Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng vẽ tranh cho học sinh lớp 4
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai.”
Thật vậy, các em học sinh là những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ trong sáng. Các em “như những bông hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng, như những con chim non nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ”. Lớn lên được đến trường học tập, giáo dục đào tạo để trở thành những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ có sáng tạo, có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh đáp ứng với yêu cầu phát triển đất nước và chuẩn bị cho tương lai.
Giáo dục bậc Tiểu học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên - xã hội, phát triển các năng lực nhận thức, trang bị các phương pháp và kĩ năng hoạt động thực tiễn bồi dưỡng và phát triển tình cảm thói quen, xây dựng đức tính tốt đẹp của con người. Cùng với các môn học khác thì môn Mĩ thuật có tầm quan trọng đặc biệt giúp học sinh hình thành những kiến thức, kĩ năng sơ đẳng của bộ môn, khơi dậy và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có của tuổi thơ. Mĩ thuật còn giúp các em mở rộng tầm hiểu biết nhận thức cái đẹp của thế giới xung quanh dẫn đến yêu thích và có nhu cầu thưởng thức cái đẹp. Mĩ thuật cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ, rèn cho các em có những phẩm chất tốt đẹp như: tính cẩn thận, kỉ luật, sáng tạo và óc thẩm mĩ. Đồng thời thông qua đó giúp các em có cơ sở để học tốt các môn học khác.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng vẽ tranh cho học sinh lớp 4

t động học. 4. Chú trọng học sinh hoạt động thực hành Thực hành là phương pháp quan trọng trong dạy Mĩ thuật nói chung và dạy Vẽ tranh nói riêng. Bởi vì nếu chỉ có lí thuyết mà không có thực hành thì không thể đạt được kết quả tốt trong bài học. Chúng ta đều biết rằng mục đích của tiết dạy Mĩ thuật không nhằm đào tạo các em trở thành hoạ sĩ. Trong khi thực hành học sinh sẽ bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận của mình về thế giới xung quanh. Sự bộc lộ sẽ được dễ dàng nếu như các em có kỹ năng thực hiện một cách thuần thục. NP Xa-uc-li-na nhà tâm lý học Nga cho rằng: “Hoạt động tạo hình chỉ có tính chất sáng tạo khi sự cảm thụ thẩm mĩ được phát triển và trẻ đã nắm được những kỹ xảo cần thiết để thực hiện bức vẽ”. Nhờ việc chú trọng trong hoạt động thực hành của học sinh mà kỹ năng thể hiện các bài vẽ của các em được nâng lên, từ đó chất lượng các bài vẽ được tăng lên rõ rệt. 5. Áp dụng linh hoạt một số hình thức tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú học vẽ tranh cho học sinh Phương pháp dạy học truyền thống là thầy giảng, trò nghe, cách dạy này hạn chế khả năng sáng tạo của học sinh các em tiếp thu kiến thức một cách máy móc, thụ động. Chỉ có phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm mới phát huy được tính tích cực hoạt động của học sinh, mới tạo điều kiện cho các em tìm kiếm tri thức và tìm cách giải quyết vấn đề. Giáo viên là người tổ chức hoạt động và hướng dẫn học sinh hoạt động. 5.1. Tổ chức các trò chơi học vẽ trong các giờ dạy Vẽ tranh - Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủ yếu là vui chơi đồng thời còn có tác dụng giáo dục học sinh về kiến thức, kỹ năng và giáo dục đạo đức cho học sinh. - Bác Hồ đã từng nói: “Giáo dục học sinh là một khoa học, cách dạy trẻ làm sao trong lúc học cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học”. Lời dạy đó của Bác đến nay vẫn còn nguyên giá trị định hướng cho giáo dục thế hệ trẻ đặc biệt là lứa tuổi học sinh Tiểu học. Kết hợp các biện pháp dạy học Vẽ tranh được thực hiện thông qua việc tổ chức trò chơi “Hoạ sĩ tí hon”, tôi thấy giờ học Vẽ tranh của học sinh lớp 4 sôi nổi hơn, học sinh rất hào hứng thực hành đặc biệt chất lượng bài vẽ của các em được nâng cao rõ rệt. 5.2. Thảo luận nhóm. Ngoài việc kết hợp sử dụng các hình thức trò chơi trong giờ dạy Vẽ tranh, tôi còn tổ chức cho các em thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức. Tôi cho các em thảo luận nhóm ở phần quan sát nhận xét và tìm chọn nội dung chủ đề. Trước khi cho học sinh thảo luận nhóm, tôi nêu rõ yêu cầu thảo luận nhóm mấy? Trong thời gian như thế nào? Thảo luận cái gì? Hình ảnh chính, hình ảnh phụ, màu sắc thế nào cho phù hợp? - Khi hết thời gian thảo luận các nhóm sẽ phát biểu ý kiến của nhóm mình, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Sau đó, giáo viên bổ sung nhận xét và nhấn mạnh nội dung kiến thức cho học sinh khắc sâu kiến thức hơn. 6. Một số hạn chế thường gặp trong vẽ tranh 6.1. Sử dụng thước kẻ trong bài 6.2. Hình vẽ quá nhỏ, vụn vặt 6.3. Nghèo màu, chưa có không gian, đậm nhạt không rõ ràng Khi đã nắm được những hạn chế cần khắc phục trong Vẽ tranh của học sinh tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu làm thế nào để học sinh mạnh dạn vẽ bài? Học sinh biết lựa chọn, chắt lọc và biết sắp xếp hình ảnh, biết sử dụng màu để vẽ nổi bật, sinh động, mang vào tranh vẽ những rung cảm thẩm mĩ. 7. Các biện pháp khắc phục hạn chế trong vẽ tranh. 7.1. Giúp học sinh khắc phục thói quen dùng thước kẻ khi Vẽ tranh Đa số học sinh vẽ nét thẳng bằng thước khi vẽ nhà, vẽ hàng rào... Cách vẽ của các em thường gò bó, thận trọng, thiếu phóng khoáng làm cho hình vẽ khô cứng thiếu vắng dần vẻ ngây thơ hồn nhiên của lứa tuổi. Mặc dù tôi thường xuyên nhắc nhở nhưng các em nhóm 2 - 3 vẫn có thói quen dùng thước kẻ. * Cách khắc phục: + Thường xuyên nhắc nhở, động viên học sinh không dùng thước vẽ bằng tay mới đẹp, mềm mại và đảm bảo tốc độ vẽ bài. + Giáo viên nhẹ nhàng phân tích nét vẽ và nét kẻ, cho học sinh so sánh bài mình và bài đẹp của bạn cùng lớp. + Tổ chức thi vẽ nhanh có tên gọi "Ai nhanh ai khéo" nội dung trò chơi là trong một thời gian ngắn (1 phút 30 giây) người chơi (chủ yếu là các em hay dùng thước kẻ) phải vẽ nhanh một số hình theo yêu cầu (tùy thuộc vào từng bài) 7.2. Giúp những học sinh vẽ hình to, rõ ràng, xây dựng bố cục chắc chắn có trọng tâm Do chất liệu bút chì dễ tẩy nên những học sinh quá lạm dụng tẩy, vẽ hình rồi lại tẩy đi làm cho bài vẽ bị rách, bẩn, hình vẽ thiếu tự nhiên. Kết quả được một bức tranh có bố cục trống vắng rất khó thể hiện. Để khắc phục nhược điểm này, tôi yêu cầu những học sinh dùng trực tiếp bút có nét vẽ to như bút dạ màu, sáp màu để vẽ vào giấy A4. Sau một thời gian dùng bút màu nét to vẽ trực tiếp hình, tôi nhận thấy những học sinh nhóm này có hình vẽ tự nhiên hơn, nét vẽ khoáng đạt hơn và đặc biệt là hình vẽ to, rõ ràng, bố cục chắc chắn, có trọng tâm hơn. 7.3. Giúp học sinh khắc phục nhược điểm về màu khi Vẽ tranh * Màu sắc rất quan trọng trong một bức tranh, nó có sức lôi cuốn người xem và đóng góp không nhỏ vào việc hình thành nội dung tư tưởng chủ đề. Nếu biết vẽ màu thì bài vẽ sẽ trở lên sinh động, nếu không thì bài vẽ sẽ trở lên lu mờ, hình ảnh không rõ ràng. Tùy lứa tuổi và cá tính mỗi học sinh mà có sự lựa chọn màu khác nhau. Học sinh Tiểu học thường dùng màu tươi rực rỡ. Song không phải em nào cũng biết dùng màu. Có nhiều em nhất là nhóm 4 chưa biết dùng màu: màu nghèo nàn, thiếu độ đậm nhạt. * Cách khắc phục: + Làm bảng pha màu, cắt dán những cặp màu bổ túc, màu tương phản, màu nóng lạnh lên tờ giấy to dán cạnh bảng trước lớp để giúp học sinh luôn nhìn ghi nhớ, cân nhắc chọn 2 màu đặt cạnh nhau. Màu bổ túc, màu tương phản Đỏ đậm Đỏ Đỏ cam Da cam Vàng cam Vàng Bảng màu nóng Tím Chàm Xanh lam Xanh đậm Xanh lục Xanh lá mạ Bảng màu lạnh + Tổ chức thi vẽ tiếp sức: Phôtô tranh vẽ nét gắn lên bảng cho học sinh thi theo nhóm, mỗi cá nhân lần lượt lên chọn màu và vẽ vào một hình trong tranh cho đến hết thời gian quy định. Trò chơi kết thúc, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá màu của nhóm mình, nhóm bạn. Qua đó, giáo viên củng cố cách vẽ màu. 8. Một số biện pháp hỗ trợ khác 8.1. Xây dựng nhóm vẽ Tục ngữ có câu "Gần mực thì đen, gần đèn thì dạng" hay "Học thầy không tày học bạn". Qua những bài vẽ của các em, tôi thấy học sinh bắt chước rất nhanh. Vì vậy, do đặc điểm tâm lí này mà tôi đã xây dựng các nhóm vẽ, ghép những học sinh có những mặt mạnh nổi bật ở mảng này kết hợp những học sinh nhóm khác có mặt nổi trội khác. Ví dụ: Khi vẽ theo nhóm, tôi chọn học sinh ở các nhóm 1 - 2 - 3 - 4 thành một nhóm. Để các em hỗ trợ nhau cùng tạo lên được bức tranh đẹp, cùng nhau tiến bộ. 8.2. Nhận xét đánh giá thường xuyên - Sau mỗi bài vẽ, giáo viên cần cho hoc sinh tự giới thiệu về sản phẩm của mình, học sinh nhận xét chéo bài của nhau. Đồng thời, giáo viên kịp thời nhận xét, đánh giá thường xuyên để phát hiện và củng cố lại những mặt hạn chế của học sinh có như vậy học sinh mới mau tiến bộ và dần hiểu rồi hình thành thói quen khi vẽ. - Khi nhận xét nên chọn các bài hoàn thành tốt và chưa hoàn thành ở một số mặt để học sinh so sánh tìm những ưu, khuyết điểm để có cách chính sửa và cách vẽ cho bài sau. - Cuối mỗi tiết học, giáo viên tổ chức cho học sinh bình chọn ra bạn nào có tiến bộ để các con thấy được sự khích lệ từ đó luôn có động lực cố gắng vươn lên. 8.3. Tổ chức thi vẽ tranh Để kích thích học sinh hăng say vẽ, yêu thích vẽ tranh, vào những dịp kỉ niệm lớn, tôi thường tổ chức cho học sinh thi vẽ tranh theo đề tài. Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn học sinh tham gia các giải tranh do Phòng giáo dục, Sở giáo dục, hay của các công ti như Honda, Toyota tổ chức, các em học sinh rất hào hứng vẽ tranh. 8.4. Tổ chức triển lãm và thi bình luận tranh Vào các ngày kỉ niệm lớn như 20/11 hay 26/3... tôi cho học sinh tự chọn những tranh vẽ đẹp của mình trong các bài học hay tranh trong đợt thi tháng nộp để triển lãm (phạm vi trong khối) giáo viên chọn lọc những tranh điển hình trưng bày và tổ chức cho học sinh thi bình chọn tranh bằng lời văn. Với hình thức này học sinh rất hào hứng các em đã viết những lời bình chọn rất mộc mạc, chân thực, đầy cảm xúc. Qua đó giúp các em có cách nhìn, cách cảm nhận về cái đẹp. IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM * Với một số kinh nghiệm trong các biện pháp nêu trên, sau một thời gian áp dụng tôi đã thu được những kết quả đáng kể sau: Nội dung nhận xét Kết quả đầu năm Kết quả cuối HKI SL % SL % - Hình ảnh vụn vặt chưa làm nổi bật trọng tâm 127 26 42 8,5 - Bố cục chưa cân đối 113 23 31 6,3 - Màu chưa phù hợp làm rõ nội dung đề tài 127 26 52 10,6 - Bố cục cân đối, hình vẽ sinh động, màu sắc có đậm nhạt 29 6 125 25,5 - Bố cục, hình vẽ, màu sắc tương đối tốt 94 19 240 48,9 Đến bây giờ, tôi thấy học sinh rất hào hứng trong Vẽ tranh, nhiều em đã rất tự tin khi đặt bút vẽ và đã có những sản phẩm thật đẹp trong các tiết học. Thật vui mừng, trong cuộc thi vẽ tranh với chủ đề: “Chắp cánh ước mơ – Chúng em cùng Việt Nam Airline cất cánh”, trường chọn 10 tranh đẹp gửi dự thi và bức tranh “Chúng em chơi ô ăn quan” của em Nguyễn Bảo An đã được giải Đặc biệt cấp Thành phố. Trong giải tranh: “Chiếc ô tô mơ ước” do hãng Toyota tài trợ, trường đã tham gia liên tục và em Nguyễn Lê Minh Anh với bức tranh “Say no to War” đã được giải Khuyến khích. Năm nay, 100% học sinh nhà trường đã hào hứng tham gia, bài vẽ chất lượng. C. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN 1. Kết luận Dạy Mĩ thuật không chỉ dạy học sinh biết vẽ mà vươn đến mục đích cao cả hơn là giáo dục cho học sinh thị hiếu lành mạnh. Qua những bài vẽ tranh nói riêng, tôi đã góp phần giáo dục học sinh biết yêu quê hương đất nước, biết quý trọng ông, bà, cha, mẹ... Hơn nữa, các em biết vận dụng những kiến thức cần thiết trong quá trình học tập, sinh hoạt như khả năng suy nghĩ tư duy trừu tượng, năng lực sáng tạo, cải tạo khung cảnh thiên nhiên và môi trường sống ngày càng tốt hơn. Cùng với các môn học khác, tôi đã góp phần nhỏ bé của mình vào mục tiêu giáo dục ngày nay đó là “phát triển con người toàn diện”. Để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy môn Mĩ thuật nói chung và hoạt động vẽ trang nói riêng thì dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là việc làm cần thiết, vì chỉ có phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh mới có thể phát huy được tính sáng tạo, hình thành cho học sinh thòi quen tự học, tự bổ sung kiến thức. Để đạt được điều đó, giáo viên phải có sự chuẩn bị về: kiến thức chuyên môn, phương pháp dạy học, đồ dùng dạy học... - Giáo viên phải nghiên cứu kĩ mục tiêu bài dạy và tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Giáo viên cần chú trọng rèn cho học sinh kĩ năng quan sát giúp học sinh hiểu rõ nội dung bài học và dành nhiều thời gian thực hành cho học sinh. - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường về yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện chương trình thay sách Mĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Sự cố gắng tìm tòi và áp dụng phương pháp dạy học vẽ tranh lớp 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đạt kết quả tốt. Sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp của giáo viên là rất quan trọng. Nhưng để tiết dạy thành công lại phải phụ thuộc vào sự tích cực học tập của học sinh. 2. Bài học kinh nghiệm Từ kinh nghiệm bản thân, tôi thấy để giúp học sinh khắc phục những tồn tại trong quá trình vẽ tranh thì trước hết giáo viên cần: - Giáo viên luôn phải trau dồi kiến thức để luôn có một kiến thức vững vàng. - Làm tốt việc chuẩn bị bài của giáo viên và học sinh. - Giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ yêu cầu của từng bài, có kế hoạch chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo và sử dụng có hiệu quả đồ dung dạy học. - Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, đúng đối tượng học sinh để học sinh hiểu nhanh, nhớ lâu. Không biến giờ học thành giờ học cứng nhắc, bài bản và yêu cầu quá cao ở học sinh. - Nhẹ nhàng, tạo không khí thoải mái, không áp đặt, khen ngợi, động viên kịp thời. - Rèn thói quen, kĩ năng cho học sinh tự giới thiệu bài của mình, nhận xét, đánh giá bài của bạn, biết so sánh để thấy được những điểm cần khắc phục. - Tạo nhiều hình thức hoạt động trong giờ học như: thảo luận nhóm, vẽ theo nhóm, thi vẽ nhanh vẽ đẹp, thi nhận xét tranh, bình bầu tranh để tạo niềm vui, hứng thú trong bài học từ đó tạo động lực phấn đấu cho học sinh. - Luôn gần gũi quan tâm đến học sinh, nắm bắt được những mặt mạnh và hạn chế trong bài vẽ của học sinh để kịp thời bồi dưỡng và khắc phục. 3. Ý nghĩa Dạy học áp dụng các hình thức dạy học linh hoạt để khắc phục những tồn tại học sinh thường mắc phải, giúp phát huy tính tích cực của học sinh. Có ý nghĩa quan trọng nâng cao chất lượng dạy- học vì: - Tất cả học sinh được học bài và làm bài tại lớp. - Học sinh được xây dựng bài cùng bạn, được bày tỏ ý kiến của mình về nội dung bài. Nhờ vậy, học sinh nắm vững và hiểu sâu hơn về kiến thức, kỹ năng đế có điều kiện về nhà vận dụng thực hành theo kiến thức đã học. Ngoài ra, học sinh còn được hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn trong nhóm cũng như trong lớp. II. KHUYẾN NGHỊ Để chất lượng dạy môn Mĩ thuật ngày một nâng cao cần: - Tăng cường trang bị thêm tranh ảnh và mẫu vật thật. - Tư liệu giảng dạy, sách tham khảo cho giáo viên và học sinh. Trên đây là "Một số biện pháp nâng cao chất lượng vẽ tranh cho học sinh lớp 4” mà tôi áp dụng và thu được nhiều kết quả tốt, rất mong các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp góp ý cho tôi để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2021 Người viết Nguyễn Viết Đăng TÀI LIỆU THAM KHẢO - Mĩ thuật và phương pháp dạy Mĩ thuật ở tiểu học - Tác giả Nguyễn Đăng Binh - Mĩ thuật 4 – Nhà xuất bản giáo dục - Sách Mĩ thuật – Giáo viên 4– Bộ giáo dục và đào tạo. - Sách học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực (sách giáo viên) - Sách học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực (sách học sinh) - Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật - Phó Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Toản - Vẽ theo đề tài ảnh tranh ở cấp một - Tác giả Nguyễn Quốc Toản - Thông tư 30/ 2014/TT – Bộ Giáo dục Đào tạo ngày 28/8/ 2014 - Thông tư 22/ 2016/TT – Bộ Giáo dục Đào tạo ngày /11/ 2016 SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH Tác phẩm: Vườn hoa em trồng (Tranh kính) Tác phẩm: Bông hoa nhỏ (Tranh sơn dầu) Tác phẩm: Tranh tường các chủ đề Tác phẩm: Nặn tò he Tác phẩm: Cuộc thám hiểm thú vị (màu nước kết hợp màu sáp) Tác phẩm: Cua khổng lồ (màu nước) Cô giáo em (sáp màu) THÀNH TÍCH HỌC SINH ĐẠT ĐƯỢC Tác phẩm: Say no to War (Nguyễn Lê Minh Anh - Lớp 5a6) Tranh được giải thưởng cao cuộc thi vẽ tranh quốc tế TOYOTA Tác phẩm: Máy trồng rau đa năng (Khánh Huyền - Lớp 5a5) Tranh được giải thưởng cao cuộc thi vẽ tranh “Sải cánh vươn cao” Tác phẩm: Chú bộ đội nơi đảo xa Tác phẩm: Giấc mơ trưa Tăng Thanh Hà (Lớp 4a5) Linh Ngọc (Lớp 4a3) Hai em học sinh nhận giải cuộc thi vẽ tranh “Sải cánh vươn cao" Nguyễn Bảo An (Lớp 4a2) Giải Đặc biệt cuộc thi “Chiếc máy bay mơ ước” Nguyễn Gia Huy (Lớp 5a4) Giải C cuộc thi “Chiếc máy bay mơ ước”
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_v.doc
mau-bia-skkn.doc