chủ đề 6. HỘI HOA XUÂN.
 (4 Tiết)
I.MỤC TIấU CHUNG: (HS cần đạt)
1. Kiến thức: Vẽ được tranh tĩnh vật lọ hoa và quả. Vận dụng những kiến thức đó học, tạo hỡnh và trang trớ được sản phẩm chậu cõy cảnh/ lọ hoa quả.
2. Kĩ năng: Tạo hỡnh được cõy cảnh/ hoa lỏ cõn đối với chậu cõy cảnh/ lọ hoa đó tạo dỏng.
3. Thỏi độ: Giới thiệu, nhận xột và nờu được cảm nhận về sản phẩm.
II.PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC.
Phương phỏp:
Quan sỏt trực quan,luyện tập thực hành,liờn kết học sinh với tỏc phẩm. Cú thể vận dụng quy trỡnh tạo hỡnh từ vật tỡm được.
Hỡnh thức tổ chức:
+ Hoạt động cỏ nhõn
+ Hoạt động nhúm
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
Chuẩn bị của GV:
- Sỏch Dạy, Học MT lớp 8.
	- Mẫu vẽ: Lọ hoa , chậu cõy cảnh,hoa ,quả.
	- Tranh ảnh minh họa về chậu cõy cảnh.
Chuẩn bị của HS:
 - SGK lớp 8.
- Mầu vẽ, giấy vẽ,giấy bỡa , hồ dỏn, giấy bỏo, giấy mầu, và một số vật liệu tỡm được như hộp, lọ, ống bơ.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC DẠY HỌC.
Nội dung

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

Đồ dựng/
Phương tiện/ sản phẩm của HS

Hoạt động 1. (Tiết 1)
VẼ TĨNH VẬT(VẼ HèNH)
Mục tiờu (HS cần đạt được)
-Hoạt động này nhằm rốn luyện kĩ năng vẽ theo mẫu cho hs, qua đú giỳp hs vững vàng hơn về nắm bắt bố cục, hỡnh dỏng, tỷ lệ của mẫu vẽ.
-HS cảm thụ được vẻ đẹp của mẫu, biết cỏch sắp xếp cỏc vật mẫu, để tạo được bố cục phự hợp, rốn luyện được khả năng quan sỏt để nhận biết được đặc điểm, vị trớ tỉ lệ, chất liệucủa cỏc mẫu.

Tỡm hiểu
1.2.
Hướng dẫn 
1.3.
Hướng dẫn hs thực hành.
1.4.
Hướng dẫn nhận xột.

-Phõn nhúm HS :
Lớp chia thành 3 nhúm, bầy mẫu theo nhúm ở nơi cú as chớnh chiếu vào vật mẫu(mẫu vẽ gồm khoảng 2-3 vật mẫu gồm bỡnh hoa/lọ hoa, chậu cảnh, quả..
-Hướng dẫn hs quan sỏt mẫu, thảo luận để tỡm hiểu.
+ Đặc điểm của mẫu về hỡnh dỏng, cấu trỳc tỷ lệ,chất liệu.
+Vị trớ cỏc vật mẫu.
+ So sỏnh cỏc tỷ lệ với nhau về kớch thước, chất liệu.
*Lưu ý hs đặt bố cục sao cho cõn đối thuận mắt,cỏc gúc nhỡn, tranhsawps đặt cỏc mẫu vật quỏ rời rạc hay quỏ tập trung.
-?Nờu cỏc bước vẽ tranh tĩnh vật.
+Bước 1:Vẽ khung hỡnh chung,xỏc định vị trớ, tỷ lệ từng vật mẫu để vẽ khung hỡnh riờng cho từng vật mẫu.
+Bước 2:Xỏc định tỷ lệ của từng mẫu vẽ phỏc hỡnh bằng nột thẳng,
+Bước 3:Vẽ chi tiết và hoàn thiện.
-GV yờu cầu HS quan sỏt mẫu.
*Lưu ý : Bố cục hỡnh dỏng của mẫu vẽ ở mỗi vị trớ quan sỏt khỏc nhau, nờn hs cần chỳ ý bố cục trờn trang giấy soa cho hợp lý
-Hướng dẫn hs quan sỏt nhận xột, về tỷ lệ mẫu vật với hỡnh vẽ trong bài của mỡnh và bài cuarb bạn.

HS chia nhúm vẽ, và tham gia bầy mẫu.
Hs quan sỏt nhận xột mẫu vẽ.
HS Trả lời cõu hỏi.
-HS thực hành quan sỏt vật mẫu bầy theo nhúm để vẽ.
-HS quan sỏt nhận xột

 HS quan sỏt SGK lớp 8
Vở, bỳt.
HS ghi bài
SGK, mỏy chiếu.
Bỳt chỡ, bỳt màu, giấy

Hoạt động 2. (Tiết 2)
VẼ MẦU TRANH TĨNH VẬT.

Mục tiờu (HS cần đạt được)
Giỳp hs phat triển khả năng cảm thụ thẩm mỹ, khả năng quan sỏt, khả năng nhận biết sắc độ đậm nhạt của mầu sắc trờn mẫu vẽ, khả năng thể hiện mầu sắc cho tranh tĩnh vật.
2.1 Hướng dẫn thực hành.
 -Tổ chức hs bầy mẫu như tiết học trước.
?Hướng a/s chớnh trờn mẫu.
?Sắc độ đậm nhạt trờn mẫu vẽ.
?Ảnh hưởng của cỏc mầu qua lại cạnh nhau giữa cỏc vật mẫu và khụng gian chung quanh.
 -Cho học sinh xem một số bài vẽ do cỏc bạn học sinh khúa trước vẽ.
-Một số bài của họa sĩ.
HS trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến.
+ Hướng a/s.
+ Sắc độ đậm nhạt trờn mẫu vẽ.
+ Sự ảnh hưởng của mầu sắc nờn mẫu vật.
-HS quan sỏt bài vẽ mẫu.
-HS quan sỏt một số bài vẽ của cỏc họa sĩ.
-HS thực hành làm bàivẽ tranh tĩnh vật mầu.
SGK+ Mỏy chiếu
Hỡnh ảnh trờn mỏy chiếu và một số tranh tĩnh vật mẫu.
SGK
SGK, Mỏy chiếu.
Một số sản phẩm của HS năm trước.
 Hỡnh ảnh trờn màn hỡnh

Hoạt động 3. (Tiết 3)
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CÂY CẢNH/LỌ HOA.
Mục tiờu (HS cần đạt được)
 - Trải nghiệm 1 hướng sang tạo gần gũi hơn với thực tế. HS vận dụng kiến thức kĩ năng một cỏch linh hoạt, dể tạo ra một sản phẩm cú tớnh ứng dụng, đạt yờu cầu về thẩm mỹ.
-Dựa vào đk thực tế của địa phương để linh hoạt gợi mở, khuyến khớch hs tạo hỡnh 3 chiều hoặc 2 chiều với cỏc vật liệu phong phỳ đa dạng dễ làm.
 -Giỳp hs yờu thớch, hứng thỳ và hỡnh thành ý tưởng tạo hỡnh sản phẩm.
3.1. Hướng dẫn tỡm hiểu
3.2 Hướng dẫ thực hành
3.3.
 Hướng dẫn thực hành.
 Hướng dẫn HS quan sỏt nhận xột
GV gợi ý giỳp HS tỡm hiểu về cỏc sản phẩm mĩ thuật chậu hoa cõy cảnh, lọ hoa đc thể hiện bằng rất nhiều hỡnh thức khỏc nhau.
+Hỡnh dỏng, cấu trỳc, tỷ lệ.
+Cỏch trang trớ, họa tiết , mầu sắc
+chất liệu..
-GV yờu cầu hs quan sỏt. 
- Tỡm hiểu cỏc bước tạo dỏng và trang trớ chậu cảnh.
+ Bước 1: Phỏc khung hỡnh.
+Bước 2: Kẻ trục, chia tỷ lệ, phỏc bằng nột thẳng.
+Bước 3;Vẽ bằng nột cong.+Bước 4 :Vẽ chi tiết.
+Bước 5: Hoàn thiện và tụ mầu.
-khuyến khớch hs tự do thể hiện ý tưởng.
-HS QS trờn màn hỡnh để tỡm hiểu về sự đa dạng, phong phỳ về mầu sắc, kiểu dỏng và chất liệu .
-HS lắng nghe, ghi nhớ:
-
-HS quan sỏt hỡnh vộ. Tỡm hiểu cỏch tạo dỏng và trang trớ chậu cảnh. 
-HS thực hành làm bài(tự do thể hiện hỡnh thức làm bài 2 chiều hoặc 3 chiều)
SGK, một số lọ hoa, chậu cảnh cú hỡnh dỏng, chất liệu và mầu sắc khỏc nhau.
Màn hỡnh mỏy chiếu.
 Phế liệu,
 nguyờn vật liệu, kộo, màu, giấy ... 
Dõy thộp, giấy bồi, giấy bỏo, màu...
Sản phẩm của cỏc nhúm HS

TIẾT 4
HOẠT ĐỘNG 4. TRƯNG BÀY VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM.
Mục tiờu (HS cần đạt được)
- Giỳp HS: 
+ Rốn luyện khả năng cảm thụ thẩm mỹ về tranh tĩnh vật và sản phẩm tạo hỡnh 3 chiều.
+ Học hỏi kinh nghiệm ứng dụng kiến thức, kĩ năng tạo hỡnh với cỏc hỡnh thức khỏc nhau.
+ Phỏt triển khả năng sử dụng ngụn ngữ để biểu đạt ý tưởng cảm xỳc và củng cố kiến thức và kĩ năng vẽ tranh tĩnh vật tạo hỡnh và trang trớ sản phẩm 3 chiều.
4. Trưng bày giới thiệu sản phẩm
-Hướng dẫn hs trỡnh bầy cỏc sp chậu cõy cảnh, lọ hoa, tranh tĩnh vật theo nhúm sp ở cỏc vị trớ thớch hợp trong lớp theo chủ đề” hội hoa xuõn”
-Giỳp hs:
+Cảm nhận về sp.
+Cỏch thể hện mảng khối, mầu sắc đậm nhạn , khụng gian.
+í tưởng tạo hỡnh sp.
+Cỏch sử dụng, kết hợp chất liệu.
+Hỡnh thức thể hiện.
Hs tỡm hiểu trao đổi trong nhúm
Đại diện nhúm lờn trỡnh bầy.

Sản phẩm của nhúm
Dặn dũ:
+ Đọc trước chủ đề 7: tỉ lệ cơ thể người
+ Chuẩn bị dõy thộp, vải

 * Kết quả cụ thể sau khi áp dụng đề tài, điều tra ở khối 8 :
 + Đối với học sinh :
 Các em tỏ ra hứng thú với các tiết học vẽ hơn.Trong giờ học các em rất tích cực quan sát, tìm tòi, phát huy triệt để óc sáng tạo, kết hợp với những hiểu biết về kiến thức mỹ thuật dẫn đến kết quả những bài vẽ đẹp hơn, sâu hơn rõ rệt.
 Tổng số : 198 học sinh.

ĐẠT
CHƯA ĐẠT
Số lượng
198
0
%
100
0

 + Đối với giáo viên :
 Trong cùng một quĩ thời gian, dễ dàng truyền tải được khối lượng kiến thức sâu hơn, rộng hơn, dành được nhiều thời gian cho học sinh luyện tập.
 PHẦN C: 
 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận: 
 Qua kết quả giờ dạy tôi thấy :
 Dùng phương pháp này, giáo viên chỉ là người đề xướng, dẫn dắt học sinh tìm hiểu bài, giúp học sinh tìm ra hướng đi ngay trên bài vẽ của mình.
 Trên bài vẽ của học sinh, giáo viên biết được, cái chưa được của học sinh, trên cơ sở đó hướng học sinh phát triển tiếp tục theo hướng suy nghĩ của mình, trên cơ sỏ đó giáo viên phân loại học sinh mà bồi dưỡng đúng lúc. Dựa trên những hệ thống câu hỏi liên tục, lôi cuốn học sinh, kích thích sự tìm tòi làm cho không khí lớp học sôi nổi tạo hứng khởi cho các em thể hiện vào bài vẽ từ đó các em vẽ được những bức tranh đẹp, có hồn, dù chỉ là một bài vẽ đơn giản. Muốn đạt được những kết quả như trên giáo viên cần :
 - Đọc tham khảo những tài liệu chuyên môn cho mỗi bài dạy.
 - Đồ dùng dạy học, tranh minh họa cho mỗi bài đảm bảo đầy đủ, đẹp, khoa học, đồng thời chuẩn bị sẵn phương án sử dụng đồ dùng đó.
 - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp với kiến thức bài học, ngắn gọn, dễ hiểu kích thích sự tìm tòi, óc sáng tạo và tạo được sự hứng khởi cho học sinh.
 Không có môn học nào là khô khan, nhàm chán nếu người giáo viên thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, biết tìm tòi suy nghĩ và vận dụng linh hoạt phương pháp truyền tải, giảng dạy. Đặc biệt phải có sự chuẩn bị chu đáo, nhập tâm vào giờ dạy thì mỗi tiết học là một khám phá mới, là một niềm vui mới tạo hào hứng không chỉ cho học sinh mà còn cho chính mỗi giáo viên.
2. Khuyến nghị:
Để việc dạy, học mỹ thuật nói chung và áp dụng tốt đề tài này nói riêng cần có nhiều tư liệu, tranh ảnh, mẫu vẽ. Đề nghị các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện về cơ sở vật chất, các vấn đề khác phục vụ cho việc giáo dục thẩm mỹ: như có phòng bộ môn riêng, trang bị thêm cho đầy đủ tư liệu, tranh ảnh minh họa, mẫu vẽ nhằm phục tốt cho việc giảng dạy môn mỹ thuật.
Trên đây là một số suy nghĩ, kinh nghiệm, bài học của bản thân trong quá trình giảng dạy bộ môn Mỹ thuật ở trường phổ thông Nhưng khi viết ra chắc chắn cũng khụng trỏnh khỏi thiếu sút.. Rất mong được sự tham khảo, đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp. 
Tôi xin chân thành cảm ơn ! 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_lam_t.doc