Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh sáng tạo từ vật tìm được

1. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình dạy Mỹ thuật ở trường Tiểu học.

Học sinh Tiểu học thích vẽ, thích tạo hình hơn thích viết, khi vẽ hay tạo hình trẻ được tự do thể hiện những gì mình thích, còn viết phải tuân thủ theo khuôn mẫu nghiêm ngặt, gò bó. Có những em tạo hình rất ngộ nghĩnh, đôi khi cũng rất sáng tạo, phong phú, các em thường tạo hình theo nhiều nội dung đề tài khác nhau, cách thể hiện sản phẩm của một số em rất đẹp mắt, dí dỏm. Bên cạnh đó cũng còn những sản phẩm có các bộ phận thô, lỏng lẻo, thiếu sinh động. Đa số học sinh còn tạo hình chung chung và thiếu chi tiết. Phần lớn các em chưa biết cách sắp xếp các hình ảnh để làm rõ nội dung đề tài, việc xây dựng ý tưởng của các em còn đơn giản, sáng tác câu chuyện theo bối cảnh của chủ đề còn rất nhiều hạn chế. Ngoài ra còn một số học sinh chưa chú ý cao đến môn học, hay quên đồ dùng học tập vì vậy việc dạy và học còn gặp nhiều khó khăn.

pptx 19 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 350
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh sáng tạo từ vật tìm được", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh sáng tạo từ vật tìm được

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh sáng tạo từ vật tìm được
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH SÁNG TẠO SẢN PHẨM TỪ VẬT TÌM ĐƯỢC. 
Họ và Tên giáo viên: Ninh Thị Thắm 
Năm học: 2020 - 2021 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LẠNG GIANG 
TR ƯỜNG TIỂU HỌC MỸ HÀ 
======  ====== 
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH SÁNG TẠO SẢN PHẨM TỪ VẬT TÌM ĐƯỢC. 
 MÔN MĨ THUẬT Ở CẤP TIỂU HỌC 
1/ Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình dạy Mỹ thuật ở trường Tiểu học. 
2 / Những biện pháp đã thực hiện để khắc phục hạn chế đó 
3/ Kết quả đạt được sau khi khắc phục 
4/ Bài học kinh nghiệm 
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH SÁNG TẠO SẢN PHẨM TỪ VẬT TÌM ĐƯỢC. 
 MÔN MĨ THUẬT Ở CẤP TIỂU HỌC 
1. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình dạy Mỹ thuật ở trường Tiểu học. 
 Học sinh Tiểu học thích vẽ, thích tạo hình hơn thích viết, khi vẽ hay tạo hình trẻ được tự do thể hiện những gì mình thích, còn viết phải tuân thủ theo khuôn mẫu nghiêm ngặt, gò bó. Có những em tạo hình rất ngộ nghĩnh, đôi khi cũng rất sáng tạo, phong phú, các em thường tạo hình theo nhiều nội dung đề tài khác nhau, cách thể hiện sản phẩm của một số em rất đẹp mắt, dí dỏm. Bên cạnh đó cũng còn những sản phẩm có các bộ phận thô, lỏng lẻo, thiếu sinh động. Đa số học sinh còn tạo hình chung chung và thiếu chi tiết. Phần lớn các em chưa biết cách sắp xếp các hình ảnh để làm rõ nội dung đề tài , việc xây dựng ý tưởng của các em còn đơn giản, sáng tác câu chuyện theo bối cảnh của chủ đề còn rất nhiều hạn chế . Ngoài ra còn một số học sinh chưa chú ý cao đến môn học, hay quên đồ dùng học tập vì vậy việc dạy và học còn gặp nhiều khó khăn. 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH SÁNG TẠO SẢN PHẨM TỪ VẬT TÌM ĐƯỢC. 
 MÔN MĨ THUẬT Ở CẤP TIỂU HỌC 
1.Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình dạy Mỹ thuật ở trường Tiểu học. 
Vậy vấn đề đồ dùng phục vụ môn học giải quyết như thế nào để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh hay hình thức tổ chức lớp học ra sao, cách thực hiện các quy trình sáng tạo vẫn là những băn khoăn lớn của mỗi giáo viên khi giảng dạy, đặc biệt là đối với phương pháp “Sáng tạo sản phẩm từ vật tìm được”. Sử dụng những vật liệu đã qua sử dụng theo phương pháp dạy học mới của Đan Mạch, giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy. 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH SÁNG TẠO SẢN PHẨM TỪ VẬT TÌM ĐƯỢC. 
 MÔN MĨ THUẬT Ở CẤP TIỂU HỌC 
1.Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình dạy Mỹ thuật ở trường Tiểu học. 
* Trong các tiết dạy “Sáng tạo sản phẩm từ vật tìm được” tôi vẫn áp dụng đúng theo các bước của quy trình “Sáng tạo sản phẩm từ vật tìm được”. Khi thực hiện đúng các bước trong quy trình giảng dạy thì học sinh biết thực hiện để làm được các sản phẩm, song bên cạnh đó trong sản phẩm vẫn còn một số tồn tại sau:  - Việc xây dựng ý tưởng của học sinh còn đơn giản. Sáng tác câu chuyện theo bối cảnh của chủ đề còn rất nhiều hạn chế. Ví dụ: Chủ đề Đồ vật theo em đến trường -lớp 2 , chủ đề Chúng em với thế giới động vật- Lớp 4 - Vật liệu để tạo hình chưa phong phú các em chỉ mới dừng lại ở các bìa cứng, giấy gói quà, giấy thủ công.  Ví dụ: Chủ đề : Ngày hội hoá trang - lớp 4. 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH SÁNG TẠO SẢN PHẨM TỪ VẬT TÌM ĐƯỢC. 
 MÔN MĨ THUẬT Ở CẤP TIỂU HỌC 
2 . Những biện pháp đã thực hiện để khắc phục hạn chế đó 
2.1. Việc xây dựng ý tưởng của học sinh còn đơn giản. Sáng tác câu chuyện theo bối cảnh của chủ đề còn rất nhiều hạn chế.  	 Khi thực hiện quy trình dạy - học giáo viên cần chú ý thực hiện đúng các hoạt động, xác định đúng mục tiêu các hoạt động, tìm những câu hỏi gợi mở, gần gũi với học sinh, tìm cách giới thiệu bài phong phú, đa dạng để lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào tiết học. 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH SÁNG TẠO SẢN PHẨM TỪ VẬT TÌM ĐƯỢC. 
 MÔN MĨ THUẬT Ở CẤP TIỂU HỌC 
2 . Những biện pháp đã thực hiện để khắc phục hạn chế đó 
Ví dụ khi giới thiệu chủ đề Chúng em với thế giới động vật- Lớp 4 
+ Cách 1 : Giới thiệu trực tiếp: Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu chủ đề có nội dung nói về Các loài động vật.- Hiệu quả: Học sinh nắm được tên bài học. Không khí lớp học không thay đổi, học sinh chăm chú nghe nhưng chưa nắm được thêm bất cứ kiến thức gì ngoài tên bài. 
+ Cách 2: Giới thiệu gián tiếp: Giáo viên tổ chức trò chơi giải câu đố đoán tên con vật. Khi học sinh đoán đúng thì hình con vật được lật ra. Kết thúc trò chơi, giáo viên giới thiệu: Đây đều là các loài động vật có ở xung quanh cuộc sống của chúng ta... Để giúp các em có thể tạo hình được những con vật mà mình thích, hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu qua chủ đề Chúng em với thế giới động vật .   
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH SÁNG TẠO SẢN PHẨM TỪ VẬT TÌM ĐƯỢC. 
 MÔN MĨ THUẬT Ở CẤP TIỂU HỌC 
2 . Những biện pháp đã thực hiện để khắc phục hạn chế đó 
- Hiệu quả: Học sinh nắm được tên bài học, biết được một số loài động vật có ở xung quanh cuộc sống của mình, không khí lớp học sôi động, học sinh thích thú khi được tham gia trò chơi. Vậy nên giáo viên cần chú ý giới thiệu bài thông qua nhiều hình thức như: Thông qua trò chơi, kể một câu chuyện nhỏ, một tình huống hay đóng vai, tạo dáng, trải nghiệm thực tếvừa tạo hứng thú học tập, vừa tạo ý tưởng cho học sinh, vừa cung cấp kiến thức một cách dễ hiểu nhất. Chính vì vậy khi giới thiệu bài, giáo viên nên tạo không khí phấn khởi cho giờ học, thu hút sự chú ý, gây tâm lý chờ đón, hồi hộp cho học sinh, không nên “đi ngay” vào nội dung. 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH SÁNG TẠO SẢN PHẨM TỪ VẬT TÌM ĐƯỢC. 
 MÔN MĨ THUẬT Ở CẤP TIỂU HỌC 
2 . Những biện pháp đã thực hiện để khắc phục hạn chế đó 
Ví dụ: Chủ đề Đồ vật theo em đến trường (Lớp 2) giáo viên tổ chức cho học sinh tạo dáng, trang trí và thiết kế trang phục, giầy, dép, mũ... theo ý thích, để gây hứng thú học tập, giúp cho học sinh nâng cao hiểu biết về những đồ vật hàng ngày em thường sử dụng khi đến trường. Các em dễ dàng nắm bắt được đặc điểm, hình dáng, màu sắc, họa tiết trang trí của đồ vật thân thuộc với em khi tới trường. 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH SÁNG TẠO SẢN PHẨM TỪ VẬT TÌM ĐƯỢC. 
 MÔN MĨ THUẬT Ở CẤP TIỂU HỌC 
2 . Những biện pháp đã thực hiện để khắc phục hạn chế đó 
Trong phần hướng dẫn thực hành giáo viên có thể kết hợp vừa giảng vừa tạo hình. Các đồ vật có thể quy ra hình, hoặc từ hình ta có thể gợi mở để học sinh hình dung ra đồ vật, con vật, cây cối, nhà cửa.... Ngoài ra giáo viên cần linh hoạt vận dụng các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với phương pháp dạy học mới của Đan Mạch để tạo ra không khí học tập sôi nổi. 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH SÁNG TẠO SẢN PHẨM TỪ VẬT TÌM ĐƯỢC. 
 MÔN MĨ THUẬT Ở CẤP TIỂU HỌC 
2 . Những biện pháp đã thực hiện để khắc phục hạn chế đó 
2.2. Vật liệu để tạo hình chưa phong phú các em chỉ mới dừng lại ở các vỏ hộp, giấy gói quà, giấy thủ công.  Ví dụ: Chủ đề : Ngày hội hoá trang - lớp 4: vận dụng quy trình tạo hình từ vật tìm được các em có thể tận dụng những giấy gói hoa, giấy xốp , vỏ hộp, giấy gói quà, giấy thủ công... tạo ra trang phục, mặt nạ cho ngày hội.  + Điều quan trọng nhất để HS có được các vật liệu đó chính là thời gian để HS sưu tầm. Trước tiết học GV nên nhắc HS trước một tuần để HS có thời gian sưu tầm các vật liệu cần thiết cho chủ đề. Đồ dùng ở chủ đề này rất phong phú, những vật liệu ngoài cuộc sống có rất nhiều bị bỏ đi tạo thành rác thải thay vào đó khuyến khích các em sưu tầm thêm những vật liệu như sợi len, vải vụn, khuy áo, hạt đậu, hạt gạo, đá, sỏi, giấy xốp... dùng để tạo thành các họa tiết trang trí cho trang phục, mặt nạ.  + Giáo viên có thể cùng sưu tầm với học sinh, cùng mang vật liệu đến lớp tạo sự gần gũi, thân thiện giữa giáo viên và học sinh. 
+ Giáo viên có thể nhắn lên nhóm zalo của lớp và nhất là những khối lớp nhỏ nhờ phụ huynh sưu tầm cùng các con. 
- Từ những biện pháp trên dẫn đến sản phẩm của học sinh đẹp hơn, phong phú hơn. 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH SÁNG TẠO SẢN PHẨM TỪ VẬT TÌM ĐƯỢC. 
 MÔN MĨ THUẬT Ở CẤP TIỂU HỌC 
1 
3 
2 
3 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH SÁNG TẠO SẢN PHẨM TỪ VẬT TÌM ĐƯỢC. 
 MÔN MĨ THUẬT Ở CẤP TIỂU HỌC 
3. Kết quả đạt được sau khi khắc phục 
	 Sau khi áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh sáng tạo sản phẩm từ vật tìm được” tôi nhận thấy: - Việc xây dựng ý tưởng của học sinh rõ chủ đề hơn: Học sinh đã biết tạo hình ảnh chính cho chủ đề ngoài ra còn tạo được nhiều hình ảnh phụ để làm rõ chủ đề.  - Các dáng người, con vật, cây cối... đã tạo được ở tư thế tĩnh và tư thế động.  - Việc sáng tác câu chuyện theo bối cảnh của chủ đề hay có thêm nhiều chi tiết cho hình ảnh phụ hơn. Vật liệu cũng phong phú hơn rất nhiều. Chất lượng của môn học được nâng lên rõ rệt. 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH SÁNG TẠO SẢN PHẨM TỪ VẬT TÌM ĐƯỢC. 
 MÔN MĨ THUẬT Ở CẤP TIỂU HỌC 
3. Kết quả đạt được sau khi khắc phục 
 LỚP 
KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG 
Tổng số 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành 
HS hứng thú, sáng tạo học tập 
Tỷ lệ 
 4A 
34 
34 
0 
34 
100% 
2A 
32 
32 
0 
32 
100% 
 LỚP 
KẾT QUẢ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG 
Tổng số 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành 
HS hứng thú, sáng tạo học tập 
Tỷ lệ 
 4A 
34 
34 
0 
26 
76,5% 
2A 
32 
32 
0 
25 
78,1% 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH SÁNG TẠO SẢN PHẨM TỪ VẬT TÌM ĐƯỢC. 
 MÔN MĨ THUẬT Ở CẤP TIỂU HỌC 
4. Bài học kinh nghiệm 
	Để giúp HS hứng thú hơn trong giờ học hoạt động giáo dục mĩ thuật, GV cần thực hiện các giải pháp sau: Giáo viên biết cách lập kế hoạch và tổ chức những quy trình dạy học linh hoạt phù hợp với điều kiện của địa phương. Tổ chức đánh giá liên tục quá trình học Mĩ thuật để phát triển các năng lực học tập, khả năng sáng tạo và kĩ năng sống cho mỗi học sinh. Phối hợp và chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp để nâng hiệu quả dạy học quy trình “Sáng tạo sản phẩm từ vật tìm được” nói riêng và dạy học môn mĩ thuật nói chung. 
	Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi giúp học sinh học tốt hơn môn Mĩ thuật mà tôi đã mạnh dạn đưa ra một số phương pháp mới để đồng nghiệp bộ môn cùng tham khảo và xây dựng. Cho nên, chắc chắn sẽ còn nhiều điều khiếm khuyết và chưa hoàn thiện. Mong rằng các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp cùng chung sức góp ý xây dựng để kinh nghiệm này hoàn thiện hơn, chỉnh chu hơn. 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH SÁNG TẠO SẢN PHẨM TỪ VẬT TÌM ĐƯỢC. 
 MÔN MĨ THUẬT Ở CẤP TIỂU HỌC 
XIN CẢM ƠN SỰ THEO DÕI 
CỦA BAN GIÁM KHẢO VÀ CÁC QUÝ THẦY CÔ ! 

File đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_sang_ta.pptx