Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học Mĩ thuật cho học sinh tiểu học

Mĩ thuật có vai trò lớn trong việc rèn luyện một con người, vì thế môn mĩ thuật đã được Bộ giáo dục và đào tạo đưa vào khung của chương trình giáo dục phổ thông nói chung và bậc Tiểu học nói riêng thành một môn học độc lập, có nội dung chương trình được biên soạn một cách cụ thể, rõ ràng.

Là một giáo viên giảng dạy mĩ thuật tiểu học, tôi nhận thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục học sinh, để các em học sinh có được cách nhìn nhận sự vật, sự việc quanh em một cách đúng đắn thì đòi hỏi các em cần có một tư duy tốt, có được tư duy tốt sẽ giúp các em phát triển toàn diện về mọi lĩnh vực.

Qua việc thực hiện, bản thân tôi nhận thấy những mặt tích cực và hạn chế như sau: Có thể nói từ khi áp dụng phương pháp dạy học mới, giáo viên thoát khỏi hẳn tâm lý lo lắng vì sợ học sinh không kịp hoàn thành bài vẽ theo đúng phân phối chương trình. Ngoài vấn đề thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi hình thức tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm là một trong những vấn đề trọng tâm khiến giáo viên không khỏi tránh được những khó khăn, vướng mắc.

docx 11 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 330
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học Mĩ thuật cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học Mĩ thuật cho học sinh tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học Mĩ thuật cho học sinh tiểu học
 có một tư duy tốt, có được tư duy tốt sẽ giúp các em phát triển toàn diện về mọi lĩnh vực.
Qua việc thực hiện, bản thân tôi nhận thấy những mặt tích cực và hạn chế như sau: Có thể nói từ khi áp dụng phương pháp dạy học mới, giáo viên thoát khỏi hẳn tâm lý lo lắng vì sợ học sinh không kịp hoàn thành bài vẽ theo đúng phân phối chương trình. Ngoài vấn đề thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi hình thức tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm là một trong những vấn đề trọng tâm khiến giáo viên không khỏi tránh được những khó khăn, vướng mắc. 
Tại sao phải tổ chức hình thức học tập theo nhóm?
 Tổ chức hình thức học tập theo nhóm như thế nào cho hiệu quả?
Ở hoạt động nào thì cần phải tổ chức hình thức học tập theo nhóm?
Khi học tập theo nhóm thì đánh giá học sinh như thế nào để đảm bảo đúng, chính xác với năng lực thực tế của từng học sinh
Nói chung bất cứ một phương pháp hình thức tổ chức dạy học nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực. Nhưng làm thế nào để phát huy tính tích cực và khắc phục mặt tiêu cực thì đòi hỏi giáo viên phải tự tìm tòi, nghiên cứu.
	Vì những lí do trên tôi đã chọn nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học Mĩ thuật cho học sinh tiểu học”.
PHẦN II: NỘI DUNG
1.Thực trạng “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học Mĩ thuật cho học sinh ở Trường tiểu học Bình Dương”.
a.Thuận lợi.
Đa số học sinh thích học môn mĩ thuật, chuẩn bị đồ dùng tương đối đầy đủ.
Cơ sở vật chất, bàn ghế, phòng học khang trang rộng rãi.Ban giám hiệu quan tâm, tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ góp ý cho giáo.
	Làm việc nhóm là cách hiệu quả để học sinh tương tác, thảo luận, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập. Các hoạt động nhóm phù hợp sẽ luôn khiến học sinh cảm thấy lôi cuốn và hứng thú trong tiết học
Đem lại cho học sinh cơ hội sử dụng các kiến thức và kĩ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện.
Cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình.
Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá...).
b. Khó khăn 
Qua dự giờ thăm lớp và các tiết dạy trên lớp, tôi nhận thấy những hạn chế trong dạy học theo nhóm ở một số điểm như sau:
-Hiệu quả của hoạt động nhóm còn chưa cao, phần lớn hoạt động nhóm còn mang tính hình thức.
 -Hầu hết học sinh đều thiếu và yếu về các kỹ năng làm việc nhóm, đặc biệt là kỹ năng làm sản phẩm chung, kỹ năng chia sẻ trách nhiệm, kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá hoạt động nhóm...
- Đa số nhóm trưởng còn thiếu kỹ năng trong điều hành và quản lý hoạt động của nhóm.Trong hoạt động nhóm chỉ có một số em tham gia, số còn lại không tham gia hoặc tham gia không tích cực: Hoạt động nhóm chỉ ở một số em khá giỏi còn một số em khác thì lợi dụng nhóm để nói chuyện hoặc làm việc riêng.
 Nhiệm vụ giao cho các nhóm chưa rõ ràng,cụ thể. Việc thảo luận nhóm còn mang tính hình thức, chiếu lệ mà chưa chú ý đến hiệu quả của nó mang lại như thế nào. Nội dung vấn đề thảo luận giáo viên đưa ra chưa phù hợp với khả năng, chưa kích thích được sự hứng thú của học sinh. 
Từ những vấn đề thực tế trên tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm còn rất nhiều hạn chế cần được khắc phục để nâng cao chất lượng môn học .Tất cả những vấn đề trên rất đáng lo ngại,ảnh hưởng lớn đến việc học Mĩ thuật của học sinh cho nên tôi đã tiến hành điều tra một số lớp năm học 2021 - 2022, xem có bao nhiêu em thích học vẽ và không thích học vẽ để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục và kết quả như sau:
KẾT KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC 2021-2022
Lớp 
Tổng số
HS được đánh giá
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL%
TS
TL%
TS
TL%
5A
34
14
41
20
59
0
0
5B
35
14
40
21
59
0
0
5C
34
15
44
19
56
0
0
2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học Mĩ thuật cho học sinh ở Trường tiểu học
Để khắc phục được những nhược điểm nêu trên, tuỳ vào dạng bài ở từng khối lớp để đưa ra các một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm.
Biện pháp 1: Chia nhóm cho hợp lý.
	Mục đích: Giúp học sinh các nhóm có cơ hội ngang bằng nhau trong học tập và hoàn thành nhiệm vụ nhóm. Thúc đẩy tinh thần thi đua của học sinh giữa các nhóm với nhau.
	Cách thực hiện;Tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của tiết học mà ta có nhiều cách chia nhóm, nhiều mô hình nhóm khác nhau.
- Sắp xếp chỗ ngồi cho cặp đôi: Cho hai học sinh cùng bàn quay vào nhau để tạo cặp đôi.
Tùy thuộc khối lớp, mục đích và yêu cầu của tiết học mà ta có, nhiều mô hình nhóm khác nhau.
	Sắp xếp nhóm 4 em: Phân nhóm theo vị trí các em đang ngồi, cho bàn trên và bàn dưới tạo nhóm với nhau ( hay còn còn gọi là nhóm ngẫu nhiên) để không mất thời gian di chuyển .Với cách sắp xếp nhóm như vậy tôi thường áp dụng vào tiết 1 ở phần tìm hiểu của hầu hết các chủ đề.VD dạy bài “Sáng tạo với những chiếc lá” tổ chức cho các em thảo luận nhóm 4 để tìm hiểu về đặc điểm của những chiếc lá.
Ngoài ra tôi còn thay đổi nhóm tùy theo từng hoạt động của chủ đề,từng tiết như nhóm 5 em hoặc 6 em. Giáo viên có thể tạo nhóm bằng hình thức ngẫu nhiên, ghép ai nhóm nhỏ thành một nhóm lớn hơn hoặc giáo viên có thể chia hai nhóm ngồi liền nhau ghép lại để đỡ mất thời gian.Với việc chia nhóm này tôi thường áp dụng vào các phần hướng dẫn thực hành của những chủ đề, vẽ theo nhạc . Bởi vì những chủ đề cần nhiều người tham gia nhóm để hoàn thành công việc giao.VD dạy bài “Âm nhạc và sắc màu” tôi cho học sinh thực hiện vẽ theo nhạc nhóm 6 người để các em hoàn thành sản phẩm đúng tiến độ của bản nhạc.Hay chủ đề “Sự liên kết thú vị của các hình khối” cũng tổ chức nhóm 6 người để liên kết các hình khối lại với nhau để tạo thành 1 chủ đề.
	Để hoạt động nhóm có hiệu quả, thì một việc không thể thiếu đó là bầu nhóm trưởng.
- Một nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm, nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu lên hoặc do cô giáo chỉ định.
Ngoài việc phân nhóm hợp lý giáo viên cần tạo khoảng cách giữa các nhóm sao cho các nhóm không làm ảnh hưởng lẫn nhau khi hoạt động.
Tôi sắp xếp khoảng cách giữa các nhóm rộng rãi sao cho các em có thể di chuyển dễ dàng xung quanh bàn học hay hoạt động một cách thuận lợi.Với việc tạo 
khoảng cách giữa các nhóm này phù hơp với quy trình “Vẽ cùng nhau hay vẽ theo nhạc”.
	Trong khi áp dụng các giải pháp trên tôi thấy các em học sinh chủ động,Những học sinh nhút nhát nay đã mạnh dạn tự tin hơn.
	b. Biện pháp 2: Hãy đưa ra nhiệm vụ học tập một cách rõ ràng và cụ thể
Mục đích: Các em biết được là các em phải làm gì? Để hoàn thành nhiệm vụ cô giao trong bài học.Phát huy khả năng sáng tạo và tư duy của học sinh,học sinh được trải nghiệm những gì mình thích và phát triển được năng lực cá nhân.Biết yêu thích cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống.
Cách thực hiện:
Khi thực hiện thảo luận hay tạo ra sản phẩm chung của nhóm giáo viên giao việc cụ thể tới từng nhóm để các em có hướng thảo luận hoặc hoàn thành sản phẩm đúng yêu cầu của bài.Ví dụ như ở chủ đề 4 lớp 5 “Sáng tạo với những chiếc lá” ở phần tìm hiểu bài hay phần hướng dẫn thực hành GV cho hoạt động nhóm với nhiệm vụ.Từ lá cây các em tạo ra sản phẩm như; tranh tĩnh vật lọ hoa và quả, tranh các con vật, hay bộ siêu tập thời trang.
 Đưa ra nhiệm vụ cụ thể rõ ràng khi thảo luận bài .VD như chủ đề “Sáng tạo với những chiếc lá” lớp 5.Hoạt động nhóm ở đây là phần hướng dẫn tìm hiểu và phần hướng dẫn thực hành.Để hoạt động nhóm tốt có hiểu quả thì giáo viên cần nêu rõ nhiệm vụ của từng phần như;
+ Các em quan sát H4.1 SGK thảo luận và tìm hiểu hình dáng, cấu tạo, màu sắc của những chiếc lá.
 Từ sản phẩm cá nhân các em tạo ra sản phẩm chung của nhóm như; tạo hình lá cây thành những bức tranh đề tài tĩnh vật, tranh phong cảnh hay những con vật yêu thích.
 Áp dụng các biện pháp này tôi thấy các em, tích cực xây dựng bài, thảo luận sôi nổi hơn và hoàn thành được sản phẩm của nhóm đúng tiến độ.
Với việc giao nhiệm vụ học tập một cách cụ thể sẽ thúc đẩy được tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp của các em.
	c. Biện pháp 3: Tổng kết, đánh giá hoạt động nhóm.
Mục đích: Để các em chia sẻ những việc các em đã làm cùng trong nhóm với nhau ,giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của các em.
Thảo luận để tìm ra một vấn đề gì đó hay giới thiệu được sản phẩm của nhóm mình với nhóm bạn với thầy cô giáo trước lớp.
Với biện pháp này tôi áp dụng vào phần trưng bày sản phẩm.Ví dụ: Mỗi một chủ đề đều có phần trưng bày sản phẩm của nhóm hay của cá nhân, nhằm mục đích giới thiệu cho các nhóm khác biết được kết quả làm việc của nhóm mình đạt được của cả nhóm và chia sẻ nhận xét về sản phẩm của nhóm mình nhóm bạn.
3. Kết quả đạt được.
Với việc áp dụng các biện pháp trên tôi thấy việc tổ chức trong hoạt động nhóm có hiệu quả hơn so với trước.
* Kết quả được thể hiện bằng bản thống kê số liệu chất lượng về học lực ở học kì như sau:
KẾT KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC 2022-2023
Lớp 

Tổng số 
HS được đánh giá

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành
SL
TL%
TS
TL%
TS
TL%
5A
34
21
62
13
38
0
0
5B
35
22
63
13
37
0
0
5C
34
20
59
14
41
0
0
4. Kết luận:
Qua áp dụng biện pháp vào thực tế dạy học môn Mĩ Thuật dạy học ở tiểu học tôi đã rút ra được bài học sau:
Tổ chức dạy học nhóm là một hình thức dạy học với nhiều tính ưu việt. Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với hình thức này, học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất, phát huy tác dụng tích cự trong việc giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện được các kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi đã áp dụng qua quá trình dạy học. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để các tiết dạy mang lại hiệu quả tốt hơn.
5. Kiến nghị, đề xuất.
a.Với tổ chuyên môn.
Cần tổ chức sinh hoạt chuyên môn để các đồng chí giáo viên trong huyện học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học môn mĩ thuật.
b.Với ban giám hiệu nhà trường.
Cần hỗ trợ thêm việc dạy học theo công nghệ thông tin như; máy chiếu, bảng tương tác để phục vụ cho việc giảng dạy tốt hơn.
c. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo.
Quan tâm hơn nữa đến việc giảng dạy bộ môn này.
Bình Dương, ngày tháng 10 năm 2022
 GIÁO VIÊN
 Kim Thị Khánh
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Mục lục
1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1
PHẦN II: NỘI DUNG
1
1. Thực trạng của vấn đề
2
a. Thuận lợi
2
b. Khó khăn
2
2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
2
a. Biện pháp 1
3
b. Biện pháp 2
3
c. Biện pháp 3
5
3 Kết quả đạt được
6
4. Kết luận
7
5. Kiến nghị, đề xuất
7
a. Đối với tổ, nhóm chuyên môn
7
b. Đối với Ban giám hiệu nhà trường
7
c. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo
7

UBND HUYỆN GIA BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH DƯƠNG
PHIẾU ĐÁNH GIÁ 
BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY, CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP NĂM HỌC 2022 - 2023

Họ và tên:........ KIM THỊ KHÁNH ......Đơn vị: Tiểu học Bình Dương
Tên biện pháp: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học Mĩ thuật cho học sinh tiểu học.
Ngày báo cáo:12/10/2022.
Người đánh giá: Nguyễn Thị Thanh. .Đơn vị: Tiểu học Bình Dương
1. Các nội dung và tiêu chí đánh giá
Nội dung
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đánh giá
1. Bài báo cáo
(được đóng quyển gửi trước)
1. Hình thức trình bày.
3,0

2. Tính khoa học.
3,0

3. Tính mới, sáng tạo.
3,0

4. Tính thực tiễn.
3,0

2. Phần nội dung, thuyết trình

5. Nội dung, thời gian trình bày.
3,0

6. Khả năng diễn đạt.
3,0

7. Vấn đáp
3,0

8. Hiệu quả
3,0

Tổng cộng
24,0

(Các mức điểm đánh giá cho điểm mỗi tiêu chí là: 0; 0,5; 1,0; 1,5; 2,0; 2,5 và 3,0)
2. Đánh giá chung
* Ưu điểm
......... 
* Hạn chế
...... 
Đánh giá
Người đánh giá
(ký và ghi họ tên)
Đạt
Không đạt


Hướng dẫn đánh giá.
+ Đánh giá “Đạt”: Điểm tổng cộng đạt từ 16 điểm trở lên; không có tiêu chí đạt dưới 1,5 điểm; các tiêu chí 3; 4; 7; 8 đạt từ 2 điểm trở lên.
+ Đánh giá “Không đạt”: Điểm tổng cộng đạt dưới 16 điểm hoặc đạt từ 16 điểm trở lên nhưng có tiếu chí dưới 1,5 điểm hoặc các tiêu chí 3; 4; 7; 8 đạt dưới 2 điểm.
UBND HUYỆN GIA BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH DƯƠNG
PHIẾU ĐÁNH GIÁ 
BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY, CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP NĂM HỌC 2022 - 2023

Họ và tên:........ KIM THỊ KHÁNH ......Đơn vị: Tiểu học Bình Dương
Tên biện pháp:.Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó 
Ngày báo cáo:12/10/2022.
Người đánh giá: Vũ Thị Sử . .Đơn vị: Tiểu học Bình Dương
1. Các nội dung và tiêu chí đánh giá
Nội dung
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đánh giá
1. Bài báo cáo
(được đóng quyển gửi trước)
1. Hình thức trình bày.
3,0

2. Tính khoa học.
3,0

3. Tính mới, sáng tạo.
3,0

4. Tính thực tiễn.
3,0

2. Phần nội dung, thuyết trình

5. Nội dung, thời gian trình bày.
3,0

6. Khả năng diễn đạt.
3,0

7. Vấn đáp
3,0

8. Hiệu quả
3,0

Tổng cộng
24,0

(Các mức điểm đánh giá cho điểm mỗi tiêu chí là: 0; 0,5; 1,0; 1,5; 2,0; 2,5 và 3,0)
2. Đánh giá chung
* Ưu điểm
......... 
* Hạn chế
...... 
Đánh giá
Người đánh giá
(ký và ghi họ tên)
Đạt
Không đạt


Hướng dẫn đánh giá.
+ Đánh giá “Đạt”: Điểm tổng cộng đạt từ 16 điểm trở lên; không có tiêu chí đạt dưới 1,5 điểm; các tiêu chí 3; 4; 7; 8 đạt từ 2 điểm trở lên.
+ Đánh giá “Không đạt”: Điểm tổng cộng đạt dưới 16 điểm hoặc đạt từ 16 điểm trở lên nhưng có tiếu chí dưới 1,5 điểm hoặc các tiêu chí 3; 4; 7; 8 đạt dưới 2 điểm.
UBND HUYỆN GIA BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH DƯƠNG
PHIẾU ĐÁNH GIÁ 
BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY, CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP NĂM HỌC 2022 - 2023

Họ và tên:........ KIM THỊ KHÁNH ......Đơn vị: Tiểu học Bình Dương
Tên biện pháp:.Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó 
Ngày báo cáo:12/10/2022.
Người đánh giá: Lê Công Đến . .Đơn vị: Tiểu học Bình Dương
1. Các nội dung và tiêu chí đánh giá
Nội dung
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đánh giá
1. Bài báo cáo
(được đóng quyển gửi trước)
1. Hình thức trình bày.
3,0

2. Tính khoa học.
3,0

3. Tính mới, sáng tạo.
3,0

4. Tính thực tiễn.
3,0

2. Phần nội dung, thuyết trình

5. Nội dung, thời gian trình bày.
3,0

6. Khả năng diễn đạt.
3,0

7. Vấn đáp
3,0

8. Hiệu quả
3,0

Tổng cộng
24,0

(Các mức điểm đánh giá cho điểm mỗi tiêu chí là: 0; 0,5; 1,0; 1,5; 2,0; 2,5 và 3,0)
2. Đánh giá chung
* Ưu điểm
......... 
* Hạn chế
...... 
Đánh giá
Người đánh giá
(ký và ghi họ tên)
Đạt
Không đạt


Hướng dẫn đánh giá.
+ Đánh giá “Đạt”: Điểm tổng cộng đạt từ 16 điểm trở lên; không có tiêu chí đạt dưới 1,5 điểm; các tiêu chí 3; 4; 7; 8 đạt từ 2 điểm trở lên.
+ Đánh giá “Không đạt”: Điểm tổng cộng đạt dưới 16 điểm hoặc đạt từ 16 điểm trở lên nhưng có tiếu chí dưới 1,5 điểm hoặc các tiêu chí 3; 4; 7; 8 đạt dưới 2 điểm.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qu.docx