Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt bài 13 xem tranh Bác Hồ đi công tác môn Mĩ thuật lớp 5
Mĩ thuật là một trong những môn học góp phần vào việc bồi dưỡng thẩm mĩ cho học sinh, đặc biệt là học sinh Tiểu học. Chương trình mĩ thuật dạy theo định hướng phát triển năng lực. (Vận dung phương pháp mới của dự án hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật Tiểu học do vương quốc Đan Mạch tài trợ) có rất nhiều dạng bài khác nhau với sự phân chia thời gian khác nhau. Với chương trình môn Mĩ thuật lớp 5, phần lớn các bài học là các hoạt động tạo hình như vẽ tranh, tạo dáng, ứng dụng mĩ thuật … nên học sinh rất hào hứng. Tuy nhiên có bài 13 là bài xem tranh hay còn gọi là Thường thức mĩ thuật giúp các em tiếp xúc, làm quen với tác phẩm mĩ thuật thông qua tìm hiểu, phân tích để cảm nhận cái hay, cái đẹp và thưởng thức các tác phẩm bằng khả năng và ý thích của mình.
Bài 13: Xem tranh Bác Hồ đi công tác của họa sĩ Nguyễn Thụ là một trong những bài dạy tương đối khó. Theo một số giáo viên thì đây là bài khô khan, khó hấp dẫn tạo được hứng thú cho học sinh so với những bài khác. Tuy nhiên nếu chúng ta thử nhìn, thử tiếp cận ở một góc độ khác với một số biện pháp tích cực tương ứng thì chắc chắn sẽ thu được những kết quả khả quan.
Qua một số năm dạy môn Mĩ thuật ở khối lớp 5 tôi đã nghiên cứu, áp dụng thử nghiệm tổ chức học tập bài này theo một hướng mới. Kết quả cho thấy học sinh rất thích và hào hứng khi được học bài này. Các em rất mạnh dạn tích cực trao đổi, phát biểu xây dựng bài trong giờ học. Tiết học nhẹ nhàng, vui tươi, sôi động và đạt được một số kết quả tốt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt bài 13 xem tranh Bác Hồ đi công tác môn Mĩ thuật lớp 5

sẽ là khó khăn cho cả thầy và trò nếu không có phương pháp tổ chức linh hoạt, hợp lý. Để tránh nhàm chán có thể cho lớp học hoạt động theo quy trình và các phương pháp học tập. - Học sinh đọc, hiểu để trả lời câu hỏi. - Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh trả lời. - Cho học sinh thảo luận theo nhóm 2 (theo bàn học) - Cho học sinh thảo luận theo nhóm 4 (2 bàn học một nhóm) - Cho học sinh hoạt động theo dãy bàn học hoặc theo tổ. - Giáo viên đưa ra các thông tin học sinh lựa chọn bằng trả lời hoặc lựa chọn bằng giơ tay. - Giáo viên thuyết trình học sinh nghe. - Học sinh trình bày ý kiến của mình về tác phẩm, tác giả trước cả lớp và thầy cô. Chú ý: Mỗi hoạt động có những ưu điểm riêng nên giáo viên tự do lựa chọn, sắp xếp các hoạt động sao cho phù hợp với đối tượng cũng như phong cách dạy của mình. Với mỗi lớp cũng nên có những sự linh hoạt tránh dập khuôn gây nhàm chán. Sự sáng tạo của giáo viên cũng thể hiện rất rõ nét trong cách sắp xếp các hoạt động. Đương nhiên cần phải tuân thủ những yêu cầu cơ bản của một tiết dạy. Với cá nhân tôi liên tục thay đổi các hoạt động theo dạng nhóm để các em có thể cùng trao đổi và tìm ra những ý đúng của câu hỏi. 3.3. Biện pháp 3: Khai thác bài dạy nhằm làm rõ nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. 3.3.1. Giới thiệu về tác giả. - Trong sách giáo khoa của giáo viên và học sinh đã nêu khái quát những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp của hoạ sĩ nên có thể tiến hành như sau: + Cho một vài học sinh đọc cả lớp cùng nghe, hiểu và trả lời những câu hỏi gợi ý của giáo viên. + Cho học sinh đọc thầm, suy nghĩ và chiếm lĩnh thông tin qua việc trả lời câu hỏi gợi mở của giáo viên. Lưu ý: Tuỳ đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn phương pháp thích hợp, cách đặt câu hỏi cũng phải phù hợp với khả năng của học sinh: Ví dụ: + Hãy nêu một số nét về tác giả? (Tên hoạ sĩ, năm sinh, quê quán, quá trình học tập và công tác...?) + Kể tên những tác phẩm (bức tranh) tiêu biểu? + Em còn biết những gì về họa sĩ? (Mở rộng) Sau khi học sinh trả lời giáo viên kết luận, bổ sung những thông tin còn thiếu về tác giả, những thành tích, danh hiệu mà họa sĩ đạt được và đóng góp cho nền mĩ thuật nước nhà nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung. 3.3.2. Hướng dẫn học sinh xem tranh Giáo viên có thể nêu những câu hỏi gợi mở cho học sinh trả lời theo các hình thức sau: - Đọc thông tin đơn lẻ + Hướng dẫn học sinh đọc các thông tin qua những hình ảnh trên tranh: Trong sách giáo khoa của học sinh và giáo viên ở phần hướng dẫn học sinh xem tranh đã có phần tóm tắt nội dung tranh qua việc mô tả hình ảnh trong bức vẽ ngắn gọn, xúc tích. Thông thường nhiều giáo viên ở phần này chỉ hỏi được vài câu hỏi, học sinh trả lời theo nội dung đã tóm tắt trong sách giáo khoa là hết không còn gì để thầy trò hoạt động nữa nên chuyển sang trò chơi hoặc vẽ ... để lấp thời gian trống. Không nên cho học sinh đọc và phát biểu theo những gì đã có mà nên hướng dẫn các em đọc được thông tin đó qua việc trả lời những câu hỏi gợi mở của giáo viên với hình thức và các mức độ khác nhau. Trong đó có thể đặt nhiều câu hỏi nhỏ để gợi mở học sinh trả lời và dần dần làm sáng rõ những thông tin có trên mặt tranh hướng tới nội dung của bức hoạ. Nhiều người nghĩ rằng đó là vụn vặt, hoặc tìm hiểu quá sâu, sa đà quá tham vọng với trẻ nhỏ. Nhưng thực tế lại làm cho không khí lớp học được hâm nóng lên, học sinh rất thích khi tự các em tìm kiếm thông tin chứ không phải xem tranh lấy lệ và rồi trả lời bằng việc đọc từ trong sách giáo khoa ra. Cần có những phương án là những câu hỏi chi tiết đến từng hoạt động. - Ví dụ: + Trong tranh hình ảnh nổi bật là gì? + Ngoài ra còn có hình ảnh nào khác? Chi tiết hơn nữa là những câu hỏi mà học sinh trung bình, yếu có thể trả lời được. Đây là cơ hội để các em được phát biểu, trao đổi tạo sự tự tin, mạnh dạn khẳng định mình. - Ví dụ: + Bác Hồ và anh cảnh vệ đang làm gì? + Tư thế, dáng vẻ của Bác và anh cảnh vệ? + Trang phục của anh cảnh vệ và Bác? + Ngoài ra còn có gì khác biệt trên từng nhân vật? + Hình dáng của hai con ngựa? + Màu sắc của bức tranh rực rỡ hay trầm ấm? + Các hình ảnh rõ nét hay mờ ảo? + Em thấy bức tranh có vẻ mềm mại hay khỏe khoắn? * Tổng hợp các thông tin. Hướng dẫn học sinh biết cách xâu chuỗi thông tin có lôgíc để giải mã cho bức tranh bằng những câu hỏi yêu cầu sự suy nghĩ, chọn lọc, sắp đặt các dữ liệu theo trật tự nhất định. Đó là những câu hỏi tổng hợp tưởng như đơn giản song nó mang lại sự hấp dẫn lôi cuốn học sinh khám phá, chứng minh suy đoán, nhận định của mình. Các em được dịp tranh luận, học hỏi bạn một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. - Ví dụ: + Bác Hồ đang đi đâu? + Bác Hồ đang đi công tác ở đâu? + Tại sao em biết điều đó? (Những hình ảnh nào cho biết điều đó?) Học sinh sẽ chứng minh được nhận định của mình qua cách tư duy logíc của lứa tuổi các em. Câu hỏi này vừa đòi hỏi sự suy luận của học sinh bằng sự liên hệ giữa tác phẩm đối với thực tế cuộc sống. Những câu hỏi dạng này không khó đối với sự hiểu biết của các em nên nó gây được sự chú ý và mong muốn trả lời những suy nghĩ, nhận định của mình. + Tại sao lại phải đi công tác bằng ngựa? Câu hỏi dạng này đòi hỏi ở học sinh sự quan sát tinh tế, hiểu biết về đặc trưng và diều kiện của vùng miền. Đồng thời qua đó giáo viên có thể nhắc lại hoặc hỏi học sinh về bối cảnh trong tranh thể hiện giai đoạn, hoàn cảnh lịch sử nào của dân tộc. * Những vấn đề làm rõ nội dung bức tranh. Giáo viên phải chú ý đến những hình ảnh kết nối làm rõ nội dung của tác phẩm. * Hoàn cảnh lịch sử: Mỗi một tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh một nội dung nào đó trong một hoàn cảnh lịnh sử nhất định nó gần như tương ứng với năm sáng tác của tác phẩm. Thông thường thầy cô giáo hay nêu những thông tin này khi tổng kết ở phần xem tranh. Nhưng nếu chúng ta thử hỏi học sinh bằng một số câu hỏi gợi ý các em sẽ phát hiện ra bằng cách suy luận hoặc liên hệ với thực tiễn, liên hệ với lịch sử. - Ví dụ: + Theo em bức tranh diễn tả thời gian nào của lịch sử? Còn nếu như học sinh không trả lời được thì giáo viên nói tóm tắt để các em ôn lại đôi chút lịch sử. * Màu sắc và đường nét: Một trong những yếu tố rất quan trọng trong bức tranh đó là đường nét và màu sắc. Nó chính là ngôn ngữ của hội hoạ. Ngoài những câu hỏi trong sách giáo viên chúng ta có thể hỏi thêm chi tiết hơn. Ví dụ như: + Màu chủ đạo (màu được dùng nhiều nhất) là màu gì? + Đó là màu nóng hay màu lạnh? + Màu sắc đó tạo cho em cảm giác gì? + Màu sắc ấy có phù hợp với nội dung ở bức tranh không?... Giáo viên kết luận và chỉ cho học sinh thấy được vài trò của màu sắc trong việc góp phần làm sáng rõ nội dung của bức hoạ. Ngoài ra có thể cho các em thấy được cách vẽ hoặc bút pháp mà hoạ sĩ sử dụng qua vài lời ngắn gọn. * Bố cục (cách sắp xếp) trong tranh. Sự sắp xếp các hình ảnh trong tranh (bố cục) cũng là một yếu tố tạo nên diện mạo của tác phẩm và góp phần xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tranh. Do vậy cũng phải cho học sinh thấy vai trò của sự sắp đặt chủ ý của họa sĩ. + Các nhân vật được họa sĩ sắp xếp như thế nào? + Tư thế động tác của các nhân vật? Để tạo thêm hứng thú cho học sinh có thể cho các em tự đặt tên bức tranh theo cách cảm, cách nghĩ của mình. Tuy nhiên người giáo viên cần phải khéo léo trong việc định hướng nội dung tránh những tranh luận làm sai đi ý nghĩa của vấn đề. Đây cũng là cách để kiểm tra sự nhận thức của các em qua bài học. * Chất liệu: Học sinh phải biết được chất liệu được sử dụng để vẽ là màu bột. Bên cạnh đó giáo viên phải nói qua về chất liệu cho học sinh biết thêm về đặc tính những ưu nhược điểm khi dùng bột màu. Giáo viên có thể nói thêm cách nhận ra đặc trưng của chất liệu bột màu để khi tiếp xúc các em cũng nhận ra. * Những câu hỏi mở: Là những câu hỏi mở có nhiều cách lựa chọn và lý giải tùy theo khả năng và cảm nhận của từng em. Câu hỏi dạng này làm cho học sinh thích thú và mong muốn được trình bày suy nghĩ của mình. Nên có một số câu hỏi kiểu này ở cuối giờ học. Ví dụ: + Bác Hồ đang đi công tác vào thời điểm nào trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối? + Tại sao phải đi công tác từ sớm? + Em biết thêm những gì trong thời gian Bác Hồ sống và làm việc trên chiến khu Việt Bắc? Khi giáo viên tổng kết và nhận xét các ý kiến nên nhẹ nhàng khéo léo vừa động viên khích lệ vừa định hướng để các em nhận ra những thông tin đúng hoặc để các em suy nghĩ thêm và giáo viên sẽ giải đáp vào giờ học sau. Nó sẽ tạo cho các em sự hứng khởi tiếp tục suy nghĩ và tranh luận kể cả khi kết thúc tiết học đến khi mà giáo viên có dịp trả lời đáp án chính xác. 3.3.3. Hướng dẫn học sinh thực hành.(Tạo hình mô phỏng theo bức tranh). Sau khi học sinh tìm hiểu xong những giá trị nghệ thuật cũng như nội dung của tác phẩm ở tiết 1 sang tiết 2 sẽ hướng dẫn học sinh tạo sản phẩm bằng cách mô phỏng lại bức tranh bằng những cách sau: - Vẽ mô phỏng theo bức tranh và vẽ màu theo ý thích. - Cắt hoặc xé dán bằng giấy màu các loại dựa theo bức tranh mẫu của tác giả Nguyễn Thụ. - Tạo hình bằng đất nặn theo hai cách: + Cách 1: Vẽ hình bức mô phỏng bức tranh trên bìa cứng hoặc giấy cứng sau đó dùng đất nặn miết dính theo hình vẽ. Có thể phối màu đất bằng cách chồng đè như vẽ màu. + Cách 2: Dùng đất nặn để nặn hình mô phỏng Bác Hồ và anh cảnh vệ đang cưỡi ngựa. (nặn 3D) Vẽ hình Bác Hồ và anh cảnh vệ cưỡi ngựa rồi vẽ màu. Sau đó cắt rời và dán vào giấy hoặc bìa cứng để tạo chân đế đặt ở không gian ba chiều. Vẽ hoặc phối cảnh nền phía sau tạo ra các lớp không gian như bài Trang trí sân khấu và nhiều bài khác. Đến hoạt động này thì học sinh tự chọn hình thức, vật liệu để thể hiện và hoàn thành sản phẩm. Trên thực tế các em làm rất tốt phần này và tạo ra nhiều sản phẩm đẹp. Trên đây là những chuẩn bị mà theo tôi là hết sức cần thiết dẫn tới sự thành công cho tiết dạy. Tuy nhiên trên cơ sở những chuẩn bị chu đáo thì phương pháp dạy cũng rất quan trọng sao cho tiết học vừa nhẹ nhàng vừa sôi động. Trong mỗi lần dạy và với mỗi lớp sẽ có sự điều chỉnh nhất định cho phù hợp với phong cách của từng giáo viên. 3.3.4. Kết quả Tôi đã áp dụng cách dạy như trên đối với bài xem tranh Bác Hồ đi công tác từ năm học 2019 cho tới năm học 2022 trong khối lớp 5 của trường và đã thu được những kết quả sau: Thống kê mức độ học sinh thích thú với bài học xem tranh. Năm học Rất thích thú Thích thú Chưa thích thú SL % SL % SL % 2019 - 2020 300 84% 70 18% 25 6% 2020 - 2021 372 85% 50 11,4% 15 3,4% 2021 - 2022 497 94% 34 6% 0 0% - Học sinh hiểu bài ngay trên lớp. - học sinh nhận xét được tranh theo cảm nhận của mình. - Khả năng tư duy hình tượng của các em được nâng lên. - Khả năng tư duy logic tốt hơn và cách diễn đạt ngày càng thuần thục. - Sự liên hệ tác phẩm với thực tế tương đối tốt. - Các em vẽ tranh, tạo hình đẹp hơn khi được quan sát và học tập từ tranh, bức tranh của họa sĩ. Thống kê kết quả vẽ tranh mô phỏng theo tranh của họa sĩ (Tiết 2) Năm học Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 2019 - 2020 120 31% 267 64% 5 1% 2020 - 2021 180 41% 255 58,5% 2 0,5% 2021 - 2022 230 43% 301 57% 0 0% Từ những kết quả từ bài xem tranh trên sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng môn mĩ thuật khối 5 nói riêng và môn học mĩ thuật nói chung. C. KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ Kết luận Qua một số năm dạy bài xem tranh Bác Hồ đi công tác của lớp 5 tôi thấy: Bài xem tranh không khó và khô khan như mọi người vẫn nghĩ. Mà đây là một bài rất hay dễ khai thác và dễ hướng dẫn học sinh hoạt động tìm hiểu, thưởng thức tranh hoàn toàn phù hợp với những tâm sinh lý của tuổi Tiểu học. Học sinh sẽ phát huy được tối đa khả năng của mình đối với việc tìm hiểu và cảm nhận tranh nếu như có sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình, có nghiên cứu của các thầy cô giáo. Nó mang lại cho các em những kĩ năng ban đầu trong việc phân tích, đánh giá, cảm nhận, thưởng thức những tác phẩm mĩ thuật. Không chỉ vậy tình cảm thẩm mĩ cũng hình thành và được nâng cao. Nó sẽ làm cho tâm hồn trẻ thơ của các em thêm phong phú. Sau một thời gian tìm tòi, tôi rút ra những kinh nghiệm và lưu ý cho bài dạy xem tranh Bác Hồ đi công tác nói riêng và các tiết xem tranh nói chung như sau: - Giáo viên phải có sự say mê, yêu thích hội hoạ. - Phải có trình độ chuyên môn nhất định về mĩ thuật. - Hiểu biết về lịch sử mĩ thuật, có kiến thức trong việc phân tích, đánh giá, cảm nhận nghệ thuật hội họa. - Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Biết cách tổ chức các hoạt động phù hợp với nhận thức và tâm lí lứa tuổi. - Có sự đầu tư và sử dụng đồ dùng dạy học một cách khoa học. - Biết truyền cảm và kích thích hứng thú học tập ở học sinh. - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để cùng tổ chức tốt các hoạt động giáo dục. Để đạt được những điều đó trong quá trình giảng dạy đòi hỏi ở người giáo viên phải có sự nỗ lực phấn đấu luôn luôn tìm tòi, học hỏi ở các đồng nghiệp để có những giải pháp mang tính thiết thực cao. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ để giúp học sinh khối 5 học tốt bài 13 môn mĩ thuật, xem tranh Bác Hồ đi công tác. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp để những kinh nghiệm tôi trình bày được hoàn chỉnh hơn. 2. Khuyến nghị Với phòng giáo dục và đào tạo: + Thường xuyên tổ chức các chuyên đề môn mĩ thuật. + Tổ chức giao lưu với các quận huyện khác trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ + Lắng nghe và tìm những giải pháp tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Với nhà trường: + Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho giáo viên. + Đồng hành và hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy. Với giáo viên: + Cần chuẩn bị chu đáo với các tiết dạy. + Phải có lòng yêu nghề mến trẻ. + Luôn có ý thức sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. + Phối hợp với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục học sinh. Với học sinh: + Học sinh phải chuẩn bị tốt đồ dùng học tập. + Hoàn thành các bài học theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên. Trên đây là những suy nghĩ và mong muốn của tôi. Tôi rất mong được sự chỉ đạo của những người có trách nhiệm, sự góp ý nhiệt tình của các đồng nghiệp Hà Nội, ngày 9 tháng 4 năm 2023 Người viết. Nguyễn Thị Thương HỌA SĨ NGUYỄN THỤ VÀ MỘT SỐ TÁC PHẨM Họa sĩ Nguyễn Thụ Nguyễn Thụ, Bác Hồ đi công tác, Lụa. Nguyễn Thụ, Mùa đông, Lụa. Nguyễn Thụ, Nghỉ chân bên suối, Lụa. Nguyễn Thụ, Bên bếp lửa, Lụa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 09/2021/ TT – BGDĐT, Hà Nội ngày 30/03/2021, Quy định về quản lý về tổ chức dạy học trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2018), dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. 3. Nguyễn văn Cường, Bernd Meier ( 2016) lí luận dạy học hiện đại, cơ sở hiện đại, cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 4. Tài liệu bồi dưỡng tăng cường năng lực dạy học dành cho giáo viên trung học của Bộ GD & ĐT năm 2021. 5. Thông tư 27/2020/TT- BGDĐT quy định đánh giá học sinh Tiểu học. 6
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx
1. Đơn.docx
2. Mục lục.doc