Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học tạo hứng thú học tốt phân môn thường thức Mĩ thuật cho học sinh lớp 5

Mỗi người mỗi nghề đều mang những đặc thù, đặc trưng riêng của từng ngành nghề sao cho phù hợp với khả năng lực sở trường của mình. Nghề dạy học được coi là một nghề cao quý, bởi sản phẩm chủ yếu là nhân cách con người. Muốn trở thành con người hữu ích, đều phải dựa vào sự giáo dục của nhà trường.

Ngoài việc dạy học sinh những kiến thức cơ bản thì việc học Mĩ thuật còn phải đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn xa ra cái đẹp, thấy cái đẹp ở trong mình, và xung quanh mình trở nên gần gũi đáng yêu hơn. Đồng thời học Mĩ thuật giúp học sinh tự tạo ra cái đẹp theo ý mình theo cách hiểu cách lý giải của bản thân. Làm cho cuộc sống thêm tươi vui hạnh phúc.

Dạy và học Mĩ thuật ở Tiểu học không nhằm đào tạo hoạ sĩ hay người làm nghệ thuật mà tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hàng ngày, ươm mầm non nghệ thuật. Để làm được điều đó cần hiểu về cách nhìn cách cảm nhận cho học sinh Tiểu học và phương pháp truyền thụ của người giáo viên mà cụ thể ở đề tài nghiên cứu này được tìm hiểu thông qua phân môn Thường thức mĩ thuật. Bậc học ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ, là bậc Tiểu học. Các em sẽ trở thành công dân tốt mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp tạo thành cốt lõi của một nhân cách Việt Nam trong gia đình .

doc 22 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học tạo hứng thú học tốt phân môn thường thức Mĩ thuật cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học tạo hứng thú học tốt phân môn thường thức Mĩ thuật cho học sinh lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học tạo hứng thú học tốt phân môn thường thức Mĩ thuật cho học sinh lớp 5
 viên bổ sung tóm tắt kiến thức.
 VD: Bức tranh vẽ cảnh buổi tập bắn của tổ du kích, hình ảnh chính là năm nhân vật mỗi người một tư thế khác nhau rất sinh động: người bò, người trườn, người ngồi đang chuẩn bị ném lựu đạn, người đứng ngắm dưới giao thông hào. Hình ảnh phụ là nhà, cây, núi bầu trời ở phía xa tạo cho bức tranh có bố cục chặt chẽ sinh động. Màu sắc có đậm nhạt rõ ràng, màu vàng của nền đất, màu xanh thẳm của nền trời, màu trắng bạc của mây diễn tả cái nắng chói chang rực rỡ trên bãi tập và thời tiết nóng bức của miền Nam Trung Bộ. Dưới thời tiêt khắc nghiệt đó những cô chú du kích vẫn hăng say tập bắn, điều đó thể hiện một tinh thần ý chí kiên cường, quyết không lùi bước trước kẻ thù. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu về đề tài chiên tranh cách mạng, và giáo dục học sinh yêu quý kính trọng các cô chú bộ đội, những người đã đổ bao công sức và xương máu cho nền độc lập của nước nhà.
 Sau đó giáo viên có thể trình chiếu một số bức tranh khác của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung mà mình sưu tần được để cho học sinh kham khảo và nói lên cảm nhận của mình về bức tranh em thích
Cuộc họp. Tranh màu bột của Nguyễn Đức Cung
Công nhân cơ khí. Tranh sơn dầu của Nguyễn Đỗ Cung
Tan ca, mời chị em đi họp để thi thợ giỏi. Tranh sơn dầu của Nguyễn Đỗ Cung
Bộ đội Nam Tiến. Tranh màu bột của Nguyễn Đỗ Cung
 d, Bài 25: Xem tranh Bác Hồ đi công tác
+ Khi tiến hành giờ dạy cần chú ý:
* Phần giới thiệu về hoạ sĩ Nguyễn Thụ yêu cầu học sinh đọc thầm trong SGK và trả lời câu hỏi .
VD: - Em hãy nêu vài néi về tiểu sử của hoạ sĩ Nguyễn Thụ ?
Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ ?
Một số tác phẩm của hoạ sĩ nguyễn Thụ
Bác Hồ bên cửa sổ
Nghỉ chân bên suối
Học sinh trả lời giáo viên nhận xét bổ sung như họa sĩ Nguyễn Thụ sinh năm 1930 quê ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.Ông là hiệu trưởng Trường Đại Học Mĩ Thuật Hà Nội từ năm 1985 đến năm 1992. Ông được phong phó giáo sư năm 1984 và danh hiệu Nhà Giáo Nhân Dân năm 1988 .Ông là họa sĩ chuyên vẽ tranh lụa có nhiều tranh vẽ đạt giải quốc tế, sau đó trình chiếu một số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ đã sưu tầm được để học sinh thấy được sự phong phú về nội dung, bố cục cũng như chất liệu trong tranh của hoạ sĩ Nguyễn Thụ.
Bác Hồ đến thăm lớp vỡ lòng
Bác Hồ tranh lụa
Bác Hồ bên cửa sổ
Nghỉ chân bên suối
- Phần xem tranh: Giáo viên trình chiếu bức tranh “Bác Hồ đi công tác” 
 rồi yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi sau:
 - Nêu tên tác giả, tác phẩm , nội dung của bức tranh ?
 - Hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh nào là hình ảnh phụ ?
 - Dáng vẻ của các nhân vật như thế nào ?
 - Hình dáng của hai con ngựa ra sao ,có những màu chính nào ?
 - Hãy nêu cảm nhận của em về bức tranh đó ?
 Sau khi học sinh trả lời giáo viên nhận xét bổ sung và chốt lại kiến thức. Bức tranh vẽ Bác Hồ và một anh cảnh vệ đang cưỡi ngựa đi công tác là hình ảnh chính. Bác Hồ trong bộ quần áo giản dị ngồi trên yên ngựa, tay cầm cương vai đeo túi, đầu ngẩng cao dáng ung dung thư tháianh cảnh vệ trẻ trung hoạt bát ngả người về phía trước. Hai con ngựa mỗi con một dáng đang lội qua dòng suối. Màu sắc trong tranh đầm ấm cách vẽ nhẹ nhàng uyển chuyển. Những bông lau màu trắng nghiêng nghiêng theo chiều gió dòng suối mờ hơi nướcgợi nên vẻ yên ả thơ mộng của núi rừng Việt Bắc. Cùng với các độ đậm nhạt tinh tế đã tạo nên một hoà sắc nhẹ nhàng, trầm ấm, hấp dẫn người xem.Với bố cục tập trung, hình ảnh cô đọng, màu sắc giản dị, bức tranh Bác Hồ đi công tác là một trong những tác phẩm thành công vẽ về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta. Đồng thời giáo dục học sinh yêu quý kính trọng Bác Hồ. Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm của một số hoạ sĩ khác cũng rất nổi tiếng như:
Đợi của Vũ Hạnh Chi
Em bé ngủ của Nguyễn Thị Mộng Bích
Nắng chiều của Nguyễn Phúc lợi
Chiều trên sông Mã của Hoàng Chí
 Đối với bài này giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi ở cuối bài để khắc sâu kiến thức.
VD: Trò chơi “Rung chuông vàng” 
 Giáo viên nêu luật chơi cách chơi, yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng, sau mỗi câu hỏi học sinh nào đưa ra đáp án đúng sẽ được chơi tiếp, học sinh nào trả lời sai sẽ loại khỏi cuộc chơi, theo nội dung sau:
1. Hoạ sĩ Nguyễn Thụ sinh năm nào?
 a. 1930 b. 1931 c. 1929
2. Bức tranh Bác Hồ Đi Công Tác do tác giả nào vẽ?
 a. Tô Ngọc Vân b. Nguyễn Phan Chánh c. Nguyễn Thụ
3.Tranh “Bác Hồ Đi Công Tác” vẽ hình ảnh chính là gì?
a. Bác Hồ và anh cảnh vệ đang cưỡi ngựa đi công tác.
 b. Bộ đội hành quân.
 c. Hai con ngựa. 
 4.Tranh Bác Hồ Đi Công Tác vẽ bằng chất liệu gì?
 a. Bột màu. b. Lụa. c. Sơn dầu.
Hết thời gian chơi giáo viên đưa ra đáp án đúng :
Câu 1 khoanh vào a.
Câu 2 khoanh vào c.
Câu 3 khoanh vào a.
Câu 4 khoanh vào b
Trò chơi này có thể áp dụng tương tự ở các bài thường thức mĩ thuật khác.
 *lưu ý: Gáo viên có thể sưu tầm một số bức tranh vẽ đẹp của học sinh ở trường mình hoặc trường khác đã dạt giải trong các cuộc thi vẽ tranh do trường và phòng tổ chức hàng năm để giới thiệu lồng ghép vào các giờ thường thức mĩ thuật. Giúp các em có động lực và hứng thú học môn Mĩ thuật hơn, đồng thời giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp, cách sắp xếp bố cục, hình ảnh và màu sắc trong tranh để vận dụng vào bài vẽ của mình.
Thành phố vì hoà bình của Trung Hiếu- THCS Thuỵ Lâm
Em đi thăm trường sa của Yến Nhi- Khánh Hoà

Chân dung hải quân của Ngô Gia Bảo

Bốn thắng cảnh nổi tiêng Việt Nam của Trung Đức Cầu Gấy - Hà Nội

Thả diều cầu Long Biên của 
 Quỳnh Mai- Hà Nội
Phong cảnh Hồ Gươm của Trung Hiếu- Ba vì- Hà Nội

III. Kết quả thực hiện đề tài
Với đề tài này, trong năm học 2015-2016 tôi nghiên cứu thực hiện đề tài tại lớp 5A và 5B việc áp dụng những kinh nghiệm và vận dụng một số phương pháp dạy học có khả năng giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tích cực tạo hứng thú động cơ, gây được sự tập trung chú ý của học sinh đối với bài học .Giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách vững vàng, chính xác, giờ học sôi nổi thoả mái, tỉ lệ học sinh hoàn thành các bài vẽ cao, 100% học sinh hoàn thành chương trình môn học, Với kết quả này giáo viên không lấy đó làm bằng lòng mà cần phải luôn tìm tòi học hỏi và sáng tạo trong cách dạy để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đối với tri thức, tạo điều kiện cho học sinh vững bước vào chương trình Mĩ thuật các lớp cao hơn.
Qua nhiều tiết dạy thường thức Mĩ thuật mà tôi đã áp dụng những kinh nghiệm trên kết quả phiếu điều tra về sở thích học môn Mĩ thuật kết quả như 
sau :
Kết quả
Lớp
Sĩ số
HS thích học
HS không thích học
SL
%
SL
%
5A
31
31
100
0
0
5B
34
34
100
0
0

C. KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Qua thực tế giảng dạy trong những năm qua, tôi luôn xác định được mục tiêu trong nhà trường tiểu học đồng thời cũng hiểu được vai trò của môn Mĩ thuật trong việc giáo dục học sinh. Để phát hiện ra những mặt hạn chế và có biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học môn Mĩ thuật. Tôi nhận thấy việc nắm vững những kiến thức và sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp thích hợp. Qua các tiết dạy có vận dụng một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật giúp các em dễ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo giờ học sôi nổi thoả mái có tâm lý thoả mái yêu thích môn Mĩ thuật. Tuy nhiên cần vận dụng vào một số bài thường thức Mĩ thuật một cách linh hoạt, giáo viên không cần nói nhiều mà vẫn củng cố kiến thức một cách vững chắc.
II. Bài học kinh nghiệm.
Trong quá trình điều tra nghiên cứu và vận dụng các kinh nghiệm tổ chức tiết dạy thường thức mĩ thuật, tôi đã rút ra được kinh nghiệm sau:
 - Muốn giảng dạy tốt môn học trước hết giáo viên phải hiểu được mục đích yêu cầu của môn học từ đó tìm ra cho mình một định hướng giảng dạy đúng đắn.
	- Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm nhận của học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học.
	- Luôn luôn tôn trọng gần gũi học sinh.
	- Phải có tính kiên trì trong công tác giảng dạy, khéo léo động viên kịp thời đối với các em.
	- Trong tiết học luôn tạo không khí vui vẻ thoải mái nhẹ nhàng, thu hút lòng say mê của các em đối với tiết học, môn học.
	- Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn để học sinh quan sát và nắm bắt kiến thức.
	- Sử dụng linh hoạt phối hợp các phương pháp dạy học thích hợp, không áp đặt đòi hỏi quá cao đối với học sinh để giúp các em yêu thích môn học và học tốt hơn.
	- Thường xuyên trao đổi với các đồng nghiệp để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp.
	- Ứng dụng thông tin, phần mềm của công nghệ thông tin vào môn Mĩ thuật như qua băng đĩa, ... có như vậy chất lượng học tập mới đạt hiệu quả cao.
Để góp phần tạo sự thành công trong mỗi tiết học đòi hỏi mỗi học sinh phải : Không ngừng học tập và rèn luyện, luôn có ý thức học tập tốt, phải chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dùng học Mĩ thuật trước khi đến lớp. Tích cực luyện tập thực hành, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
Đổi mới nội dung chương trình phương pháp dạy Mĩ thuật hiện nay để phù hợp với xu thế trên thế giới và phù hợp với điều kiện nước ta đang phát triển. Để giờ học thường thức mĩ thuật đạt hiệu quả tôi đã nghiên cứu và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình Mĩ thuật Tiểu học. Đó là một yêu cầu phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh, phù hợp với mục tiêu giáo dục trong thời đại mới. Đổi mới phương pháp dạy học tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái. Học sinh đóng vai trò chủ đạo tích cực trong hoạt động học tập. Kết quả học phân môn thường thức mĩ thuật được nâng cao. Học sinh có kỹ năng nhận xét nội dung bức tranh, qua hình ảnh, màu sắc Có thể vận dụng vào các phân môn khác trong môn Mĩ thuật, cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Đây là phương pháp thiết thực để nâng cao chất lượng học tập toàn diện cho học sinh. Mặc dù phương pháp trên có rất nhiều ưu điểm nhưng không phải là tuyệt đối. Song không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong được sự góp ý kiến của các đồng chí để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
III. Kiến nghị và đề xuất
 - Để nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học môn Mĩ thuật:
Nhà trường cần quan tâm đáp ứng đủ nhu cầu về cơ sở vật chất như : Phòng học riêng, giá vẽ, bàn xếp mẫu, mẫu vẽ, sách tham khảo môn Mĩ thuật đồ dùng trực quan phù hợp với đặc trưng bộ môn Mĩ thuật.
 -Trong các giờ dạy ngoài tài liệu giảng dạy môn mĩ thuật giáo viên bổ sung thêm các tài liệu,phương pháp dạy hay và hợp lý.
 - Hơn ai hết, gia đình phải có cái nhìn khác, cái nhìn thiện cảm và trân trọng đối với bộ môn Mĩ thuật. Thấy được tầm quan trọng của nó để từ đó đầu tư về vật chất đồ dùng, dù là nhỏ nhưng đó là điều kiện để các em học vẽ một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.
 - Các cấp lãnh đạo nên trích một ít kinh phí nhỏ vào việc tổ chức thi và trao giải thưởng cho các em vào cuộc thi vẽ tranh hàng năm để động viên kịp thời nhất và khích lệ niềm phấn khởi cho các em thi đua học tập.
 - Nên tổ chức cho học sinh tham quan danh lam thắng cảnh trong tỉnh cũng như trong nước, các công trình lịch sử, di tích văn hoá, bảo tàng nghệ thuật , xem triển lãm, phòng trưng bày Mĩ thuật trong tỉnh hay ở địa phương
 - Nên có các lớp bồi dưỡng về chuyên môn Mĩ thuật trong hè cho các giáo viên dạy Mĩ thuật để các giáo viên được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, chuyên môn nghiệp vụ được trau dồi hơn nữa.
 Trên đây là một vài ý kiến nhỏ của tôi nhằm góp phần vào việc giảng dạy tốt các phân môn đặc biệt là phân môn – Thường thức mĩ thuật. Tôi rất mong được sự quan tâm giúp đỡ và góp ý của Ban giám hiệu, Phòng giáo dục.
Xin chân thành cảm ơn! 
 Tôi xin cam đoan đề tài “ Một số kinh nghiệm để dạy tốt phân môn thường thức Mĩ thuật lớp 5”là do tôi viết không sao chép của ai, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
 Ngày 10 tháng 5 năm 2016
	 Tác giả	 
	Phạm Thị Phương Lan
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
Sách giáo viên mĩ thuật 5.
Thiết kế bài giảng mĩ thuật 5.
Chẩn kiến thức kĩ năng môn mĩ thuật đối với từng lớp ở tiểu học.
Tài liệu bồi dưỡng giảng viên cốt cán cấp tỉnh thành phố môn mĩ thuật lớp 5.
Sách giáo khoa lớp 5.
Vở tập vẽ lớp 5.
Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học. 
Ý kiến nhận xét, đánh giá và xếp loại của
Hội đồng khoa học cơ sở
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Ngày tháng năm 2016
 Chủ tịch Hội đồng
 ( Kí tên và đồng dấu) 
Đánh giá và xếp loại của
Hội đồng khoa học ngành Giáo dục-Đào tạo Huyện 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày tháng năm 2016
 Chủ tịch Hội đồng
 ( Kí tên và đồng dấu) 
Së gi¸o dôc ®µo t¹o hµ néi
Phßng gi¸o dôc ba v×
B¶n thµnh tÝch c¸ nh©n
Hä tªn: Chu V¨n TÊn
§¬n vÞ: Tr­êng tiÓu häc th¸i hoµ
N¨m häc 2009 - 2010
Đánh giá và xếp loại của
Hội đồng khoa học Sở Giáo dục-Đào tạo Thành phố Hà Nội
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày tháng năm 2016
 Chủ tịch Hội đồng
 ( Kí tên và đồng dấu) 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tao_hung_th.doc