Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Mĩ thuật

1.1. Cơ sở lí luận

- Nghệ thuật hội họa đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Trong trường học bộ môn Mĩ thuật cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc cùng với các môn học khác giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh. Vì thế bộ môn mỹ thuật sẽ làm dung hoà, kéo dãn những suy tư nặng nề của các em để các em có cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái hơn khi tiếp thu kiến thức của những bộ môn khác.

- Là giáo viên giảng dạy bộ môn Mĩ thuật, tôi tự nhận thấy ở những học sinh có kết quả tốt không hoàn toàn là những em có năng khiếu. Có nhiều học sinh, khi bước đầu học bộ môn mĩ thuật thường cảm thấy rất khó khăn để tiếp thu, bài vẽ chậm và xấu làm cho các em này tỏ ra chán nản không có hứng thú vẽ vì nghĩ rằng mình không có khả năng theo kịp các bạn khác vì không có năng khiếu. Nhưng sau một thời gian học tập tiếp thu kiến thức và thấy đã nắm được những phần cốt lõi của bộ môn thì lại tỏ ra đam mê, ham thích và đạt được kết quả bất ngờ. Tôi tự nhận định môn học Mĩ thuật ở trường phổ thông không đòi hỏi ở người học những khả năng bẩm sinh mà đòi hỏi ở học sinh khả năng tiếp thu kiến thức, niềm đam mê, tính tích cực chịu khó.

docx 24 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Mĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Mĩ thuật

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Mĩ thuật
, so sánh, sắp xếp bố cục lên màu cho sản phẩm.
3.1.2. Yêu cầu của thực nghiệm khoa học.
 - Việc thực nghiệm khoa học phải có kế hoạch, có nội dung thực nghiệm cụ thể, đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực.
3.2 Nội dung và cách tiến hành thực nghiệm khoa học.
3.2.1 Giải pháp 1: Bồi dưỡng kĩ năng quan sát (so sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá, áp dụng).
3.2.1.1. Mục tiêu
 - Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng quan sát, giúp các em biết cách quan sát, nhìn ngắm đồ vật, sự việc, hiện tượng thiên nhiên, con người xung quanh. 
3.2.1.2. Cách tiến hành
 - Giáo viên bày mẫu hoặc cho học sinh quan sát hình ảnh. Hướng dẫn học sinh quan sát từ tổng thể đến chi tiết, so sánh, đối chiếu, phân tích khái quát để nắm bắt được đặc điểm, nội dung, hình thức, đồ vật, sự việc, hiện tượng, thiên nhiên v.v, góp phần hình thành thị hiếu thẫm mỹ và thói quen quan sát nhận ra vẽ đẹp của mọi vật xung quanh, thích sáng tạo và trân trọng cái đẹp.
3.2.2. Giải pháp 2: Bồi dưỡng kỹ năng, xác định bố cục
3.2.2.1. Mục tiêu
 - Bồi dưỡng kỹ năng, xác định bố cục nhằm giúp học sinh biết cách sắp xếp hình vẽ cân đối trên phàn giấy, hình thuận mắt.
3.2.2.2. Cách tiến hành
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách sắp xếp bố cục trên giấy biết sắp xếp các hình mảng, cân đối thuận mắt, có nhóm chính nhóm phụ, mảng phụ, mảng chính thường nằm ở trọng tâm của bức tranh lớn hơn mảng phụ để tạo được sự cân đối thuận mắt. Bố cục cân đối đẹp mắt không chỉ được thể hiện ở kỹ năng sắp xếp mà nó còn bị chi phối bởi sự sắp xếp các mảng đậm, nhạt và màu sắc.
 Hình 1
3.2.3 Giải pháp 3: Bồi dưỡng kỹ năng vẽ hình, chỉnh hình
3.2.3.1. Mục tiêu
 - Kĩ năng này giúp học sinh nắm bắt được đặc điểm, hình dáng sự vật, sự việc...
3.2.3.2. Cách tiến hành
 - Bồi dưỡng kỹ năng vẽ hình: Trên cơ sở kết quả quan sát nắm bắt được đặc điểm hình dáng hiện tượng sự vật, sự việc, con người đã được lựa chọn, sử dụng trí nhớ hoặc tư liệu các em vẽ lại hình trên giấy cho đúng đặc điểm, hình dáng, hiện tượng, sự vật, sự việc, nhân vật phác hình từ khái quát, tổng thể đến chi tiết. 
 Hình 2.
* Bồi dưỡng kỹ năng chỉnh hình: Hình vẽ đã được xác định, học sinh biết cách so sánh, đối chiếu, chỉnh sửa lại hình cho cân đối về tỷ lệ, đặc điểm cơ bản của màu, của hình tượng nhân vật.
 Hình 3
3.2.4. Giải pháp 4: Bồi dưỡng kỹ năng xác định đậm nhạt, vẽ màu
3.2.4.1. Mục tiêu
 - Giải pháp này giúp học sinh xác định được độ đậm nhạt trong bài vẽ thể hiện được không gian xa, gần trong tranh. 
3.2.4.2. Cách tiến hành
 - Bồi dưỡng kỹ năng xác định đậm nhạt: Sau khi hình vẽ được chỉnh sửa hoàn chỉnh, cần xác định các mảng đậm, nhạt toàn bộ sự vật, sự việc, hiện tượng trong tranh, thể hiện được trọng tâm của bố cục. Mảng đậm nhất hoặc sáng nhất tập trung ở mảng chính để thu hút mắt người xem. Các mảng đậm nhạt ở mảng phụ thường nhẹ hơn để tạo không gian xa gần. Các mảng đậm nhạt cần được sắp xếp xen kẽ để tạo sự cân bằng thuận mắt, không nên dồn vào một góc làm lệch bố cục.
 - Bồi dưỡng kỹ năng vẽ màu: Các màu tươi đẹp thường đặt ở mảng chính. Các màu đậm, nhạt, nóng, lạnh, cần được chuyển hoá nhịp nhàng tạo sự cân bằng cho bố cục. Để nhấn mạnh trọng tâm có thể dùng thêm nét để nhấn vào các hình tượng ở mảng chính. Cần phát triển ở học sinh kỹ năng sử dụng các chất liệu như sáp màu, bút dạ, màu nước, màu bột.
 Hình 4
3.2.5 Giải pháp 5: Bồi dưỡng kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa, sưu tầm tài liệu. 
3.2.5.1: Mục tiêu
 - Giải pháp này giúp học sinh chủ động học tập tích cực thông qua các kênh tài liệu sách báo hoặc intenet
2.3.5.2. Cách thực hiện
 - Giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm hiểu thêm các kiến thức qua tài liệu trên các kênh thông tin sách, báo, intenet. Có như vậy mới tạo điều kiện cho các em tự tin tìm kiến thức, tri thức một cách chủ động sáng tạo không phụ thuộc, bị động tiếp thu kiến thức một chiều từ phía thầy cô. Giáo viên bồi dưỡng kỹ năng này bằng cách yêu cầu các em sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, đọc sách giáo khoa có liên quan đến nội dung bài học trên các kênh thông tin. 
4. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
 - Để hình thành và phát triển các kỹ năng trên, trong các bài dạy mỹ thuật giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung của bài học để xác định mục tiêu cụ thể .
 - Trong bài cần hình thành kỹ năng nào? Mức độ đến đâu? phối hợp nhuần nhuyễn nhịp nhàng đồng bộ các phương pháp. Thảo luận nhóm, trực quan, luyện tập, đàm thoại gợi mở trong bài.
 - Thảo luận nhóm rất tối ưu. Các em sẽ học tập lẫn nhau trong lúc thảo luận. Trong các tiết dạy phương pháp trực quan là phương pháp thường xuyên, là nghệ thuật thị giác giúp các em cảm cái đẹp bằng mắt. Để cho các em nhanh chóng nắm bắt được bài và dễ hiểu hơn, giáo viên cần cố gắng sưu tầm nhiều tranh ảnh, bài vẽ của học sinh năm trước, bài vẽ đạt giải các kỳ thi, có cả bài tốt và chưa tốt. Phong phú về thể loại, đề tài, để nhằm làm rõ lý luận về bố cục.
 - Cảm thụ vẻ đẹp của tranh hoặc tìm ra những ưu nhược điểm để rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình. Sau khi nắm được kiến thức thì bất cứ bài vẽ nào cũng áp dụng phương pháp thực hành.
 - Bồi dưỡng tập vẽ tranh đề tài: Trong các kỳ thi năng khiếu mỹ thuật của ngành giáo dục, nhà thiếu nhi, nội dung chủ yếu vẫn là tranh đề tài. Tranh đề tài là môn thực hành tổng hợp tất cả các kiến thức và kỹ năng hội hoạ. Tranh đề tài phản ánh cuộc sống bằng ngôn ngữ hội hoạ, bố cục, hình vẽ, màu sắc. Muốn vẽ tranh đề tài tốt các em học sinh phải thành thạo tất cả các kiến thức, kỹ năng. Vì vậy, vẽ tranh đề tài một lần nữa khắc sâu kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, cho học sinh. Vẽ tranh giúp học sinh thể hiện nhận thức và cảm xúc của mình về thế giới xung quanh, hình thành thêm kỹ năng quan sát, lựa chọn hình tượng tiêu biểu điển hình thể hiện nội dung đề tài.
 - Mọi học sinh đều thích vẽ có thể vẽ bất cứ lúc nào. Những nét vẽ ngây thơ đáng yêu, những mảng màu táo bạo hồn nhiên tươi vui, những bố cục không bị lệ thuộc bởi lý tính, những hình ảnh không tuân thủ quy luật tự nhiên. Thế giới trong mắt các em trở nên lung linh, ấm áp. Khi tổ chức bồi dưỡng học sinh tập vẽ tranh giáo viên lưu ý bồi dưỡng theo từng mảng kiến thức. Cho học sinh ôn tập tất cả các dạng đề tài trong SGK, nâng dần từ dễ đến khó, và cuối cùng tập trung vào các mảng đề tài: An toàn giao thông, vui chơi, ước mơ, gia đình, quê hương đất nước, lễ hội.
 - Rèn luyện vẽ tranh như là một trò chơi, giáo viên thường xuyên chấm chữa bài, kết thúc giờ học, học sinh tự treo bài lên tường, tất cả cùng xem, mỗi em tự chọn cho mình tranh mà mình thích, sau đó giáo viên đặt câu hỏi.
 - Với mỗi bài dạy, mỗi học sinh, giáo viên cần tìm ra phương pháp bồi dưỡng phù hợp. Tạo cho các em không khí thoải mái, không gò ép, làm hào hứng tinh thần học tập, say mê sáng tạo, khi vẽ.
 - Bố trí phòng học cho đội tuyển nơi thoáng mát, đủ điều kiện về ánh sáng, bàn ghế.
 * Tài liệu: Mua sắm đầy đủ tài liệu, SGK, sách tham khảo, chuyên đề bồi dưỡng, tranh của học sinh năm trước, các phương tiện kỹ thuật, phục vụ cho công tác bồi dưỡng.
 - Lên kế hoạch cho công tác bồi dưỡng từng cá nhân, đội tuyển về con người, thời gian cụ thể.
4. Kết quả đạt được 
 - Sau khi nghiên cứu và sáng kiến vào giảng dạy của trường tôi, kết quả đạt như sau:
 + Học sinh tích cực tham gia các cuộc thi.
 + Nhiều bài dự thi của các em có chất lượng
 + Học sinh rèn được nhiều kĩ năng như quan sát, sắp xếp hình và kĩ năng vẽ màu.
	Kết quả cụ thể:
 + Hội thi vẽ tranh : Thiếu nhi thủ đô tích cực hưởng ứng phòng chống dịch Covid 19 do Sở văn hóa và thể thao thành phố Hà Nội tổ chức . Trong đó 1 học sinh đã đạt giải khuyến khích và được 1 giấy khen giải phong trào của toàn trường.
 + Hội thi vẽ tranh : Đội mũ xinh bảo vệ chúng mình có 7 tranh gửi huyện và đã có tranh gửi dự thi thành phố.
 - Sau khi vận dụng các phương pháp để phát triển bồi dưỡng học sinh năng khiếu tôi nhận thấy đạt được nhiều hiệu quả như:
 - Tiết kiệm được thời gian, tất cả học sinh cùng tham gia hoạt động. Giáo viên có thời gian quan tâm đến mọi đối tượng học sinh.
 - Trong thời gian qua bản thân tôi đã vận dụng phương pháp dạy học mới vào việc giảng dạy có hiệu quả và đã rút ra được một số kinh nghiệm;
 - Phải nắm vững phương pháp thực hiện.
 - Xác định đúng mục tiêu của bài học.
 - Khâu chuẩn bị trước khi lên lớp của giáo viên là vô cùng quan trọng, nó đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với từng hoạt động và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất. 
 - Khéo léo nhanh nhẹn tổ chức cho học sinh giới thiệu sản phẩm, chia sẻ cảm nhận của mình.
 - Trên đây là tất cả những việc mà tôi đã nghiên cứu và đang thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Mĩ thuật cho học sinh Tiểu học Tản Lĩnh. Tôi xin ý kiến đóng góp của các đồng chí trong ban giám khảo và các bạn đồng nghiệp.
PHẦN III . KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kêt luận: 
 - Theo tôi đối với bộ môn Mĩ thuật bậc TH thì việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng cơ bản cho học sinh là rất cần thiết. Môn Mĩ thuật cũng như các môn học khác đòi hỏi ở người học phải có kiến thức, sự đam mê ham thích. Để học tốt được bộ môn này không phải là sự phụ thuộc vào những năng khiếu, bẩm sinh mà phải trải qua học tập và rèn luyện. Với đặc trưng bộ môn những kỹ năng cơ bản là cốt lõi dẫn đến thành công cho môn học. Nhận định điều đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Rèn luyện và phát triển các kỹ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật TH”.
 - Bồi dưỡng tài năng là công việc rất công phu, bền bỉ, sáng tạo. Phải chú ý phát hiện bồi dưỡng ngay khi còn ở lớp dưới. Trong bồi dưỡng phải toàn diện và sáng tạo. Chỉ bồi dưỡng kiến thức chưa đủ, phải rất chú ý bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng, nề nếp học. Bồi dưỡng tri thức, bồi dưỡng lòng say mê, tình cảm, trách nhiệm. 
 - Trong năm học này nhờ áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào công tác bồi dưỡng học sinh, nên số học sinh có năng khiếu tăng lên về số lượng và chất lượng. Kết quả này có được do sự chỉ đạo của đội ngũ quản lý nhà trường và sự phấn đấu không mệt mỏi của thầy và trò. Tuy nhiên thành tích so với một số trường bạn chưa cao, nhưng đây cũng là kết quả đáng phấn khởi bước đầu tăng thêm nhân lực vào đội tuyển, phần nào góp thêm sức mạnh vào thành tích mà học sinh đạt vừa qua.
 - Để có phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân người giáo viên phải nắm chắc chuyên môn. Có kiến thức sâu rộng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, không ngừng học hỏi, tích luỹ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đúc rút kinh nghiệm hàng năm trong công tác bồi dưỡng.
 - Một mặt phải biết phát huy tài năng, sở trường của mỗi học sinh, mặt khác biết phát huy sức mạnh tổng hợp của trí tuệ tập thể. Tạo nguồn, bồi dưỡng, chọn lọc là một quy trình tự nhiên trong đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.
 - Trên đây là một số ý kiến, quan điểm của tôi về bộ môn mĩ thuật, những nội dung “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Mĩ thuật”.
 - Qua việc vận dụng của bản thân, tôi thấy giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn. Học sinh rất thích học những tiết học có sử dụng đồ dùng dạy học. Học sinh nắm vững kiến thức, phát triển các kỹ năng và vẽ đẹp hơn. 
 - Tôi mong sự góp ý chân thành của các thầy cô có kinh nghiệp tốt hơn để công tác này ngày càng được phát triển hơn nữa, đáp ứng với thời kỳ đổi mới của thành phố, đất nước.
2. Khuyến nghị: 
 - Tập hợp mọi lực lượng, phối hợp hỗ trợ công tác này, tạo điều kiện cho công tác về vật chất cũng như tinh thần, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo.
 - Tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho dạy và học, phòng học, bàn ghế, SGK, sách tham khảo, tranh của học sinh năm trước, tranh của học sinh đạt giải các kỳ thi, tranh của hoạ sĩ của giáo viên v.v....
 - Việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Mĩ thuật phải chú trọng cả việc bồi dưỡng kiến thức và bồi dưỡng kỹ năng, nề nếp tự học, nhân cách.
 - Trên đây là sáng kiến “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Mỹ thuật” sau gần nhiều năm tiếp cận với bồi dưỡng năng khiếu. Rất mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để sáng kiến hoàn thiện và được áp dụng rộng rãi hơn.
Trân trọng cám ơn
Tản Lĩnh, ngày tháng 4 năm 2022.
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Thúy Hòa
 Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
 Phụ lục kèm theo
Bài dự thi
Tài liệu tham khảo
Nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 của Bộ GD - ĐT
Bồi dưỡng thường xuyên môn Mỹ thuật chu kỳ 3 của Bộ GD - ĐT
Giáo trình đào tạo giáo viên Cao đẳng sư phạm Mỹ thuật năm 2010 (Trường ĐHSP Nghệ thuật TW )
Vai trò của nghệ thuật trong đời sống dưới góc nhìn tâm lý học nghệ thuật (ThS. Đỗ Ánh Tuyết Trường ĐHSP Nghệ thuật TW
MỤC LỤC
A.Đặt vấn đề
1. Lí do chọ đề tài
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1 Nghiên cứu nhũng vấn đề lí luận có lien quan.
4.2 Tổ chức điều tra thực trạng
4.3. Tổ chức thực nghiệm
5. Phương pháp nghiên cứu.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số căn cứ khoa học
1.2 Một số khái niện cơ bản để làm công cụ nghiên cứu đề tài.
CHƯƠNG 2: ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG
2.1 Một vài nét về đặc điểm chung của trường tiểu học Hương Ngải
2.2 Mục đích yêu cầu của điều tra thực trạng.
2.3 Nội dung và cách tiến hành điều tra thực trạng
2.4 Kết quả điều tra thực trạng.
2.5 Đề xuất một số giải pháp.
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM KHOA HỌC
3.1 Mục đích, yêu cầu của việc thực nghiệm khoa học.
3.2 Nội dung và cách tiến hành thực nghiệm khoa học.
3.3 Kết quả đạt được của thực nghiệm khoa học
C. Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận chung
2. Khuyến nghị

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_hoc_sinh_na.docx