Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt quy trình vẽ theo âm nhạc ở lớp 4, lớp 5

Thực hiện nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Bộ giáo dục và Đào tạo được sự hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch, đã triển khai Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật cấp Tiểu học (SAEPS). Sau 5 năm thử nghiệm và thí điểm thành công tại các trường Tiểu học ở một số tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền trên cả nước. Dự án đã chứng tỏ tính ưu việt và sự phù hợp với nhu cầu đổi mới về phương pháp dạy -học Mĩ thuật cấp Tiểu học ở Việt Nam hiện nay.

Từ năm học 2014-2015, Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai phương pháp dạy- học Mĩ thuật (DHMT) mới, vận dụng những quy trình DHMT của SAEPS ở tất cả các trường Tiểu học trên toàn quốc. DHMT mới trong nhà trường giúp HS có những kiến thức, kỹ năng cơ bản về hình, về màu, tạo hình, điêu khắc và nghệ thuật không gian. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, HS học cách sáng tạo, biểu đạt bản thân, có những hiểu biết cơ bản, cảm nhận được vẻ đẹp và đánh giá được sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật để từ đó giúp các em phát triển toàn diện hơn.

doc 28 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt quy trình vẽ theo âm nhạc ở lớp 4, lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt quy trình vẽ theo âm nhạc ở lớp 4, lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt quy trình vẽ theo âm nhạc ở lớp 4, lớp 5
ng khung hình đã chọn, em muốn giữ lại và muốn lược đi chi tiết nào? Tại sao?
 ? Bố cục sản phẩm của em có theo những gì em muốn thể hiện không? Em có muốn thay đổi hay chỉnh sửa gì không?
 Từ những sản phẩm mà giáo viên đã chuẩn bị và những câu hỏi gợi mở giúp học sinh tưởng tưởng được một bức tranh phù hợp cho mình.
4.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành.
Hướng dẫn học sinh cảm nhận, chọn hình ảnh và sáng tạo bức tranh biểu cảm từ bức tranh vẽ theo âm nhạc.
HS tìm hình của riêng mình
Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ thêm đường nét, màu sắc vào bức tranh vẽ theo nhạc để tạo hình ảnh mới.
4.4. Hoạt động 4:Trình bày, thảo luận, đánh giá sản phẩm.
 HS tự đánh giá, nhận xét, đánh giá bức tranh của bạn
Thông qua hoạt động này giúp HS phát triển kỹ năng thuyết trình, giao tiếp và chia sẻ kinh nghiệm của quá trình thực hiện sản phẩm, nâng cao khả năng phân tích, đánh giá và tự đánh giá cho HS giúp các em có kĩ năng giải thích, nhận xét, đánh giá các sản phẩm. Biết lắng nghe và phản hồi tích cực từ phần thuyết trình của các HS khác.
- Tổ chức các nhóm HS trưng bày sản phẩm.
Lần lượt từng HS lên giới thiệu sản phẩm và chức năng của sản phẩm. Thầy cô tiến hành các hoạt động như:
• Học sinh tự đánh giá 
• Đánh giá giữa các cặp, nhóm 
• Kết hợp đánh giá của giáo viên và học sinh 
- Đánh giá giúp học sinh học tập và tiến bộ.
• Em có hài lòng về tác phẩm? 
• Em có thấy ý tưởng của tác phẩm?
 • Em sẽ sử dụng sản phẩm này thế nào?
 • Chọn bức hình mẫu mà ý tưởng và chức năng hỗ trợ lẫn nhau !
- Giáo viên đánh giá học sinh : GV và HS thường xuyên trao đổi ý kiến về mục tiêu và kết quả của các hoạt động. và việc đánh giá cần được thực hiện trong suốt quy trình. Nó có tính giáo dục hơn khi giáo viên tiến hành đánh giá liên tục bằng cách ghi chép lại sự tiến bộ của học sinh và chụp các bức ảnh trong suốt quy trình và sản phẩm triển lãm cuối cùng. 
* Ý tưởng mở rộng. 
Quy trình dạy - học mĩ thuật: Trang trí lớp học của chúng ta giáo viên có thể xây dựng kế hoạch trang trí lớp học bằng cách tạo ra những khung cảnh học tập đầy cảm hứng trong phạm vi lớp học cùng với sự tham gia của học sinh. 
Mô tả các hoạt động dạy học giáo dục (Mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức, phương pháp, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, hoạt động của giáo viên) theo tiến trình thực hiện sản phẩm dự thi.
5. Biện pháp thứ năm: Vận dụng dạy tốt quy trình vẽ theo âm nhạc ở lớp 4, lớp 5.
Với sự cố gắng tìm tòi trong chuyên môn. Tìm hiểu phương pháp dạy mới của Đan Mạch để dạy tốt phân môn Vẽ theo âm nhạc trong trường tiểu học tôi nhận thấy. Sự hứng thú say mê học tập của các em học sinh được say mê hơn các em cuốn hút vào nội dung kiến thức của bài giảng. ở đây các em được thảo luận, được đưa ra những dự định ý tưởng của mình về nội dung kiến thức, được vận động, lắng nghe...
Trong quá trình dạy học mĩ thuật. Tôi thấy rất thiết thực khi áp dụng quy trình vẽ theo âm nhạc vào tiết học tôi thấy thật sự cần thiết và rất quan trọng góp phần không nhỏ vào việc cung cấp tri thức cho học sinh cũng như tạo cảm hứng sáng tạo cho các học sinh.
Bằng việc áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ cho bài giảng như kỹ thuật lồng ghép đoạn phim hay việc chọn nhạc, chọn hình đã làm cho bài giảng trở nên sinh động hấp dẫn hơn. Giúp các em học tập tiếp thu bài hiệu quả nhất thông qua băng đĩa, bài giảng điện tử
Trên đây tôi đưa ra một số biện pháp giúp học sinh học tốt quy trình vẽ theo âm nhạc ở lớp 4, lớp 5. Sau đây tôi xin đưa ra kế hoạch bài dạy cụ thể về chủ đề 7 lớp 4: Vũ điệu của màu sắc thể hiện cả nội dung và phương pháp tôi đã tiến hành.
Minh họa bài giảng giáo án điện tử
Giáo án minh họa
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 MĨ THUẬT – LỚP 4 - Tuần 19,20


CHỦ ĐỀ 7: VŨ ĐIỆU CỦA MÀU SẮC (2 tiết)
I. Mục tiêu:
Học sinh biết cách lắng nghe và vận động theo giai điệu của âm nhạc, chuyển âm thanh và giai điệu thành những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy.
Nhận ra được các hòa sắc nóng, lạnh, tương phản, đậm, nhạt trong bức tranh vẽ theo nhạc.
Từ đường nét, màu sắc trong bức tranh vẽ theo nhạc cảm nhận và tưởng tượng được những hình ảnh có ý nghĩa.
Học sinh phát triển được trí tưởng tượng, sáng tạo trong quá trình tạo ra bức tranh biểu cảm mới. 
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
Phương pháp : Vẽ theo nhạc
Hình thức tổ chức: 	- Hoạt động cá nhân
 	- Hoạt động nhóm
III. Đồ dùng và phương tiện dạy học
- Giáo viên: Đoạn nhạc, tranh, ảnh, phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp chì màu, 
- Học sinh: bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở Mĩ thuật, 
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
TG
Nội dung dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
35
ph
2-3ph

TIẾT 1 
A. KHỞI ĐỘNG 

- GV tổ chức cho học sinh hát bài:
 “ Những sắc màu của bé”.
?Trong bài hát nhắc đến những màu sắc nào?
? Những màu sắc đó được bé hình dung ra những hình ảnh gì? 
- Giáo viên giới thiệu chủ đề “Vũ điệu của màu sắc”.
Ghi bảng tên chủ đề.
- HS thực hiện.
- HS trả lời theo yêu cầu của GV
- Học sinh lắng nghe, cảm nhận.
HS ghi đầu bài.
10-12ph

B. NỘI DUNG
1. Tìm hiểu
Học sinh biết cách lắng nghe và vận động theo giai điệu của âm nhạc, chuyển âm thanh và giai điệu thành những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy.
- Tổ chức HS hoạt động nhóm
1.1: Trải nghiệm hoạt động vẽ theo nhạc:
- Cho HS quan sát hình 7.1, thực hiện hoạt động trải nghiệm theo hướng dẫn của GV
- Tập trung lắng nghe và cảm nhận âm nhạc
- Vận động cơ thể và vẽ màu theo nhịp, phách, tiết tấu, giai điệu của bản nhạc theo hướng dẫn của GV
- Kết thúc hoạt động vẽ theo nhạc GV yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình về hoạt động mình vừa trải nghiệm.
 ? Em có thích hoạt động vẽ theo nhạc không? Vì sao?
 ? Em đã vận động cơ thể như thế nào khi nghe nhịp, phách, giai điệu, tiết tấu?
 ? Các nét màu em vẽ trong bức tranh được ảnh hưởng từ âm nhạc như thế nào?
1.2: Thưởng thức cảm nhận về màu sắc
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.2
Quan sát bức tranh vẽ theo nhạc để tìm ra:
+ Màu sáng, màu tối?
+ Màu nóng, màu lạnh?
+ Màu bổ túc?
1.3: Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng
 - GV hướng dẫn HS làm khung tranh, chọn phần tranh mình thích trong bức tranh lớn của nhóm.
 - Dựa vào phần tranh đã chọn, gợi ý để HS cảm nhận vẻ đẹp của đường nét, màu sắc và có thể tưởng tượng được những hình ảnh cụ thể trong bức tranh nhiều màu sắc.
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong sách học mĩ thuật
* GV kết luận: Màu sắc, đường nét trong bức tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc đẹp và sinh động. Có những bức tranh đường nét mềm mại, màu sắc lung linh, huyền ảo. Có những bức tranh rực rỡ sắc màu, đường nét mạnh mẽ, khỏe khoắn, mang đến cho người xem những cảm xúc và tưởng tượng khác nhau...
- Học sinh làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm trả lời
- Các thành viên khác trong nhóm bổ sung
HS quan sát – Trả lời câu hỏi
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS lắng nghe
5-6ph

2. Cách thực hiện.
Từ đường nét, màu sắc trong bức tranh vẽ theo nhạc cảm nhận và tưởng tượng được những hình ảnh có ý nghĩa 
- Hướng dẫn HS cắt phần tranh đã chọn ra khỏi bức tranh vẽ theo nhạc
- Gợi ý HS vẽ thêm 1 số nét và màu để làm rõ hơn hình ảnh tưởng tượng ở bức tranh.
* GV tóm tắt: Cách thực hiện sáng tạo các hình ảnh trên nền bức tranh vẽ theo nhạc.
- Cắt rời phần tranh đã chọn. dựa vào những hình ảnh đã tưởng tượng và những đường nét, màu sắc trên nền bức tranh, vẽ thêm đường nét và màu sắc mới để làm rõ hơn những hình ảnh đã tưởng tượng.
- Làm khung cho bức tranh mới hoàn thành.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS quan sát
HS lắng nghe
12-14
ph

3. Hướng dẫn thực hành.
Học sinh phát triển được trí tưởng tượng, sáng tạo trong quá trình tạo ra bức tranh biểu cảm mới. 
 Hướng dẫn HS cảm nhận, chọn hình ảnh và sáng tạo bức tranh biểu cảm từ bức tranh vẽ theo nhạc
Trong quá trình HS thực hành GV xuống từng bàn để theo dõi, động viên những học sinh làm tốt, hưỡng dẫn thêm cho những học sinh còn lúng túng.

- Thực hành cá nhân
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
4-5ph
C. Trưng bày sản phẩm
Dặn dò
KẾT THÚC TIẾT 1
Gợi ý HS nhận xét sản phẩm của nhóm bạn:
Em có nhận xét gì về hình ảnh hay câu chuyện của bạn?
GV tổng hợp ý kiến nhận xét của HS
Nhận xét chung tiết học.
Lắng nghe và nhận xét theo gợi ý.
Lắng nghe
35ph
2-5ph
TIẾT 2 
A.KHỞI ĐỘNG

- Cho HS chơi trò chơi “ Kể tên màu sắc”
- Yêu cầu HS kiểm tra lại sản phẩm và đồ dùng.
Dẫn dắt vào nội dung bài học ghi bảng đầu bài

HS thực hiện
Thực hiện theo yêu cầu của GV

8- 10ph
B. NỘI DUNG
1. Tìm hiểu các sản phẩm trang trí từ bức tranh vẽ theo nhạc.

Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm hiểu cách trang trí bìa sách, bưu thiếp,...từ những phần giấy vẽ theo nhạc còn lại ở bài vẽ theo nhạc
Câu hỏi gợi ý:
+ Từ những bức vẽ theo nhạc có thể tạo ra những sản phẩm gì?
+ Có những hình ảnh gì trên sản phẩm đó?
+ Hình ảnh và chữ được sắp xếp như thế nào trên sản phẩm đó?
+ Chữ và hình ảnh có liên quan đến nhau không?
+ Em sử dụng bức tranh vẽ theo nhạc để trang trí cho sản phẩm nào? 
*GV tóm tắt: Từ bức tranh vẽ theo nhạc có thể sáng tạo ra các sản phẩm mĩ thuật mới như: bìa sách, bưu thiếp,...
Thực hiện theo yêu cầu của GV
Thảo luận theo gợi ý của GV 
Đại diện nhóm trả lời.
Lắng nghe
5-7ph
2. Cách thực hiện
 * Biết cách kết hợp hình ảnh với chữ viết để tạo thành sản phẩm mĩ thuật mới.
Yêu cầu HS quan sát sản phẩm 
+ Trong tranh có những đồ vật, con vật, người gì?
+ Đồ vật, con vật, người đó được trang trí như thế nào?
Yêu cầu HS tham khảo các hình ảnh, sản phẩm để thêm ý tưởng tạo hình.
GV tóm tắt: 
Quan sát và trả lời các câu hỏi
Thực hiện theo yêu cầu của GV
Lắng nghe
10-12ph
3. Thực hành cá nhân.
*Tạo được một sản phẩm từ bức tranh vẽ theo nhạc.
Yêu cầu HS lựa chọn đồ vật, con vật, người để trang trí.
Thêm đường nét, màu sắc để trang trí sản phẩm theo ý thích.
Làm việc với cá nhân HS để phát triển sản phẩm tốt. Gợi ý cho HS còn lúng túng.
HS làm bài cá nhân.
2-3ph
C. Trưng bày sản phẩm
 
Gợi ý HS nhận xét sản phẩm của bạn về nội dung ý tưởng, bố cục và màu sắc.
Tổng hợp ý kiên của HS.
Nhận xét chung tiết học.
HS nhận xét theo gợi ý của GV.
Lắng nghe
Lắng nghe

*Tổng kết chủ đề
GV nhận xét chung chủ đề, biểu dương tinh thần học tập của cá nhân, nhóm, khuyến khích HS hoàn thành bài.
Hướng dẫn HS tự đánh giá và ghi nhận xét của GV
Lắng nghe
Tự đánh giá và ghi NX của GV

Dặn dò
Gợi ý HS thực hành sáng tạo làm khung hoặc trang trí thêm để treo ở góc học tập cá nhân, treo trang trí lớp học. HS sáng tạo các sản phẩm khác theo ý thích từ phần còn lại trong bức tranh vẽ theo nhạc chưa sử dụng hết.
Chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau
Thực hiện theo yêu cầu của GV
IV: Kết quả đạt được trong quá trình thử nghiệm.
Qua quá trình thực hiện quy trình vẽ theo âm nhạc vào giảng dạy môn Mĩ thuật và qua khảo sát qua Chủ đề 10: “Tĩnh vật” ở lớp 4, và chủ đề 10  “Cuộc sống quanh em” ở lớp 5 tôi thấy HS đạt kết quả rất tốt. 100% học sinh hoàn thành bài vẽ. Sau đây là bảng kết quả mà tôi đã thu được:
Khối 

Sĩ số
Nhận xét – đánh giá
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
4
188
65
34,6%
128
65,4%
0
0%
5
144
58
40%
86
60%
0
0%
Cộng
332
118
36%
214
64%
0
0%
Học sinh rất hào hứng khi học vẽ theo âm nhạc, nhiều em say mê môn học và đã có những sản phẩm đẹp, thể hiện được sự sáng tạo riêng trong các chủ đề. 
- Học sinh say mê học tập hơn, không bị áp lực nhiều về mặt thời gian hoặc sợ mình không làm được.
- HS được tham gia vận động với âm nhạc để tạo nên bức tranh màu sắc.
- HS khám phá được vẻ đẹp, sự phong phú đa dạng của thiên nhiên thông qua trí tưởng tượng về đường nét, màu sắc của bức tranh.
- HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân. 
- Đối với học sinh cá biệt, ít quan tâm đến việc học lại trở nên hứng thú hơn, ham thích hoạt động thể hiện rõ ở việc làm việc theo nhóm.
- Đối với học sinh có năng khiếu thì được bộc lộ khả năng của mình, qua đó tinh thần hợp tác nhóm trong môn Mĩ thuật và các môn học khác được nâng cao.
Không những thế phương pháp mới này còn mang lại niềm vui cho các thầy, cô giáo - người hàng ngày chứng kiến các em say mê trong từng sản phẩm Những sản phẩm mĩ thuật do chính tay các em và bạn làm ra được các em nâng niu, gìn giữ và tự hào giới thiệu cho các bạn cùng chiêm ngưỡng. Sau đây là một số tác phẩm mĩ thuật vẽ theo nhạc do các em lớp 4, lớp 5 trường tôi làm, những tác phẩm tuy còn vụng về của học sinh chính là niềm động viên to lớn để tôi có động lực tiếp tục thực hiện tốt dự án mĩ thuật bổ ích này.
* Sản phẩm vẽ theo âm nhạc của học sinh lớp 4.
*Sản phẩm vẽ theo âm nhạc của học sinh lớp 5
Tuy những kiến thức về vẽ theo âm nhạc thực sự không thế đo đếm, những thay đổi tích cực của học sinh trong học tập Mĩ thuật cũng thật khó thể hiện bằng con số minh họa cụ thể, nên để có cơ sở khác quan trong việc đánh giá hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm mà tôi thực hiện. Tôi tiến hành hỏi 50 học sinh ở khối lớp 4; 5.
- Câu hỏi: Con hiểu thế nào là vẽ theo âm nhạc?
- Câu trả lời: Vẽ theo âm nhạc là: Vẽ và vận động cơ thể theo giai điệu âm nhạc... 
Kết quả:
- 100% học sinh đều trả lời được.
- Khi được hỏi con có thích học vẽ theo phương pháp mới này không?
- 100% các em đều trả lời: Thích học theo phuơng pháp mới
PHẦN III- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Sau một thời gian áp dụng “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt quy trình vẽ theo âm nhạc ở lớp 4, lớp 5” cùng quá trình đổi mới phương pháp dạy học mĩ thuật mới tại nhà trường đã đem lại những kết quả tốt đẹp, học sinh đã hứng thú hơn trong các tiết học, những sản phẩm mới mang nhiều màu sắc đã tạo cho các em niềm say mê trong sáng tạo sản phẩm. Học sinh mong chờ đến tiết học Mĩ thuật để được khám phá những điều mới từ bài học. Có thể nói quy trình dạy học mĩ thuật mới đã giúp học sinh phát triển toàn diện hơn hình thành và phát triển năng lực cá nhân qua các hoạt động.
2. Khuyến nghị.
- Trong thời gian tới tôi dự kiến sẽ tiếp tục áp dụng đề tài nghiên cứu này vào giảng dạy và tham khảo ý kiến đóng góp của cấp trên cùng các bạn đồng nghiệp để điều chỉnh, cải tiến và hoàn thiện các biện pháp mà tôi đã đưa ra, đồng thời giúp đỡ tôi tìm ra hướng đi tốt nhất trong việc thực hiện “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt quy trình vẽ theo âm nhạc ở lớp 4, lớp 5 ” nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn mĩ thuật nói chung và quy trình vẽ theo âm nhạc lớp 4, lớp 5 nói riêng.
 	- Sở giáo dục đào tạo tổ chức nhiều chuyên đề, hội nghị trao đổi về phương pháp dạy Mĩ thuật mới cấp thành phố, cấp quận.
- Các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho môn Mĩ thuật như: tranh ảnh, băng hình những tiết dạy tốt gửi cho các trường tiểu học trong toàn quốc.
- Tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thi vẽ tranh các cấp cho các em học sinh tiểu học.
 Trên đây là một vài ý kiến của tôi mang tính chất trao đổi và tham khảo được rút ra từ kinh nghiệm thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học. Rất có thể những vấn đề nội dung tôi đề cập trong đề tài này chưa thật đầy đủ và thấu đáo. Tôi rất mong muốn nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các cấp, ban giám hiệu nhà trường và các bạn đồng nghiệp giúp tôi hoàn thiện hơn nữa trong chuyên môn của mình.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc