Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả môn Mĩ thuật ở trường THCS

Nghị quyết số 29 - NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 - Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.

Việc thay đổi phương pháp dạy học truyền thụ kiến thức, kĩ năng một chiều sang phương pháp dạy học tích cực làm cho việc học là quá trình kiến tạo, tìm tòi, khám phá, sáng tạo của học sinh, giúp các em chủ động, năng động trong học tập và trong giao tiếp ở cuộc sống. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh không có nghĩa là thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống bằng các phương pháp mới trong quá trình dạy học. Mà dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển những mặt tích cực của những phương pháp hiện có, đồng thời phải biết vận dụng một số phương pháp dạy học mới một cách linh hoạt, không máy móc, không cứng nhắc nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh trong học tập, phù hợp với điều kiện dạy và học cụ thể.

doc 29 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả môn Mĩ thuật ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả môn Mĩ thuật ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả môn Mĩ thuật ở trường THCS
àm từ làm từ giấy nhún và giấy sợi của học sinh
Tranh nhiều chất liệu là tranh không chỉ đơn thuần là tranh vẽ màu trên giấy, mà bức tranh sẽ được kết hợp với nhiều chất liệu khác nhau để tạo nên một bức tranh sinh động và đẹp mắt. Màu sắc và đường nét của bức tranh không chỉ là màu mà có thể là đất sét, xé giấy, đính cườm, vỏ trứng,...
Học sinh vẽ và làm tranh chất liệu tổng hợp từ hạt gạo, hạt đậu và len sợi
Tùy vào từng nội dung bài học vẽ tranh đề tài giáo viên cần định hướng để cho học sinh lựa chọn được đề tài phù hợp để các em có thể làm tranh chất liệu. Không giới hạn về đề tài và chất liệu, nhưng bức tranh phải được phối trên một tổng thể đẹp về màu sắc và bố cục, đây thực sự là một phương pháp học tập rất hữu ích cho các em. Qua nội dung bài học này thấy rõ nét sự sáng tạo, phát triển cho các em kỹ năng về sự khéo léo, sự kết hợp, và sự hiểu biết chuyên sâu về từng chất liệu sáng tạo.
 	Bao quát lớp xuyên suốt thời gian thực hành trên lớp tuy nhiên cần động viên, khuyến khích tuỳ vào khả năng các em, tạo ra được không khí cạnh tranh trong học tập, kích thích sự sáng tạo, xóa bỏ tư tưởng chán học không muốn trong học tập. Trong đó nhóm học sinh khá, giỏi là giáo viên có thể dùng làm hạt nhân kích thích gây ra một làn sóng hứng thú lan truyền trong tiết học.
	2.8. Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá bài vẽ:
Nhận xét và đánh giá bài vẽ là bước quan trọng, vì thành quả cuối cùng đó là sản phẩm các em tạo ra ở mỗi cuối tiết học. Giáo viên cho học sinh các nhóm nhận xét chéo lẫn nhau để các em học sinh có thể mạnh dạn nói lên những suy nghĩ, góp ý của mình thông qua gợi ý của giáo viên. Từ đó giúp học sinh củng cố và tránh những sai sót khi làm bài tập vẽ tranh của mình khi ở nhà.
Sử dụng các câu hỏi để đánh giá bài vẽ ở cuối tiết học
Trong suốt tiến trình bài dạy, giáo viên nên cho học sinh trong nhóm hoặc cá nhân nhận xét các bài vẽ mẫu và bài vẽ của các bạn học sinh trong lớp. 
Không nên quá áp đặt để học sinh nhận xét, đánh giá theo kiểu nhìn của người lớn sẽ không phù hợp so với nét hồn nhiên trong tranh của các em học sinh.
Sau khi cuối cùng các câu trả lời của học sinh, giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận khi tiến hành thực hiện một bài vẽ cần thể hiện nội dung sát đề tài, bố cục phải hợp lý, hình ảnh sinh động có động, tĩnh, màu sắc hài hoà, thể hiện được cảm xúc, phát huy tính sáng tạo trong bài vẽ.
3. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bài vẽ tranh:
Giáo dục Kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật luôn chiếm một vị trí quan trọng, vì nó không như các môn học khác chỉ có công thức mà ở ngay trong từng nội dung bài học các em thể hiện được suy nghĩ riêng, tìm tòi và vẽ tranh bằng cảm xúc của chính các em. Muốn làm được điều này học sinh cần phải chăm chỉ thực hành, tích lũy kiến thức hằng ngày để trang bị nhiều kĩ năng sống trong tương lai. 
Mĩ thuật là môn học mang tính nghệ thuật, vì vậy trong giảng dạy không ít giáo viên còn băn khoăn ngoài một số cách thể hiện để học sinh nắm bắt được cách vẽ một bức tranh rõ nội dung đề tài, đó là bố cục, hình ảnh, màu sắc; sao cho hợp lý có tính lôgic, mà học sinh còn thể hiện được cảm xúc, biểu đạt được tình yêu của bản thân đối với một sự việc cụ thể nào đó hay một thái độ nhất định đối với đề tài nào đó thông bài vẽ của mình. Trong khi đó nội dung sách giáo khoa chỉ cung cấp cho giáo viên một số kiến thức về cách hướng dẫn vẽ tranh, không đề cập đến vấn đề kĩ năng sống trong các bài về cách đối nhân xử thế, cách sống đẹp... như thế nào, nên khi lên lớp giáo viên còn bỏ qua việc giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh.
Khi kết thúc bài học bằng những câu hỏi củng cố để nắm vững nội dung bài học. Giáo viên hãy dùng những câu hỏi gợi mở giúp học sinh trả lời, và thông qua từng nội dung về bài học giáo viên sẽ cho học sinh nêu cảm nhận sau mỗi bài học, qua đó cũng giáo dục kĩ năng sống cho các em.
Ví dụ: Khi tiết học kết thúc giáo viên cho học sinh nêu cảm nhận của mình đối với bài học, sử dụng những câu hỏi nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh để giúp các em hiểu được ngoài việc vẽ được một bức tranh đề tranh, còn cần biết được vai trò, tầm quan trọng của môn học mĩ thuật đối với cuộc sống thường ngày.
4. Dạy học bằng phương pháp bản đồ tư duy (Imindmap):
	Việc vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng bản đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học sẽ giúp học sinh dễ nhớ và nắm vững trọng tâm bài học một cách dễ dàng.
Việc dạy học bằng bản đồ tư duy có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh, các em tự do chọn màu sắc xanh, đỏ, vàng, tím,đường nét đậm, nhạt, thẳng, cong, các em tự sáng tác nên trên mỗi bản đồ tư duy thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh và do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng tác phẩm của mình.
Sử dụng bản đồ tư duy ở cuối mỗi bài học giúp học sinh ghi nhớ nội dung
5. Tổ chức học trên lớp, học ngoài lớp:
Bên cạnh việc tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm, giáo viên cần biết linh hoạt các hình thức dạy học ở trong lớp học và ngoài lớp tùy vào nội dung bài học sao cho phù hợp, để học sinh sẽ hứng thú với từng nội dung bài học khác nhau, các em học sinh cũng sẽ không cảm thấy bị nhàm chán bởi một nội dung vẽ tranh cụ thể.
Các em được trải nghiệm các hình thức học khác nhau, và học ngoài lớp học sinh cũng hứng thú nhiều hơn, chất lượng bài vẽ cũng có hiệu quả cao hơn.
Giúp học sinh phát huy được tính tập thể phối hợp cùng suy nghĩ cùng làm việc thảo luận để cùng có hướng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, cụ thể là hoàn thành yêu cầu bài vẽ. Việc thay đổi không gian học ở trên lớp và ngoài lớp cũng chính là một trong những nội dung đổi mới phương pháp dạy học.
Tổ chức tiết học ngoài lớp cho học sinh với chủ đề khám phá thiên nhiên
Phương pháp vẽ theo nhóm khi học ngoài trời
Ở mỗi tiết học nếu giáo viên tổ chức được nhiều hình thức cho học sinh tham gia bài học thì các em sẽ hứng thú hơn, trong các hình thức tổ chức đó thì tổ chức hoạt động dạy ngoài lớp là rất quan trọng tùy vào yêu cầu đề bài mà giáo viên áp dụng phương pháp hoạt động này sao cho có hiệu quả và thiết thực, học sinh được tiếp cận với không gian mở và những cảnh vật thực tế, các em sẽ vận dụng được những gì bản thân nhận thấy xung quanh để diễn tả và vẽ thành bức tranh.
6. Tổ chức trưng bày kết quả học tập của học sinh:
 Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ bằng môn học mĩ thuật trong hoạt động nghệ thuật ở trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực, thẩm mĩ quan tâm đến việc cung cấp điều kiện và tạo cơ hội để học sinh có hứng thú và chủ động tham gia vào hoạt động này, do đó việc cải tiến các tác động dạy học nhằm phát huy vai trò của đặc thù của môn học, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, hoạt động học tập trên lớp kết hợp với các hoạt động tổng kết và trưng bày sản phẩm, tranh vẽ của học sinh ở cuối tiết học, cuối kì học và cuối năm học.
 Trưng bày kết quả học tập của học sinh ở trên lớp và ở phòng bộ môn
Thông qua hoạt động này giúp học sinh rèn luyện và phát triển khả năng hiểu và cảm nhận sản phẩm mĩ thuật về bố cục, màu sắc và sắc thái biểu cảm. Từ đó hình thành và phát triển khả năng phân tích sản phẩm thông qua các yếu tố tạo hình như nhận xét về: bố cục, đường nét, màu sắc,
Giúp học sinh phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt ý tưởng, khắc sâu các kiến thức kĩ năng vừa được thực hành sáng tạo. Ở hoạt động này giáo viên gợi ý cho học sinh thảo luận, suy nghĩ và trình bày ý kiến cá nhân.
7. Tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo cho học sinh:
 Với môn học mĩ thuật hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ngoại khóa là rất cần thiết, học sinh không chỉ được được tiếp xúc với thế giới muôn màu, muôn vẻ, sôi động, được tận mắt nhìn thấy tác phẩm mĩ thuật, mà khả năng nhìn nhận là một trong những đặc trưng của môn mĩ thuật. Nhìn không chỉ để thấy, mà nhìn để bồi dưỡng thẩm mỹ thị giác. Học mĩ thuật, học sinh cần được nghe, được nhìn và được vẽ. Nghe – Nhìn – Vẽ cần phải được liên kết chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình học mĩ thuật. Hoạt động ngoại khóa có thể sử dụng thời gian trái buổi hay sử dụng tiết tổng kết năm học của bộ môn để tổ chức hoạt động ngoại khóa, giáo viên cần biết linh hoạt xây dựng một kịch bản cụ thể cho từng hoạt động cụ thể như: Trưng bày sản phẩm, trò chơi, kết hợp với báo cáo chuyên đề về mĩ thuật địa phương, vẽ tranh,
Ưu điểm của hoạt động ngoại khóa là có thể tích hợp với kiến thức của nhiều môn học khác, kiến thức xã hội, lịch sử địa phương,với một khối lượng lớn thông tin, kết hợp với trò chơi, giới thiệu thường thức mĩ thuật địa phương, thi vẽ tranh theo chủ đề, Thực tế cho thấy chỉ vận dụng lồng ghép vào một số tiết dạy trên lớp thì kiến thức thì giáo viên không thể trình bày được đầy đủ hay giải quyết thấu đáo được các vấn đề giáo dục mỹ thuật địa phương. Do đó, cần phải lựa chọn một số nội dung kiến thức mỹ thuật địa phương để đưa vào hoạt 
động ngoại khóa.
 Giáo viên dạy mĩ thuật cần phối hợp với Ban giám hiệu, các Đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lựa chọn một nội dung ngoại khóa phù hợp với tình hình của nhà trường để xây dựng có kế hoạch các hoạt động ngoại khóa cụ thể.
Kết hợp cùng các Đoàn thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS
Những năm gần đây, nhờ sự linh hoạt và mục đích trải nghiệm nên Ban Giám Hiệu nhà trường đã tổ chức rất hiệu quả. Nhà trường kết hợp cùng các Đoàn thể, các trung tâm, công ty du lịch và với phụ huynh tổ chức các chuyến trải nghiệm gắn với đặc thù vùng miền, nhằm đưa học sinh về với những giá trị thực tiễn ngay trên mảnh đất mà các em sống. Nhờ đó, mỗi chuyến trải nghiệm đã mang lại kết quả thiết thực, bổ ích, các em rất hứng thú và tham gia tích cực.
Giáo viên thực hiện về kỹ thuật làm tranh sơn mài tại trường THCS Lê Quý Đôn - Quận Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh.
Giáo viên học tập nâng cao tin học ứng dụng tại trung tâm đào tạo thiết kế đồ hoạ Design Tech - TP.Hồ Chí Minh.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Trước khi thực hiện sáng kiến:
Trước khi thực hiện sáng kiến tổng số học sinh hứng thú với môn học 312 em tỷ lệ 41,6%, số học sinh chưa hứng thú với môn học là 438 em tỷ lệ 58,4%.
Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi thực hiện sáng kiến tổng số học sinh hứng thú với môn học tăng lên 668 em tỷ lệ 89,1%, số học sinh chưa hứng thú với môn học là 82 em tỷ lệ 10,9%
+ Thống kê kết quả xếp loại học lực học kì I năm học 2019 – 2020 của bộ môn Mĩ Thuật:
-Toàn trường.
Khối
Tổng số HS 
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
SL
%
SL
%
Lớp 6
202
202
100
0
0
Lớp 7
184
184
100
0
0
Lớp 8
166
166
100
0
0
Lớp 9
198
198
100
0
0
Tổng cộng
750
750
100
0
0

- Học sinh nữ.
Khối
Tổng số HS nữ
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
SL
%
SL
%
Lớp 6
104
104
100
0
0
Lớp 7
86
86
100
0
0
Lớp 8
970
970
100
0
0
Lớp 9
97
97
100
0
0
Tổng cộng
377
377
100
0
0

KẾT LUẬN
Kết luận:
Đổi mới phương pháp dạy học mĩ thuật đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì, cho đến quan tâm học sinh vận dụng được những điều gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, giáo viên trước hết phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. 
 Qua thực tế giảng dạy trong những năm qua, là một giáo viên giảng dạy mĩ thuật tôi luôn xác định được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường, đồng thời cũng hiểu sâu sắc được vai trò và tầm quan trọng của môn mĩ thuật trong việc giáo dục học sinh.Từ nghiên cứu đó giúp tôi phát hiện ra những mặt hạn chế và tìm ra những giải pháp dạy học phù hợp của môn mĩ thuật, có tác dụng và ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động dạy và học, định hướng đúng đắn phù hợp ,giúp cho học sinh hứng thú tìm hiểu, khám phá thế giới thẩm mĩ một cách say mê, hấp dẫn, giúp các em học sinh có ý thức tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng mọi người, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp hơn, từ đó điều chỉnh nên những con người mới với những nhân cách tốt.
Dạy học mĩ thuật ở trường trung học cơ sở, tôi nghĩ giáo viên phải luôn không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn của mình để đưa những phương pháp vào bài học phù hợp, song bên cạnh đó hãy luôn tìm hiểu, tôn trọng gần gũi, lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của học sinh để nắm rõ hơn những tâm tư tình cảm ấy để có cách hướng dẫn các em thực hành trong giờ mĩ thuật một cách hiệu quả nhất, mang lại cho các em một thành quả do chính các em tự làm ra.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi về việc áp đổi mới pháp dạy học để nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh mà tôi đã áp dụng ở đơn vị.
2. Kiến nghị:
Nên áp dụng việc dạy học môn mĩ thuật vào các trường THPT như một môn học chính khóa, vì trong suốt quá trình học tập, học sinh được tiếp cận với bộ môn mĩ thuật từ lớp mẫu giáo đến cấp I và cấp II đó là những kiến thức liền mạch . Nhưng đến khi bước vào trường THPT thì không áp dụng giảng dạy môn mĩ thuật. Ở cuối lớp 12 sau khi thi tốt nghiệp, chuẩn bị những kỳ thi đại học, cao đẳng có những khối thi lại có liên quan đến môn vẽ năng khiếu như khối H, khối V, V1, thì lúc đó học sinh sẽ bỡ ngỡ vì trong quá trình học các em lại không được tham gia những kĩ năng thực hành, không có nhiều kiến thức trang bị cho môn thi.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi về việc áp đổi mới pháp dạy học môn mĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo cho hoc sinh mà tôi đã áp dụng ở đơn vị. 
Trong quá trình viết sáng kiến bản thân tôi không tránh khỏi những phần thiếu sót . Tôi rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các anh, chị, quý đồng nghiệp để tìm ra phương pháp hữu hiệu, giúp học sinh học tốt và nâng cao chất lượng môn học mĩ thuật hơn nữa, góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục của cả nước.
Xin chân thành cảm ơn!
Thạnh Mỹ Lợi, ngày 03 tháng 02 năm 2020
 Người viết sáng kiến 
 Hồ Chí Cường 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
Hoàng Long (Tổng chủ biên) , Lê Minh Châu, Đào Ngọc Dung, Hoàng Lân, Đàm Luyện, Nguyễn Quốc Toản, Triệu Khắc Lễ, Bùi Đỗ Thuật, Âm Nhạc và Mĩ thuật lớp 6,7,8,9, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Công văn số 2741/GDĐT-TrH ngày 08 tháng 08 năm 2019 của giám đốc sở giáo dục và đào tạoTP.Hồ Chí Minh về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019 – 2020
 Phương_pháp_dạy_học_theo_quan_điểm_phát_triển_năng_lực
Một_số_biện_pháp_đổi_mới_phương_pháp_dạy_học

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_hoc_doi_moi_nha.doc