Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học môn Mĩ thuật thông qua hoạt động học tập cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Cam Thượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn học

Khi nói đến mĩ thuật là nói đến sự thẩm mĩ của cái đẹp, là nghệ thuật làm ra cái đẹp. Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu thưởng thức cái đẹp sẽ không ngừng được nâng cao.Cảm thụ cái đẹp để sống là mục tiêu của giáo dục, lấy những cái đẹp để giáo dục con người.

Môn mĩ thuật là môn có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục tiểu học. Qua môn học, học sinh biết cách cảm thụ cái đẹp, yêu cái đẹp, từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình đã góp phần cùng với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện.

Đổi mới phương pháp dạy học là đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mà tính hiệu quả là lấy học sinh làm trung tâm.

Đối với bộ môn Mĩ thuật, việc dạy trong nhà trường phổ thông nói chung và ở bậc Tiểu học nói riêng không nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những hoạ sĩ hay những nhà nghiên cứu nghệ thuật chuyên nghiệp mà là để giáo dục cho các em thị hiếu thẩm mĩ cần thiết cho việc hình thành và phát triển một nhân cách toàn diện, hài hoà: đó là khả năng biết cảm nhận và biết tạo ra cái đẹp-trước hết là cho chính các em sau là cho gia đình và xã hội.

docx 20 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học môn Mĩ thuật thông qua hoạt động học tập cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Cam Thượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học môn Mĩ thuật thông qua hoạt động học tập cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Cam Thượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học môn Mĩ thuật thông qua hoạt động học tập cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Cam Thượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn học
g thú học tập cho học sinh thông qua các hoạt động thi đua, trò chơi.
Mục tiêu: Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Học sinh cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động tập thể.
Cách thực hiện:
Xây dựng bầu không khí học tập thân thiện:
Để các em học sinh tự tin hơn khi thực hiện các sản phẩm của mình thì rất cần một môi trường học tập thân thiện. Phong trào này cũng đã được Bộ Giáo dục- Đào tạo triển khai trong toàn ngành từ rất nhiều năm gần đây, được xác định gồm 5 nội dung. Đó là:
Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh.
Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
Do đó muốn xây dựng môi trường học tập thân thiện thì cũng phải thực hiện tốt các nội dung trên.
Tăng cường tổ chức các trò chơi lồng ghép vào quá trình học tập:
Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè của các em học sinh lớp 4 cũng không thể thiếu. Nếu giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thỏa mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của các em "Học mà chơi, chơi mà học" thì các em sẽ hăng hái, say mê học tập và một điều tất yếu là kết qủa học tập của các em sẽ được nâng lên. Đây cũng là một phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.Do vậy khi tổ chức trò chơi, giáo viên cần lưu ý:
+ Lựa chọn trò chơi vừa sức với học sinh. Các em học đấy nhưng phải vui, khi vui thích thì việc học tập sẽ là tự nguyện, không bị gò ép, thúc bách. Khi học mà như chơi thì việc học sẽ trở nên nhẹ nhàng, thoải mái. Xong cần tìm những trò chơi sao cho nhiều em được tham gia sẽ phát huy tính tích cực hơn. Trò chơi có chứa đựng những chủ đề, nội dung nhất định, có những quy chế nhất định mà học sinh phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi giải trí song đồng thời lại có ý nghĩa giáo dục.
Một số trò chơi có thể áp dụng như: thi vẽ nhanh, vẽ đẹp, tưởng tượng từ hình có sẵn vào đầu, cuối tiết học hoặc trước khi thực hành. Đây chính là thời gian để các em luyện vẽ và tăng cường khả năng vẽ nhanh, vẽ đẹp và giúp các em hăng hái học tập hơn. Cách tiến hành như sau :
Trò chơi Tưởng tượng từ hình có sẵn: Giáo viên vẽ lên bảng một số hình cơ bản. Từ những hình này, học sinh vẽ tiếp thành hình các con vật mà em thích như: con trâu, con heo, con mèo, con thỏ
Trò chơi : Ai nhanh hơn. Luật chơi: Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên vẽ nhiều con vật nuôi ( hoặc vẽ một tranh). HS dưới lớp hát 1 bài. Khi hát hết bài thì các đội thi vẽ phải ngừng tay. Đội nào có học sinh vẽ nhanh, vẽ nhiều con vật (hoặc tranh đẹp nhất) là đội thắng cuộc
Khi tổ chức trò chơi, giáo viên cần đánh giá cao phần tham gia của các đội, không làm qua loa đại khái, có khen thưởng, tuyên dương kịp thời cũng là một biện pháp làm cho học sinh thêm tích cực vì em nào cũng thích được khen, được thầy cô quan tâm đến việc làm của mình. Bên cạnh đó cần động viên những đội còn lại để các em cố gắng hơn ở lần sau. Sau mỗi lần chơi giáo viên cần nhận xét đánh giá kết quả của học sinh. Dựa vào yêu cầu, nội quy chơi, kết quả cuộc chơi
giáo viên đánh gía cuộc chơi và phân loại thắng thua thật công bằng, rõ ràng. Để đánh giá đúng thực chất của cuộc chơi, giáo viên phải thống kê ra được những ưu điểm, nhược điểm của từng đội tham gia chơi. Tuy nhiên vẫn cần sự đánh giá nhẹ nhàng mang tính chất động viên, khích lệ là chính, tránh tình trạng đánh giá để các em buồn và xấu hổ với bạn bè khi không thắng trò chơi.
Kết quả sau khi áp dụng: Nhiều học sinh hăng hái phát biểu và thích được phát biểu, thích tham gia nhận xét, đánh giá, hứng thú tham gia trò chơi học tập. Đặc biệt các em tập trung trong học tập hơn, không còn hiện tượng nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học.
(Hình ảnh các em HS rất hứng thú khi được tham gia chơi trò chơi )
Biện pháp 4 : Tăng cường nhận xét, đánh giá học sinh
Mục tiêu: Nhận biết được điểm mạnh,điểm yếu của học sinh để có biện pháp cải thiện, hoàn thiện phương thức dạy và học để phát triển năng lực của học sinh.
Cách thực hiện: Việc đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên được thực hiện ở các tiết cuối của mỗi chủ đề (hoạt động Trưng bày sản phẩm). Giáo viên không được đưa ra bất cứ một nhận xét nào về sản phẩm của các em. Mà tùy theo từng sản phẩm, giáo viên gợi ý các em có nên thêm vào, hay bỏ bớt các hình ảnh, nên chỉnh sửa hay thay đổi gì để tác phẩm đẹp hơn, từ đó các em tự rút ra được kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân ở lần sau. Mặt khác cần theo dõi, đánh giá học sinh trong suốt quá trình tham gia các hoạt động chứ không chỉ là dựa trên đánh giá sản phẩm chung của nhóm. Mỗi học sinh có năng lực, sở trường riêng (em thì vẽ đẹp nhưng tạo hình bằng đất thì chưa đạt và ngược lại) nên giáo viên cần quan tâm theo dõi để có những nhận xét, đánh giá cho hợp lý và đảm bảo khách quan.
Khi đánh giá hoạt động của một nhóm, giáo viên cũng cần lưu ý tới những tiến bộ của các em. Bởi vì sự tiến bộ đó thể hiện tinh thần, thái độ tiếp thu bài học có hiệu quả mà các em đạt được.
Kết quả sau khi áp dụng: Học sinh tích cực tham gia các hoạt động của nhóm hơn, nhiều em đã biết khắc phục và khắc phục được những hạn chế của bản thân, sáng tạo nhiều sản phẩm mĩ thuật độc đáo và đẹp mắt.
KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
Trên đây là sáng kiến giúp học sinh lớp 4 học tốt môn mĩ thuật mà bản thân tôi đã áp dụng trong quá trình dạy -học. Kết quả cụ thể sau khi áp dụng phương pháp mới như sau:
Tổng số học sinh khối 4
Bài vẽ hợp lí,vẽ màu hài hòa,sản phẩm tạo
hình đẹp
Bài vẽ bố cục hợp lí, vẽ màu hài hòa,sản phẩm tạo hình
3D đẹp
Hoàn thành các bài vẽ,hoàn
thành sản
phẩm
Hoàn thành các bài vẽ nhưng
chưa đẹp

121
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
56
46,2
55
45,5
10
8,3
0
0
Qua những kết quả trên, chứng tỏ giải pháp mới này có hiệu quả và khả quan. Đồng thời cũng khẳng định một điều đó là: dạy Mĩ thuật theo phương pháp mới cho học sinh lớp 4 không khó. Cái khó chính là giáo viên phải lựa chọn phương pháp giáo dục sao cho phù hợp và để làm được điều này trước hết đòi hỏi giáo viên phải là người có lòng yêu nghề - mến trẻ, ham học hỏi để nâng cao trình độ, tích cực áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quyết tâm thực hiện theo đúng tinh thần đổi mới giáo dục Mĩ thuật Tiểu học do Bộ Giáo dục & đào tạo đã triển khai.
Ngoài ra việc áp dụng đề tài sáng kiến đã giúp cho các em HS tạo ra được rất nhiều sản phẩm hội họa cũng như sản phẩm tạo hình đẹp.Cụ thể các em HS đã có sản phẩm tham gia ngày hôị STEM cấp huyện và tham gia sân chơi vẽ tranh em vẽ trường học hạnh phúc,và sản phẩm ở rất nhiều chủ đề phong phú đa dạng.
(ảnh sản phẩm stem,sản phẩm cuộc thi em vẽ trường học hạnh phúc năm học 3023-2024)
HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN:
Hiệu quả về khoa học:
Giải pháp có tính khoa học cao mang lại tiết học thoải mái cho học sinh, học sinh có thể giúp đỡ nhau, cùng nhau hoàn thành nội dung bài học, môn học mà không bị áp lực.
Hiệu quả về kinh tế:
Với phương pháp dạy học này thì học sinh thường thực hiện theo nhóm từ. Các em có thể cùng nhau xem sách hoặc cùng nhau chuẩn bị đồ dùng tự tìm từ những vật liệu đã qua sử dụng nên sẽ giảm được một số tiền mua dụng cụ học tập và vở bài tập, sách giáo khoa
Hiệu quả về xã hội:
Giải pháp mang lại hiệu quả cao trong tiết học thúc đẩy sự quan tâm của cha mẹ, gia đình với các con, có cách nhìn khác về môn học, đầu tư hơn về đồ dùng môn học và tạo điều kiện cho các con tham gia các lớp năng khiếu, động viên các con tham gia các cuộc thi vẽ, sáng tạo, làm sản phẩm STEM, .
Sản phẩm của học sinh tham gia cuộc thi “ Chú bộ đội của chúng em”.
Sản phẩm của học sinh tham gia cuộc thi "Vẽ tranh của thiếu niên nhi đồng về chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện biên Phủ hôm nay".
TÍNH KHẢ THI.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong giảng dạy mà tôi đã đi sâu, nghiên cứu và đã áp dụng. Chúng tôi đã thực hiện có kết quả tương đối tốt, góp phần thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện, phát triển năng lực học sinh. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của Ban giám hiệu nhà trường và các bạn đồng nghiệp để giờ dạy của tôi đạt kết quả cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Mĩ thuật ở tiểu học.
Với giải pháp này, tôi đã triển khai và áp dụng dạy không chỉ với các em HS lớp 4,mà còn có thể áp dụng với các khối lớp khác. Bởi từ phương pháp này tôi sẽ giúp các em nắm được cái hay, mới lạ trong việc tiếp thu bài, tạo được những sản phẩm đẹp sinh động, giúp cho các em ngày càng yêu quý môn học hơn. Tôi mạnh dạn thực hiện giảng dạy trong những năm học tới.
THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN.
- Tháng 9/2023
+ Cập nhật, nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên để phục vụ đề tài.
+ Nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học cũng như đặc điểm tình hình riêng của trường cụ thể là học sinh khối 4.
+ Nghiên cứu để nắm được thực trạng truyền cảm hứng cho học sinh trong nhà trường.
+ Tìm hiểu nguyên nhân.
- Tháng 09/2023: Lập kế hoạch ngiên cứu, tập hợp số liệu thống kê cụ thể phục vụ cho đề tài.
-Tháng 09/2023 đến tháng 2/2024: thực hiện dạy theo phương pháp mới
+ Rút kinh ngiệm.
+ So sánh đối chứng và tiến hành viết SKKN.
KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN.
Chi phí thấp, không tốn kém nhiều về vật chất.
PHẦN III:KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Để đạt được kết quả cao hơn với đề tài này tôi luôn suy nghĩ và tìm tòi nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Trong quá trình thực hiện đề tài , bản thân tôi gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Song với lòng say mê và nhiệt huyết tôi đã khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành, và với mong muốn là làm thế nào để áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy môn Mĩ thuật tiểu học ngày càng hiệu quả và giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn, tôi xin kiến nghị một số ý như sau:
- Kính đề nghị Phòng giáo dục tổ chức thêm các chuyên đề mĩ thuật để giáo viên chuyên biệt chúng tôi có thêm thời gian và cơ hội để trao đổi học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.
Vâng, khó khăn nào giáo viên cũng sẽ cố gắng vượt qua. Vậy nên kính mong ngành cấp trên sẽ có những điều chỉnh phù hợp để giáo viên chuyên trách Mĩ thuật không còn quá lo lắng, băn khoăn và an tâm công tác, nhằm huy động nguồn lực dạy học Mĩ thuật hiệu quả, giúp học sinh có cơ sở vật chất để học tập một cách tốt nhất.
Nói tóm lại : Dạy học là một nghệ thuật, không có phương pháp nào là tối ưu. Mỗi giáo viên có phương pháp giảng dạy riêng, nhưng dù thế nào đi chăng nữa cũng cần hiểu rằng: hãy để kiến thức mĩ thuật đến với học sinh như là một nhu cầu hoạt động vui chơi để phát triển và lớn lên cùng cuộc sống của các em. Qua quá trình tìm hiểu, đúc kết kinh nghiệm bản thân tôi cũng chỉ mong muốn được góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào sự nghiệp giáo dục chung. Có thể giải pháp nêu trên chưa phải là tối ưu nhưng đó chính là một cách cần thiết và dễ dàng áp dụng, giúp giáo viên thực hiện tốt hơn vai trò của mình khi giảng dạy bộ môn Mĩ thuật theo phương pháp mới.
Những vấn đề mà tôi đã nêu chắc chắn không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót.Song đó là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã rút ra được trong quá trình nghiên cứu và dạy thử nghiệm.Tôi rất mong được sự tham khảo, nhận xét, góp ý bổ sung của đồng nghiệp, của cấp trên để giải pháp này được hoàn thiện hơn.
Để áp dụng sáng kiến đạt kết quả cao rất mong Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thời khóa biểu hợp lí để giáo viên mĩ thuật hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tôi xin cam đoan SKKN là do tôi viết, không sao chép trên mạng, bạn bè,...Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cam Thượng, ngày ....... tháng	năm 2024
XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU
Người viết
Ngô Thị Hiền

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Nhung (chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường, Hoàng Đức Dũng, Nguyễn Thị Đông, Trần Thị Vân, Lê Thuý Quỳnh (2015), Tài liệu dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Thị Nhung (chủ biên), Nguyễn Thị Hậu, Nguyễn Quỳnh Nga, Ong Thị Quý Nhâm, Lê Thuý Quỳnh, Phạm Văn Thuận, Nguyễn Khắc Tú (2016), Dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực lớp 1, 2, 3, 4, 5, Nxb Giáo dục Việt Nam.
Hướng dẫn số: 362/PGD&ĐT (2016), Hướng dẫn công tác NCKH, SKKN năm học 2016 – 2017, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Xuyên.
Lục Thị Nga (10/2010), “Viết và trao đổi sáng kiến kinh nghiệm –
Một phương thức tự học của giáo viên và cán bộ quản lí trường học”, Tạp chí
Tự học, (11).
MỤC LỤC
Tiêu đề
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
I. Lí do chọn đề tài
1
1. Cơ sở lí luận
1
2. Cơ sở thực tiễn
1
3. Tính cấp thiết của đề tài
1
II. Mục đích nghiên cứu
2
III. Đối tượng nghiên cứu
2
IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
2
V. Phương pháp nghiên cứu
2
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
3
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4
I. Những nội dung lí luận có liên quan
4
1. Về mặt lí luận
4
2. Về mặt thực tiễn
5
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
5
III. Biện pháp thực hiện
8
* Biện pháp 1: Biện pháp đóng vai
8
* Biện pháp 2: Biện pháp dạy học sử dụng các phương tiện trực quan
11
* Biện pháp 3: Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạo hứng
thú học tập cho học sinh thông qua các hoạt động thi đua, trò chơi.
12
* Biện pháp 4: Tăng cường nhận xét, đánh giá học sinh
14
IV. Kết quả sau khi áp dụng biện pháp
14
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
16
I. Kết luận
16
II. Khuyến nghị
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_hoc_mon_mi_thua.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học môn mĩ thuật thông qua hoạt động học tập cho học si.pdf