Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - Học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1

Mĩ thuật là phân môn có vị trí quan trọng trong giáo dục thẩm mĩ, dạy học Mĩ thuật ở tiểu học giúp cho học sinh được tiếp xúc làm quen với những giá trị thẩm mĩ. Từ đó phần nào giúp cho học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong các phân môn khác cũng như trong cuộc sống hàng ngày thông qua giao tiếp và ứng xử của mình.

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo, để giúp cho trẻ hình thành nhân cách và phát triển toàn diện, từ đó hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tạo hình trong các tác phẩm mĩ thuật. Chính từ những điều trên cho thấy giáo dục thẩm mĩ là một yếu tố vô cùng cần thiết.Thông qua môn học Mĩ thuật các em được trang bị thêm cho mình những kiến thức, kĩ năng cơ bản về hội họa cũng như ứng dụng vào các môn học khác. Từ đó, phát huy khả năng sáng tạo và tính thẩm mĩ trong các em.

docx 28 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - Học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - Học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - Học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1
hủ đề này thế nào? Cô giới thiệu các hình thức sau chúng mình sẽ chọn và thể hiện cho các bạn cùng xem:
+ Triển lãm
+ Trình bày bằng hình ảnh
+ Giới thiệu sản phẩm bằng ngôn ngữ nói
+ Đóng kịch
Từ chuẩn bị trước như thế tôi yêu cầu tất cả học sinh cùng tham gia thảo luận với nhóm mình, học sinh phân công trong nhóm để chuẩn bị cho phù hợp với yêu cầu của chủ đề ( có thể là nhóm đôi, nhóm 3, 4, 5 tùy theo chủ đề) và tùy theo cách thể hiện của các bạn mà cùng
nội dung hình ảnh nhưng cách thể hiện của mỗi nhóm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, yêu cầu chung của chủ đề phải đảm bảo được.
Như vậy, bằng cách tạo cơ hội cho mọi học sinh được rèn luyện, được thể hiện mình trước các bạn, tôi nhận thấy học sinh rất có hứng thú trong giờ Giới thiệu sản phẩm, có ý thức chuẩn bị bài, luôn cố gắng cao, phấn đấu để thể hiện mình là người nổi bật nhất, kết hợp ăn ý nhất với các bạn trong nhóm. Đồng thời, với cách học này đã tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia thuyết trình trên lớp hay trước đám đông.
Tổ chức trò chơi học tập
Những trò chơi có nội dung mang tính giáo dục giúp học sinh luyện tập các kiến thức và kĩ năng đã học một cách thoải mái và vui vẻ, đặc biệt là với những em cần nhiều sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn sẽ giúp các em hòa đồng cùng.
Vai trò của trò chơi học tập
Trong chương trình dạy học nói chung và trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật lớp 1 nói riêng, việc tổ chức các trò chơi học tập vào phần nào cũng sẽ mang lại hiệu quả cho giờ học bởi vì:
Trò chơi học
tập làm thay đổi hình thức học tập.
Làm không
khí trong lớp trở nên thoải mái và dễ chịu.
Làm quá
trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn.
Học sinh sẽ
thấy vui, nhanh nhẹn và cởi mở hơn.
Học sinh
được củng cố, hệ thống hóa kiến thức.
Các yêu cầu của tổ chức trò chơi học tập
Trò chơi học tập chỉ có hiệu quả khi nó mang lại những yêu cầu sau:
Các trò chơi
phải gây hứng thú, hấp dẫn với học sinh.
Các trò chơi
phải thu hút được đa số (hoặc tất cả) học sinh tham gia.
Các trò chơi
cần phù hợp với lưa tuổi, vừa sức, đảm bảo thời gian và kết quả để không ảnh hưởng đến tiết học khác.
Trò chơi phải
gắn bó với mục đích yêu cầu của bài, không đơn thuần chỉ là giải trí.
Cách xây dựng một trò chơi
Khi tổ chức một hoạt động trò chơi từ hoạt động học tập tôi chú ý một số điểm sau:
Phải có tinh
thần thi đua giữa các nhóm và cá nhân với nhau.
Có quy định
về thưởng, phạt.
Có cách chơi
rõ ràng (bao gồm cả về thời gian chơi).
Có cách xếp
loại hợp lí.
Cách tổ chức một trò chơi
Để tổ chức một trò chơi học tập tôi tiến hành các bước sau:
Giới thiệu tên
trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi, phổ biến luật chơi cụ thể.
Cử Ban giám
khảo.
Cho học sinh
chơi thử (nếu cần).
Chơi thật.
Nhận xét.
Công bố kết
quả của trò chơi (có thể “thưởng” người thắng cuộc, “phạt” người thua cuộc).
Kết	thúc:
Giáo viên hỏi xem học sinh đã học được gì qua trò chơi đó hoặc giáo viên tổng kết lại những gì cần học được qua trò chơi.
Những trò chơi học tập có thể kết hợp trong các tiết Giới thiệu sản phẩm theo chủ đề phân môn Mĩ thuật lớp 1.
Trong các giờ học giới thiệu sản phẩm, nếu hình thức tổ chức hoạt động ở các tiết học giống nhau, không thay đổi không khí học tập thì các em sẽ thấy đơn điệu, mau chán và không thu hút được học sinh. Nhận thức được điều này, tôi đã tiến hành kết hợp cho học sinh chơi một số trò chơi trong giờ thuyết trình sản phẩm. Sau đây tôi xin được trình bày một số trò chơi học tập bản thân đã ứng dụng trong giờ dạy mang lại hiệu quả tích cực cho học sinh:
Trò chơi: Đoán xem con gì (Cái gì?)
Mục đích:
Giúp học sinh
nhận biết những con vật thông qua những đặc trưng riêng.
Rèn luyện
khả năng diễn đạt (mô tả bằng lời).
Chuẩn bị:
Một số hình
các con vật: con chó, con mèo, con gà
Hình một số
đồ vật: Giường, tủ, bàn, ghế
Số học sinh chơi:
Cả lớp.
Luật chơi:
Mỗi con vật
(đồ vật) chỉ được đặt tối đa 5 câu hỏi để đoán tên con vật (đồ vật) cho cả lớp.
Cách chơi:
Cách 1: Giáo
viên cho học sinh xem các bức tranh con vật (đồ vật) một lượt. Chọn học sinh đứng lên bảng và bịt mắt, sau đó giáo viên đưa cho một bạn trong lớp mà cả lớp vừa được xem.
Cách 2: Giáo
viên cho 1-2 học sinh nêu từng đặc điểm con vật (đồ vật) .
Ví dụ: Treo hình con gà trống vào lưng bạn A. Các bạn ở dưới mô tả:
+ Bạn thứ nhất: Con vật có 2 chân.
+ Bạn thứ 2: Thường gáy vào buổi sáng.
Bạn A đoán đó là con gà trống, sau đó đến các bạn khác. Tương tự như vậy với các đồ vật, hoa quả khác hoặc giáo viên mô tả để cả lớp phán đoán.
Tương tự với cách chơi này có thể cho học sinh củng cố về hình dạng, đặc điểm, màu sắc
Ví dụ: Quả táo hình tròn, quả chuối màu xanh lá (vàng khi chín).
Trò chơi: “Gọi thuyền”
	Mục đích: Rèn luyện kĩ năng nghe và ghép âm đầu tên của mình với một vần nào đó để tao thành từ có nghĩa. Rèn luyện khả năng phản ứng nhanh theo tín hiệu.
Chuẩn bị:
Mỗi bạn có
một bức tranh.
Một số thẻ
vần cần tìm (mỗi học sinh cầm tranh theo chủ đề trước ngực)
Số người chơi:
Cả lớp.
Luật chơi:
Gọi đến tên (hoặc tranh mà các bạn dán trước ngực) bạn nào thì bạn đó phải tìm được từ (tiếng có âm dầu trùng chủ đề tranh bạn cầm).
Cách chơi:
Mỗi bạn dán
một tranh trước ngực.
Bạn A làm trưởng trò hô trước: “Gọi thuyền, gọi thuyền” Cả lớp hỏi lại: “Thuyền ai? Thuyền ai?”
Bạn Lan: Thuyền Hải, thuyền Hải. Cả lớp: Thuyền Hải chở gì?
Bạn Hải: Thuyền Hải chở hoa.
-Trò chơi tiếp tục cho đến hết lượt các bạn trong lớp.
-Tương tự như vậy có thể thay tên học sinh bằng các vần khác .
Dạy tiết Giới thiệu sản phẩm kết hợp với các tiết học trước
Giới thiệu tác phẩm kết hợp với tiết “Vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện”:
Trong chương trình dạy Mĩ thuật theo phương pháp mới, giờ học Giới thiệu tác phẩm chủ yếu là thuyết trình và sắm vai nhân vật. Chính vì vậy, muốn dạy tiết Giới thiệu sản phẩm đạt hiệu quả, cần kết hợp tốt với tiết học “Vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện”. Thông qua tiết học này, học sinh sẽ phát triển được khả năng:
Biến những quan sát về con người thành tranh vẽ.
Nhận biết và bước đầu phân biệt về một số chất liệu vẽ khác nhau: Bút chì, bút dạ, sáp màu,
Hợp tác và hoạt động theo nhóm đôi, nhóm 3,
Biết tạo ra những câu chuyện ấn tượng phù hợp với chủ đề bài học.
Vẽ và trải nghiệm cùng hiệu ứng màu sắc.
Hiểu và biểu đạt được ý nghĩa câu chuyện của chính các em và của các bạn khác.
Tiết học Giới thiệu sản phẩm cũng đòi hỏi cách thể hiện những hình thức như thế. Để giúp các em dễ nắm bắt về cách thể hiện ngôn ngữ, ở phần dạy cách giới thiệu, tôi chú ý phân tích kĩ các câu hỏi qua từng bước thể hiện theo chủ đề trong bài. Đồng thời, tôi cho các em luyện quan sát qua các câu hỏi đối với nội dung từng bài học. Từ việc quan sát chủ đề, tìm hiểu cách thể hiện và cảm nhận được đặc điểm hình vẽ trong bài, học sinh có thể dễ dàng truyền tải lại được sản phẩm của mình hay sắm vai trong tác phẩm mình thể hiện. Tạo cho học sinh tự tin khi diễn đạt sản phẩm của mình.
Dạy Giới thiệu sản phẩm kết hợp với tiết “Vẽ biểu cảm”:
Qua hoạt động này, học sinh sẽ phát triển khả năng:
Làm việc tập trung.
Biết thêm một cách thức khác của vẽ quan sát.
Nhận biết cách sử dụng màu tự nhiên và ấn tượng.
Biết so sánh các sản phẩm của mình/của bạn.
Nắm được điều đó, trong tiết Giới thiệu sản phẩm, tôi hướng dẫn học sinh vận dụng bài học làm việc tập trung, cách diễn đạt tự nhiên để hoàn thành ứng dụng vào sản phẩm của mình. Kết hợp 2 tiết học cùng với phương pháp học gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh giới thiệu được sản phẩm phù hợp với năng lực từng
đối tượng học sinh. Phát huy vai trò của phụ huynh học sinh trong việc đánh giá sản phẩm, chú ý làm rõ hình thức sắm vai cho học sinh.
Kết hợp động viên, khen thưởng kịp thời, kết hợp giáo viên chủ nhiệm nắm bắt đặc điểm tâm sinh lí từng đối tương học sinh. Vận dụng biện pháp, hình thức dạy học phù hợp trên sẽ có tác dụng mạnh mẽ trong việc giáo dục thẩm mĩ, học sinh biết yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội và cái đẹp trong tạo hình mĩ thuật.
Kết quả thực hiện:
Với việc áp dụng các biện pháp nói trên trong quá trình giảng dạy phân môn	Mĩ thuật giờ GiớI thiệu sản phẩm, tôi nhận thấy:
Không khí lớp trong giờ học Giới thiệu sản phẩm rất vui, sôi nổi.
Học sinh rất thích giờ học Giới thiệu sản phẩm, hào hứng, mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động.
Nhiều học sinh biết thể hiện theo đúng yêu cầu của bài và đã có sáng tạo trong khi thuyết trình câu chuyện theo chủ đề.
Học sinh có thói quen sử dụng đồ dùng học tập, có ý thức chuẩn bị cho bài học sau.
Kĩ năng vẽ hình của học sinh đã tốt hơn, các em mạnh dạn, tự tin thể trong hoạt động thực hành. Đặc biệt, một số học sinh lớp tôi phụ trách có khả năng vẽ tham gia các cuộc thi rất tốt và tích cực tham gia phong trào thi phối kết hợp theo chủ đề do nhà trường phát động, các hoạt động tập thể của các chương trình sinh hoạt tập thể khác,...
Việc rèn kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ nói cho học sinh ở phân môn Mĩ thuật trong giờ học Giới thiệu sản phẩm cũng đã góp phần giúp cho kết quả bài vẽ theo chủ đề của các em được nâng lên. Các em đã biết diễn đạt truyền cảm, rõ ràng, có trọng tâm, liên kết các hình ảnh chính phụ phù hợp rất, hình vẽ sinh động thành câu chuyện mang đầy đủ màu sắc ngôn ngữ hội họa. Nhờ thế mà kết quả học phân môn Mĩ thuật cũng như giờ Giới thiệu sản phẩm của học sinh lớp tôi giảng dạy ngày càng được nâng cao, học sinh say mê với tiết học.
Qua kết quả trên tôi thấy học sinh đã bước đầu có ý thức về các phương pháp Giới thiệu sản phẩm theo nhiều cách khác nhau: thuyết trình, kể chuyện, sắm vai ...
* Kết quả khảo sát học sinh sau mỗi giai đoạn đạt tỉ lệ như sau:
Thời gian
Chưa biết giới thiệu sp
Biết giới thiệu sp nhưng chưa tự
tin, chưa linh hoạt
Giới thiệu được sp, rõ ý và có sáng tạo
SL
%
SL
%
SL
%
Đầu học kì I
95
63,3
30
20
25
16,7
Giữa học kì I
72
48
45
30
33
22
Đầu học kì II
50
33,3
58
38,6
42
28,1
Giữa học kì II
25
16,6
65
43,3
60
40,1

So sánh các con số trên với nhau tôi thấy chất lượng học sinh tiến bộ rõ rệt. Nhiều bạn từ chỗ không muốn lên giới thiệu, còn nhiều bạn không chịu lên thì đến bây giờ không những đã tự tin và sẵn sàng lên giới thiệu sản phẩm của mình/của bạn mà còn yêu thích giờ học này như em Trường Giang, Thái Sơn, Nam Khánh, Minh Châu,
Bản thân tôi cũng thấy mình tự tin, vững vàng hơn khi dạy phân môn Mĩ thuật giờ Giới thiệu sản phẩm. Nhờ vậy, trong năm học 2016 - 2017, tôi đã thực hiện chuyên đề tiết Giới thiệu sản phẩm đạt hiệu quả cao thể hiện ở từng học sinh theo từng giai đoạn qua bảng số liệu tôi đã tổng hợp ở trên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học tiết giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật lớp 1, tôi nhận thấy Mỹ thuật là một môn học nhằm cung cấp kiến thức, kĩ năng tạo hình qua ngôn ngữ nói nhưng lại thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Vì vậy khi vận dụng các phương pháp tổ chức dạy học phải hết sức linh hoạt, phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau. Giáo viên không đòi hỏi bắt buộc tất cả học sinh phải làm bài như nhau và tuân thủ một cách máy móc, rập khuôn theo cái chung, theo định hướng của một khuôn mẫu nhất định.
Học sinh tuy giới thiệu cùng một chủ đề nhưng nội dung thể hiện sẽ khác nhau về hình thức, về cách diễn đạt, về câu chuyện thể hiện. Vì thế, có thể nói kết quả học tập của học sinh phụ thuộc vào sự “giàu có”
kiến thức, vào “nghệ thuật truyền đạt” của giáo viên. Nhưng có lẽ quan trọng hơn cả vẫn là khả năng cảm nhận của học sinh. Bởi lẽ, học sinh có thích thú thì mới chịu suy nghĩ, tìm tòi và thể hiện bằng cảm xúc của mình. Vẽ có cảm xúc bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao. Vì thế, dạy-học môn Mỹ thuật không đơn giản là dạy và học kĩ thuật như ban đầu tôi đã nói mà ở đây là dạy kết hợp với học cảm thụ thế giới xung quanh. Bắt buộc, gò ép học sinh trong học Mỹ thuật sẽ dẫn đến khuôn mẫu, đồng điệu.
Vận dụng khéo léo các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp trực quan, phương pháp luyện tập(làm việc cá nhân), phương pháp quan sát, nêu vấn đề,tôi thấy các giờ dạy Giới thiệu sản phẩm đã tạo cho học sinh hứng thú học tập, khả năng thuyết trình của học sinh nâng lên rõ rệt, đồng thời giúp tôi nâng cao chuyên môn của mình trong việc truyền đạt khả năng cảm thụ cái đẹp, thị hiếu thẩm mĩ trong học sinh qua việc miêu tả đồ vật bằng ngôn ngữ nói, cách diễn đạt, cách thể hiện nhân vật theo tác phẩm, mang đến không gian và màu sắc riêng trong giờ học Giới thiệu sản phẩm.
Để mang lại hiệu quả đó, theo tôi, người giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, phương pháp dạy phân môn Mĩ thuật theo phương pháp mới và nhất là tiết Giới thiệu sản phẩm, đầu tư thời gian một cách hợp lí để chuẩn bị phương tiện dạy học, lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với tiết dạy, quan tâm tới từng đối tượng học sinh. Đồng thời giáo viên phải thực sự năng động, sáng tạo để mang lại cho tất cả học sinh niềm say mê, hứng thú khi học giờ Giới thiệu sản phẩm theo chủ đề. Bên cạnh đấy chú ý dặn dò học sinh chuẩn bị kĩ, đầy đủ đồ dùng học tập cần thiết cho một tiết học là điều cần thiết để mang lại thành công cho tiết học. Trong quá trình áp dụng vào bài giảng, tôi nhận thấy phần khởi động và phần sắm vai theo nhân vật tạo hình của tiết học là phần học sinh rất yêu thích, đây cũng là phần tôi áp dụng thành công nhất.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc nâng cao chất lượng dạy - học giờ Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật lớp 1 mà tôi đã nghiên cứu, áp dụng trong quá trình giảng dạy. Đề tài của tôi còn chưa thật hoàn chỉnh, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp để kinh nghiệm dạy học của tôi thêm phong phú, hoàn thiện góp phần đưa sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển.
Khuyến nghị:
Qua những gì đã trình bày ở trên tôi xin có một số đề xuất sau:
Mỹ thuật là
môn học có những đặc thù khác biệt so với các môn học khác nên rất cần có phòng học dành riêng cho giờ học, nhất là học theo phương pháp mới các tiết học có sự liên kết với nhau theo một chủ đề.
Tạo điều kiện
hỗ trợ kết hợp cùng các phân môn khác để giờ học sinh động, đa dạng hơn.
Bố	trí	cho
giáo viên được đi thăm quan, dự thêm nhiều lớp tập huấn tạo cơ hội cho giáo viên học hỏi, trau dồi, đúc kết được những kinh nghiệm hay, bổ ích cho bản thân nhằm áp dụng vào việc dạy và tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập được dễ dàng hơn.
Tổ chức các
trò chơi, hoạt động ngoại khóa kết hợp giữa gia đình và nhà phù hợp lứa tuổi các em. Học sinh học kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp sau giờ học để có thêm nhiều kĩ năng giao tiếp và khả năng nói trước đám đông.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Hội, ngày 05 tháng 04 năm 2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa, sách giáo viên Mỹ thuật lớp 5 - Nhà xuất bản giáo dục
Tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học Mỹ thuật- Nhà xuất bản giáo dục
Tự học vẽ – Phạm Viết Song - Nhà xuất bản giáo dục
Tài liệu dạy học môn mĩ thuật. –Nhiều tác giả

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học trong tiết Giới thiệu sản phẩm.pdf