Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp Đan Mạch
Môn học Mĩ thuật trong nhà trường phổ thông nói chung và ở bậc Tiểu học nói riêng không nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những hoạ sĩ hay những nhà nghiên cứu nghệ thuật chuyên nghiệp mà là để giáo dục cho các em thị hiếu thẩm mĩ cần thiết cho việc hình thành và phát triển một nhân cách toàn diện, hài hoà: đó là khả năng biết cảm nhận và biết tạo ra cái đẹp trước hết là cho chính các em sau là cho gia đình và xã hội.
Cũng như nhiều đơn vị trường tiểu học khác trên địa bàn huyện Ba vì, phương pháp dạy học mĩ thuật mới được áp dụng vào giảng dạy ở trường tiểu học....... từ năm học 2016- 2017. Mục tiêu của phương pháp dạy học Mĩ thuật mới này hướng nhiều đến khả năng sáng tạo, tư duy của học sinh, đáng kể nhất là rèn được nhiều kỹ năng quan trọng cho học sinh như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng hợp tác… Việc dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch giúp giáo viên nói chung và giáo viên dạy Mĩ thuật nói riêng nhận thức được: Dạy học Mĩ thuật trong nhà trường thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của riêng mình trong cuộc sống hằng ngày. Việc dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch nhằm truyền cảm hứng cho giáo viên dạy Mĩ thuật, khuyến khích giáo viên kết hợp các kỹ năng mỹ thuật với các phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế. Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các em học Mĩ thuật qua các hoạt động Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xây dựng cốt truyện...
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp Đan Mạch

sự thông qua việc học sinh tự làm và thích làm, bởi vì quy trình dạy - học mĩ thuật đó có liên hệ và gắn với cuộc sống hàng ngày và quá trình học tập của các em, sẽ phát triển thêm những kỹ năng sống mới cho các em. Trong các quy trình dạy - học mĩ thuật sáng tạo Tôi luôn chỉ ra cho học sinh thấy rằng có vô vàn cách thức biểu đạt khác nhau chứ không phải chỉ có một cách duy nhất. Những quy trình dạy - học mĩ thuật này không phải là công thức cố định mà chúng ta phải làm theo. Những quy trình này tạo cảm hứng cho giáo viên và nó còn có thể điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế tại địa phương. Giáo viên có thể phát triển khả năng của học sinh ở các mức độ khác nhau trong các quy trình này như khả năng trải nghiệm, sáng tạo, biểu đạt, giao tiếp và đánh giá. Với bất kì quy trình dạy - học mĩ thuật nàoTôi luôn quan tâm đến việc dẫn dắt học sinh trao đổi, thảo luận trong suốt quy trình với các hoạt động học như thế nào và trưng bày tác phẩm hoàn thành ra sao. Cùng lúc với việc phát triển những khả năng nói trên, học sinh cũng có thể phát triển các giác quan, các kỹ năng sống, các năng lực hợp tác, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự học và tự đánh giá. Giáo dục mĩ thuật giúp học sinh có khả năng khám phá ra năng lực của mình thông qua các phương tiện khác nhau cũng như trải nghiệm những niềm vui thích khi tạo ra những sản phẩm, những biểu đạt mang tính độc lập và đặc sắc của mình. Điều này giúp học sinh có thể sử dụng và ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để có thể biểu đạt kinh nghiệm và thái độ của các em bằng nhiều cách khác nhau. Cụ thể là: - Năng lực giao tiếp được phát triển thông qua việc thảo luận, làm việc nhóm. - Năng lực đánh giá được phát triển qua quá trình quan sát,trải nghiệm và thưởng thức các sản phẩm mĩ thuật do chính các em tạo nên Ví dụ: Giáo viên và học sinh đánh giá kết quả làm việc khi các nhóm học sinh thuyết trình về tác phẩm của mình. Để diễn giải, phân tích và khuyến khích các em đưa ra phản hồi và hội thoại với nhau về tác phẩm Tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn, tìm kiếm hình ảnh tưởng tượng qua khung hình trên bức tranh màu sắc trừu tượng, đóng kịch, di chuyển vị trí nhân vật trong tranh, nhân cách hoá hình ảnh, hoặc vẽ lại một tác phẩm nghệ thuật...Mỗi nhóm học sinh trình bày câu chuyện của mình giống như một vở kịch ngắn. Học sinh sẽ thảo luận và đánh giá các hoạt động tại lớp học. suốt quy trình, giáo viên và học sinh có thể thảo luận mục đích và kết quả qua từng bước sáng tạo từ đầu cho đến khi có sản phẩm cuối cùng. Sau mỗi quy trình, giáo viên và học sinh sẽ đánh giá chất lượng của mỗi sản phẩm được tạo ra cũng như hiệu quả xuyên suốt quá trình học tập. Tuy nhiên,khả năng nhận thức của học sinh lớp Một chưa thể đáp ứng được yêu cầu khi dạy theo phương pháp mới nên giáo viên chỉ có thể áp dụng 5 quy trình, còn 2 quy trình Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian, Tạo hình con rối và biểu diễn nghệ thuật chỉ có thể thực hiện ở các khối lớp lớn hơn. Cụ thể thực hiện các quy trình như sau: Quy trình vẽ cùng nhau: Học sinh biến những quan sát của mình thành các bức vẽ cá nhân. Tất cả các bài vẽ cá nhân sẽ là ngân hàng hình ảnh của nhóm để các em lựa chọn, sắp xếp theo một câu chuyện và vẽ cùng nhau, tạo thành một tác phẩm lớn hơn.Khi tạo ngân hàng hình ảnh,vẽ cùng nhau sẽ vẽ vào giấy A4 (vẽ theo nhóm 2 hoặc nhóm 4). Điều này cũng ít nhiều làm ảnh hưởng đến sự kết hợp của các em trong hoạt động nhóm do giấy quá nhỏ, chỉ phù hợp ở nhóm 2 và 3. Quy trình vẽ biểu cảm: Học sinh khám phá năng lực của mình thông qua các phương tiện khác nhau. Cũng như trải nghiện sự vui thích khi tạo ra sản phẩm, những biểu đạt mang tính độc lập và đặc sắc của mình.Chủ đề em và bạn em Biện pháp 3 : Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các hoạt động thi đua, trò chơi. * Mục đích: Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Học sinh cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động tập thể. * Biện pháp thực hiện: Trò chơi có chứa đựng những chủ đề, nội dung nhất định, có những quy chế nhất định mà học sinh phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi giải trí song đồng thời lại có ý nghĩa giáo dục. Dạy học bằng phương pháp tổ chức trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền với bài học.Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh hăng say vào học tập, chống mệt mỏi, tránh làm cho tiết học nặng nề nhàm chán, tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học, phát huy hứng thú, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh, lôi cuốn các em vào những hoạt động học tập. Hay nói cách khác: trò chơi học tập là hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí nhưng có nội dung gắn với bài học hay hoạt động học tập của học sinh. - Tổ chức vào thời điểm thích hợp. Trong thực tế dạy học Tôi thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để giới thiệu bài hay hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. Do đó Tôi luôn linh hoạt tổ chức ở những thời điểm khác nhau nhằm tạo sự bất ngờ và giảm căng thẳng của giờ học. - Lôi cuốn tất cả học sinh của lớp cùng tham gia. Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn học sinh nên duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức mới. Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho học sinh, tăng cường khả năng giao tiếp và giúp các em rèn kỹ năng hợp tác. Có thể nói điều khiển tiến trình một cuộc chơi với học sinh lớp Một sao cho sôi nổi, sinh động, hấp dẫn lôi cuốn được tất cả các em tham gia chơi một cách thích thú nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu tiết học là không dễ. Vì nếu tổ chức sơ sài hoặc mang tính chất hình thức thì học sinh tham gia một cách miễn cưỡng, có em còn nhân dịp này để làm việc riêng, đùa giỡn gây mất trật tự lớp học. Còn nếu tổ chức quá chú trọng vào phần chơi mà quên đi phần học thì giáo viên sẽ khó mà quản lý lớp học đi đúng hướng. Một số trò chơi có thể áp dụng như: thi vẽ nhanh, vẽ đẹp, tưởng tượng từ hình có sẵn vào đầu, cuối tiết học hoặc trước khi thực hành. Đây chính là thời gian để các em luyện vẽ và tăng cường khả năng vẽ nhanh, vẽ đẹp và giúp các em phấn chấn tinh thần, hăng hái học tập hơn. Cách tiến hành như sau : Trò chơi Tưởng tượng từ hình có sẵn: Tôi vẽ lên bảng một số hình (có liên quan đến chủ đề đang học) .Yêu cầu các đội cử đại diện tham gia thi đua vẽ tiếp vào hình có sẵn để thành hình theo đúng chủ đề giáo viên yêu cầu. Ví dụ như chủ đề Con vật nuôi, giáo viên có thể vẽ lên bảng những hình con vËt. Từ những hình này, học sinh vẽ tiếp thành hình các con vật mà em thích như: con trâu, con heo, con mèo, con thỏ - Trò chơi : Ai nhanh hơn. Luật chơi: Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên vẽ nhiều con vật nuôi ( hoặc vẽ một tranh). HS dưới lớp hát 1 bài. Khi hát hết bài thì các đội thi vẽ phải ngừng tay. Đội nào có học sinh vẽ nhanh, vẽ nhiều con vật (hoặc tranh đẹp nhất) là đội thắng cuộc Khi tổ chức trò chơi Tôi luôn đánh giá cao phần tham gia của các đội, không làm qua loa đại khái, có khen thưởng, tuyên dương kịp thời cũng là một biện pháp làm cho học sinh thêm tích cực vì em nào cũng thích được khen, được thầy cô quan tâm đến việc làm của mình. Bên cạnh đó luôn động viên những đội còn lại để các em cố gắng hơn ở lần sau. Sau mỗi lần chơi Tôi luôn nhận xét đánh giá kết quả của học sinh. Dựa vào yêu cầu, nội quy chơi, kết quả cuộc chơi Tôi đánh gía cuộc chơi và phân loại thắng thua thật công bằng, rõ ràng. Giáo viên phải hết sức lưu ý vấn đề này vì đôi khi có giáo viên nêu yêu cầu và luật chơi rất khắt khe nhưng khi đánh giá kết quả lại đại khái, không chính xác hoặc không công bằng vì vậy sẽ làm cho học sinh mất phấn khởi, đôi khi các em biểu lộ sự phản đối với sự đánh giá đó và không chấp nhận kết luận của giáo viên. Để đánh giá đúng thực chất của cuộc chơi tôi thống kê ra được những ưu điểm, nhược điểm của từng đội tham gia chơi. Tuy nhiên vẫn cần sự đánh giá nhẹ nhàng mang tính chất động viên, khích lệ là chính, tránh tình trạng đánh giá để các em buồn và xấu hổ với bạn bè khi không thắng trò chơi. Học sinh tích cực tham gia các hoạt động của nhóm hơn, nhiều em đã biết khắc phục và khắc phục được những hạn chế của bản thân, sáng tạo nhiều sản phẩm mĩ thuật độc đáo và đẹp mắt. V. KẾT QUẢ SAU ÁP DỤNG GIẢI PHÁP: Qua việc học tập theo phương pháp mới giúp cho học sinh có được những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển sức sáng tạo và biểu đạt, vì vậy học sinh sẽ có được những hình ảnh và động lực mang tính tinh thần. Hạn chế được cảm giác lo sợ vì không biết vẽ. Học sinh được bồi dưỡng rèn luyện óc quan sát, cách so sánh sự vật hiện tượng, giúp các em tìm tòi thể hiện để vươn tới cái đẹp. Các em cảm nhận được cái đẹp và chưa đẹp một cách rõ ràng qua việc nhận xét hình ảnh, tranh vẽBiết tạo ra các sản phẩm làm đẹp phục vụ cho sinh hoạt như: trang trí đồ vật, trang trí góc học tậpHọc sinh yêu thích môn học hơn, vẽ một cách say sưa hơn, hứng thú với nhiều sáng tạo, khiến cho tiết học trở nên thoải mái, nhẹ nhàng.Các em đã thấy tự tin khi vẽ, tạo được những câu chuyện ngộ nghĩnh. Số học sinh còn tẩy xóa bài vẽ giảm đi đáng kể, hiện tượng sao chép cũng không còn. Đặc biệt là không có học sinh nào không hoàn thành được bài thực hành theo nội dung yêu cầu của bài học. Tính sáng tạo, độc đáo được học sinh thể hiện qua từng chủ đề sinh động,phong phú và đa dạng. Những bức tranh có tạo hình tự tin, ngộ nghĩnh xuất hiện ngày càng nhiều. Điều quan trọng là giáo viên đã tạo được không khí hào hứng, say mê vẽ ở học sinh. Cụ thể kết quả như sau: TS HS Khảo s¸t ®Çu n¨n Khảo s¸t cuèi n¨n 215 em * Số học sinh còn thụ động trong giờ học : 32 em. * Số học sinh còn nói chuyện nhiều trong giờ học : 64 em. * Số bài vẽ còn giống nhau do sao chép :47 bài. * Số học sinh còn hay tẩy xóa, không hoàn thành được sản phẩm :13 em. * Số học sinh còn bị hạn chế khả năng giao tiếp và diễn đạt ngôn ngữ: 23 em. * Số lượng sản phẩm hoàn thành tốt và có tính sáng tạo :51 sản phẩm * Số học sinh còn thụ động trong giờ học : 3 em. * Số học sinh còn nói chuyện nhiều trong giờ học : 8 em. * Số bài vẽ còn giống nhau do sao chép :0. * Số học sinh còn hay tẩy xóa, không hoàn thành được sản phẩm :0. * Số học sinh còn bị hạn chế khả năng giao tiếp và diễn đạt ngôn ngữ: 0. * Số lượng sản phẩm hoàn thành tốt và có tính sáng tạo :94 sản phẩm Tiếp theo đó, kết quả đánh giá nhận xét học sinh ở học kì I đã thu được như sau: TSHS KIẾN THỨC – KỸ NĂNG : TS / TỶ LỆ 215 Hoàn thành các nội dung của môn học. Hoàn thành tốt các nội dung của môn học,có sáng tạo. Hoàn thành tốt các nội dung của môn học, tạo hình đẹp, sinh động. 48 em 93 em 74 em 22,3% 43,2% 34,4% Qua những kết quả trên, chứng tỏ giải pháp mới này có hiệu quả và khả quan. Đồng thời cũng khẳng dịnh một điều đó là: dạy Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một không khó. Cái khó chính là giáo viên phải lựa chọn phương pháp giáo dục sao cho phù hợp và để làm được điều này trước hết đòi hỏi giáo viên phải là người có lòng yêu nghề - mến trẻ, ham học hỏi để nâng cao trình độ, tích cực áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quyết tâm thực hiện theo đúng tinh thần đổi mới giáo dục Mĩ thuật Tiểu học do Bộ Giáo dục & đào tạo đã triển khai. PhÇn III:KẾT LUẬN vµ kiÕn nghÞ 1. Kết luận Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, kết quả của nó là kết quả của cảm xúc, chứ không đơn giản là kỹ thuật hay kỹ năng. Muốn tạo ra cái đẹp, học sinh phải có cảm xúc. Cảm xúc phải xuất phát từ sự rung động của học sinh trước vẻ đẹp của đối tượng cùng với phương pháp giảng dạy hấp dẫn, lôi cuốn của giáo viên. Cái đẹp phù hợp với cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của mỗi học sinh. Trẻ em có cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận riêng, không giống cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của người lớn. Qua quá trình áp dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật mới tôi nhận thấy cái hay của phương pháp này là đặt người học vào vị trí chủ động phải tìm hiểu vấn đề và tìm ra cách giải quyết hiệu quả, sáng tạo nhất. Việc đáng giá học sinh cũng không còn bị đặt quá nặng vào sản phẩm của các em mà nó được đánh giá dựa trên cả quá trình mà các em tham gia. Đây là một chương trình giáo dục Mĩ thuật Tiểu học năng động, phát huy, rèn luyện được nhiều kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng sống. Giáo viên cần cho học sinh mang sản phẩm về nhà để trưng bày thành góc Mĩ thuật ở gia đình, nhà trường có thể tổ chức triển lãm, trưng bày sản phẩm của học sinh vào các ngày sinh hoạt tập thể. Tập cho học sinh thói quen sưu tầm và cất giữ những vật dụng, vỏ hộp, chai nhựa..không còn sử dụng để khi cần có thể sử dụng. Làm tốt công tác tư tưởng với phụ huynh để phụ huynh tham gia chuẩn bị tốt họa phẩm và vật liệu phục vụ cho phương pháp dạy Mĩ thuật Đan Mạch, có thể tận dụng tối đa các phương tiện, đồ dùng học tập sẵn có, sử dụng linh hoạt các chất liệu học sinh đã có, hướng dẫn học sinh sưu tầm các chất liệu sẵn có ở địa phương, những vật dụng bỏ đi để tạo ra nhiều chất liệu phong phú trong các hoạt động dạy học Mĩ thuật. Với mong muốn là làm thế nào để áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy môn Mĩ thuật Tiểu học ngày càng hiệu quả và giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn, tôi xin kiến nghị một số ý như sau: 2.§Ò xuÊt kiÕn nghÞ. Đối với nhà trường - Đầu tư thêm đồ dùng dạy học. - §èi víi ®ång nghiÖn th× tÝch cực tham gia dù giê trao ®æi chuyªn m«m. - Đối với Phòng Giáo dục: Tổ chức tập huấn rút kinh nghiệm qua quá trình áp dụng để giáo viên nắm vững thêm về phương pháp mới. Cần xây dựng nội dung thành các tiết dạy minh họa nhằm định hướng tổ chức dạy học và chia sẻ kinh nghiệm giữa các giáo viên chuyên. T«i xin cam ®oan s¸ng kiÕn nµy lµ t«i tù viÕt kh«ng sao chÐp cña ai nÕu sai t«i hoµn toµn chÞu tr¸ch nhiÖm. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n. Ngµy15 th¸ng năm n¨m 2O18 Ngêi thùc hiÖn Tµi liÖu tham kh¶o Tài liệu dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên Tiểu học – NXB Giáo dục. Tài liệu tập huấn giảng dạy Mĩ thuật Tiểu học theo phương pháp mới (Dự án SAEPS) do Bộ Giáo dục ban hành. S¸ch d¹y mÜ thuËt líp 1 - NXB Giáo dục. S¸ch häc mÜ thuËt líp 1- NXB Giáo dục. Mĩ thuật – phương pháp giảng dạy Mĩ thuật – NXB Đại học Huế. Môc lôc TT Néi dung Trang 1 PhÇn I: LÝ do chän ®Ò tµi 1 2 Môc ®Ých vµ nhiÖn vô nghiªn cøu 2 3 Ph¹m vi nghiªn cøu 2 4 Thêi gian thôc hiÖn ®Ò tµi 3 5 Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu 4 6 PhÇn II. Néi dung cña ®Ò tµi 5 7 Ch¬ng I: c¬ së khoa häc 13 8 Ch¬ngII: Nh÷ng biÖn ph¸p thùc hiÖn 14 9 PHẦN III:KÕt luËn vµ kiÕn nghÞ 15 1O Tµi liÖu tham kh¶o. 16
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_mon_mi_thuat.doc