Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài vẽ tranh chân dung ở trường tiểu học

Đối với việc dạy – học môn Mĩ thuật trong nhà trường phổ thông nói chung và ở bậc Tiểu học nói riêng không nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những hoạ sĩ mà là để giáo dục cho các em thị hiếu thẩm mĩ cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, hài hoà: đó là khả năng cảm nhận cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Trải qua hàng trăm thế kỷ tồn tại và phát triển từ trong hang động nguyên thuỷ tới các xu hướng đương đại, các hoạ sĩ đã thể nghiệm rất nhiều lối vẽ với đủ chất liệu thích hợp để làm giàu kho tàng mĩ thuật thế giới.

Sự phát triển hội hoạ không theo đường thẳng mà thông qua sự lắt léo đặc thù, không thể đồng nhất giữa các cách nhìn khác nhau và thời đại khác nhau. Mối “bất hoà” giữa hội hoạ “hiện thực” và hội hoạ “trừu tượng” thị giác truyền thống sửng sốt trước hình thái sáng tạo nghệ thuật lạ mắt, kỳ quặc.

Tranh chân dung là tranh vẽ một người hoặc một mẫu người nào đó như tranh chân dung các anh hùng dân tộc, các nhà khoa học, nhà tri thức có công với đất nước hoặc là tranh chân dung của người thân, bạn bè, có khi là một mẫu người mình thích, có khi là tự hoạ...

docx 11 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài vẽ tranh chân dung ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài vẽ tranh chân dung ở trường tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài vẽ tranh chân dung ở trường tiểu học
hiệu với các em học sinh về các tác phẩm tranh chân dung của các hoạ sĩ nổi tiếng này giúp cho giáo viên tự thấy mình luôn phải học hỏi, sưu tầm tài liệu, tranh chân dung cũng như người giáo viên phải có sự hiểu biết nhất định về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của tác giả, những hoạ sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực vẽ tranh chân dung và biết về hoàn cảnh ra đời một số tác phẩm của những hoạ sĩ đó, để đến khi đứng trước các em học sinh người giáo viên sẽ cho các em xem và hiểu hơn một số kiến thức cơ bản về tranh chân dung của các hoạ sĩ lớn.
 Việc cho các em học sinh xem những tác phẩm nổi tiếng của các hoạ sĩ không phải để yêu cầu các em phải vẽ đẹp, vẽ giống như tranh của các hoạ sĩ mà đơn thuần chỉ phần nào giúp các em hiểu hơn về nghệ thuật vẽ tranh chân dung, phần nào cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh để từ đó các em sẽ thích thú khi vẽ tranh là thành công ban đầu của người giáo viên. Việc thành công hơn nữa là các em vẽ ra được những bức tranh đẹp theo suy nghĩ và cảm nhận của các em, đẹp về cách trình bày bài trong trang giấy, đây chính là những bước đầu tiên để hình thành trong các em về việc sắp xếp hình vẽ trên tranh.
Trong lịch sử nghệ thuật thế giới, thể loại tranh chân dung có từ lâu đời và phát triển mạnh. Việc vẽ tranh và làm tượng chân dung là một nhu cầu lớn của các thời đại, các tầng lớp và cá nhân nhất là tầng lớp giàu có. Nếu chúng ta biết rằng các thợ chụp ảnh chân dung ngày nay bận rộn như thế nào thì chúng ta cũng không thể ngạc nhiên khi thấy số lượng những bức tranh chân dung nhiều không kể xíêt của các hoạ sĩ đã vẽ vào thời trước. Do đó, trước khi phát minh ra máy chụp hình, vẽ chân dung là công việc của mỗi hoạ sĩ đều phải làm được. 
Ở Việt Nam, trong kho tàng nghệ thuật truyền thống, số lượng tranh chân dung hầu như rất ít, căn bản là chân dung thờ cúng. Ví dụ chân dung Nguyễn Trãi (lụa).
Năm 1952, Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương ra đời, chấm dứt nền nghệ thuật khuyết danh thì loại tranh chân dung mới phát triển và ngày càng phổ biến. Chúng ta có rất nhiều tác phẩm đẹp như: “Thiếu nữ bên hoa huệ” của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân; “Em Thuý” của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, “Thiếu nữ bên hoa sen” của hoạ sĩ Nguyễn Sáng, “Em Liên” của hoạ sĩ Huỳnh Văn Gấm, “Tự hoạ” của hoạ sĩ Bùi Xuân
Có thể nói từ thời phục hưng trở đi tranh chân dung đã phát triển mạnh. Đó là có thời kỳ giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh, nhân cách con người được tôn trọng. Con người có thể tự do phát triển trong mọi lĩnh vực. Có rất nhiều nhà buôn, học giả và những người giàu làm cho nhu cầu tranh chân dung ngày càng lớn. Đã xuất hiện những hoạ sĩ chuyên vẽ chân dung như Holbein, Moroni, Drues...
Những bức chân dung nổi tiếng đã đi vào lịch sử mĩ thuật thế giới như tác phẩm “laJoconde” của leonar de Vinci. Ca ngợi vẻ đẹp và nụ cười bí hiểm của người thiếu phụ trong tranh, bức tranh “ Đức mẹ Maria và chủa hài đồn” của Raphaen ca ngợi vẻ đẹp về sự thánh thiện của tình mẫu tử, còn tác phẩm “ Người đàn bà xa lạ” của Kramska hoạ sĩ Nga miêu tả vẻ đẹp kiêu sa của người thiếu phụ Nga.	
Ở Hà Lan đã xuất hiện hàng loạt tên tuổi các hoạ sĩ như Rubens. Rembrandt chân dung nổi tiếng như Reoir với “chân dung nữ diễn viên Janxamarri” hay “ Thiếu nữ với chiếc quạt”, Van Gogh với nhiều chân dung tự hoạ’’, Cézanne với “người thiếu nữ đội chiếc mũ len” hay “Lucie và bạn cùng hội viên”... Đặc biệt Picasso với bức chân dung tuyệt đẹp “Gertrude Stein” Picasso vẽ rất nhiều tranh chân dung. Năm 1996, viện bảo tàng Mĩ thuật hiện đại NewYork đã mở một triển lãm mang tên “Picasso và tranh chân dung” đó là tác phẩm chuyên vẽ về chân dung của ông trong suốt bảy thập niên. 
Vậy là trải qua một quá trình lâu dài gắn liền với sự phát triển của nhân loại tranh chân dung đã xuất hiện theo nhu cầu cuộc sống của con người, đáp ứng nhu cầu thực tế và nhu cầu tinh thần của con người nó đã tồn tại và phát triển đến ngày này, góp phần không nhỏ vào nền Mĩ Thuật của Thế Giới cũng như của Việt Nam.
 Giải pháp 3: Cách suy nghĩ, sự nhìn nhận của học sinh đối với tranh chân dung.
Giáo viên cần nắm bắt được rằng trái ngược với cách suy nghĩ, nhìn nhận của người lớn. Nếu tranh của người lớn thường mang tính thị giác: Bức tranh thu lại thế giới bên ngoài như mắt mà người lớn nhìn thấy kích thước, tỉ lệ, màu sắc, hình thể... Thì đối với các em học sinh cảm nhận về thế giới của những phản ứng hệ thần kinh vận động, rất giống thế giới của người mù. 
Mọi thứ các em vẽ đều thể hiện bằng những biểu tượng thuộc về xúc giác như thể các em đang sờ thấy thứ đó hay đếm được thứ đó bằng những đầu ngón tay. Các em không vẽ một vật giống như vật đó xuất hiện trước mắt thay vào đó các em sẽ tự hồi tưởng lại cảm giác khi nhận biết lại hình dáng, số lượng, chỗ u lên hay lõm xuống và sự vận động của vật thể bằng xúc giác.
 Các em vẽ một bức tranh chân dung với đôi mắt vòng tròn vì tròng mắt hình cầu, với một mớ những đường thẳng bù xù là tóc vì các em thấy tóc như những đường thẳng mảnh. Mũi là hình tam giác hay hình móc câu với hai lỗ ở bên dưới. 
Đó là cảm nhận bằng những ngón tay. Miệng có răng và tai thì chìa ra. Các em vẽ bàn tay với 5 cái móc nghéo vì em đếm được 5 ngón tay và để vẽ bàn chân các em vẽ cuối cái chân là những ngón chân nhỏ. Cái quan trọng nhất khi vẽ quần áo các em cho là những cái cúc (nút) vì chúng cứng, đẹp hoặc vì nhớ khi các em mặc vào hoặc cởi ra...
	Những gì mà các em vẽ không phải thế giới mà các em thấy nhưng thế giới mà các em biết là đây.
Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh cách vẽ chân dung.
Chương trình mĩ thuật bậc tiểu học là chương trình đồng tâm, nghĩa là bài vẽ tranh chân dung các em được học từ lớp 1 đến lớp 5 đều có nhưng với mỗi lớp yêu cầu của bìa khác nhau.
 Ví dụ với lớp 1, 2 chỉ yêu cầu học sinh đặt được hình vẽ cân đối trong trang giấy. Đến lớp 3 ngoài việc đặt hình vẽ cân đối trong trang giấy các em vẽ được đủ các bộ phận trên khuôn mặt tương đối với khuôn mặt. 
Lớp 5 thì các em vẽ được một khuôn mặt đủ chi tiết, cân đối, vẽ màu kín khuôn mặt... Nhưng thực tế bên cạnh những em học sinh vẽ được hình khuôn mặt cân đối, đẹp trong trang giấy ngay từ lớp 1,2 thì vẫn còn rất nhiều em học sinh chưa hiểu hết về tranh chân dung, về cách vẽ tranh chân dung...nên đến lớp 3,4,5 mà bài vẽ vẫn còn nhỏ so với trang giấy hoặc rất vất vả khi vẽ các bộ phận trên khuôn mặt.
Ví dụ: Khi dạy chủ đề 6 – Biết ơn Thầy Cô ( lớp 3)
Giáo viên vận dụng hình thức tổ chức hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhằm giúp các em phát huy hết khả năng sáng tạo, có thể vận dụng kiến thức để thực hiện sản phẩm vẽ tranh chân dung về thầy cô giáo mà em yêu thích... Sau khi kết thúc chủ đề hay kết thúc tiết học, giáo viên tổ chức cho các nhóm nhận xét đánh giá, bình chọn học sinh tích cực tham gia ý kiến, có ý tưởng hay, sáng tạo giúp nhóm hoàn thành sản phẩm. 
Ví dụ: Chủ đề 4 -Tìm hiểu tranh theo chủ đề “Vẻ đẹp trong cuộc sống” (lớp 4). 
Ở chủ đề này, giáo viên vận dụng phương pháp liên kết học sinh với tác phẩm. Hình thức tổ chức hoạt động cá nhân.
Để các em thể hiện được ý tưởng của mình trên bức tranh thì giáo viên cần đưa ra một số câu hỏi gợi mở giúp các em hình thành ý tưởng về nội dung bức tranh “Vẻ đẹp trong cuộc sống” và lựa chọn cách thực hiện.
	Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên cũng có thể vừa theo dõi, gợi ý các em hoàn thành sản phẩm, vừa kết hợp đặt câu hỏi gợi mở.
Qua gợi ý của giáo viên, học sinh có cảm nhận riêng về bức tranh của mình để diễn đạt trình bày trước cả lớp.
Hoặc giáo viên cũng có thể gợi mở những câu hỏi cho các học sinh khác cùng tham gia chia sẻ.
Ở hoạt động 4: “Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.” Giáo viên tổ chức cho các em luân phiên nhau giới thiệu sản phẩm của mình trong nhóm (nếu sản phẩm của nhóm thì cử đại diện luân phiên trong các chủ đề) sau đó chọn 1 bạn lên giới thiệu trước lớp. Ngoài ra, giáo viên cũng cần hướng cho học sinh tư thế đứng khi giới thiệu sản phẩm, một nụ cười hay ánh mắt bao quát lớp tạo sự thân thiện, một lời cảm ơn hay một câu kết để các bạn biết mình đã kết thúc phần giới thiệu sản phẩm của mình hoặc của nhóm. Từ cách tổ chức như trên, học sinh được trình bày trước trong nhóm thì khi đứng trước cả lớp thuyết trình lại sẽ diễn đạt trôi chảy hơn, bớt ấp úng, lời nói có truyền cảm và tự tin hơn.
	Ví dụ: Chủ đề 8 - “ Trang trí sân khấu và sáng tác câu chuyện.” (lớp 5- tiết1	). 
Ở chủ đề này giáo viên vận dụng qui trình Tạo hình ba chiều kết hợp với phương pháp truyền thống luyện tập - thực hành. Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị trước giấy, màu, kéo, keo dán, giấy bìa,... Tổ chức cho học sinh cắt, dán hoặc vẽ một nhân vật theo ý thích và dán lên miếng bìa cứng.
Đến tiết 2 của chủ đề “ Trang trí sân khấu và sáng tác câu chuyện.”
Ở tiết học này, giáo viên lại tổ chức theo qui trình Tạo hình ba chiều, qui trình Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn kết hợp với phương pháp truyền thống luyện tập - thực hành. Giáo viên cho học sinh sử dụng tiếp những nhân vật các em đã làm ở tiết 1 liên tưởng đến trang phục của các nhân vật trong câu chuyện yêu thích để vẽ thêm cho nhân vật của mình. 
	Vận dụng hình thức kể chuyện theo vai, bằng lời của các nhân vật trong các tác phẩm mĩ thuật.
Hình thức kể chuyện theo vai được thực hiện chủ yếu khi dạy theo quy trình Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. 
Ví dụ: Khi dạy chủ đề 9 – “Em là học sinh lớp 1” (lớp 1) 
Ở tiết 1-2: Giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ trực tiếp hoạc nhớ lại hình ảnh của bạn mình để vẽ..vv 
III. 2. Tính mới, tính sáng tạo:
- Hình thành và phát triển năng lực mĩ thuật cho học sinh.
- Xác định các bài trong chương trình.
- Cách soạn tài liệu giảng dạy.
- Giáo dục năng lực cảm thụ mĩ thuật.
- Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tiềm năng nghệ thuật.
- Giúp học sinh nhận ra được một bức chân dung đẹp phải đạt được 2 yếu tố: đẹp về ngoại hình và đẹp cả về nội tâm nhân vật. Có ý nghĩa là về mặt hình thức phải giống đối tượng, mặt khác nhân vật ấy trông sinh động, có hồn phản ánh được nét đặc trưng nhất của tính cách và tâm trạng. Ngoài những phẩm chất trên, tác phẩm chân dung còn phản ánh được cả tính giai cấp, tính xã hội và tính thời đại của nhân vật.
- Giúp phụ hunh có thay đổi nhận thức về môn học và từ đó có định hướng cho con em mình biết phát huy hết khả năng và niềm đam mê với hội họa.
III. 3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến
 Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã và đang vận dụng vào dạy - học môn Mĩ thuật cho học sinh ở trường tôi. Sau một thời gian vận dụng, tôi thấy các em có tiến bộ rõ rệt. Kết quả khảo sát cụ thể ở khối lớp 3như sau:
Trong quá trình giảng dạy giáo viên không khắt khe áp đặt cho học sinh phải vẽ một bức chân dung giống hệt người thực ở tỉ lệ, màu sắc... mà để các em thoải mái sáng tạo theo cái nhìn của các em.
Các em đã tự nhớ lại, tự vẽ được cho mình những bức tranh chân dung theo sáng tạo của mình.
Qua quá trình nghiên cứu và dạy thử nghiệm áp dụng giải pháp, bản thân tôi nhận thấy giải pháp đã thật sự phù hợp và mang lại hiệu quả đáng kể. Cụ thể đó là :
	Bằng phương pháp điều tra thông qua bảng tổng hợp ghi nhận tình hình học tập và khảo sát sản phẩm mĩ thuật của 230 học sinh lớp ba, Hai đã thu được kết quả khả quan. Có thể thấy rõ điều này qua một vài số liệu (được ghi nhận trong một tháng) như sau:
KHẢO SÁT LẦN 1
TRƯỚC KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP
(Tháng 9/2023)
KHẢO SÁT LẦN 2
SAU KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP
(Tháng 1/2024)
* Số lượng sản phẩm (tranh) hoàn thành tốt : 143/230.( Chiếm tỉ lệ 62,17%)
* Số lượng sản phẩm (tranh) hoàn thành tốt : 197/230. ( Chiếm tỉ lệ 85,65%).

	So sánh kết quả của 2 lần khảo sát ta thấy rõ ngay sự tiến bộ. Qua hai tháng áp dụng mặc dù hiệu quả chưa thật sự đạt mức tối đa nhưng đó là một tín hiệu đáng mừng, khẳng định rằng : “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài vẽ tranh chân dung ở trường tiểu học” rất phù hợp và và hiệu quả. Hy vọng đây sẽ là một biện pháp được áp dụng lâu dài và sâu rộng trong các trường Tiểu học. Giúp giáo viên ngày càng hoàn thiện và tổ chức lớp học có hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng giảng dạy, đúng với tinh thần về việc đổi mới.
Qua quá trình nghiên cứu và dạy thử nghiệm áp dụng giải pháp, bản thân tôi nhận thấy giải pháp đã thật sự phù hợp và mang lại hiệu quả đáng kể. 
III. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp.
 a. Hiệu quả kinh tế:
Sau khi áp dụng sáng kiến này vào dạy học tôi thấy đa số học sinh đã biết diễn đạt ý tưởng của mình, biết cách thực hành vẽ tranh chân dung một cách hiệu quả, biết nhận xét, đánh giá các sản phẩm Mĩ thuật một cách tự tin, trôi chảy, không còn ấp úng. Nhiều em khi chia sẻ sản phẩm đã thể hiện rõ cảm xúc của mình đối với sản phẩm như thích ở điểm nào và học hỏi được điều gì trong các sản phẩm của mình, của bạn.
Các em thể hiện rõ sự tự tin khi có hiểu biết kiến thức cơ bản về thể loại tranh chân dung, mạnh dạn trao đổi thông tin với bạn trong nhóm, điều đó còn giúp học sinh phát huy tốt khả năng sáng tạo thông qua quá trình thảo luận, chọn nội dung đến việc xây dựng câu truyện theo trí tưởng tượng phong phú, phù hợp với cách nhìn, cách nghĩ của trẻ thơ.
 Khi các em có kiến thức và hăng say học tập giúp bố mẹ các em yên tâm làm việc hơn.
b. Hiệu quả về mặt xã hội:
 Tranh chân dung ra đời từ rất sớm và phát triển qua nhiều thời kỳ đến nay. Đồng hành cùng sự phát triển đó là các hoạ sĩ, họ không ngừng sáng tạo, vứt bỏ những cái cũ, mạo hiểm đi tìm những cái mới để tạo ra được những tác phẩm có giá trị sống mãi với thời gian.
Tranh chân dung thể hiện được tâm tư, tình cảm của con người, tiếng nói của học sĩ và nhất là nó đã gây được sự ủng hộ, thái độ yêu mến của người thưởng thức.
 Trên đây tôi đã mạnh dạn trình bày sáng kiến: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài vẽ tranh chân dung ở trường tiểu học”
Tôi thiết nghĩ đây chính là một trong nhiều phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh say mê học tập môn Mĩ Thuật. 
c. Giá trị làm lợi khác:
Với môn mỹ thuật nói chung và bài vẽ tranh chân dung nói riêng cũng yêu cầu phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, trên cương vị của giáo viên dạy mĩ thuật tại trường tiểu học, qua những năm giảng dạy tôi tự nhận thấy còn một vài vưóng mắc khi dạy bài vẽ tranh chân dung, nên qua thực tế tôi mạnh dạn đưa ra một vài biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong bài vẽ chân dung. Tôi biết bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những giới hạn mong các bạn đồng nghiệp, các thầy cô giáo góp ý để tôi được hoàn thiện hơn nữa khi đứng trên bục giảng, giúp các em học sinh tạo ra nhiều bài vẽ đẹp và thêm yêu môn học.
Trên đây là một số giải pháp mà tôi đưa ra với kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy. Rất mong được sự đóng góp của Hội đồng thẩm định sáng kiến và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được áp dụng rộng rãi hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Mĩ thuật trong các trường Tiểu học.
Tôi xin chân thành cám ơn ! 
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ 	 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN 
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 	 (Ký tên) 
(xác nhận) 
.....................................................................
..................................................................... 
(Ký tên, đóng dấu) Đỗ Mạnh Toàn

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.docx