Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực của phương pháp Đan Mạch
* Về học sinh:
- Đối với học sinh Tiểu học giáo viên phải hướng dẫn vẽ từng bước chi tiết có khi các em còn chưa thực hiện được huống gì là theo phương pháp mới các em phải tự tìm ra cách thể hiện, cách vẽ, cách dựng câu chuyện… thông qua những trải nghiệm trên lớp. Hơn nữa nếu là học sinh lớp nhỏ thì vấn đề này càng đáng lo ngại, bởi lẽ không phải học sinh nào cũng sẵn sàng sáng tạo khi mà bản thân chưa hiểu, chưa nắm được cách vẽ, cách thể hiện qua các đường nét, màu sắc…để đạt yêu cầu bài học. Học sinh chưa phát huy được sự sáng tạo, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động trên lớp.
Nhiều em hoàn cảnh khó khăn có được hộp màu và vở vẽ đã là may mắn. Mặt khác, học sinh lớp nhỏ rất khó khăn trong việc sử dụng kéo, chưa biết cách cầm kéo (ở quy trình Vẽ theo nhạc) hay nặn đất sét. Khi thực hiện giảng dạy theo những quy trình này, giáo viên thường mất rất nhiều thời gian để hướng dẫn, hỗ trợ các em, thậm chí hết tiết học mà nhiều em vẫn chưa hoàn thành được sản phẩm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực của phương pháp Đan Mạch

học song vẫn giữ được tính kỉ luật, trật tự. Cho phép các em trao đổi ý kiến, xem, nhận xét bài bạn, nhưng giáo viên phải nhắc nhở những học sinh mải chơi, nói chuyện riêng ngoài việc học vẽ. Mặt khác Mĩ thuật là một bộ môn phụ thuộc nhiều vào năng khiếu của từng cá nhân, do đó giáo viên không nên đòi hỏi quá nhiều ở các em. Học sinh hoàn thành sản phẩm đúng theo nội dung chủ đề, qua mỗi giờ học các em có thể nhận xét, đánh giá cái đẹp – cái chưa đẹp đã là thành công. Mỗi lời động viên, khích lệ dù rất nhỏ của giáo viên cũng có thể là một động lực lớn để các em cố gắng. Khi học sinh thực hành, giáo viên cần phải theo dõi, quán xuyến chung, điều chỉnh, bổ sung những gì mà đa số học sinh chưa rõ hoặc còn lúng túng. Theo dõi giúp học sinh kém, động viên khích lệ học sinh khá, cụ thể là: + Gợi ý học sinh nhận ra những thiếu sót ở bài vẽ để học sinh rút kinh nghiệm và tự sửa chữa. + Động viên, khích lệ học sinh khá, giỏi tạo điều kiện cho các em suy nghĩ tìm tòi thêm, nâng cao hiệu quả sáng tạo ở bài vẽ. Ví dụ như khi học sinh vẽ biểu đạt : Tùy điều kiện thực tế, giáo viên khuyến khích học sinh lựa chọn chất liệu, màu sắc phù hợp để vẽ nhằm tăng tính biểu cảm. Giáo viên nên đi và quan sát cả lớp, đặt câu hỏi để giúp các em lựa chọn được màu sắc và nội dung đạt chất lượng. sau hoạt động này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh dùng khung tự tạo để xác định bố cục bức tranh trong Vẽ chân dung, và cả những bức tranh khác được sáng tạo trong suốt quá trình học mĩ thuật, tạo cho các em cách nhìn thẩm mĩ và phương pháp trình bày tác phẩm khi trưng bày bằng những câu hỏi gợi ý như: Mặt khác, dù dạy theo phương pháp cũ hay mới, giáo viên chuyên trách Mĩ thuật luôn gặp khó khăn chung với đối tượng học sinh lớp Một đó là : Các em không dám vẽ, sợ vẽ xấu các bạn chê cười, hay sao chép hoặc bắt chước ý tưởng của bạn. Khi vẽ các em hay tẩy xóa, thường vẽ hình quá nhỏ. Đây là hạn chế mà các em thường mắc phải nhiều. Nhất là giai đoạn đầu năm, các em còn bỡ ngỡ do chưa quen, thậm chí có em chưa một lần cầm bút vẽ, chưa nhận biết được tên các màu. Giáo viên phải biết cách phát huy các mặt mạnh của học sinh, luôn khen ngợi những học sinh có nét vẽ ngộ nghĩnh, động viên, khích lệ học sinh còn yếu. Động viên khích lệ kịp thời một tiến bộ dù nhỏ nhất của các em. Điều này sẽ giúp các em bớt mặc cảm tự ti và có tinh thần học tập hơn. Có em vẽ hình rất đẹp nhưng lại hay tẩy xoá vì các em sợ sai, vì các em chưa nhìn thấy được cái đẹp trong tranh của mình. Ngoài việc giải thích, giáo viên cần so sánh bài vẽ đẹp và chưa đẹp để học sinh hiểu thêm. Đồng thời nên tuyên dương thường xuyên những nỗ lực dù rất nhỏ của các em để các em tự tin hơn trong học tập. b. Tăng cường tổ chức các trò chơi lồng ghép vào quá trình học tập: Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè của các em học sinh lớp Một cũng không thể thiếu. Nếu giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thỏa mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của các em "Học mà chơi, chơi mà học" thì các em sẽ hăng hái, say mê học tập và một điều tất yếu là kết qủa học tập của các em sẽ được nâng lên. Đây cũng là một phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Khi tổ chức trò chơi,giáo viên cần lưu ý: + Lựa chọn trò chơi vừa sức với học sinh. Các em học đấy nhưng phải vui, khi vui thích thì việc học tập sẽ là tự nguyện, không bị gò ép, thúc bách. Giáo viên cần lưu ý cần lựa chọn các trò chơi làm cho học sinh tự khám ra nội dung bài học một cách chủ động, thích thú và ghi nhớ được kiến thức một cách tự nhiên và sâu sắc. Trò chơi có chứa đựng những chủ đề, nội dung nhất định, có những quy chế nhất định mà học sinh phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi giải trí song đồng thời lại có ý nghĩa giáo dục. Dạy học bằng phương pháp tổ chức trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền với bài học.Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh hăng say vào học tập, chống mệt mỏi, tránh làm cho tiết học nặng nề nhàm chán, tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học, phát huy hứng thú, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh, lôi cuốn các em vào những hoạt động học tập. Hay nói cách khác: trò chơi học tập là hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí nhưng có nội dung gắn với bài học hay hoạt động học tập của học sinh. + Tổ chức vào thời điểm thích hợp. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để giới thiệu bài hay hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. Do đó giáo viên nên linh hoạt tổ chức ở những thời điểm khác nhau nhằm tạo sự bất ngờ và giảm căng thẳng của giờ học. + Lôi cuốn tất cả học sinh của lớp cùng tham gia. Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn học sinh nên duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức mới. Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho học sinh, tăng cường khả năng giao tiếp và giúp các em rèn kỹ năng hợp tác. Có thể nói điều khiển tiến trình một cuộc chơi với học sinh lớp Một sao cho sôi nổi, sinh động, hấp dẫn lôi cuốn được tất cả các em tham gia chơi một cách thích thú nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu tiết học là không dễ. Vì nếu tổ chức sơ sài hoặc mang tính chất hình thức thì học sinh tham gia một cách miễn cưỡng, có em còn nhân dịp này để làm việc riêng, đùa giỡn gây mất trật tự lớp học. Còn nếu tổ chức quá chú trọng vào phần chơi mà quên đi phần học thì giáo viên sẽ khó mà quản lý lớp học đi đúng hướng. Một số trò chơi có thể áp dụng như: thi vẽ nhanh, vẽ đẹp, tưởng tượng từ hình có sẵn vào đầu, cuối tiết học hoặc trước khi thực hành. Đây chính là thời gian để các em luyện vẽ và tăng cường khả năng vẽ nhanh, vẽ đẹp và giúp các em phấn chấn tinh thần, hăng hái học tập hơn. Cách tiến hành như sau : - Trò chơi Tưởng tượng từ hình có sẵn: Giáo viên vẽ lên bảng một số hình (có liên quan đến chủ đề đang học), yêu cầu các đội cử đại diện tham gia thi đua vẽ tiếp vào hình có sẵn để thành hình theo đúng chủ đề giáo viên yêu cầu. Ví dụ như chủ đề Con vật nuôi, giáo viên có thể vẽ lên bảng những hình như sau: Từ những hình này, học sinh vẽ tiếp thành hình các con vật mà em thích như: con trâu, con heo, con mèo, con thỏ - Trò chơi : Ai nhanh hơn. Luật chơi: Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên vẽ nhiều con vật nuôi ( hoặc vẽ một tranh). HS dưới lớp hát 1 bài. Khi hát hết bài thì các đội thi vẽ phải ngừng tay. Đội nào có học sinh vẽ nhanh, vẽ nhiều con vật (hoặc tranh đẹp nhất) là đội thắng cuộc Khi tổ chức trò chơi, giáo viên cần đánh giá cao phần tham gia của các đội, không làm qua loa đại khái, có khen thưởng, tuyên dương kịp thời cũng là một biện pháp làm cho học sinh thêm tích cực vì em nào cũng thích được khen, được thầy cô quan tâm đến việc làm của mình. Bên cạnh đó cần động viên những đội còn lại để các em cố gắng hơn ở lần sau. Sau mỗi lần chơi giáo viên cần nhận xét đánh giá kết quả của học sinh. Dựa vào yêu cầu, nội quy chơi, kết quả cuộc chơi giáo viên đánh gía cuộc chơi và phân loại thắng thua thật công bằng, rõ ràng. Giáo viên phải hết sức lưu ý vấn đề này vì đôi khi có giáo viên nêu yêu cầu và luật chơi rất khắt khe nhưng khi đánh giá kết quả lại đại khái, không chính xác hoặc không công bằng vì vậy sẽ làm cho học sinh mất phấn khởi, đôi khi các em biểu lộ sự phản đối với sự đánh giá đó và không chấp nhận kết luận của giáo viên. Để đánh giá đúng thực chất của cuộc chơi, giáo viên phải thống kê ra được những ưu điểm, nhược điểm của từng đội tham gia chơi. Tuy nhiên vẫn cần sự đánh giá nhẹ nhàng mang tính chất động viên, khích lệ là chính, tránh tình trạng đánh giá để các em buồn và xấu hổ với bạn bè khi không thắng trò chơi. 3.2.2.3. Kết quả sau khi áp dụng: - Nhiều học sinh hăng hái phát biểu và thích được phát biểu, thích tham gia nhận xét, đánh giá, hứng thú tham gia trò chơi học tập. Đặc biệt các em tập trung trong học tập hơn, không còn hiện tượng nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học. Giải pháp 3 : Tăng cường nhận xét, đánh giá học sinh 3.2.3. 1.Mục tiêu giải pháp : Nhận biết được điểm mạnh,điểm yếu của học sinh để có biện pháp cải thiện, hoàn thiện phương thức dạy và học để phát triển năng lực của học sinh. 3.2.3.2* Biện pháp thực hiện: Việc đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên được thực hiện ở các tiết cuối của mỗi chủ đề (hoạt động Trưng bày sản phẩm). Giáo viên không được đưa ra bất cứ một nhận xét nào về sản phẩm của các em. Mà tùy theo từng sản phẩm, giáo viên gợi ý các em có nên thêm vào, hay bỏ bớt các hình ảnh, nên chỉnh sửa hay thay đổi gì để tác phẩm đẹp hơn, từ đó các em tự rút ra được kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân ở lần sau. Mỗi học sinh có năng lực, sở trường riêng nên giáo viên cần quan tâm theo dõi để có những nhận xét, đánh giá cho hợp lý và đảm bảo khách quan. Giáo viên cần quan sát thái độ học tập và làm việc trong các nhóm, đánh giá sự tiến bộ của nhóm trên cơ sở thu thập những thông tin về sự tiến bộ của mỗi thành viên trong nhóm. Sản phẩm của nhóm thể hiện quá trình trao đổi, trình bày ý kiến và kỹ năng hợp tác của từng thành viên. Do đó việc nhận xét quá trình làm việc của nhóm không nên qua loa, đại khái. Càng đưa ra nhận định cụ thể càng giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm cho những lần làm việc sau. Những tiêu chí nhận xét cần thiết phải có: - Tinh thần thái độ làm việc của các thành viên trong quá trình thực hiện. - Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. - Thời gian hoàn thành sản phẩm. - Kĩ năng trình bày nội dung tranh vẽ trước lớp. Việc đánh giá kết quả không chỉ dựa trên thành tích chung của cả nhóm mà còn dựa trên sự đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Để thực hiện việc đánh giá đảm bảo công bằng, đúng thực tế, giáo viên cần có sổ tay theo dõi ghi nhận ngay những cá nhân tích cực, cá nhân thụ động hay sáng tạo, những nhóm làm việc hiệu quảKhi thực hiện việc đánh giá, giáo viên cần nêu rõ những mặt được và chưa được để học sinh nắm và thực hiện tốt hơn. Bên cạnh việc tuyên dương những học sinh tích cực, chăm chỉ, giáo viên cũng cần nghiêm khắc nhắc nhở những học sinh chưa tập trung, lơ là, hay nói chuyện, làm việc riêngđể các em có trách nhiệm và ý thức hơn. Khi đánh giá hoạt động của một nhóm, giáo viên cũng cần lưu ý tới những tiến bộ của các em. Bởi vì sự tiến bộ đó thể hiện tinh thần, thái độ tiếp thu bài học có hiệu quả mà các em đạt được. Sản phẩm của một nhóm thường là hoàn thành tốt thì không có gì phải bàn, nhưng có nhiều trường hợp ở hoạt động trước các em chỉ hoàn thành hoặc chưa hoàn chỉnh, ở hoạt động sau lại có sản phẩm nổi trội hoặc xuất sắc thì rất cần sự ghi nhận của giáo viên. Đó chính là động lực để các em có tinh thần học tập tốt hơn ở các hoạt động sau. Hiện tại việc đánh giá môn học được thực hiện theo thông tư 30, do đó đánh giá hoạt động nhóm là một phần quan trọng để làm căn cứ cho giáo viên thực hiện đúng thực chất, công bằng và khách quan. Nhất là đối với nội dung năng lực và phẩm chất, nếu giáo viên chỉ dựa trên cơ sở là sản phẩm mĩ thuật của các em là chưa đủ, chưa chính xác, mà phải dựa trên nhiều yếu tố như: Khả năng kết hợp với bạn, khả năng giao tiếp, tính tích cực, sáng tạoChính vì vậy, giáo viên cần coi trọng khâu đánh giá hoạt động nhóm của học sinh trong các giờ học, để đảm bảo các yêu cầu về chuyên môn, đạt mục tiêu giáo dục của môn học Mĩ thuật trong trường Tiểu học nói chung, Mĩ thuật 1 nói riêng. 3.2.2.3. Kết quả sau khi áp dụng: Học sinh tích cực tham gia các hoạt động của nhóm hơn, nhiều em đã biết khắc phục và khắc phục được những hạn chế của bản thân, sáng tạo nhiều sản phẩm mĩ thuật độc đáo và đẹp mắt. 3.3 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA GIẢI PHÁP : Tôi bắt đầu nghiên cứu và tìm tòi ra những giải pháp tổ chức dạy học, nhằm mục đích làm sao tạo được hứng thú, sự yêu thích học môn Mĩ thuật ở các em học sinh. Vì vậy đối với giải pháp này, bản thân tôi đã áp dụng ngay trong đơn vị của mình và đạt kết quả khả quan. Vì vậy giải pháp có thể nhân rộng ra những đơn vị khác để các bạn đồng nghiệp cùng trao đổi và thực hiện tốt hơn nữa nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Mĩ thuật ở trường tiểu học . 3.4. HIỆU QUẢ, LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG GIẢI PHÁP : Tính tới thời điểm hiện tại, học sinh đã quen và thực hiện tương đối tốt mô hình học tập mới này, áp lực học tập không còn là vấn đề với các em. Đây chính là hình thức dạy học theo phương pháp mở (kết thúc bài học này là mở ra một bài học mới), tăng cường dạy học hợp tác nhưng vẫn coi trọng cá thể hóa học sinh. Tạo cơ hội cho học sinh thực hành các bài tập ứng dụng thiết thực, phục vụ cho học tập và cuộc sống. Qua việc học tập theo phương pháp mới giúp cho học sinh có được những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển sức sáng tạo và biểu đạt, vì vậy học sinh sẽ có được những hình ảnh và động lực mang tính tinh thần. Hạn chế được cảm giác lo sợ vì không biết vẽ của các em. Học sinh biết bảo vệ ý thức chủ quan của bản thân khi vẽ tranh, không bị ảnh hưởng bởi lời chê bai của các bạn khác. Học sinh được bồi dưỡng rèn luyện óc quan sát, cách so sánh sự vật hiện tượng, giúp các em tìm tòi thể hiện để vươn tới cái đẹp. Các em cảm nhận được cái đẹp và chưa đẹp một cách rõ ràng qua việc nhận xét hình ảnh, tranh vẽBiết tạo ra các sản phẩm làm đẹp phục vụ cho sinh hoạt như: trang trí đồ vật, trang trí góc học tậpMột điều không thể không nhắc tới đó là học sinh yêu thích môn học hơn, vẽ một cách say sưa hơn, hứng thú với nhiều sáng tạo, khiến cho tiết học trở nên thoải mái, nhẹ nhàng. Quan trọng hơn cả là các em đã thấy tự tin khi vẽ, tạo được những câu chuyện ngộ nghĩnh mang hiệu quả bất ngờ, đẹp mắt. Xem sản phẩm của các em chúng ta sẽ thấy ngay những tiến bộ vượt bậc mà các em đã có được. Tính sáng tạo, độc đáo được học sinh thể hiện qua từng chủ đề sinh động,phong phú và đa dạng. Những bức tranh có tạo hình tự tin, ngộ nghĩnh xuất hiện ngày càng nhiều. Điều quan trọng là giáo viên đã tạo được không khí hào hứng, say mê vẽ ở học sinh. 3.5 . Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu : không Những vấn đề mà tôi đã nêu chắc chắn không tránh khỏi hạn chế và thiếu xót. Song đó là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã rút ra được trong quá trình nghiên cứu và dạy thử nghiệm. Tôi rất mong được sự tham khảo, nhận xét, góp ý bổ sung của đồng nghiệp, của cấp trên để giải pháp này được hoàn thiện hơn MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH ®¸nh gi¸ xÕp lo¹i cña héi ®ång xÐt duyÖt SKKN đạt loại : A §«ng Hng, ngµy 18 th¸ng 05 n¨m 2018 Hiệu trưởng Giáo viên thực hiện NguyÔn ThÞ Thanh Xu©n Bïi Ph¬ng Thóy
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_mon_mi_thuat.docx