Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đắc Sơn I - Thành phố Phổ Yên

4.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng tủ đồ dùng chung môn Mĩ thuật

Học sinh tiểu học thường ham chơi, các em hay quên dụng cụ nên đến lớp thường thiếu hoặc không có dụng cụ; tuy đầu năm được bố mẹ mua đầy đủ đồ dùng nhưng chỉ sau một thời gian ngắn các em đã làm mất và không được mua sắm bổ sung. Đặc biệt, dạy học môn Mĩ thuật theo chương trình mới, học sinh cần chuẩn bị nhiều loại đồ dùng học tập như màu, đất nặn, bìa, giấy thủ công, kéo, keo … nên các em thường thiếu dụng cụ trong quá trình học tập, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giờ học mĩ thuật.

Từ đầu năm học, tôi đã đề xuất với Ban giám hiệu Nhà trường và Giáo viên chủ nhiệm lớp thông báo cho toàn thể phụ huynh trong cuộc họp đầu năm về yêu cầu của môn Mĩ thuật theo chương trình mới. Ngoài những đồ dùng mà phụ huynh mua như màu, đất nặn, bút chì thì tôi xin ý Ban giám hiệu Nhà trường về việc xây dựng tủ đồ dùng chung cho môn Mĩ thuật. Mua thêm một số dụng cụ như giấy cuộn, giấy trắng khổ lớn, hộp đựng dụng cụ của nhóm, mua bổ sung đất nặn, giấy thủ công, băng dính hai mặt, tẩy, bút chì, nam châm, giấy vẽ A3, A4… để dùng chung cho tất cả các lớp trong cả năm học. Việc này đã giúp các em đỡ vất vả, tiết kiệm cho các em hơn.

doc 12 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đắc Sơn I - Thành phố Phổ Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đắc Sơn I - Thành phố Phổ Yên

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đắc Sơn I - Thành phố Phổ Yên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng chấm Sáng kiến kinh nghiệm Thành phố Phổ Yên 
Tôi:
Số TT
Họ và tên 
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác 
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 
1
Nguyễn Minh Thùy
19/02/1992
Trường Tiểu học Đắc Sơn I
Giáo viên Mĩ thuật - TPT
ĐH Sư phạm Mĩ thuật
100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đắc Sơn I – Thành phố Phổ Yên” 
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Minh Thùy
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 2 trường tiểu học Đắc Sơn I – Thành phố Phổ Yên.
3. Sáng kiến được bắt đầu áp dụng từ ngày: 06/9/2022
4. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
4.1. Hiện trạng trước khi áp dụng sáng kiến.
Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (Chương trình GDPT 2018); tổ chức việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa (SGK) theo Chương trình GDPT 2018; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học để triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 theo lộ trình quy định tại Nghị quyết 51; triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 bắt đầu từ năm học 2020-2021.
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo sở, phòng và nhà trường trongviệc thực hiện Chương trình GDPT 2018, giáo viên mĩ thuật chúng tôi đã được tham gia các buổi tập huấn lựa chọn sách giáo khoa, tập huấn nội dung chương trình GDPT 2018 môn Mĩ thuật, được dự giờ giáo viên cốt cán dạy mẫu các tiết học trong chương trình sách Mĩ thuật mới.
Năm học 2022 – 2023 là năm thứ 2 bộ sách Mĩ thuật lớp 2 – Chân trời sáng tạo – Tổng chủ biên là Nguyễn Thị Nhung được đưa vào giảng dạy tại trường Tiểu học Đắc Sơn I. Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy một số thực trạng ở trong học sinh lớp 2 cụ thể như sau:
1. Ở chương trình Mĩ thuật lớp 2, nội dung giáo dục Mĩ thuật gồm: Lí luận và Lịch sử mĩ thuật, Hội họa, Thủ công. Trong đó nội dung Thủ công chiếm 30% nội dung chương trình. Do đó các em học sinh ngoài chuẩn bị giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy – những đồ dùng cơ bản của môn Mĩ thuật các em còn phải chuẩn bị rất nhiều các đồ dùng học tập khác như giấy bìa, giấy thủ công, kéo, keo, đồ dùng đã qua sử dụng để tạo hình trong các bài như “Cặp sách xinh xắn”, “Rừng cây rập rạp”, “Chú hổ trong rừng” Vì có khá nhiều đồ dùng học tập cẩn chuẩn bị trong các tiết học nên học sinh thường quên đồ dùng học tập.
Ngay từ đầu năm học tôi đã làm một khảo sát nhỏ về số lượng các em học sinh quên đồ dùng học tập kết quả như sau:
Bảng 1
Lớp
Số lượng học sinh khảo sát
Số học sinh mang đầy đủ đồ dùng học tập
Số học sinh chưa chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
2A
35
12
23
Tỉ lệ
100%
34,28%
65,72%
2B
35
14
21
Tỉ lệ
100%
40%
60%
Qua bảng khảo sát có thể thấy hơn 1 nửa học sinh quên đồ dùng học tập dẫn tới chất lượng giờ học, chất lượng sản phẩm các em tạo ra chưa cao.
2. Ngay từ những buổi đầu giảng dạy, tôi đã quan sát và nhận thấy có một số học sinh còn chưa thực sự tích cực, chưa chủ động, chưa phát huy được tính sáng tạo của bản thân trong các bài vẽ. Nhiều em chưa thể hiện được sự sáng tạo mà chỉ làm theo mẫu trong sách giáo khoa hoặc nhìn bạn và làm giống bạn.
	Bảng kết quả khảo sát đầu năm học 2022 - 2023 môn Mĩ thuật tại hai lớp 2 cụ thể như sau:
	Bảng 2:
Lớp
Số lượng học sinh khảo sát
Số học sinh có bài vẽ giống nhau
Số học sinh có bài vẽ giống sách giáo khoa
Số học sinh có bài vẽ sáng tạo, mang tính cá nhân
2A
35
12
13
10
Tỉ lệ
100%
34,28%
37,14%
28,58%
2B
35
13
15
9
Tỉ lệ
100%
37,14%
42,85%
20,01%
	Nguyên nhân:
1. Đồ dùng trực quan còn hạn chế chủ yếu là tranh, ảnh nên chưa gây được hứng thú cho học sinh.
2. Học sinh còn hay quên đồ dùng học tập.
3. Học sinh chưa thực sự tích cực tham gia vào các hoạt động học.
4. Phụ huynh chưa quan tâm đến điều kiện học tập, chưa chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho các em. 
Thấy được những nguyên nhân đó, tôi đã lập kế hoạch đề ra biện pháp cụ 
thể để giúp các em học sinh khắc phục những khó khăn trên qua sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đắc Sơn I – Thành phố Phổ Yên”
4.2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đắc Sơn I – Thành phố Phổ Yên
4.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng tủ đồ dùng chung môn Mĩ thuật
	Học sinh tiểu học thường ham chơi, các em hay quên dụng cụ nên đến lớp thường thiếu hoặc không có dụng cụ; tuy đầu năm được bố mẹ mua đầy đủ đồ dùng nhưng chỉ sau một thời gian ngắn các em đã làm mất và không được mua sắm bổ sung. Đặc biệt, dạy học môn Mĩ thuật theo chương trình mới, học sinh cần chuẩn bị nhiều loại đồ dùng học tập như màu, đất nặn, bìa, giấy thủ công, kéo, keo  nên các em thường thiếu dụng cụ trong quá trình học tập, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giờ học mĩ thuật.
	Từ đầu năm học, tôi đã đề xuất với Ban giám hiệu Nhà trường và Giáo viên chủ nhiệm lớp thông báo cho toàn thể phụ huynh trong cuộc họp đầu năm về yêu cầu của môn Mĩ thuật theo chương trình mới. Ngoài những đồ dùng mà phụ huynh mua như màu, đất nặn, bút chì thì tôi xin ý Ban giám hiệu Nhà trường về việc xây dựng tủ đồ dùng chung cho môn Mĩ thuật. Mua thêm một số dụng cụ như giấy cuộn, giấy trắng khổ lớn, hộp đựng dụng cụ của nhóm, mua bổ sung đất nặn, giấy thủ công, băng dính hai mặt, tẩy, bút chì, nam châm, giấy vẽ A3, A4 để dùng chung cho tất cả các lớp trong cả năm học. Việc này đã giúp các em đỡ vất vả, tiết kiệm cho các em hơn. 
Bước vào đầu năm học, tôi lập danh sách những đồ dùng học tập cần thiết. Tiếp theo, tôi báo cáo Ban giám hiệu, Ban giám hiệu duyệt bản danh sách mua sắm đồ dùng, giáo viên Mĩ thuật sẽ trực tiếp đi mua đồ dùng học tập phù hợp đảm bảo thiết thực, tiện dụng. Sau khi mua về tôi đựng đồ dùng vào tủ đựng đồ dùng có ghi tên và lưu giữ tại tủ đựng đồ dùng của phòng học Mĩ thuật để tránh tình trạng học sinh quên hoặc làm mất. 
Đầu giờ học, ban học tập sẽ đi phát đồ dùng học tập cần thiết cho tiết học đó cho tất cả các bạn học sinh. Những chủ đề nào cần chuẩn bị thêm những dụng cụ như giấy bìa, lá khô, vỏ chai, vỏ hộp tôi chủ động dặn các em vào cuối giờ học của tiết trước để các em chủ động chuẩn bị. Ngoài việc nhắc nhở các em học sinh, trước mỗi tiết học tôi thường nhắn tin trên nhóm zalo lớp nhờ các bậc phụ huynh nhắc nhở, giúp đỡ các con chuẩn bị đồ dùng học tập để tránh việc các con quên. Với cách làm này, học sinh trường tôi rất hứng thú chuẩn bị thêm những dụng cụ học tập, các em luôn có đầy đủ dụng cụ học tập cho giờ học Mĩ thuật.
Hình 1: Tủ đồ dùng chung môn Mĩ thuật
Hình 2: Đầu tiết học, Ban học tập phát đồ dùng cho cả lớp
4.2.2. Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo tính trực quan nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo cho học sinh.
Dạy học ở tiểu học, việc đảm bảo tính trực quan là rất cần thiết. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng: Con đường nhận thức ngắn nhất là con đường “Đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”, phương tiện hết sức cần thiết để đi trên con đường ấy là dụng cụ trực quan. Đảm bảo tính trực quan là một trong những phương pháp dạy học phát huy được tính chủ động, sáng tạo cho học sinh. Dạy học đảm bảo tính trực quan, giáo viên cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu kĩ nội dung của chủ đề để xác định cần chuẩn bị những đồ dùng trực quan gì?
Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng trực quan, đảm bảo tính thẩm mĩ, đúng trọng tâm của mỗi chủ đề.
Bước 3: Sử dụng đồ dùng trực quan, đảm bảo đúng lúc, hiệu quả.
Đặc biệt theo hướng đổi mới hiện nay, tôi thường tổ chức cho học sinh quan sát những vật thật, quan sát sự vật ngoài trời, tạo điều kiện để học sinh có thể sờ, cầm, nắm để nắm được đặc điểm của chúng, từ đó các em hiểu đầy đủ, chính xác về đặc điểm của đối tượng quan sát để từ đó các em có vốn kiến thức thực tế nhất định để đưa chúng vào bài vẽ của mình.
Ví dụ: Bài “Rừng cây rậm rạp”. Tôi tổ chức cho học sinh vẽ bài trong vườn cây của nhà trường. Các em sẽ chọn vị trí mà các em yêu thích để quan sát và vẽ tranh. Các em được quan sát thực tế một cách sinh động, thoải mái, và tự do từ đó các em có hứng thứ cao để thực hiện tốt bài vẽ của mình.
 Hình 3: Học sinh tranh trong vườn cây của nhà trường
Ngoài ra, việc đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học hiện nay cần nhiều yếu tố, có thể nói đến thầy thay đổi cách dạy, trò thay đổi cách học, đầu tư thêm cở sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tinTheo tôi, công nghệ thông tin là một yếu tố hỗ trợ quan trọng trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Đòi hỏi ở mỗi giáo viên phải nhìn nhận đúng mức và nghiêm túc về công nghệ thông tin, để công cụ này hỗ trợ một cách hiệu quả mà không mang tính lạm dụng.
Tùy vào từng chủ đề, giáo viên có thể chuẩn bị tranh, ảnh, các video về các đối tượng cần quan sát, sau đó kết nối máy tính với màn chiếu để học sinh quan sát và có cái nhìn đúng, đầy đủ về đối tượng cần quan sát, từ đó các em làm cơ sở để thể hiện bằng ngôn ngữ mĩ thuật. Đồng thời phải sử dụng đúng lúc, phù hợp với từng hoạt động, khi không dùng thì cần thoát đi, tránh tình trạng làm mất sự tập trung của học sinh khi thực hiện các nhiệm vụ khác.
Ví dụ: Bài “Chú hổ trong rừng”, “Tắc kè hoa”, Tôi chuẩn bị ảnh và đoạn video ngắn về các con vật như chú hổ, tắc kè trên phần mềm Powerpoint để chiếu lên và hướng dẫn học sinh quan sát, hoạt động nhóm chia sẻ, trao đổi từ đó nắm được các nội dung, hình ảnh các con vật trong thực tế và từ đó các em lựa chọn cho mình được nội dung, hình ảnh phù hợp để tạo sản phẩm. Khi soạn thảo, sau mỗi hoạt động tôi chèn vào những slide trống có nền đen hoặc trắng để khi kết thúc hoạt động quan sát tìm hiểu thì màn hình chuyển sang màu đen hoặc trắng nhằm tránh làm mất tập trung của học sinh trong các hoạt động tiếp theo.
Hình 4: Các bạn học sinh lớp 2A đang xem video “Tắc kè hoa” trong tự nhiên
	5. Các thông tin cần được bảo mật: Không có.
	6. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Vận dụng các biện pháp tôi đã nêu trên tôi nhận thấy đây là những biện pháp thiết thực và hiệu quả bởi nó phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lớp 2. Nó là con đường giúp các em đến với tri thức ngắn nhất. Vì các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng: Con đường nhận thức ngắn nhất là con đường “Đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” các em được tìm tòi, được khám phá được thể hiện cá tính của chính bản thân mình qua từng sản phẩm Mĩ thuật. Ngoài ra, các em có sẵn đồ dùng học tập trong tủ đồ dùng chung nên các em không còn lo lắng việc quên đồ dùng học tập vì vậy chất lượng giờ học được tăng lên, chất lượng bài vẽ được nâng lên qua từng bài. 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
	 - Áp dụng các biện pháp trong môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 2. Ngoài ra cũng có thể áp dụng các biện pháp trên với tất cả học sinh các khối lớp.
- Việc áp dụng các biện pháp cần có thời gian nhất định trong tiết dạy. Vì vậy giáo viên phải khoa học, áp dụng một cách linh hoạt, có hiệu quả.
- Các biện pháp khả thi và vận dụng được với mọi đối tượng học sinh, tất cả các khối lớp trong nhà trường.
	8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến	
	8.1. Hiệu quả kinh tế
 Các biện pháp có hiệu quả giúp học sinh có thêm nhiều kiến thức thực tiễn về những hình ảnh trực quan sinh động để từ đó các em nâng cao nhiều kĩ năng, phát huy tính chủ động, sáng tạo mà không phải tìm tòi, tốn nhiều thời gian, tiền bạc mua thêm sách, tài liệu tham khảo hay chuẩn bị quá nhiều đồ dùng học tập.
 	8.2. Hiệu quả về học tập
 Từ việc học sinh có đầy đủ đồ dùng học tập, có vốn kiến thức trực quan thông qua các biện pháp mà tôi đã nêu ở trên tôi thấy học sinh chủ động và sáng tạo nhiều hơn trong học tập. Học sinh rất hứng thú say mê học tập, học sinh bước vào giờ học với tâm trạng thoải mái, thích thú. Cũng từ đó giáo viên động viên, khích lệ học sinh tiếp tục phát huy sự tìm tòi, tính sáng tạo trong học tập để với các em “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, để học tập có hiệu quả cao!
Sau khi áp dụng các biện pháp tôi đã tiến hành làm khảo sát kết quả học tập của các em học sinh khối 2 với kết quả cuối năm học 2022 – 2023, cụ thể như sau:
Bảng 3: 
Lớp
Số lượng học sinh khảo sát
Số học sinh có bài vẽ giống nhau
Số học sinh có bài vẽ giống sách giáo khoa
Số học sinh có bài vẽ sáng tạo, mang tính cá nhân
2A
35
3
5
27
Tỉ lệ
100%
34,28%
37,14%
28,58%
2B
35
4
6
25
Tỉ lệ
100%
37,14%
42,85%
20,01%

Bảng 4: 
Lớp
Số học sinh
Mức đạt được về kiến thức, kĩ năng
HTT
HT
CHT
2A
35
25
10
0
Tỉ lệ
100%
71,43%
28,57%
0
2B
35
24
11
0
Tỉ lệ
100%
68,58%
31,42%
0

Hình 5: Giờ học vẽ của các bạn học sinh lớp 2A tại phòng học Mĩ thuật
8.4. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của nhà trường.
Sáng kiến của bản thân tôi đã được áp dụng ngay tại đơn vị Trường Tiểu học Đắc Sơn I. Kết quả trên đã chứng minh được sáng kiến của tôi đã có hiệu quả, đúng theo sự chỉ đạo của nhà trường và của ngành đề ra. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế của sáng kiến để nâng cao chất lượng dạy học trong những năm học tiếp theo.
9. Danh sách những tổ chức/cá nhân tiêu biểu đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu 
Không
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đắc Sơn, ngày 28 tháng 4 năm 2023.
Người nộp đơn
Nguyễn Minh Thùy
 
UBND THÀNH PHỐ PHỔ YÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẮC SƠN I
===***===
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật
cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đắc Sơn I – Thành phố Phổ Yên
Tác giả: Nguyễn Minh Thùy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học Đắc Sơn I
TP Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên
Tháng 4, năm 2023

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc