Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4 mạnh dạn hơn khi giới thiệu sản phẩm Mỹ thuật

1. Tính cấp thiết

Thực tế giảng dạy cho thấy, học sinh của trường tôi phần đông là con em người dân tộc thiểu số (63,3%) ít được tiếp xúc với nghệ thuật nói chung và mĩ thuật nói riêng nên còn nhiều hạn chế, nhất là trong hoạt động giới thiệu và đánh giá sản phẩm của mình, các em vẫn còn lĩnh hội tri thức một cách thụ động, chủ yếu vẫn dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên, chưa thực sự phát triển năng lực biểu đạt ngôn ngữ nói, nhiều em còn lúng túng, diễn đạt ngôn ngữ còn hạn chế, cũng có em hiểu nói được nhưng lại nói rất nhỏ

=> Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 mạnh dạn hơn khi giới thiệu sản phẩm Mỹ thuật”.

pptx 27 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4 mạnh dạn hơn khi giới thiệu sản phẩm Mỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4 mạnh dạn hơn khi giới thiệu sản phẩm Mỹ thuật

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4 mạnh dạn hơn khi giới thiệu sản phẩm Mỹ thuật
 HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN  NĂM HỌC 2022 - 2023  BÁO CÁO  BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC  MÔN MỸ THUẬT KHỐI LỚP 4   GIÚP HỌC SINH LỚP 4 MẠNH DẠN HƠN KHI GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MỸ THUẬT        Họ tên giáo viên: Hoàng Thị ThoaTrường Tiểu học Đinh Văn III   Lâm Hà, tháng 12 năm 2022  
I. 
 MỞ ĐẦU 
II. 
 NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP 
III. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
NỘI DUNG BÁO CÁO 
Thực tế giảng dạy cho thấy, học sinh của trường tôi phần đông là con em người dân tộc thiểu số (63,3%) ít được tiếp xúc với nghệ thuật nói chung và mĩ thuật nói riêng nên còn nhiều hạn chế, nhất là trong hoạt động giới thiệu và đánh giá sản phẩm của mình, các em vẫn còn lĩnh hội tri thức một cách thụ động, chủ yếu vẫn dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên, chưa thực sự phát triển năng lực biểu đạt ngôn ngữ nói, nhiều e m còn lúng túng, diễn đạt ngôn ngữ còn hạn chế, cũng có em hiểu nói được nhưng lại nói rất nhỏ 
=> Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài: “ Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 mạnh dạn hơn khi giới thiệu sản phẩm Mỹ thuật” . 
1. Tính cấp thiết 
 I. MỞ ĐẦU 
“ Giúp học sinh lớp 4 mạnh dạn hơn khi giới thiệu sản phẩm Mỹ thuật” 
2. Mục tiêu 
Giúp học sinh tự tin, mạnh dạn trong các hoạt động thảo luận nhóm, hình thành và phát huy khả năng thuyết trình, chia sẻ cảm xúc, biết đánh giá sản phẩm của mình và của bạn một cách khoa học theo lối tư duy sáng tạo riêng. 
3. Đối tượng và phương pháp thực hiện 
* Đối tượng : 
Học sinh khối 4 trường Tiểu học 
 Đinh Văn III 
3. Đối tượng và phương pháp thực hiện 
Dạy 3 lớp 
* Phương pháp thực hiện: 
- Phương pháp và các quy trình dạy Mỹ thuật tiểu học. 
- Phương pháp phân tích – minh hoạ. 
- Phương pháp quan sát - phỏng vấn. 
- Phương pháp kiểm nghiệm so sánh. 
II. NỘI DUNG 
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
“Giáo dục tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” theo (Điều 29 Luật giáo dục). 
Mĩ thuật là môn học có tính chất năng khiếu nghệ thuật, nhằm giáo dục tính thẩm mĩ cho học sinh và hình thành một trong những yếu tố cơ bản của giáo dục tính thẩm mĩ. Giúp học sinh phát huy năng khiếu sẵn có của tuổi thơ, đồng thời hướng dẫn phương pháp mới để các em từ : 
Quan sát trải nghiệm 
Sáng tạo 
Phân tích và diễn giải 
Biểu đạt 
Giao tiếp và đánh giá 
 2 . THỰC TRẠNG 
THUẬNLỢI 
- Giáo viên được sự quan tâm của n gành, đặc biệt là Ban Giám hiệu nhà trường động viên, khuyến khích giáo viên áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy. 
- Trường có thư viện thân thiện , mở cửa hàng ngày cho học sinh đọc sách tham khảo. 
- Có thể nói đối với môn học Mĩ thuật hiện nay các em học sinh rất yêu thích vì là một giờ học không gò bó, không có nhiều áp lực. Đó chính là một lợi thế, không phải môn học nào cũng có được. 
Khó khăn: 
-  Về cơ sở vật chất thì chưa có phòng chức năng riêng cho bộ môn Mĩ thuật 
- Đa số học sinh là người đồng bào dân tộc nên thiếu tự tin, hạn chế về ngôn ngữ , có em còn ỷ lại các bạn trong nhóm chứ chưa chịu khó tự chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm của mình 
II. NỘI DUNG 
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
Biện pháp 1:Đối với giáo viên 
1 
Biện pháp 2: Giáo viên quan tâm đến HS còn nhút nhát 
2 
Biện pháp 3: Chú trọng đến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 
3 
 Biện pháp 4: Biện pháp đối với học sinh 
4 
 Biện pháp 5 Phối hợp với phụ huynh học sinh sinh 
5 
- Trong quá trình dạy tôi luôn cố gắng cho học sinh được nói, được thể hiện mình để các em quen dần cảm giác đứng trước tập thể 
- Lựa chọn câu hỏi dễ và động viên các chưa tự tin tham gia trả lời và sau đó cho cả lớp tuyên dương động viên các em. 
 BIỆN PHÁP 1: 
Đối với giáo viên 
-Trong qúa trình rèn luyện giới thiêu sản phẩm cho học sinh tôi luôn kiên trì hướng dẫn một cách tỉ. 
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
Ví dụ : Khi dạy chủ đề 5: Sự chuyển động của dáng người 
Sau khi cho học sinh quan sát sản phẩm mĩ thuật về sự chuyển động của dáng người, tôi nêu các câu hỏi từ dễ đến khó để những học sinh nhút nhát có thể tham gia trả lời: 
+ Em thích sản phẩm nào nhất ? 
+ Sản phẩm đó thể hiện người đang làm gì? 
+ Sản phẩm đó được tạo hình từ chất liệu gì? 
-Tôi thường xuyên gần gũi tâm sự, trò chuyện với những học sinh có tính hay nhút nhát về chuyện gia đình, việc học, để các em dễ hòa đồng vào môi trường tập thể, thầy cô và bạn bè 
-Trong quá trình dạy tôi thường giao những việc đơn giản cho những học sinh nhút nhát thực hiện, đưa các em vào các hoạt động nhóm để các em quen dần với tập thể. Từ đó các em sẽ mạnh dạn hơn tự tin hơn, mất vẻ rụt rè, nhút nhát. 
 BIỆN PHÁP 2: 
Giáo viên quan tâm đến HS còn nhút nhát 
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
Ví dụ: Tôi viết dòng chữ “ Kính thưa Cô giáo và các bạn, em xin giới thiệu về sản phẩm của mình ” lên bảng, em nào nói to, rõ ràng mạch lạc sẽ được tuyên dương... Nhờ những hoạt động này mà một số em như: Cil Mup Na Chi 4A , K’Thiên Dũ 4B... đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn để lên bảng giới thiệu sản phẩm. 
Thời gian nghỉ giữa tiết tôi cho các em chơi trò chơi “Thi ai nói to”. 
 BIỆN PHÁP 2: 
Giáo viên quan tâm đến HS còn nhút nhát 
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
- Ngoài ra tôi còn động viên các em tham gia vào các hoạt động như: Trò chơi dân gian, đá bóng Khi tham gia các em có điều kiện giao lưu cùng các bạn khác từ đó các em sẽ thấy tự tin lên . 
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
- Cụ thể trong các hoạt động như thi vẽ tranh: “ô tô mơ ước, ý tưởng tuổi thơ, thiếu nhi Việt Nam mừng Đại hội đoàn” do các cấp tổ chức tôi luôn trú trọng phối hợp với tổng phụ trách đội và các GV chủ nhiệm tổ chức động viên, khuyến khích tất cả các em được tham gia. 
 BIỆN PHÁP 3: 
Chú trọng đến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 
-Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh hình thành những hành vi đạo đức chuẩn mực gắn với cuộc sống, giúp các em mạnh dạn, tự tin. Qua đó phát huy được khả năng, độc lập, sáng tạo, để phát triển toàn diện và từ đó nâng cao kĩ năng giới thiệu, giúp các em mạnh dạn đứng trước đám đông. 
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
Ví dụ : Trong cuộc thi vẽ tranh “Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn” đã có một em đạt giải cấp tỉnh, cấp trung ương 
- Khi các em giới thiệu và nhận xét sản phẩm tôi luôn lắng nghe để giúp đỡ, uốn nắn cách giới thiệu cho các em. Tôi luôn tạo điều kiện cho tất cả các em cùng chia sẽ để rút kinh nghiệm lẫn nhau. 
- Với những học sinh nói đủ ý, mạch lạc, diễn đạt tốt thì tôi khuyến khích các em duy trì và sáng tạo trong mọi tình huống. 
 BIỆN PHÁP 4: 
Biện pháp đối với học sinh 
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
Liên hệ thực tế giới thiệu sản phẩm 
Phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm trao đổi với phụ huynh nên tạo điều kiện để con em mình tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn, tập cho các em tính độc lập, tự tin khi làm việc. 
Tạo điều kiện và giúp đỡ cho các em hoàn thành tốt môn học nhất là phần giới thiệu sản phẩm mĩ thuật khi được cô giao về nhà. 
Ví dụ : khi dạy xong một chủ đề đến phần giới thiệu sản phẩm tôi nhờ phụ huynh động viên các em ở nhà tập thuyết trình cho bố mẹ nghe để tạo tăng thêm sự tư tin trước khi thuyết trình trước lớp. 
 BIỆN PHÁP 5: 
Phối hợp với phụ huynh học sinh sinh 
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
Bằng tâm huyết của mình tôi đã thực hiện tốt các biện pháp đề ra, qua thời gian thực hiện kết quả đạt được rất khả quan. Giờ đây trong hoạt động giới thiệu phần lớn các em đã tự giác giơ tay để tham gia giới thiệu, nói đủ nghe, diễn đạt vấn đề khá gãy gọn, những em nhút nhát, rụt rè như em Ka Sa Lia, Lơ Mu Ka Oanh và một số em khác cũng đã nói được thành câu đơn giản và giải thích sự việc theo ý hiểu của mình chứ không rụt rè, nhút nhát như trước. 
4. KẾT QUẢ : 
% 
4. KẾT QUẢ 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Ưu điểm của biện pháp 
- Đưa ra các kiến thức, phương pháp cho cha mẹ học sinh nhằm rèn luyện, nâng cao sự tự tin cho con em mình. 
-Giúp học sinh năng động, phát huy, rèn luyện được nhiều kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nói. 
-Các biện pháp đưa ra trong đề tài rõ ràng, giáo viên dễ áp dụng vào dạy học. 
- Lớp học sôi nổi hơn, học sinh mạnh dạn hơn, sự gần gũi giữa cô và trò được cải thiện rõ rệt. 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
2. Hạn chế 
Học sinh đông, thời lượng không đủ để tất cả học sinh được giới thiệu sản phẩm của mình. 
3. Phương hướng khắc phục các hạn chế 
Trước khi gọi học sinh lên giới thiệu sản phẩm trước lớp. Cho học sinh được giới thiệu sản phẩm trong nhóm trước. 
Các tiết học trong chủ đề không liền mạch 
Ban giám hiệu trường tạo diều kiện để sắp xếp thời khóa biểu các tiết được liền mạch . 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
4. Khả năng triển khai rộng rãi của biện pháp 
Khối lớp 4 
Khối lớp 1-5 
Các giáo viên mĩ thuật trong toàn huyện 
Cảm ơn ban giám khảo 
Cảm ơn quý thầy cô đã chú ý lắng nghe ! 

File đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_4_manh_dan_hon_khi_g.pptx