Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mĩ thuật ứng dụng trong dạy và học mĩ thuật THCS

Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Mĩ thuật hình thành, phát triển ở học sinh năng lực mĩ thuật, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực mĩ thuật; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là giáo dục ý thức kế thừa, phát huy văn hoá nghệ thuật dân tộc phù hợp với sự phát triển của thời đại.

Thực tế, thực trạng học Mĩ thuật của học sinh THCS còn nhiều hạn chế. Một phần, học sinh có năng khiếu học Mĩ thuật không nhiều, một phần do học sinh khônghứng thú học, phần khác do một số phụ huynh có cái nhìn về môn mĩ thuật còn nhiều hạn chế, không khuyến khích con hoặc đầu tư cho con về môn học này. Mặt khác môn mĩ thuật cũng không phải là môn thi khảo sát nên HS chưa có sự đầu tư về thời gian cũng như cơ sơ vật chất cần thiết cho môn học.

docx 4 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mĩ thuật ứng dụng trong dạy và học mĩ thuật THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mĩ thuật ứng dụng trong dạy và học mĩ thuật THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mĩ thuật ứng dụng trong dạy và học mĩ thuật THCS
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Mĩ thuật hình thành, phát triển ở học sinh năng lực mĩ thuật, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực mĩ thuật; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là giáo dục ý thức kế thừa, phát huy văn hoá nghệ thuật dân tộc phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Thực tế, thực trạng học Mĩ thuật của học sinh THCS còn nhiều hạn chế. Một phần, học sinh có năng khiếu học Mĩ thuật không nhiều, một phần do học sinh không hứng thú học, phần khác do một số phụ huynh có cái nhìn về môn mĩ thuật còn nhiều hạn chế, không khuyến khích con hoặc đầu tư cho con về môn học này. Mặt khác môn mĩ thuật cũng không phải là môn thi khảo sát nên HS chưa có sự đầu tư về thời gian cũng như cơ sơ vật chất cần thiết cho môn học.
Mặt khác, mĩ thuật là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung giáo dục mĩ thuật được mở rộng, phát triển kiến thức, kĩ năng mĩ thuật đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tiếp cận các nhóm ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và có tính ứng dụng trong thực tiễn; giúp học sinh phát triển tư duy độc lập, khả năng phản biện phân tích và sáng tạo nghệ thuật; hiểu được vai trò và ứng dụng của mĩ thuật trong đời sống; tạo cơ sở cho học sinh được tìm hiểu và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân dựa trên nhu cầu thực tế, thích ứng với xã hội. Vì vậy nếu giáo viên bộ môn có phương pháp và hình thức tổ chức phong phú để dẫn dắt học sinh hiểu rõ vai trò và ứng dụng Mĩ thuật trong đời sống sẽ giúp các em hứng thú, tích cực và chủ động hơn trong môn học Mĩ thuật.
Mĩ thuật ứng dụng là sự kết hợp giữa cái thực dụng và cái đẹp, giữa cái giá trị sử dụng và giá trị thẩm mĩ. Sản phẩm mĩ thuật ứng dụng làm ra không chỉ để trưng bày mà còn mang tính ứng dụng thực tiễn. Điều đó đòi hỏi hỏi GV mĩ thuật phải là người truyền được cảm hứng cho học sinh để tạo hứng thú, tích cực, chủ động trong việc học mĩ thuật, thấy được vai trò của môn mĩ thuật trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó học sinh chủ động đón nhận, tiếp thu nội dung bài học và tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật ứng dụng.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mĩ thuật ứng dụng trong dạy và học mĩ thuật THCS" để viết sáng kiến kinh nghiệm.
Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh hiểu khái niệm Mĩ thuật ứng dụng và một số thể loại Mĩ thuật ứng dụng.
Giúp HS có hứng thú, tích cực và chủ động trong học tập môn mĩ thuật nói chung và tiết học trang trí ứng dụng nói riêng; khơi dậy niềm đam mê với môn học và sự sáng tạo trong thực hành để tạo nên những sản phẩm có chất lượng Qua đó hình thành thái độ và ý thức học tập các môn học khác cũng tốt hơn, tiếp nhận kiến thức chủ động hơn.
Thay đổi nhận thức về môn Mĩ thuật. Biết vận dụng bài học tạo ra các sản phẩm mĩ thuật ứng dụng.
Đối tượng: Học sinh khối 6,7,8,9 trong trường.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình sưu tầm, biên soạn tài liệu phục vụ cho đề tài, tôi có sử dụng một số phương pháp chính sau: Phương pháp nghiên cứu lí luận; Phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu tham khảo; Phương pháp điều tra, quan sát, tổng hợp kinh nghiệm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Đóng góp mới của đề tài
Sáng kiến chỉ ra một số hình thức Phát huy Mĩ thuật ứng dụng trong dạy và học mĩ thuật THCS để tạo hiệu quả tích cực cho môn học Mĩ thuật, góp phần giáo dục thẩm mỹ, thúc đẩy động lực học tập cho học sinh khối 6,7,8,9 học môn Mĩ thuật.
PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Cơ sở lí luận:
Mỹ thuật ứng dụng dùng để chỉ các hoạt động sáng tạo mĩ thuật được đưa vào ứng dụng trong cuộc sống thường ngày. Khác với khái niệm "Mĩ thuật" - phục vụ cho các cảm xúc mĩ thuật hàn lâm. Mĩ thuật ứng dụng rất thường gặp và quan trọng trong cuộc sống: cách trình bày một trang báo, kiểu dáng một chiếc áo mới, kiểu dáng và cách trang trí mới trên một đồ vật...
Cơ sở thực tiễn
Qua thực tế giảng dạy Mĩ thuật cho các em học sinh trường THCS, tôi nhận thấy có thể do nhiều lí do khác nhau mà phần lớn các em học Mĩ thuật vẫn theo xu hướng học thụ động; các em không tích cực, chưa sáng tạo, các em vẫn đang theo xu hướng học môn phụ thì cần gì suy nghĩ và đầu tư cho môn học không thi khảo sát này, chỉ có một vài em có năng khiếu và đam mê thì cố gắng
hơn để hoàn thiện bài đầy đủ để nạp cho GV. Các em chưa tích cực cho việc chuẩn bị giờ học vì vậy số lượng các em học sinh tích cực hợp tác còn hạn chế.
Thực trạng về dạy học mĩ thuật bậc THCS khi chưa sử dụng ứng dụng "Phát huy Mĩ thuật ứng dụng trong dạy và học mĩ thuật THCS"
Tôi nhận thấy khi học Mĩ thuật nhiều em không tập trung, uể oải, có em thì không tỏ thái độ nhưng tôi hiểu em không thích học mĩ thuật nhưng em nghe lời cô nên ngồi học nhưng không tích cực tương tác với GV và thụ động khi tham gia nhóm khi thảo luận. Khi gặp nội dung dễ thể hiện, dễ làm thì các em thích và hoàn thành bài tập, nhưng nếu thấy đề tài nào không hấp dẫn hoặc nội dung khó thể hiện thì các em dễ chán nản, dẫn đến các em làm bài qua loa đại khái, thực hành mang tính chất đối phó, vẽ cho có bài, vì vậy kết quả chưa đạt yêu cầu. Nhiều sản phẩm còn sao chép trên mạng, sản phẩm đơn điệu, nội dung không phong phú. Thậm chí có em còn không làm bài và không nạp bài.
Nguyên nhân của thực trạng
*Về phía học sinh: trong một lớp học khả năng tiếp thu của mỗi em học sinh là khác nhau, mỗi em phát triển năng khiếu theo năng lực riêng, các em không đam mê môn học, chưa tập trung chú ý bài học, nên chưa hiểu đúng về các sự vật hiện tượng trong cuộc sống, do đó không hứng thú học.
Về phía giáo viên: nhiều giáo viên chưa linh hoạt trong các hình thức tổ chức Dạy học còn nặng về kiến thức, vì vậy chưa tạo được sự hấp dẫn của bài học, chưa kích thích được hứng thú của học sinh dẫn đến học sinh thụ động khi tiếp nhận bài học, chưa sẵn sàng cho bài học và làm bài với tình trạng đối phó, làm cho có bài tập...
Giải pháp
Việc Phát huy vai trò Mĩ thuật ứng dụng trong dạy và học mĩ thuật THCS là cần thiết để tạo nên sự hứng khởi trong tâm lí học sinh và kích thích sự tìm tòi, sáng tạo cho học sinh. Vì vậy GV cần tổ chức linh hoạt các hình thức dạy học để phát huy vai trò Mĩ thuật ứng dụng trong dạy học mĩ thuật trường THCS.
Giới thiệu về mĩ thuật, mĩ thuật ứng dụng và một số thể loại MT ứng dụng
Khám phá mĩ thuật ứng dụng thông qua các tiết trang trí ứng dụng trong môn mĩ thuật THCS.
Phát huy vai trò của Mĩ thuật ứng dụng trong đời sống, học tập và trong các hoạt động khác.
Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học.
Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và CNTT hợp lí hỗ trợ dạy học.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Tôi đã áp dụng đề tài này cho năm học 2020-2021 và học kỳ 1 của năm học 2021-2022. Kết quả rất khả quan, các em hứng thú, tích cực và chủ động trong học tập Mĩ thuật, giờ học sôi nổi, các sản phẩm mĩ thuật có tính sáng tạo. Đặc biệt là ứng dụng môn Mĩ thuật trong học tập cũng như trong cuộc sống của các em học sinh. Các em biết sắp xếp góc học tập, nhà cửa gọn gàng, thẩm mĩ, biết tạo ra các sản phẩm đồ dùng học tập đẹp, phù hợp với yêu cầu của bài học. Các em biết trang trí bảng trong các dịp lễ như 20/10, 20/11, Đại hội Chi đội... Biết trang trí lớp học lớp học sạch đẹp và thân thiện nhân dịp thi đua chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11... Ngoài ra các em đã trang trí ghế đá sân trường, lồng ghép các nội dung tiết kiệm điện, nước, bảo vệ môi trường, phòng chống Covid... rất đẹp và ý nghĩa.
Kiến nghị
Để việc dạy và học môn Mĩ thuật được tốt hơn, tôi mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến việc giảng dạy bộ môn này, tôi có một số kiến nghị sau:
Nhà trường cần có phòng học chức năng đầy đủ về cơ sở vật chất.
Phụ huynh cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, sát thực hơn đối với việc học mĩ thuật của các em.
Phòng GD& ĐT quan tâm tới các buổi sinh hoạt cụm, chú ý chất lượng của các buổi sinh hoạt, sáng tạo trong các hình thức tổ chức hoạt động. Đặc biệt tạo ra các sân chơi trong môn mĩ thuật cho học sinh hoạt động, phát huy mĩ thuật ứng dụng trong cuộc sống cũng như trong học tập.
Vinh, tháng 12/2021.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_phat_huy_vai_tro.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mĩ thuật ứng dụng trong dạy và học.pdf