Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 5 theo phương pháp của Đan Mạch
Mĩ thuật là môn học giúp học sinh rèn luyện kỹ năng: nhìn, hiểu, tư duy và cảm nhận đượccái đẹp để phát triển khiếu thẩm mĩ, phát triểnóc quan sát cần thiết cho các em. Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp giúp học sinh phát huy hết khả năng tư duy, niềm đam mê, tính thẩm mĩ, phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh.
Việc triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới đã tạo thêm luồng gió mới giúphọc sinh hứng thú và tích cực hơn trong học tập, tuy nhiên vẫn còn một số học sinh chưa thật sự tích cực, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo và tỏ ra xem thường môn Mĩ thuật. Điều đó đã gây sự cản trở, vô tình tạo sự khó khăn cho giáo viên khi giảng dạy, mặc dù số lượng này không nhiều nhưng nó làm ảnh hưởng đến kết quả chung và tạo tiền lệ xấu cho quá trình dạy mĩ thuật sau này.
Thực trạng trên đã xảy ra trong quá trình tôi giảng dạy tại trường Yên Xá và thiết nghĩ điều này cũng có thể xảy ra ở một số trường tiểu học khác, đây chính là mâu thuẫn giữa thực trạng và yêu cầu đòi hỏi khách quan. Vấn đề này đã được tôi tìm hiểu một cách cặn kẽ và cũng đã tìm ra được nguyên nhân đó là học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn Mĩ thuật và cũng chưa có hứng thú khi học môn học này vì vậy các em không có niềm say mê, yêu thích môn học.
Vậy trước những thực trạng trên làm thế nào để giúp cho học sinh có ý thức, có hứng thú hơn khi tham gia vào quá trình học tập của môn học đạt kết quả cao. Tôi đã tiến hành khảo sát, thăm dò ở học sinh khối lớp 5 xem có bao nhiêu em thích học vẽ và không thích học vẽ, để từ đó tìm ra giải pháp khắc phục.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 5 theo phương pháp của Đan Mạch

ỉnh phương pháp, cách điều hành phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tổ chức, quản lý hoạt động nhóm hiệu quả Mục đích là lôi cuốn học sinh tích cực tham gia học tập, tránh gây ồn làm ảnh hưởng lớp học kế bên. Trong giảng dạy Mĩ thuật theo phương pháp mới, các hoạt động yêu cầu phải tổ chức hình thức hoạt động nhóm đó là: Vẽ cùng nhau, xây dựng mô hình từ vật tìm được, xây dựng cốt truyện. Yêu cầu học sinh khi làm việc nhóm phải thực hiện theo đúng những qui định sau: Mỗi thành viên trong nhóm đều phải có trách nhiệm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Phải biết lắng nghe ý kiến của bạn và xem xét ý kiến nào là hợp lý nhất, không được cố gắng tự làm theo chủ ý của bản thân. Khi thực hiện việc phân công nhiệm vụ, mỗi cá nhân sẽ tự nhận phần việc của mình cho phù hợp năng lực cá nhân. Đồng thời các thành viên trong nhóm sẽ bàn bạc và quyết định ai – việc gì. Nhóm trưởng có nhiệm vụ nhắc nhở các bạn trong nhóm khi trao đổi cần nói vừa đủ nghe, không ảnh hưởng nhóm bạn và lớp kế bên. Sau khi vận dụng, tăng cường tổ chức dạy học theo nhóm phù hợp với nội dung bài học, tôi thấy học sinh có nhiều tiến bộ rõ rệt. Từ khả năng làm việc cá nhân đến làm việc theo nhóm, hoạt động tập thể, các em đã tự tin hơn, khả năng diễn đạt tốt hơn, khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác, khả năng phân tích đánh giá sản phẩm được cải thiện, các em đã mạnh dạn hơn và tự nhiên hơn khi nói lên những ý tưởng, suy nghĩ của mình trong quá trình đánh giá, nhận xét cũng như ý tưởng về bài vẽ của cá nhân. Ngoài ra dạy học theo nhóm còn giúp các em được thoải mái, hứng thú hơn khi học môn Mĩ thuật, không bị áp lực trong hoạt động học tập. Biện pháp 4: Tổ chức trò chơi gây hứng thú trong dạy học Mĩ thuật Trò chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi. Là một hoạt động vui chơi của trẻ mang nội dung giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục đức tính kiên trì, khéo léo, nhanh nhẹn, hợp tác công việc, ứng xử thông minh, quyết đoán....giúp cho các em học sinh “ Học vui – vui học”, “Học mà chơi - chơi mà học” một cách hứng thú và bổ ích. Muốn tổ chức trò chơi, giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ mục tiêu từng chủ đề, xem những nội dung mới, quan trọng trong giờ dạy để từ đó tổ chức trò chơi củng cố kiến thức. Tùy vào từng nội dung chủ đề, giáo viên nên tập trung vào nội dung trọng tâm mà tổ chức trò chơi, không chơi một cách tràn lan và thời gian tổ chức trò chơi thường diễn ra vào đầu hoặc cuối tiết dạy. Ví dụ 1: Chủ đề 9: “Trang phục yêu thích” Để bắt đầu vào bài học tôi cho học sinh chơi trò chơi “Em tập làm người mẫu”. Tôi mời một số học sinh lên bảng tham gia biểu diễn thời trang lúc này giáo viên sẽ bật nhạc sôi động để các em trình diễn dưới sự cổ vũ của các bạn dưới lớp để tạo sự hứng thú cho học sinh. Thông qua trò chơi tôi đã giới thiệu được tên chủ đề cũng như giúp học sinh nhận biết được nội dung của bài học. Ví dụ 2: Chủ đề 11 “Vẽ biểu cảm các đồ vật”. Cho học sinh chơi trò chơi “Tìm bố cục” Mục đích là rèn kĩ năng lựa chọn bố cục trong các bài vẽ. Chuẩn bị: 2 bộ hình bằng bìa cứng, mỗi bộ có các đồ vật, loại quả đã trang trí và tô màu có kích thước to, nhỏ, khác nhau, hồ dán, nam châm. Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội. Giáo viên phát cho mỗi đội 1 bộ yêu cầu lựa chọn các cách sắp xếp bố cục cân đối dán lên bảng. Khi có hiệu lệnh của giáo viên các đội dán lên bảng cách sắp xếp theo yêu cầu, đội nào nhanh và đẹp sẽ thắng cuộc. Tôi cũng sử dụng luôn sản phẩm trò chơi của các đội để phân tích cho học sinh hiểu cách sắp xếp các đồ vật như thế nào để có một bố cục đẹp trong tranh Tĩnh vật. Ví dụ 3: Chủ đề 8: “Trang trí sân khấu và sáng tác câu chuyện”. Để đánh giá sản phẩm thông qua câu chuyện của học sinh có thể tổ chức trò chơi:“Tập làm giám khảo” Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học. Chuẩn bị: Sản phẩm của học sinh sau tiết học, kẹp treo tranh, nam châm. Cách chơi: Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm lên bàn và cử 1 đại diện lên giới thiệu về sản phẩm cũng như kể một câu chuyện dựa trên các hình ảnh trên sản phẩm đó. Ban giám khảo sẽ đặt các câu hỏi về cách làm, cách trang trí và mục đích sử dụng sân khấu. Nhóm nào có sản phẩm đẹp và câu chuyện hay sẽ thắng cuộc. Thông qua trò chơi học sinh được đánh giá, xếp loại sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn và luyện tập củng cố kiến thức của bài học. Ngoài việc tổ chức trò chơi ở phần giới thiệu bài, phần đánh giá sản phẩm cũng có thể tổ chức trò chơi ở phần tìm hiểu và cách thực hiện. Như vậy vận dụng và sử dụng trò chơi trong dạy học Mĩ thuật tôi thấy kết quả là rất tốt. Nó có tác dụng không nhỏ giúp học sinh lĩnh hội một cách đầy đủ, chính xác, sinh động nội dung kiến thức bài học, có tác dụng hình thành, rèn luyện các kỹ năng học tập Mĩ thuật cho các em . Trò chơi đã gây được hứng thú học tập cho học sinh, phát huy được trí thông minh, sáng tạo, tinh thần tập thể cho các em, khơi dậy ở học sinh trí tò mò, lòng ham hiểu biết, lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người. Từ đó, học sinh sẽ yêu thích môn học , chất lượng học tập được nâng cao một cách rõ rệt. Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá, tuyên dương khen thưởng học sinh Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập, hay tuyên dương khen thưởng đối với học sinh cũng là phương pháp dạy học. Vì thế việc kiểm tra cần thường xuyên khách quan sẽ gây hứng thú, động viên khích lệ học sinh: Kiểm tra đánh giá lúc khám phá Kiểm tra đánh giá lúc luyện tập, sáng tạo. Kiểm tra đánh giá nhận xét cuối giờ học Ví dụ: Kiểm tra đánh giá lúc luyện tập, sáng tạo: Lúc thực hành giáo viên quan sát học sinh vẽ và khi phát hiện nhiều học sinh mắc lỗi bố cục, giáo viên có thể chỉnh sửa trực tiếp cho học sinh. Có thể đặt câu hỏi giúp học sinh tự suy nghĩ tìm ra cái hợp lí và chưa hợp lí. Trong bài vẽ của học sinh chưa hợp lí về bố cục, giáo viên có thể đặt câu hỏi: + Bài vẽ của em hoàn thành chưa? + Cách sắp xếp hình vẽ của em có hợp lí không? + Khoảng trống này để làm gì? +Nếu thêm hình ảnh vào đây thì có hợp lí không?... Hoặc bằng những câu hỏi khuyến khích như: + Nếu em vẽ thêm hình vào vị trí này bài sẽ đẹp hơn Tôi hướng dẫn học sinh so sánh nhận xét để tìm ra chỗ chưa đúng của bài. Như vậy học sinh sẽ hiểu hơn, tự điều chỉnh bổ sung kịp thời chỗ chưa đúng. Từ đó tạo tâm lí ham học, ham khám phá tìm tòi. Đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa vào mục tiêu của bài học, từng giai đoạn trên cơ sở tiêu chí mà tôi đưa ra nhằm rèn kĩ năng cho học sinh. Ví dụ: Giai đoạn đầu tôi hướng dẫn học sinh vẽ về bố cục, vẽ mảng, vẽ hình, giai đoạn thứ hai tập trung hướng dẫn vẽ nét đậm, nhạt, họa tiết, vẽ màu, khi đánh giá dựa vào những tiêu chí đưa ra theo mục tiêu, nội dung bài học. Sau khi học sinh hoàn thành bài vẽ của mình, học sinh mang sản phẩm lên trưng bày, có thể giáo viên cho học sinh dán bài lên bảng hoặc trình chiếu trên máy chiếu, tùy từng nội dung bài học mà có hình thức tổ chức khác nhau. Giáo viên dạy Mĩ thuật cần biết kết quả học của mỗi tiết dạy được thể hiện cụ thể ở ngay trên từng bài tập của học sinh nhưng chúng ta vẫn chú ý sự vận dụng về thái độ và hành vi còn quan trọng hơn. Vì vậy khi gặp những bài hoàn thành chưa tốt không nên đánh giá nặng nề quá mà hãy động viên và cho phép học sinh về nhà làm lại bài vì một số học sinh hiểu được, cảm thụ được nhưng rất khó thể hiện. Khi đánh giá kết quả học Mĩ thuật ở cuối giờ chỉ nên gợi ý cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau. Qua hệ thống câu hỏi gợi ý của giáo viên, học sinh nói lên nhận xét rồi tự đánh giá mức độ hoàn thành của mình để rồi tiếp tục hoàn thiện bài. Có thể cho học sinh tự đánh giá bài của mình, đánh giá cảm nhận bài của bạn. Sau khi học sinh được đánh giá bài của nhau thì giáo viên tổng kết ý kiến, đánh giá nhận xét chung bài của cả lớp và nêu hướng khắc phục cho các bài chưa tốt. Có thể về nhà hoàn thành bài hoặc về nhà làm lại bài theo đúng mục tiêu, nội dung bài học. Qua đó định hướng cho những bài hoàn thành phát triển bài vẽ cao hơn, vận dụng và sáng tạo theo những cách khác nhau. Ngoài ra, để khuyến khích các em khi các em đã có những bài hoàn thành tốt, xuất sắc thì tôi hướng dẫn cho các em làm và trang trí khung tranh, treo tranh trang trí góc học tập, trang trí lớp học, nhà cửa...có thể lựa chọn tranh vẽ tốt và sưu tầm thêm để trưng bày, triển lãm tại trường. Sản phẩm của học sinh Biện pháp 6: Phối kết hợp với Đoàn – Đội Ngoài những biện pháp trên tôi còn phối hợp với các tổ chức Đoàn - Đội của nhà trường trong các buổi tham quan thực tế tạo điều kiện cho từng cá nhân phát triển các kỹ năng quan sát, tìm tòi và có những trải nghiệm thực tế thú vị ngoài lớp học như: Tham quan thực tế tại viện bảo tàng, khu tượng đài liệt sĩ của xã, thăm các trang trại Qua đó giúp các em làm quen với môi trường sống đa dạng bên ngoài, khơi gợi niềm đam mê, tính sáng tạo, lòng yêu thiên nhiên, yêu động vật...tìm hiểu về lịch sử truyền thống của quê hương Biết vận dụng những quan sát thực tế vận dụng vào các chủ đề bài học như: Cuộc sống quanh em, Ước mơ của em, chú Bộ đội của chúng em,... Thông qua những chuyến đi thực tế đã giúp các em phát huy khả năng bản thân cũng như phát triển trong môi trường thực tế và thử thách hơn, đề cao khả năng tìm tòi, suy ngẫm và tính kiên trì và các em sẽ có những bước tiến mới trong việc phát triển tính tự lập và cảm thấy tự tin hơn. Các em có cơ hội phát triển các kỹ năng về việc hợp tác, làm việc theo nhóm, kỹ năng lãnh đạo, phân tích và giao tiếp hiệu quả trong thực tế. Những chuyến đi ý nghĩa này đã tác động trực tiếp vào sự say mê, sự hứng thú thực sự của các em dành cho môn học. Và đặc biệt đã đem đến cho học sinh những cơ hội phù hợp để học cách tôn trọng và quan tâm đến những người khác và môi trường sống xung quanh. Điều này thực sự khuyến khích các em trở thành những thành viên có ý thức và năng động trong cộng đồng. Kết quả đạt được Sau khi thực hiện thường xuyên áp dụng các giải pháp trên, tôi thấy có kết quả rõ rệt, không khí học tập sôi nổi hơn, học sinh phát biểu xây dựng bài nhiều hơn, học sinh vẽ bài có sáng tạo hơn, biết cách sắp xếp bố cục, vẽ màu có đậm, có nhạt và bài vẽ đẹp hơn tạo được dấu ấn cho người xem; Học sinh đã biết vận dụng sáng tạo các quy trình để tạo được nhiều sản phẩm từ quy trình vẽ cùng nhau, vẽ theo nhạc, tạo hình 2D, 3D, Học sinh biết cảm nhận, sáng tạo, chia sẻ, giao tiếp đánh giá, tham gia hoạt động nhóm năng động và tự giác hơn. Điều đặc biệt là tỉ lệ học sinh chưa đạt giảm đáng kể và tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt môn học tăng lên khá rõ so với những năm học trước. Hiện nay tỷ lệ đạt ở mức 100% đối với học sinh của khối 5. Tôi hy vọng rằng với phương pháp giảng dạy này sẽ tạo cho các em niềm say mê môn học, có niềm tin ở chính mình và việc dạy và học sẽ đạt kết quả cao hơn, dần dần sẽ không còn học sinh chưa đạt và chán nản về bộ môn học này. Điều đó chứng tỏ kết quả đã được qua trải nghiệm hoàn toàn có sức thuyết phục. Năm học Lớp Sĩ số Học sinh có hứng thú khi học môn Mĩ thuật Học sinh chưa hứng thú khi học môn Mĩ thuật 2022-2023 5A1 40 40 100% 0 0 5A2 42 42 100% 0 0 5A3 34 34 100% 0 0 5A4 39 39 100% 0 0 5A6 40 40 100% 0 0 Sản phẩm của học sinh KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Qua thực tế giảng dạy trong những năm qua tôi luôn xác định được mục tiêu trong nhà trường tiểu học đồng thời cũng hiểu sâu sắc được vai trò của môn Mĩ thuật trong việc giáo dục học sinh, phát hiện ra những mặt hạn chế và có một biện pháp nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Mĩ thuật ở lớp 5. Tôi thấy việc nắm vững phương pháp và cách tổ chức cơ bản về môn Mĩ thuật cũng như việc xây dựng cho mình một cách tổ chức dạy học vững chắc, tìm ra những giải pháp dạy học phù hợp của môn Mĩ thuật sẽ có tác dụng và ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động dạy và học, giúp cho giáo viên có một định hướng đúng đắn, phù hợp một cách thức tổ chức giờ hợp lý giúp cho học sinh hứng thú tìm hiểu, khám phá thế giới thẩm mĩ một cách say mê, hấp dẫn, góp phần giáo dục nên những con người toàn diện hơn. Nó giúp học sinh hoàn thiện nhân cách có ý thức tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng mọi người, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp hơn, từ đó điều chỉnh nên những con người mới với những nhân cách tốt. Nếu vận dụng tất cả các giải pháp, cùng với cách dạy linh hoạt của giáo viên chắc chắn chất lượng dạy học sẽ có bước đột phá đáng kể, góp phần đào tạo những mầm non mĩ thuật. Tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn học khác. Nâng cao hiệu quả dạy học, tạo điều kiện cho hoc sinh có đủ niềm tin bước vào thế giới muôn màu, muôn vẽ, nhẹ nhàng trong suy nghĩ và hành động ngây thơ của trẻ con, yêu cảnh vật thiên nhiên, yêu con người. Đó chính là sức mạnh của cái đẹp, cái đẹp làm cho cuộc sống trong sáng, hài hòa, phong phú, đa dạng hơn. Mặt khác sự tư duy Mĩthuật của các em mà tốt sẽ giúp các em làm bất cứ công việc gì cũng thành công. Qua quá trình tìm hiểu, đúc kết kinh nghiệm bản thân tôi cũng chỉ với mong muốn được góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào sự nghiệp giáo dục chung. Có thể giải pháp nêu trên chưa phải là tối ưu nhưng đó chính là một cách cần thiết và dễ dàng áp dụng, giúp giáo viên thực hiện tốt hơn vai trò của mình khi giảng dạy bộ môn Mĩ thuật ở Tiểu học theo phương pháp mới. Chẳng có phương pháp dạy học nào gọi là hay là dở đối với bất kỳ tiết học nào và đối tượng nào. Vấn đề chỉ là việc vận dụng nó thế nào cho đúng lúc, đúng cách để phát huy hiệu quả. 2. Kiến nghị Qua quá trình giảng dạy phân môn môn Mĩ Thuật ở trường Tiểu học và thông qua việc áp dụng sáng kiến tôi có một số kiến nghị, đề xuất như sau: Đối với nhà trường: Cần có thêm tủ đồ dùng, vị trí đặt tủ để đựng đồ dùng học tập của học sinh, của môn học. Đối với gia đình: Cần quan tâm mua sắm trang thiết bị học tập cho các em học sinh, giúp các em có đủ điều kiện tham gia học tập. Các cấp, các ngành liên quan cần mở những lớp tập huấn, hội thảo về giảng dạy mĩ thuật, tạo kinh phí cho giáo viên Mĩ thuật đi tham quan các danh lam thắng cảnh để mở rộng tầm hiểu biết. Trên đây là là một số giải pháp nhằm gây hứng thú học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 5 theo phương pháp mới của Đan Mạch góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong nhà trường, giúp học sinh hứng thú và yêu thích môn học Mĩ thuật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện và viết sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những hạn chế. Kính mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp./. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Trì,ngày 23 tháng 4 năm 2023 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Phương Huyền TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên Tiểu học – NXB Giáo dục. Tài liệu tập huấn giảng dạy Mĩ thuật Tiểu học theo phương pháp mới (Dự án SAEPS) do Bộ Giáo dục ban hành. Sách dạy Mĩ thuật lớp 5 (Theo định hướng phất triển năng lực) – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Sách giáo viên Nghệ thuật 5 - NXB Giáo dục. Mĩ thuật – phương pháp giảng dạy Mĩ thuật – NXB Đại học Huế. Hỏi – đáp về dạy học môn Mĩ thuật ở các lớp 1,2,3 - NXB Giáo dục.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_hoc_mon.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 5 theo phương.pdf