Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch ở lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Mĩ thuật
Trong công tác dạy và học, người thầy giáo có tâm huyết bao giờ cũng tập trung vào việc đổi mới cách dạy và học. Bởi mục tiêu của người thầy luôn chú trọng vào đối tượng người học, giúp người học hiểu và nhận thức ra vấn đề cần chuyển tải một cách hiệu quả. “Khổng Tử “ đã có câu nói rất hay: Thầy dạy không biết mỏi, trò học không biết chán. Đạt được như vậy có nghĩa là người thầy đã đổi mới cách dạy - trò đã đổi mới cách học.
Thông thường, việc dạy học Mĩ thuật trong trường tiểu học ở Việt Nam dạy theo phân phối chương trình với các phân môn độc lập như vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, vẽ tranh, thường thức mĩ thuật và tập nặn tạo dáng. Với môn học này học sinh chỉ cần một quyển vở tập vẽ, bút chì, hộp màu hoặc đất nặn. Điều này cũng giới hạn phần nào sự hứng thú và sáng tạo của học sinh. Việc phân phối các phân môn xen kẽ nhau chủ yếu nhằm mục đích để học sinh không cảm thấy nhàm chán khi học nên sự liên kết giữa bài trước với bài sau thường lỏng lẻo, đôi khi không liên quan. Việc này hạn chế sự liên tưởng, vận dụng kiến thức cũ vào bài học mới và khó tích hợp kiến thức liên môn.
So với phương pháp truyền thống, dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch có nhiều ưu điểm trong việc phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, tiết học rất thoải mái, sinh động. Phương pháp này không chỉ đơn giản là cung cấp tri thức, hướng dẫn thực hành, mà còn phát triển các năng lực toàn diện cho học sinh như: năng lực trải nghiệm, biểu đạt, phân tích - giải thích, trình bày, giao tiếp - đánh giá, tạo cơ hội cho học sinh thực hành, ứng dụng trong học tập và cuộc sống. Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các em học Mĩ thuật qua các hoạt động Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xây dựng cốt truyện... Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và phát huy được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống. Đây là một chương trình giáo dục Mĩ thuật Tiểu học năng động, phát huy, rèn luyện được nhiều kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng sống, một sự thay đổi lớn cả về phương pháp lẫn mục tiêu giáo dục của bộ môn Mĩ thuật ở Tiểu học. Ngoài việc thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi hình thức tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm thì vấn đề để học sinh tiếp thu được kiến thức, phát triển tư duy, sáng tạo ra những sản phẩm mĩ thuật là một trong những vấn đề trọng tâm khiến giáo viên không khỏi tránh được những khó khăn, vướng mắc. Vì theo phương pháp mới, mỗi chủ đề sẽ thực hiện bằng nhiều quy trình mĩ thuật khác nhau, giáo viên hoàn toàn không hướng dẫn học sinh thực hành mà chủ yếu do học sinh tự tìm hiểu vấn đề.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch ở lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Mĩ thuật

động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức mới. Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho học sinh, tăng cường khả năng giao tiếp và giúp các em rèn kỹ năng hợp tác. Có thể nói điều khiển tiến trình một cuộc chơi với học sinh lớp Một sao cho sôi nổi, sinh động, hấp dẫn lôi cuốn được tất cả các em tham gia chơi một cách thích thú nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu tiết học là không dễ. Vì nếu tổ chức sơ sài hoặc mang tính chất hình thức thì học sinh tham gia một cách miễn cưỡng, có em còn nhân dịp này để làm việc riêng, đùa giỡn gây mất trật tự lớp học. Còn nếu tổ chức quá chú trọng vào phần chơi mà quên đi phần học thì giáo viên sẽ khó mà quản lý lớp học đi đúng hướng. Một số trò chơi có thể áp dụng như: thi vẽ nhanh, vẽ đẹp, tưởng tượng từ hình có sẵn vào đầu, cuối tiết học hoặc trước khi thực hành. Đây chính là thời gian để các em luyện vẽ và tăng cường khả năng vẽ nhanh, vẽ đẹp và giúp các em phấn chấn tinh thần,hăng hái học tập hơn. Cách tiến hành như sau: - Trò chơi Tưởng tượng từ hình có sẵn: Giáo viên vẽ lên bảng một số hình (có liên quan đến chủ đề đang học), yêu cầu các đội cử đại diện tham gia thi đua vẽ tiếp vào hình có sẵn để thành hình theo đúng chủ đề giáo viên yêu cầu. Ví dụ như chủ đề Con vật nuôi, giáo viên có thể vẽ lên bảng những hình như sau: Từ những hình này, học sinh vẽ tiếp thành hình các con vật mà em thích như: con trâu, con heo, con mèo, con thỏ - Trò chơi : Ai nhanh hơn. Luật chơi: Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên vẽ nhiều con vật nuôi ( hoặc vẽ một tranh). HS dưới lớp hát 1 bài. Khi hát hết bài thì các đội thi vẽ phải ngừng tay. Đội nào có học sinh vẽ nhanh, vẽ nhiều con vật (hoặc tranh đẹp nhất) là đội thắng cuộc Khi tổ chức trò chơi, giáo viên cần đánh giá cao phần tham gia của các đội, không làm qua loa đại khái, có khen thưởng, tuyên dương kịp thời cũng là một biện pháp làm cho học sinh thêm tích cực vì em nào cũng thích được khen, được thầy cô quan tâm đến việc làm của mình. Bên cạnh đó cần động viên những đội còn lại để các em cố gắng hơn ở lần sau. Sau mỗi lần chơi giáo viên cần nhận xét đánh giá kết quả của học sinh. Dựa vào yêu cầu, nội quy chơi, kết quả cuộc chơi giáo viên đánh gía cuộc chơi và phân loại thắng thua thật công bằng, rõ ràng. Giáo viên phải hết sức lưu ý vấn đề này vì đôi khi có giáo viên nêu yêu cầu và luật chơi rất khắt khe nhưng khi đánh giá kết quả lại đại khái, không chính xác hoặc không công bằng vì vậy sẽ làm cho học sinh mất phấn khởi, đôi khi các em biểu lộ sự phản đối với sự đánh giá đó và không chấp nhận kết luận của giáo viên. Để đánh giá đúng thực chất của cuộc chơi, giáo viên phải thống kê ra được những ưu điểm, nhược điểm của từng đội tham gia chơi. Tuy nhiên vẫn cần sự đánh giá nhẹ nhàng mang tính chất động viên, khích lệ là chính, tránh tình trạng đánh giá để các em buồn và xấu hổ với bạn bè khi không thắng trò chơi. 5 . Biện pháp 5: Tăng cường nhận xét, đánh giá học sinh 5.1. Mục tiêu: Việc tăng cường nhận xét, đánh giá học sinh nhằm giúp nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của học sinh để có biện pháp cải thiện, hoàn thiện phương thức dạy và học để phát triển năng lực của học sinh. 5.2. Biện pháp thực hiện: Việc đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên được thực hiện ở các tiết cuối của mỗi chủ đề (hoạt động Trưng bày sản phẩm). Nó không đơn thuần là thực hiện một quy định bắt buộc để giáo viên ghi nhận vào Sổ theo dõi mà dựa vào đó giúp giáo viên nắm được năng lực, khả năng phối hợp của từng học sinh, từ đó có kế hoạch tổ chức dạy - học phù hợp và hiệu quả.Giáo viên không được đưa ra bất cứ một nhận xét nào về sản phẩm của các em. Mà tùy theo từng sản phẩm, giáo viên gợi ý các em có nên thêm vào, hay bỏ bớt các hình ảnh, nên chỉnh sửa hay thay đổi gì để tác phẩm đẹp hơn, từ đó các em tự rút ra được kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân ở lần sau. Mặt khác cần theo dõi, đánh giá học sinh trong suốt quá trình tham gia các hoạt động chứ không chỉ là dựa trên đánh giá sản phẩm chung của nhóm. Mỗi học sinh có năng lực, sở trường riêng (em thì vẽ đẹp nhưng tạo hình bằng đất thì chưa đạt và ngược lại) nên giáo viên cần quan tâm theo dõi để có những nhận xét, đánh giá cho hợp lý và đảm bảo khách quan.Giáo viên cần quan sát thái độ học tập và làm việc trong các nhóm, đánh giá sự tiến bộ của nhóm trên cơ sở thu thập những thông tin về sự tiến bộ của mỗi thành viên trong nhóm. Sản phẩm của nhóm thể hiện quá trình trao đổi, trình bày ý kiến và kỹ năng hợp tác của từng thành viên. Do đó việc nhận xét quá trình làm việc của nhóm không nên qua loa, đại khái. Càng đưa ra nhận định cụ thể càng giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm cho những lần làm việc sau. Những tiêu chí nhận xét cần thiết phải có: - Sự phân công trong nhóm. - Tinh thần thái độ làm việc của các thành viên trong quá trình thực hiện. - Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. - Thời gian hoàn thành sản phẩm. - Kĩ năng trình bày nội dung tranh vẽ trước lớp. Việc đánh giá kết quả không chỉ dựa trên thành tích chung của cả nhóm mà còn dựa trên sự đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Để thực hiện việc đánh giá đảm bảo công bằng, đúng thực tế, giáo viên cần có sổ tay theo dõi ghi nhận ngay những cá nhân tích cực, cá nhân thụ động hay sáng tạo, những nhóm làm việc hiệu quảKhi thực hiện việc đánh giá, giáo viên cần nêu rõ những mặt được và chưa được để học sinh nắm và thực hiện tốt hơn. Bên cạnh việc tuyên dương những học sinh tích cực, chăm chỉ, giáo viên cũng cần nghiêm khắc nhắc nhở những học sinh chưa tập trung, lơ là, hay nói chuyện, làm việc riêng để các em có trách nhiệm và ý thức hơn. Khi đánh giá hoạt động của một nhóm, giáo viên cũng cần lưu ý tới những tiến bộ của các em. Bởi vì sự tiến bộ đó thể hiện tinh thần, thái độ tiếp thu bài học có hiệu quả mà các em đạt được. Sản phẩm của một nhóm thường là hoàn thành tốt thì không có gì phải bàn, nhưng có nhiều trường hợp ở hoạt động trước các em chỉ hoàn thành hoặc chưa hoàn chỉnh, ở hoạt động sau lại có sản phẩm nổi trội hoặc xuất sắc thì rất cần sự ghi nhận của giáo viên. Đó chính là động lực để các em có tinh thần học tập tốt hơn ở các hoạt động sau. Hiện tại việc đánh giá môn học được thực hiện theo thông tư 22, do đó đánh giá hoạt động nhóm là một phần quan trọng để làm căn cứ cho giáo viên thực hiện đúng thực chất, công bằng và khách quan. Nhất là đối với nội dung năng lực và phẩm chất, nếu giáo viên chỉ dựa trên cơ sở là sản phẩm mĩ thuật của các em là chưa đủ, chưa chính xác, mà phải dựa trên nhiều yếu tố như: Khả năng kết hợp với bạn, khả năng giao tiếp, tính tích cực, sáng tạoChính vì vậy, giáo viên cần coi trọng khâu đánh giá hoạt động nhóm của học sinh trong các giờ học, để đảm bảo các yêu cầu về chuyên môn, đạt mục tiêu giáo dục của môn học Mĩ thuật trong trường Tiểu học. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Tính tới thời điểm hiện tại, học sinh đã quen và thực hiện tương đối tốt mô hình học tập mới này, áp lực học tập không còn là vấn đề với các em. Đây chính là hình thức dạy học theo phương pháp mở (kết thúc bài học này là mở ra một bài học mới), tăng cường dạy học hợp tác nhưng vẫn coi trọng cá thể hóa học sinh. Tạo cơ hội cho học sinh thực hành các bài tập ứng dụng thiết thực, phục vụ cho học tập và cuộc sống. Qua việc học tập theo phương pháp mới giúp cho học sinh có được những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển sức sáng tạo và biểu đạt, vì vậy học sinh sẽ có được những hình ảnh và động lực mang tính tinh thần. Hạn chế được cảm giác lo sợ vì không biết vẽ của các em. Học sinh biết bảo vệ ý thức chủ quan của bản thân khi vẽ tranh, không bị ảnh hưởng bởi lời chê bai của các bạn khác. Học sinh được bồi dưỡng rèn luyện óc quan sát, cách so sánh sự vật hiện tượng, giúp các em tìm tòi thể hiện để vươn tới cái đẹp. Các em cảm nhận được cái đẹp và chưa đẹp một cách rõ ràng qua việc nhận xét hình ảnh, tranh vẽ. Biết tạo ra các sản phẩm làm đẹp phục vụ cho sinh hoạt như: trang trí đồ vật, trang trí góc học tập. Một điều không thể không nhắc tới đó là học sinh yêu thích môn học hơn, vẽ một cách say sưa hơn, hứng thú với nhiều sáng tạo, khiến cho tiết học trở nên thoải mái, nhẹ nhàng. Quan trọng hơn cả là các em đã thấy tự tin khi vẽ, tạo được những câu chuyện ngộ nghĩnh mang hiệu quả bất ngờ, đẹp mắt. Số học sinh còn tẩy xóa bài vẽ giảm đi đáng kể, hiện tượng sao chép cũng không còn. Đặc biệt là không có học sinh nào không hoàn thành được bài thực hành theo nội dung yêu cầu của bài học. Xem sản phẩm của các em chúng ta sẽ thấy ngay những tiến bộ vượt bậc mà các em đã có được. Tính sáng tạo, độc đáo được học sinh thể hiện qua từng chủ đề sinh động,phong phú và đa dạng. Những bức tranh có tạo hình tự tin, ngộ nghĩnh xuất hiện ngày càng nhiều. Điều quan trọng là giáo viên đã tạo được không khí hào hứng, say mê vẽ ở học sinh. Qua đó đạt được những kết quả như sau: Năm học Khối lớp Học kì Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt 2017-2018 4 HKI 0% 90% 10% HKII 0% 85% 15% 2018-2019 4 Giữa HKI 0% 75 % 25% Cuối HKI 0% 70% 30% Với kết quả như trên, tôi thấy việc dạy học Mĩ thuật muốn có kết quả giảng dạy cao thì người thầy phải không ngừng tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học. Để tạo được cách dạy lấy học sinh làm trung tâm cho bài dạy, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở, thì ngoài việc sử dụng một số phương pháp dạy truyền thống còn cần kết hợp nhiều phương pháp khác để tiết học sinh động lôi cuốn học sinh tham gia hơn. Với kết quả này, mỗi chúng ta cũng không lấy đó làm bằng lòng để rồi dừng ở đó. Theo tôi đã là giáo viên thì việc học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong cách dạy là một nhiệm vụ mỗi ngày của người thầy, hoạt động đó phải được diễn ra thường xuyên có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao đối với tri thức, và đặc biệt có thể tạo điều kiện cho học sinh vững vàng bước vào chương trình Mĩ thuật ở bậc Trung học cơ sở. Qua các chủ đề đã dạy cho thấy một số biện pháp tôi đưa ra là hoàn toàn đúng đắn. Kết quả thu được thật đáng khích lệ, không còn học sinh xếp loại chưa hoàn thành nữa, mà tỷ lệ ở mức hoàn thành và hoàn thành tốt rất cao. Đạt 100% vượt chỉ tiêu nhà trường giao . Vì vậy tôi sẽ áp dụng những biện pháp này vào trong việc giảng dạy của mình để chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật của trường Tiểu học Định Công được tốt hơn và tôi mạnh dạn đưa ra những biện pháp này cho các bạn đồng nghiệp trong huyện tham khảo và góp ý để cùng nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học . C. KẾT LUẬN VÀ K HUY ẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN 1. Những kết luận được rút ra từ SKKN Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, kết quả của nó là kết quả của cảm xúc, chứ không đơn giản là kỹ thuật hay kỹ năng. Muốn tạo ra cái đẹp, học sinh phải có cảm xúc. Cảm xúc phải xuất phát từ sự rung động của học sinh trước vẻ đẹp của đối tượng cùng với phương pháp giảng dạy hấp dẫn, lôi cuốn của giáo viên. Cái đẹp phù hợp với cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của mỗi học sinh. Trẻ em có cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận riêng, không giống cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của người lớn. 2. Bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tế và thử nghiệm Qua quá trình áp dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật mới chúng tôi nhận thấy cái hay của phương pháp này là đặt người học vào vị trí chủ động phải tìm hiểu vấn đề và tìm ra cách giải quyết hiệu quả, sáng tạo nhất. Việc đánh giá học sinh cũng không còn bị đặt quá nặng vào sản phẩm của các em mà nó được đánh giá dựa trên cả quá trình mà các em tham gia. Đây là một chương trình giáo dục Mĩ thuật Tiểu học năng động, phát huy, rèn luyện được nhiều kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng sống.Giáo viên cần cho học sinh mang sản phẩm về nhà để trưng bày thành góc Mĩ thuật ở gia đình, nhà trường có thể tổ chức triển lãm, trưng bày sản phẩm của học sinh vào các ngày sinh hoạt tập thể. Tập cho học sinh thói quen sưu tầm và cất giữ những vật dụng, vỏ hộp, chai nhựa..không còn sử dụng để khi cần có thể sử dụng. Làm tốt công tác tư tưởng với phụ huynh để phụ huynh tham gia chuẩn bị tốt họa phẩm và vật liệu phục vụ cho phương pháp dạy Mĩ thuật Đan Mạch, có thể tận dụng tối đa các phương tiện, đồ dùng học tập sẵn có, sử dụng linh hoạt các chất liệu học sinh đã có, hướng dẫn học sinh sưu tầm các chất liệu sẵn có ở địa phương, những vật dụng bỏ đi để tạo ra nhiều chất liệu phong phú trong các hoạt động dạy học Mĩ thuật. II. KHUYẾN NGHỊ Với mong muốn là làm thế nào để áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy môn Mĩ thuật Tiểu học ngày càng hiệu quả và giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn, tôi xin kiến nghị một số ý như sau: 1. Đối với trường: + Rất mong BGH nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu giảng dạy và đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học. + Như lời thầy Nguyễn Hữu Hạnh, chuyên viên chính Vụ Giáo dục Tiểu học, BGD&ĐT : “Cái gì đổi mới, thời gian đầu cũng sẽ không tránh khỏi khó khăn, điều quan trọng chính là ở chỗ, người giáo viên phải biết lấy học sinh làm trung tâm của quá trình giảng dạy, hiểu trình độ từng em, từ đó có những hành động thiết thực để cải thiện điều kiện học tập và kết quả học tập của các em”. Vâng, khó khăn nào giáo viên cũng sẽ cố gắng vượt qua, nhưng khó khăn do cơ sở vật chất nhà trường, do kinh tế gia đình học sinh thì có cố mấy cũng không hiệu quả. Vậy nên kính mong ngành cấp trên sẽ có những điều chỉnh phù hợp để giáo viên chuyên trách Mĩ thuật không còn quá lo lắng, băn khoăn và an tâm công tác, nhằm huy động nguồn lực dạy học Mĩ thuật hiệu quả, giúp học sinh có cơ sở vật chất để học tập một cách tốt nhất. 2. Đối với Phòng Giáo dục: Tổ chức tập huấn rút kinh nghiệm qua quá trình áp dụng để giáo viên nắm vững thêm về phương pháp mới. Cần xây dựng nội dung thành các tiết dạy minh họa nhằm định hướng tổ chức dạy học và chia sẻ kinh nghiệm giữa các giáo viên chuyên. 3. Đối với Sở GD&ĐT: Cần tổ chức lớp học nâng cao việc giảng dạy môn Mĩ thuật. 4. Đối với Bộ GD& ĐT: Cần có một số đồ dùng dạy phân môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cụ thể hơn, nhiều hơn Hướng phổ biến đề tài: Đề tài này có thể áp dụng phổ biến cho giáo viên chuyên trách trong toàn quận và có thể làm tài liệu tham khảo để trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp có nhu cầu. Hướng nghiên cứu tiếp: Hướng tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu đề ra các giải pháp thực hiện việc giảng dạy Mĩ thuật Tiểu học nói chung theo phương pháp mới có hiệu quả hơn. Những vấn đề mà tôi đã nêu chắc chắn không tránh khỏi hạn chế và thiếu xót. Song đó là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã rút ra được trong quá trình nghiên cứu và dạy thử nghiệm. Tôi rất mong được sự tham khảo, nhận xét, góp ý bổ sung của đồng nghiệp, của cấp trên để giải pháp này được hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở khối lớp 4.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_day_hoc_mon_mi_thuat.doc