Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tập hiệu quả Mĩ thuật tạo hình ở khối 2

Chương trình GDPT 2018 là chương trìnhcó nhiều điểm mới, học sinh được sáng tạo trảinghiệm trên các vật liệu, tạo ra nhiều sản phẩm như túi xách, hộp bút, đồ chơi.. Và môn Mĩ thuật khối 2 khi áp dụng theo chương trình này có nhiều học sinh rất hứng thú bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn. Học sinh không chuẩn bị đủ đồ dùng và các vật liệu như giấy màu bìa cứng,hộp giấy, chai nhựa để tạo hình sản phẩm. Đa số học sinh không cắt tạo hình được trên chai nhựa hay bìa cứng, hoặc các em làm rất chậm và vụng về. Một số học sinh chưa mạnh dạng, không tự tin trình bàysản phẩm trước lớp. Sản phẩm các em lảm ra thường giống mẫu của giáo viên, chưa đa dạng về hình thức. Thấy được điều đó tôi đã mạnh dạng đề ra “Một số biện pháp giúp học sinh học tập hiệu quả Mĩ thuật tạo hình ở khối 2”.
docx 4 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 350
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tập hiệu quả Mĩ thuật tạo hình ở khối 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tập hiệu quả Mĩ thuật tạo hình ở khối 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tập hiệu quả Mĩ thuật tạo hình ở khối 2
PHÒNG GDĐT THỊ XÃ BÌNH MINH	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN TRỖI	Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đông thành, ngày 10 tháng11 năm 2022
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY NĂM HỌC 2022-2023
Thông tin sơ lược
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Tuyền
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường TH Nguyễn Văn Trỗi
Nhiệm vụ được giao: Giáo viên Mĩ thuật
Tên biện pháp: Một số biện pháp giúp học sinh học tập hiệu quả Mĩ thuật tạo hình ở khối 2
Nội dung biện pháp
Tóm tắt biện pháp
Chương trình GDPT 2018 là chương trình có nhiều điểm mới, học sinh được sáng tạo trải nghiệm trên các vật liệu, tạo ra nhiều sản phẩm như túi xách, hộp bút, đồ chơi.. Và môn Mĩ thuật khối 2 khi áp dụng theo chương trình này có nhiều học sinh rất hứng thú bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn. Học sinh không chuẩn bị đủ đồ dùng và các vật liệu như giấy màu bìa cứng, hộp giấy, chai nhựa để tạo hình sản phẩm. Đa số học sinh không cắt tạo hình được trên chai nhựa hay bìa cứng, hoặc các em làm rất chậm và vụng về. Một số học sinh chưa mạnh dạng, không tự tin trình bày sản phẩm trước lớp. Sản phẩm các em lảm ra thường giống mẫu của giáo viên, chưa đa dạng về hình thức. Thấy được điều đó tôi đã mạnh dạng đề ra “Một số biện pháp giúp học sinh học tập hiệu quả Mĩ thuật tạo hình ở khối 2”.
Việc giảng dạy Mĩ thuật tạo hình ở khối 2 có ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm: Học sinh sẽ linh hoạt sáng tạo, sản phẩm đa dạng phong phú về hình thức và chất liệu, sau mỗi chủ đề các em được thực hành và trải nghiệm nhiều hơn.
Nhược điểm: Do yêu cầu thực hành sản phẩm trên nhiều chất liệu và vận dụng sáng tạo với nhiều hình thức nên rất ít học sinh chuẩn bị đủ đồ dùng học, thao tác trên vật liệu giấy cứng, và chất liệu tái chế từ ly, chai nhựa rất khó với khả năng của các em.
Thấy được kết quả hoàn thành sản phẩm của học sinh không cao nên tôi đã tiến hành khảo sát sản phẩm làm được của học sinh, sau khi kết thúc 1 chủ đề. Kết quả như sau:
Nội dung
Số HS
Tỉ lệ
Hoàn thành tốt
28/114
24,6%
Hoàn thành
37/114
32,4%
Chưa hoàn thành
49/114
43%

Từ thực trạng nêu trên để nâng cao chất lượng thực hành trong nội dung Mĩ thuật tạo hình và giúp học sinh hứng thú học hơn thì tôi đã đề ra một số giải pháp sau:
Giải pháp 1. Giúp học sinh chuẩn bị tốt đồ dùng và vật liệu học tập
Tạo điều kiện để học sinh trang bị đủ các đồ dùng học tập, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, nhờ thông tin đến phụ huynh trong các buổi họp. Tuyên dương những học sinh học tốt môn mĩ thuật trước học sinh và phụ huynh. Kết bạn Zalo nhắc nhở trên nhóm. Mời phụ huynh tham quan những sản phẩm đẹp của các em. Thấy được sản phẩm đẹp ý nghĩa mà học sinh đã vận dụng sáng tạo thì phụ huynh sẽ chuẩn bị cho các em đầy đủ dụng cụ học tập khi đến giờ học Mĩ thuật.
Về các vật liệu tái chế như hộp sữa, chai nước thì giáo viên chỉ cần trưng bày ở phòng Mĩ thuật một số món đồ chơi hay đồ dùng học tập được tái chế từ vỏ hộp. Nhằm gây sự thích thú trong các em thì các em sẽ tự giác ý thức để dành vỏ hộp và chai nhựa chờ đến giờ học để được trải nghiệm.
Giải pháp 2. Đa dạng các vật liệu để thực hành tạo hình.
Đa số học sinh đều có ý tưởng tạo ra sản phẩm mĩ thuật, tuy nhiên việc thao tác trên vật liệu chai nhựa, giấy bìa cứng rất khó. Để giải quyết khó khăn này, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt lựa chọn đa dạng các vật liệu nhẹ, mỏng hơn như chai nhựa chuyển sang ly nhựa. Hộp giấy dày cứng khó cắt thì gợi ý cho học sinh những sản phẩm nào dùng được nguyên hình dáng hộp sẵn, đính ghép lại, không cần cắt nhiều. Hoặc giáo viên gợi ý cho các em tự nêu lên ý tưởng sản phẩm của mình, các em thực hành trong khả năng, chi tiết khó giáo viên sẽ hỗ trợ.
Giải pháp 3. Tạo hứng thú học tập qua kĩ thuật KWHL
Để khơi cho các em nguồn cảm hứng, giáo viên cần tổ chức hoạt động học tập để lồng ghép vào các tiết học tạo hình sản phẩm.
Giáo viên phải biết linh hoạt lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp, có thể sử dụng kĩ thuật KWHL để khai thác câu trả lời học sinh khi chia sẻ về sản phẩm của mình.
Ví dụ: Giáo viên muốn học sinh tự tin trình bày giới thiệu tên sản phẩm túi xách đã làm? Cách thức làm? Sản phẩm đã đạt tới mức độ nào? Người giáo viên sẽ mời cả lớp chơi trò chơi trả lời nhanh. Giáo viên sẽ nêu ra 4 câu hỏi cho cả lớp trước. Khi giáo viên mời học sinh nào thì học sinh đó sẽ lên bảng trình bày trả lời nhanh 4 câu hỏi kết hợp chỉ vào tranh mình. Các câu hỏi:
K- (Điều đã biết) ->1/ Em hãy cho biết túi xách dùng để làm gì?
W-(Điều muốn biết) ->2/ Em muốn tạo ra túi xách có hình dạng như thế nào?
H- (Cách thực hiện)->3/ Chiếc túi của em đã làm bằng cách nào?
L- (Điều làm được) ->4/ Em có nhận xét gì về chiếc túi xách của mình, và cùa bạn cùng nhóm?
Ngoài ra người giáo viên nên lấy khích lệ, động viên là chính. Để giúp các học sinh tự tin, bớt áp lực và thoải mái chia sẻ những cảm nhận của mình.
Một điều quan trọng là người giáo viên phải biết vận dụng những phương pháp, kĩ thuật đánh giá phù hợp, nhằm phát huy năng lực, phẩm chất học sinh, khuyến khích học sinh tự học, tự tin khi trình bày, chia sẻ. Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh.
Giải pháp 4. Tổ chức trò chơi “Hội chợ đồ dùng tái chế”.
Nhằm tạo cho học sinh cảm hứng táng tạo, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú đa dạng, tôi tổ chức cho học sinh trò chơi “Hội chợ đồ dùng tái chế”. Thông qua trò chơi học sinh sẽ tự do vận dụng các nguyên vật liệu để tạo ra các sản phẩm gần gũi thân thiện với môi trường như: Đồ chơi, đồ dùng học tập, sản phẩm trang tríSau đó, tôi tổ chức cho học sinh trưng bày và bình chọn sản phẩm theo tiêu chí đã đề ra.
Tính mới
Trong các giải pháp tôi đưa ra thì tính mới được thể hiện ở giải pháp thứ 4 Tổ chức trò chơi “Hội chợ đồ dùng tái chế”. Thông qua trò chơi học sinh sẽ phát huy tính sáng tạo, óc thẩm mỹ, năng khiếu mỹ thuật, ý thức bảo vệ môi trường. Đồng thời, sản phẩm các em làm ra còn có tính ứng dụng cao, có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống.
Hiệu quả mang lại
Sau khi áp dụng các biện pháp, tôi đã tiến hành khảo sát lại vào tháng 4/2021. Kết quả như sau:
Nội dung
Trước
Sau

Tăng/giảm
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Hoàn thành tốt
28/114
24,6 %
68/114
59,6%
35%
Hoàn thành
37/114
32,4%
46/114
40,4%
7,9%
Chưa hoàn thành
49/114
43%
0
0%
0%
Với kết quả đạt được không chỉ giáo viên hoàn thành được nhiệm vụ, nâng cao chất lượng trong giảng dạy mà học sinh ngày càng có ý thức tự giác trong học tập, mạnh dạng, tự tin phát huy năng lực, năng khiếu của bản thân.
Phạm vi áp dụng
Từ kết quả đạt được thì biện pháp trên có thể áp dụng tiếp cho các khối 3,4,5 trong các chủ đề Mĩ thuật tạo hình và cả Mĩ thuật ứng dụng và áp dụng cho các trường đồng nghiệp của tổ chuyên môn Mĩ thuật trong huyện
Cam kết không sao chép hay vi phạm bản quyền
Đây là sáng kiến đầu tiên được áp dụng cam kết không sao chép không vi phạm bản quyền
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG	NGƯỜI BÁO CÁO
Nguyễn Thị Thanh Tuyền

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tap.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tập hiệu quả Mĩ thuật tạo hình ở khối 2.pdf