Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch ở khối lớp 1

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:

* Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường. Giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy môn Mĩ thuật.

- Đa số học sinh ngoan, chăm chỉ, nhà gần trường nên thuận lợi cho việc học tập của học sinh. Phần lớn các em rất hứng thú với môn học

- Phụ huynh học sinh luôn quan tâm, sách vở, đồ dùng học tập của các em, sách vở và đồ dùng học tập của các em có đầy đủ. Trường, lớp khang trang sạch đẹp.

* Khó khăn:

a. Đối với giáo viên:

- Đây là năm đầu tiên áp dụng dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch nên cũng gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy và nghiên cứu tài liệu.

b. Đối với phụ huynh:

- Một số phụ huynh ít quan tâm còn xem nhẹ môn học này, nên đây cũng là nguyên nhân đẫn đến các em còn hay quên sách vở và đồ dùng học tập. Khi thực hành các em không có đồ dùng học tập, nên các em còn thiếu tập trung trong giờ học.

c. Đối với học sinh:

- Sự nhận thức cũng như vốn hiểu biết của các em không đồng đều. Phần lớn các em chưa biết học môn học này, một số em chưa đi học Mầm non.

doc 3 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 370
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch ở khối lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch ở khối lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch ở khối lớp 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: 
1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch ở khối lớp 1”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn tiểu học
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường. Giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy môn Mĩ thuật.
- Đa số học sinh ngoan, chăm chỉ, nhà gần trường nên thuận lợi cho việc học tập của học sinh. Phần lớn các em rất hứng thú với môn học
- Phụ huynh học sinh luôn quan tâm, sách vở, đồ dùng học tập của các em, sách vở và đồ dùng học tập của các em có đầy đủ. Trường, lớp khang trang sạch đẹp.
* Khó khăn:
a. Đối với giáo viên:
- Đây là năm đầu tiên áp dụng dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch nên cũng gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy và nghiên cứu tài liệu.
b. Đối với phụ huynh:
- Một số phụ huynh ít quan tâm còn xem nhẹ môn học này, nên đây cũng là nguyên nhân đẫn đến các em còn hay quên sách vở và đồ dùng học tập. Khi thực hành các em không có đồ dùng học tập, nên các em còn thiếu tập trung trong giờ học.
c. Đối với học sinh:
- Sự nhận thức cũng như vốn hiểu biết của các em không đồng đều. Phần lớn các em chưa biết học môn học này, một số em chưa đi học Mầm non.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1 Mục đích của giải pháp
 Nhằm nâng cao tinh thần yêu thích môn Mĩ thuật và phát triển nhận thức tư duy sáng tạo, kích thích sự tương tác của các em ngay khi còn học lớp 1. 
 	 * Điểm mới của giải pháp: 
 Mĩ thuật Đan Mạch dạy theo từng chủ đề có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường, khơi dậy năng lực sáng tạo của học sinh, phát huy tính chủ động, linh hoạt giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chính xác và hoàn chỉnh. 
	 * Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: 
 Giải pháp này đã hệ thống các phương pháp có thể áp dụng trong các tiết dạy có sử dụng máy nghe nhạc, những vật mẫu tạo hình 2D, 3D... , những phế liệu tạo thành sản phẩm nhằm giúp cho học sinh có hứng thú học tập hăng say và tích cực hơn trong môn học Mĩ thuật. 
	 * Cách thức thực hiện: 
	+ Trao đổi với đồng nghiệp.
	+ Thông qua việc giảng dạy trực tiếp trên lớp. 
3.2.2. Nôi dung giải pháp:
 *Các bước thực hiện của giải pháp mới: 
a. Vai trò của giáo viên trong áp dụng phương pháp mới:
- Giáo viên phải có sự nghiên cứu và chuẩn bị kĩ bài dạy phù hợp với thực tế học sinh. Nắm vững quy trình dạy và học mĩ thuật theo phương pháp mới .
- Giáo viên chủ động theo từng nội dung tiết dạy và kết hợp nhiều kĩ thuật trong một chủ đề.
- Giáo viên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học (máy nghe nhạc, bìa cứng, giấy A4, giấy màu, hồ dán, tranh ảnh để hướng dẫn cho học sinh.
Kết hợp giáo dục kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động giáo dục mĩ thuật cho học sinh.
* Ví dụ: Chủ đề 5 - lớp 1: Em và bạn; áp dụng vẽ biểu cảm, vẽ cùng nhau, xây dựng cốt chuyện.
b. Phối hợp với phụ huynh học sinh:
Ngay trong phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm tôi đã giới thiệu về phương pháp Mĩ thuật Đan Mạch và nhờ phụ huynh trang bị những đồ dùng cần thiết phục vụ cho chủ đề của các tiết học như: giấy, màu vẽ, dây chì, bìa cứng, vải , vỏ hộp,
c. Cách sắp xếp học sinh:
Từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu về tính cách học sinh cũng như hoàn cảnh gia đình của các em để có những phương pháp phù hợp. Những học sinh có hoàn cảnh khó khăn không có đồ dùng thực hành tôi sắp xếp cho các em ngồi cạnh những bạn có đầy đủ đồ dùng để các em thực hành theo nhóm được cùng nhau trải nghiệm và sáng tạo.
Thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, động viên các em thu gom những vât liệu có thể sử dụng tái chế lưu giữ tại phòng trưng bày mĩ thuật. Khi học đến chủ đề phù hợp với chất liệu sẵn có thì các em không mất thời gian tìm kiếm mà thỏa sức sáng tạo thành những sản phẩm có ích, đẹp mà phù hợp với chủ đề.
d. Sử dụng đồ dùng dạy học:
Mĩ thuật Đan Mạch đã khơi dậy năng lực sáng tạo của học sinh, phát huy tính chủ động, linh hoạt của người dạy chính vì thế việc sử dụng đồ dùng trực quan là vô cùng cần thiết giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chính xác và hoàn chỉnh.
Ví dụ: Chủ đề 11: “Vườn rau của bác nông dân”
- Đầu tiên tôi đã sử dụng một số mẫu vẽ thật như cà rốt, cà chua, hành tây để giới thiệu với các em .
- Sau đó tôi sử dụng tranh ảnh vẽ về các loại rau củ 
- Tiếp đó là một số hình ảnh các vật mẫu được tạo hình 2D ( xé dán).
- Tạo không khí vui tươi, hứng thú tôi đá giới thiệu với các em một số vật mẫu được tạo hình 3D ( nặn).
Việc sử dụng đồ dùng dạy học tôi thấy học sinh nắm bắt bài một cách rất tốt đồng thời phát huy hết khả năng sáng tạo của các em với nhiều hình thức khác nhau có thể vẽ, xé dán, nặn,tạo ra sự đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng tốt mục tiêu bài học.
e. Tổ chức câu lạc bộ Mĩ thuật:
Để nâng cao chất lượng cho học sinh trong môn Mĩ thuật tôi đã tham mưu với ban giám hiệu nhà trường thành lập câu lạc bộ Mĩ thuật hoạt động thường kì 2 lần/ tháng nhằm giúp các em có năng khiếu phát huy hết khả năng và sáng tạo đa dạng các chủ đề, các em mạnh dạn trao đổi với nhau để tạo ra những sản phẩm phù hợp mang tính thẩm mĩ cao. Bên cạnh đó khi học tại câu lạc bộ còn giúp những em chưa hoàn thành chủ đề có thêm thời gian để học hỏi, nghiên cứu và thực hành để dễ dàng hoàn thành sản phẩm một cách nhanh nhất. Vì là học sinh lớp 1 nên khả năng nhớ bài ngay trên lớp còn hạn chế nên khi tham gia học câu lạc bộ giúp cho các em hệ thống lại được kiến thức trên lớp một cách sâu sắc hơn, phấn khởi, hăng say và tích cực hơn trong học môn Mĩ thuật.
f. Tổ chức sân chơi Mĩ thuật:
Mĩ thuật là môn học nhẹ nhàng mang tính thẩm mĩ cao đòi hỏi học sinh phải có trí tưởng tượng, sự sáng tạo và sự khéo léo trong quá trình thực hành. Chính vì vậy việc tổ chức sân chơi Mĩ thuật là cần thiết. Tạo cơ hội cho các em giao lưu, học hỏi lẫn nhau giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp. Với sân chơi này tôi sẽ cho các em thử sức với nhau ở các vòng chơi. Như vậy giúp các em thư giản hơn trong quá trình học, thêm yêu thích môn học mĩ thuật hơn.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Tôi bắt đầu nghiên cứu và tìm tòi ra những giải pháp tổ chức dạy học, nhằm mục đích làm sao tạo được hứng thú, sự yêu thích học môn Mĩ thuật ở các em học sinh. Vì vậy đối với giải pháp này, bản thân tôi đã áp dụng ngay trong đơn vị của mình và đạt kết quả khả quan. Vì vậy giải pháp có thể nhân rộng ra những đơn vị khác để các bạn đồng nghiệp cùng trao đổi và thực hiện tốt hơn nữa nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Mĩ thuật ở trường tiểu học .
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
- Qua một số biện pháp tôi đã áp dụng xuyên suốt trong quá trình dạy nhằm giúp các em say mê học tập, không bị áp lực, tự tin làm việc nhóm, khơi dậy ở học sinh trí tò mò, lòng ham hiểu biết, lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người của các em. Góp phần nâng cao dần chất lượng giảng dạy.
 Kết quả thống kê chất lượng trong năm học 2016 - 2017 
Giai đoạn
Tổng số HS khối 1
Bài vẽ đạt yêu cầu
Bài vẽ chưa đạt yêu cầu
TS
Tỉ lệ %
TS
Tỉ lệ %

Cuối HKI

205

131

63,9 %

74

36,1%

Cuối năm học
209
209
100%
0
0%

 3.5. Tài liệu kèm theo: Không có.
 Kiên Lương, ngày 9 tháng 5 năm 2017
 Người mô tả
 Nguyễn Thị Tâm

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc