Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Mỹ thuật ở trường THCS
Mục tiêu của việc giáo dục mĩ thuật trong nhà trường phổ thông nói chung và ở THCS nói riêng là không nhằm đào tạo tất cả học sinh trở thành họa sĩ, mà nhằm hình thành kĩ năng sống cơ bản về thẩm mĩ, về cái đẹp, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, hài hòa. Bởi vậy khi dạy môn Mĩ thuật tôi nhận thấy rằng không nên biến tiết dạy thành những bài học công thức cứng nhắc, bài bản hoặc quá vụng về và căng thẳng. Theo tôi nhiệm vụ của người giáo viên là thông qua các bài dạy kích thích, gợi mở, tạo điều kiện để học sinh được tiếp xúc nhiều với nghệ thuật và phát huy tính tích cực, độc lập của các em trong bài tập thực hành, trong cách suy nghĩ và cách cảm thụ trước cái đẹp.
Qua nhiều năm dạy môn học Mĩ thuật nói chung và dạy Mĩ thuật THCS nói riêng tôi nhận thấy trong môn học Mĩ thuật, đây là một môn năng khiếu, đòi hỏi các em phải có tính sáng tạo, độc lập trong học tập. Vì thế, làm thế nào để các em chủ động trong học tập là điều mà những giáo viên như chúng tôi luôn trăn trở.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Mỹ thuật ở trường THCS

học sinh nhận xét về: + Bố cục? + Hình dáng? + Màu sắc? * Diễn tả màu nền, không gian, bóng ngả. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành: GV cho HS xem bài của HS khóa trước để rút kinh nghiệm. GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng HS. HS tập chung làm bài III. Bài tập: - Em hãy hoàn thành bài lọ hoa và quả (vẽ màu) Củng cố: GV chọn 2-3 bài (tốt - chưa tốt) của HS để học sinh tự nhận xét. Sau đó bổ sung góp ý. GV nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt, đúng. Động viên bài vẽ chưa tốt. Dặn dò: Về nhà hoàn thành phần hình nếu chưa xong bài này (nếu chưa xong) Mục tiêu: HS thêm hiểu biết gia. Tiết 29 – Bài 29: Vẽ tranh ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG (Tiết 1- Vẽ hình) Vẽ được một bức tranh về đề tài an toàn giao thông. Yêu thích vẽ tranh đề tài nói chung, đề tài an toàn giao thông nói riêng. Chuẩn bi: Giáo viên: Một số bức tranh về đề tài an toàn giao thông. Một số bài vẽ của HS vể đề tài an toàn giao thông. Hình minh hoạ các bước vẽ tranh. Bài giảng điện tử. Học sinh: Chuẩn bị dụng cụ học tập. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, Trò chơi, luyện tập. Tiến trình dạy - học: Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. GV: Cho học sinh xem một đoạn clip về giao thông. Bài mới: Giới thiệu bài: Như chúng ta đã biết an toàn giao thông luôn được đặt lên hàng đầu khi chúng ta tham gia giao thông. An toàn giao thông là nội dung một cuộc vận động lớn và là pháp lệnh của nhà nước để mọi người cùng thực hiện góp phần xây dựng kỉ cương mang lại cuộc sống bình yên hạnh phúc. Vậy chúng ta phải làm gì khi tham gia giao thông? HS: Phải thực hiện đúng luật giao thông. Đúng rồi! Và phải thực hiện luật an toàn giao thông như thế nào cho đúng thì chúng ta cùng tìm hiểu bài 29 này. Hoạt động của GV & HS Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài: H: Ở nước ta có các loại hình giao thông nào? Hãy kể tên các phương tiện ở mỗi loại hình giao thông đó? H: Khi vẽ tranh về đề tài này thì chúng ta thường vẽ về nội dung ? I. Tìm chọn nội dung đề tài: Đường bộ: ô tô, xe máy, xe đạp... Đường thủy: Thuyền, bè, tàu thủy... Đường hàng không: Máy bay. Đường sắt: Tàu hỏa. Vẽ về các hoạt động của người và phương tiện tham gia giao thông, những GV: Hãy kể tên một số hành vi vi phạm giao thông mà đối tượng chính là học sinh? GV: Khi vẽ về đề tài an toàn giao thông con thích vẽ về nội dung gì? * GV: Như vậy khi vẽ về đề tài giao thông chúng ta cần vẽ người và phương tiện tham gia giao thông là chính. cần tìm cho mình hình ảnh phù hợp với khả năng. người xây dựng và bảo vệ giao thông, những chiến sĩ cảnh sát giao thông, các anh chị tình nguyện... Đi dàn hàng ngang, đá bóng dưới lòng đường, Đi hàng 4 hàng 5 dưới lòng đường, vượt đèn đỏ Vẽ chú cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ điều khiển các phương tiện tham gia giao thông... HS: Lắng nghe và ghi bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ: GV: Yêu cầu học sinh sắp xếp các bước vẽ theo đúng trình tự. Nêu các bước vẽ tranh đề tài? GV: Phân tích các bước, chốt ý. HS lắng nghe, ghi bài. II. Cách vẽ tranh: Sắp xếp các bước vẽ theo trình tự. => Gồm 4 bước: Bước 1: Phác mảng chính phụ. Bước 2 : Phác hình bằng nét thẳng vào các mảng chính, phụ. Bước 3 : Vẽ chi tiết, sửa hình. Bước 4 : Vẽ màu phù hợp. GV: Cho học sinh xem bài tham khảo và yêu cầu nhận xét? Nội dung? Bố cục? Màu sắc? Học sinh nhận xét. Hoạt đông 3: Hướng dẫn HS làm bài tập: GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng HS. Chú ý: + Chọn những nội dung mang tính tuyên truyền, giáo dục về luật lệ và an toàn giao thông. + Thể hiện được không gian, bối cảnh. HS tập chung làm bài. III. Bài tập: Em hãy vẽ một bức tranh về đề tài an toàn giao thông Củng cố GV chọn 2, 3 bài khá tốt của HS yêu cầu tự nhận xét, đánh giá. HS thực hiện. GV nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt, đúng. Động viên bài vẽ chưa tốt. GV: Mời một bạn học sinh đại diện lớp phát biểu cảm nghĩ sau bài học và gửi thông điệp kêu gọi các bạn cùng hưởng ứng luật an toàn giao thông. Dặn dò: Hoàn thành tiếp bố cục nếu trên lớp chưa vẽ xong. Chuẩn bị màu để tiếp tục hoàn thành bài vẽ. Mục tiêu: Tiết 30 - Bài 30: Vẽ tranh ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG (Tiết 2- Vẽ màu) HS thêm hiểu biết về luật an toàn giao thông, thấy được ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn là bảo vệ tính mạng, tài sản cho mọi người và quốc gia. Vẽ được một bức tranh về đề tài an toàn giao thông. Yêu thích vẽ tranh đề tài nói chung, đề tài an toàn giao thông nói riêng. Chuẩn bi: Giáo viên: Một số bức tranh về đề tài an toàn giao thông. Một số bài vẽ của HS vể đề tài an toàn giao thông. Hình minh hoạ các bước vẽ tranh. Học sinh: Chuẩn bị dụng cụ học tập. Phác thảo bố cục bài vẽ Phương pháp dạy học: Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập. Tiến trình dạy - học: Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước vẽ bài trang trí đầu báo tường? Bài mới: * Giới thiệu bài: An toàn giao thông là vấn đề rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới tính mạng của con người. Vậy chúng ta phải làm gì khi tham gia giao thông? Phải thực hiện đúng luật giao thông. Đúng rồi! và phải thực hiện luật an toàn giao thông như thế nào cho đúng thì chúng ta cùng tìm hiểu bài 30 này. Hoạt động của GV & HS Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài: - HS lắng nghe, ghi bài. I. Tìm chọn nội dung đề tài: Đường bộ: ô tô, xe máy, xe đạp... Đường thủy: thuyền, bè, tàu thủy... Đường hàng không: Máy bay. Đường sắt: tàu hỏa. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ: - GV gọi HS nhắc lại các bước vẽ II. Cách vẽ tranh: B1: Vẽ phác mảng chính, phụ (sắp xếp bố cục). B2: Vẽ hình bằng nét thẳng vào các mảng chính, phụ. B3: Vẽ chi tiết, sửa hình cho giống mẫu. B4: Vẽ màu phù hợp. Hoạt đông 3: Hướng dẫn HS làm bài tập: - GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng HS. III. Bài tập: Em hãy vẽ một bức tranh về đề tài an toàn giao thông Chú ý: + Chọn những nội dung mang tính tuyên truyền, giáo dục về luật lệ và an toàn giao thông. + Thể hiện được không gian, bối cảnh. HS tập chung làm bài. 4 . Củng cố GV chọn 2,3 bài khá tốt của HS yêu cầu tự nhận xét, đánh giá. HS thực hiện. GV nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt, đúng. Động viên bài vẽ chưa tốt. Dặn dò: Hoàn thành tiếp nếu trên lớp chưa vẽ xong. Chuẩn bị cho bài 30: Thường thức mĩ thuật: "Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Ý thời kì Phục Hưng". MỤC TIÊU: Tiết 1- Bài 1: Vẽ trang trí TRANG TRÍ QUẠT GIẤY Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm, công dụng và phương pháp trang trí quạt giấy. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn kiểu dáng, biết cách chọn họa tiết, màu sắc phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của quạt. Sắp xếp bố cục hài hòa. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu vẻ đẹp của các đồ vật trong cuộc sống, phát huy khả năng sáng tạo và tư duy trừu tượng. CHUẨN BỊ: Thiết bị dạy học Giáo viên: Bài giảng điện tử. Một số mẫu quạt, bài vẽ của HS năm trước và ĐDDH MT8 Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm họa tiết, chì, tẩy, màu, vở bài tập. Phương pháp dạy học - Thuyết trình, trực quan, vấn đáp, luyện tập. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số Kiểm tra bài cũ: Bài mới: * Giới thiệu bài: (1p) Quạt giấy là vật dụng rất quen thuộc trong cuộc sống, nó có nhiều tiện ích rất thiết thực. Chiếu một đoạn clip về công dụng của quạt giấy được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG HĐ 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. I. Quan sát – nhận xét - GV cho HS quan sát một số mẫu quạt giấy có hình dáng và cách trang trí khác nhau. - Quạt giấy là vật dụng quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Quạt dùng để quạt mát, trang trí nhà cửa hoặc dùng để biểu diễn nghệ thuật. Cho HS thảo luận và nêu nhận xét về : + Hình dáng, công dụng, chất liệu và họa tiết trang trí? + Quạt giấy có công dụng gì? + Quạt giấy được làm bằng chất liệu gì? Hình dáng quạt giấy có gì giống và khác - Quạt giấy có nhiều hình dáng khác nhau, họa tiết trang trí thường là hoa, lá, chim, thú, phong cảnh được sắp xếp đối xứng hoặc sắp xếp tự do. Quạt giấy thường dùng để quạt mát, dùng biểu diễn nghệ thuật, dùng để trang trí trong nhà. Quạt giấy thường được làm bằng nan tre hoặc nan nhựa, bồi hai mặt, giấy bồi quạt thường được nhuộm màu, vẽ họa tiết hoặc để trắng. Quạt giấy có nhiều hình dáng khác nhau? nhau: hình tròn, bán nguyệt, trái tim, hình thang. - Quạt giấy thường được trang trí bằng họa tiết gì? - Họa tiết thường dùng trang trí trên quạt giấy cách điệu theo lối cổ, hoặc hiện đại, hoa lá chim muông...trang trí trên quạt thường là đối xứng hay theo thế tự do. * GV kết luận. GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước HS quan sát, lĩnh hội vẻ đẹp của một số mẫu quạt giấy GV gọi HS Em hãy tóm tắt lại những đặc điểm cơ bản của quạt giấy? HS trả lời GV kết luận chung Trước khi vào phần thực hành GV chiếu clip những công đoạn làm quạt giấy. - Học sinh chú ý quan sát. HĐ2: Hướng dẫn HS tạo dáng và trang trí quạt giấy. * Hướng dẫn HS tạo dáng quạt. GV cho HS xem một số mẫu quạt và gợi ý để HS lựa chọn hình dáng quạt theo ý thích. HS xem một số mẫu quạt và và lựa chọn II. Cách tạo dáng và trang trí Tạo dáng. - Vẽ 2 nửa đường tròn đồng tâm có bán kính khác nhau và vẽ các nan quạt. hình dáng quạt theo ý thích. GV vẽ minh họa. Nhắc nhở HS chú ý đến tỷ lệ để quạt có hình dáng thanh mảnh, nhẹ nhàng. HS quan sát GV vẽ minh họa. * Hướng dẫn HS trang trí quạt. + Hướng dẫn HS vẽ mảng. GV cho HS quan sát mẫu quạt, yêu cầu HS nêu nhận xét cụ thể về cách sắp xếp các hình mảng trên quạt. HS quan sát mẫu quạt và nêu nhận xét cụ thể về cách sắp xếp các hình mảng trên quạt. GV vẽ minh họa, nhắc nhở HS khi vẽ mảng cần phải có mảng to, nhỏ, mảng chính, phụ. Có thể sử dụng đường diềm để trang trí cho quạt. Quan sát GV vẽ minh họa. + Hướng dẫn HS vẽ họa tiết. GV cho HS quan sát và nêu nhận xét về họa tiết trên các mẫu quạt. GV gợi mở để HS lựa chọn cách sắp xếp và họa tiết trang trí cho quạt của mình. GV vẽ minh họa. + Hướng dẫn HS vẽ màu. GV cho HS nhận xét về màu sắc ở một số mẫu quạt. Nhắc nhở HS nên lựa chọn gam 2. Trang trí. - Vẽ phác mảng họa tiết Vẽ họa tiết vào các mảng Tìm và vẽ màu. màu nhẹ nhàng hay rực rỡ phải tùy thuộc vào mục đích sử dụng của quạt. - HS quan sát nhận xét về họa tiết và màu sắc ở một số mẫu quạt. HĐ 3: Hướng dẫn HS thực hành III. Thực hành - Nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng - Tạo dáng và trang trí quạt giấy phương pháp. theo ý thích. - GV quan sát và hướng dẫn thêm về bố cục, cách chọn và sắp xếp họa tiết. - HS làm bài tập. Củng cố. GV chọn một số bài vẽ của HS và cho HS nhận xét, xếp loại. HS xếp loại bài vẽ. GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh Dặn dò. Về nhà hoàn thành bài tập. Chuẩn bị và đọc trước bài mới. RÚT KINH NGHIỆM: C : PHẦN KẾT LUẬN Kết luận chung: Qua thực tế giảng dạy trong những năm qua tôi luôn xác định được mục tiêu trong nhà trường THCS, đồng thời cũng hiểu sâu sắc được vai trò của môn Mĩ thuật trong việc giáo dục học sinh phát hiện ra những mặt hạn chế và có một giải pháp nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn Mĩ thuật. Tôi thấy việc nắm vững phương pháp và cách tổ chức cơ bản về môn Mĩ thuật cũng như việc xây dựng cho mình một cách tổ chức dạy học vững chắc còn có tìm ra những giải pháp dạy học phù hợp của môn Mĩ thuật sẽ có tác dụng và ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động dạy và học, giúp cho giáo viên có một định hướng đúng đắn, phù hợp một cách thức tổ chức giờ hợp lý giúp cho học sinh hứng thú tìm hiểu, khám phá thế giới thẩm mĩ một cách say mê, hấp dẫn, góp phần giáo dục nên những con người toàn diện hơn theo 4 mục đích : “Đức - Trí - Thể - Mĩ”. Nó giúp học sinh hoàn thiện nhân cách có ý thức tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng mọi người, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp hơn, từ đó điều chỉnh nên những con người mới với những nhân cách tốt. Muốn giảng dạy tốt môn học trước hết giáo viên phải hiểu được mục đích yêu cầu của môn học từ đó tìm ra cho mình một định hướng giảng dạy đúng đắn. Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm nhận của học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học. Luôn luôn tôn trọng gần gũi học sinh. Phải có tính kiên trì công tác giảng dạy, khéo léo động viên kịp thời đối với các em. Áp dụng nhiều phương pháp trò chơi, phương pháp tích hợp, hoạt động nhóm, không áp đặt đòi hỏi quá cao đối với học sinh để giúp các em yêu thích môn học và học tốt hơn. Trong tiết học luôn tạo không khí vui vẻ thoải mái nhẹ nhàng, thu hút lòng say mê của các em đối với tiết học, môn học. Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn để học sinh quan sát. Sử dụng linh hoạt trong phối hợp các phương pháp dạy học thích hợp. Thường xuyên trao đổi để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp. Ứng dụng thông tin, phần mềm của công nghệ thông tin vào môn Mĩ thuật như qua băng đĩa, âm nhạc ... có như vậy chất lượng học tập mới đạt hiệu quả cao. Tôi mạnh dạn thực hiện giảng dạy trong những năm học tới. Vì thời gian có hạn nên tôi mới tìm ra được một số giải pháp trên, nhưng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để tìm ra một số giải pháp tối ưu hơn, để đóng góp cho nền giáo dục Mĩ thuật của toàn ngành nói chung và THCS Thái Thịnh. Giúp học sinh phát triển toàn diện về “Đức - Trí - Thể - Mĩ” Kiến nghị : Để cho việc dạy và học môn Mĩ thuật được tốt hơn, tôi mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến việc giảng dạy bộ môn này, và tôi có một số kiến nghị sau : Nhà trường cần có phòng học chức năng đầy đủ về cơ sở vật chất. Phòng GD&ĐT Đống Đa quan tâm tới các buổi sinh hoạt cụm. Sở GD&ĐT cần tổ chức lớp học nâng cao việc giảng dạy môn Mĩ thuật. Bộ GD& ĐT cần có một số đồ dùng dạy phân môn Mĩ thuật cụ thể hơn, nhiều hơn. Phụ huynh cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, sát thực hơn đối với việc học Mĩ thuật của các em, cụ thể là đồ dùng học tập . Giáo viên phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với chuyên môn. Phải thường xuyên sưu tầm, học hỏi kinh nghiệm cũng như mạnh dạn áp dụng những phương pháp mới. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về việc áp dụng một số phương pháp dạy học để dạy tốt hơn môn Mĩ thuật mà tôi đã áp dụng thành công, tôi rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các bạn đồng nghiệp Thái Thịnh ngày:18/3 năm 2014- Giáo viên Nguyễn Thị Mỹ Hà -TÀI LIỆU THAM KHẢO - Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật (Nhà xuất bản Giáo dục ) - Thiết kế bài giảng Mĩ thuật lớp 6-9 (Nhà xuất bản Văn Hoá ) - Sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 6-9 ( Bộ giáo dục và đào tạo ) - Sách giáo viên Mĩ thuật lớp 6-9 ( Bộ giáo dục và đào tạo ) - Giáo trình Mĩ thuật ( Nhà xuất bản Đại học sư phạm.) XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2014 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết không sao chép nội dung của người khác. Người viết (Kí ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Mỹ Hà
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_mon_my_thuat.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Mỹ thuật ở trường THCS.pdf