Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh hoàn thành sản phẩm chất liệu môn Mĩ thuật 6
- Cơ sở lí luận.
Trong quá trình giảng dạyMĩ thuật tôi nhận thấy học sinh còn lúng túng trong quátrình làm sản phẩm, chưa bắt kịp với phươngpháp giáo dục phổ thông mới. Điều này ảnh hưởngrất lớn đến việc học mônMĩ thuật. Vì thế tôi luôn cố gắng, nỗ lực tìm mọi biện pháp để giúp các em hoàn thành sản phẩm dễ dàng hơn. Việc giúp học sinh hình thành được kỹ năng,thể hiện sản phẩm mang tính sáng tạo là điều vô cùng quan trọng. Chính vì thế tôi chọn sáng kiến “Giúp học sinh hoàn thành sản phẩm chất liêụ môn Mĩ thuật 6”.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh hoàn thành sản phẩm chất liệu môn Mĩ thuật 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh hoàn thành sản phẩm chất liệu môn Mĩ thuật 6

GIÚP HỌC SINH HOÀN THÀNH SẢN PHẨM CHẤT LIÊU MÔN MĨ THU T 6 Lí do chqn sáng kiến. Cơ sở lí luận. Trong quá trình giảng dạy Mĩ thuật tôi nhận thấy học sinh còn lúng túng trong quá trình làm sản phẩm, chưa bắt kịp với phương pháp giáo dục phổ thông mới. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc học môn Mĩ thuật. Vì thế tôi luôn cố gắng, nỗ lực tìm mọi biện pháp để giúp các em hoàn thành sản phẩm dễ dàng hơn. Việc giúp học sinh hình thành được kỹ năng, thể hiện sản phẩm mang tính sáng tạo là điều vô cùng quan trọng. Chính vì thế tôi chọn sáng kiến “Giúp học sinh hoàn thành sản phẩm chất liêụ môn Mĩ thuật 6”. Cơ sở thực tiển. Nghệ thuật trang trí là một loại hình nghệ thuật ra đời với mục đích đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con người. Vai trò quan trọng của việc tạo họa tiết, kết hợp màu sắc trong sản phẩm học tập. Như chúng ta đã biết cái đẹp trong nghệ thuật không bao giờ thoát ly cái đẹp trong đời sống bởi vì cái đẹp trong cuộc sống là ngọn nguồn của cái đẹp trong nghệ thuật. Nói cách khác cơ sở của cái đẹp trong nghệ thuật chính là cái đẹp trong cuộc sống. Không có loại hình nghệ thuật nào lại không lấy tư liệu từ trong cuộc sống để rồi trả lại cho cuộc sống một tư liệu ở dạng tốt hơn. Vậy muốn làm trang trí tốt thì phải nghiên cứu thiên nhiên. Muốn có sản phẩm đẹp thì phải có họa tiết trang trí đẹp và muốn tạo ra họa tiết trang trí đẹp thì phải nghiên cứu thiên nhiên và dựa vào thiên nhiên. Một vấn đề nữa còn nói rõ thêm đó là khi cái đẹp trong nghệ thuật chính là cái đẹp trong cuộc sống và muốn làm trang trí tốt thì phải nghiên cứu thiên nhiên. Không có nghĩa là sao chép cái hình ảnh trong thực tế thiên nhiên và đưa ngay vào bài làm. Cái ghi chép được trong thiên nhiên chưa phải là những họa tiết trang trí. Nói cách khác là phải biến cái ghi chép từ thực tế trở thành họa tiết trang trí bằng cách đơn giản hóa, lược bỏ những cái không cần thiết không thuộc về bản chất và nâng nó lên một hình thức mới, mỹ hóa hình ảnh dưới cách nhìn nghệ thuật phù hợp với nội dung và một hình thức trang trí cụ thể. Công việc này thường được gọi là cách điệu hay tạo họa tiết trang trí Phạm vi thực hiện sáng kiến. Sáng kiến được thực hiện trong phạm vi chủ đề vật liệu hữu ích mĩ thuật lớp 6. Phân tích thực trạng. 1/ Thuận lợi: Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể. Giáo viên được đào tạo chính qui nên thuận lợi cho việc giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên có điều kiện dự giờ rút kinh nghiệm. Mĩ thuật được cấp phòng chức năng riêng và được trang bị đồ dùng dạy học đầy đủ. Giáo viên được bồi dưỡng tập huấn chuyên môn thường xuyên. Giáo viên luôn vận dụng phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Môn Mĩ thuật góp phần quan trọng trong xếp loại học lực của học sinh. Đa phần học sinh có đủ dụng cụ học tập Mĩ thuật ứng dụng nhiều trong cuộc sống... 2/ Khó khăn: Học sinh còn coi Mĩ thuật là môn học phụ nên chưa tích cực tham gia trong giờ học. Phụ huynh đi làm ăn xa nên khó quan tâm đến việc học của con. Học sinh chưa phân biệt rõ giữa thiết kế và tạo hình 3D Học sinh chưa tạo được họa tiết đẹp, phù hợp với sản phẩm Học sinh chưa nắm vững các bước tạo sản phẩm vật liệu. Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục của sáng kiến. Qua nhiều năm giảng dạy môn Mĩ thuật trung học cơ sở, tôi gặp nhiều khó khăn để hướng các em học tập theo hướng phát triển năng lực cũng như để các em hình thành tư duy tự sáng tạo, tự lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên, vấn đề đó đòi hỏi học sinh phải thực hiện theo trình tự và lâu dài để hình thành ở học sinh năng khiếu mĩ thuật và kĩ năng tạo tranh tĩnh vật chất liệu môn Mĩ thuật. Chính vì thế tôi đã thực hiện một số giải pháp góp phần “ Giúp học sinh hoàn thành sản phẩm chất liệu môn Mĩ thuật 6” như sau: 1/Phương pháp giảng dạy: *Phương pháp quan sát: Quan sát sản phẩm qua: sản phẩm, tranh vẽ, thiết bị điện tử internet, mạng xã hội, Giúp học sinh rèn kĩ năng quan sát để lĩnh hội kiến thức, tạo hứng thú trong học Mĩ thuật. Đặc biệt giúp các em nắm vững vật liệu, hình dáng, các bước cần thực hiện một sản phẩm như thế nào Quan sát hình ảnh trực quan: Giáo viên chuẩn bị nhiều mẫu vật, mô hình dùng nhiều chất liệu khác nhau, Giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được đối tượng. Thực hiện quan sát mẫu vật thật để tạo cảm xúc thẩm mĩ và phát huy trí tưởng của học sinh phong phú hơn là cơ sở phát huy tư duy sáng tạo ở các em làm nền tảng để các em thực hiện mô hình mình yêu thích. *Phương pháp gợi mở: Giáo viên gợi mở những nội dung hình ảnh về sản phẩm với nhiều chất liệu khác nhau qua việc thực hiện nghiên cứu các câu hỏi gợi mở ý tưởng của từng học sinh để phát huy khả năng sáng tạo. Gợi mở cho học sinh về những tranh tĩnh vật gần gũi với cuộc sống: Giáo viên chuẩn bị các mô hình tự làm, hướng dẫn học sinh chỉ ra cái đẹp, chưa đẹp đồng thời khuyến khích học sinh phát huy tính tự chủ, sáng tạo của mình. Gợi mở chất liệu: Giáo viên cho học sinh biết nhiều chất liệu như: hộp sữa, màu sáp, màu nước, bằng giấy, chai nhựa, vải, ống hút, bằng chỉ màu, giấy màu Gợi mở cách thực hiện mô hình sáng tạo với nhiều chất liệu khác nhau từ đó kích thích sự hứng thú của các em khi học môn Mĩ thuật. *Phương pháp luyện tập: Khi học sinh quan sát sản phẩm, cùng với kiến thức đã học các em sẽ thực hiện sản phẩm của mình từ vật liệu hữu ích. Thông qua phương pháp luyện tập giúp học sinh tự nhận xét đánh gía rút kinh nghiệm thực hiện sản phẩm mới tốt hơn. Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh, hỗ trợ hoàn thành ý tưởng về chất liệu, màu sắc,... *Phương pháp thực hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện cách hoàn thành sản phẩm từ những vật liệu hữu ích. Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn vật liệu có sắn như: chai nhựa, hộp sữa, màu sáp, màu nước, giấy màu, hạt gạo, giấy xoắn, Giáo viên hỗ trợ học sinh tạo mô hình 3D. Tùy theo sản phẩm mà lựa chọn vật liệu phù hợp như: chai nhựa, giấy coton, màu nước, giấy màu thủ công,.. 2/ Tìm hiểu đặc điểm tâm lý: Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở tuổi từ 11-15 đang theo học từ lớp 6-9, là lứa tuổi bướng bỉnh khó bảo với sự mạnh mẽ về tâm sinh lý, biểu hiện tình cảm rõ ràng, sự yêu, sự ghét đồng thời có biểu hiện của sự e thẹn ngại ngùng, ảnh hưởng đến kết quả bài vẽ của các em. Trong quá trình làm bài các em thường che sản phẩm của mình không để thầy cô giáo thấy đồng thời cảm giác mình đã lớn nên các em muốn độc lập trong bài vẽ của mình muốn thể hiện bản lĩnh của bản thân rằng mình sẽ làm được, sẽ vẽ được nhưng khi bắt tay vào sản phẩm thì đa số các em không thể hiện được ý tưởng của mình. Sự phát triển thể chất, tâm lý, trí tuệ mạnh mẽ nhưng không đồng đều. Đa phần các em còn bỡ ngỡ vụn về trong khi vẽ, điều chỉnh hình vẽ nét bút không theo suy nghĩ của bản thân và lứa tuổi này còn ở tuổi ăn tuổi ngủ ham thích vui chơi hoạt động, do đó trong sản phẩm đặc biệt là các bước quan sát và tạo ra sản phẩm các em còn xem nhẹ, bỏ qua giai đoạn này. Học sinh trung học cơ sở đa số các em thíchlàm sản phẩm theo suy nghĩ, ý thích của mình hơn là vẽ theo sự hướng dẫn của giáo viên. Nghĩ gì làm nấy, đặt vật liệu vô là cứ làm không theo trình tự khuôn khổ. Chính vì vậy người giáo viên cần hiểu và hướng dẫn các em dần dần, để các em nắm bắt và thấy được tác dụng các bước tạo ra sản phẩm của môn Mĩ thuật. 3/ Phân biệt sản phẩm 3D và sản phẩm 2D: 2D là sản phẩm thể hiện được 2 chiều là : chiều ngang và chiều dọc VD: sản phẩm phù điêu hay chạm khắc trang trí. Đối tượng thưởng thức chỉ xem được mặt trước của sản phẩm. 3D là sản phẩm thể hiện được chiều ngang, chiều dọc và chiều sâu. VD: Mô hình ngôi nhà 3D. Đối tượng thưởng thức xem được mặt trước của sản phẩm, chiều cao và chiều sâu sản phẩm... 4/ Lựa chqn nội dung hqa tiết: Để lựa chọn nội dung họa tiết phù hợp với nội dung sản phẩm trước tiên chúng ta cần phải xác định nội dung yêu cầu. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào thời gian, không gian, theo mùa, vùng miền, tâm trạng của người thể hiện sản phẩm để lựa chọn họa tiết có đường nét đơn giản, uốn lượn, mềm mại, hấp dẫn tạo nên sự thay đổi dài ngắn trong đường nét, to nhỏ trong hình mảng Ví dụ: họa tiết chúng ta có thể chọn Hoa: hoa sen, hoa cúc, hoa hướng dương, hoa huệ Lá: lá khoai lang, lá đu đủ, lá mướp Quả: quả dừa, quả lê, quả táo, quả mận.. Động vật: con ngựa, con hươu, con trâu 5/ Giúp hqc sinh nhận thức được sản phẩm từ vật liệu hữu ích: Nhằm định hướng cho các em có nhận thức đúng đắn về sản phẩm vật liệu thì việc đòi hỏi vô cùng quan trọng là giáo viên phải cho học sinh tiếp cận với sản phẩm, video mô hình, tranh, ảnh,.Kết hợp với phương pháp quan sát bằng những câu hỏi gợi mở giáo viên giúp học sinh nhận thức được : hình khối, đặc điểm, vật liệu.Qua đây giáo viên liên hệ thực tế do xuất phát từ truyền thống văn hóa, từ địa hình vùng miền và từ kinh tế từng hộ gia đình sẽ cho ra sản phẩm vật liệu khác nhau. Từ đó giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sản phẩm, chăm chỉ học tập để sáng tạo ra thêm nhiều sản phẩm vật liệu hiệu quả phục vụ cho đời sống con người. 6/ Giúp hqc sinh tạo mô hình từ vật liệu tìm được: Ở bước này giáo viên cũng cho học sinh quan sát những vật liệu tìm được, hướng dẫn giúp học sinh lựa chọn vật liệu và hình khối phù hợp với mô hình VD: lựa chọn vật liệu và hình khối phù hợp để tạo mô hình ngôi nhà 3D hình. hình. Dựa trên vật liệu tìm được giáo viên giúp học sinh tạo các bộ phận của mô VD : Tạo mặt bên, mặt trước, mặt sau, mặt đái, mái nhà 3D, Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh sử dụng keo ghép các bộ phận tạo mô VD : keo nến, keo trong, keo 2 mặt, keo dán sắt, keo sữa,..Kết hợp giáo dục học sinh sử dụng keo phải an toàn và tiết kiệm. Cuối cùng nhằm góp phần làm cho sản phẩm của các em đẹp và có nét riêng cho sản phẩm mình thì giáo viên giúp học sinh trang trí và tạo đặc điểm cho mô hình. VD : trang trí họa tiết là những hình học cho nhà Rông, ngôi nhà to, mái nhà cao đứng sừng sửng Ngoài việc giúp học sinh hoàn thành sản phẩm vật liệu bên cạnh đó giáo viên còn hướng học sinh sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường và có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. *Bài hqc kinh nghiệm: Sau khi vận dụng sáng kiến tôi nhận thấy học sinh có hứng thú nhiều hơn trong quá trình họtạo sản phẩm. Bởi vì các em biết rõ được yêu cầu cần phải có trong quá trình hoàn thành sản phẩm, biết quan sát, nhận xét, biết pha màu, chọn lựa màu sắc phù hợp với họa tiết nội dung sản phẩm. Bên cạnh đó giáo viên ngày càng vững vàng hơn về phương pháp lên lớp, hướng dẫn học sinh hoàn thành sản phẩm và hoàn thành sản phẩm mang tính sáng tạo một cách dễ dàng. Từ đó các em yêu thích sản phẩm của mình, yêu thích vật liệu hữu ích dẫn đến các em thích học Mĩ thuật. Kết quả đạt được khi sử dụng sáng kiến. Trong quá trình thực hiện sáng kiến: “Giúp học sinh hoàn thành sản phẩm chất liệu môn Mĩ thuật 6” đạt kết qủa cao về chất lượng bộ môn. Khối lớp Sĩ số Trước khi áp dụng Bài vẽ xếp loại Đạt Tỉ lệ Sau khi áp dụng Bài vẽ xếp loại Đạt Tỉ lệ 6 247 233 94.3% 247 100% Khi áp dụng sáng kiến: Giúp học sinh hoàn thành sản phẩm chất liệu môn Mĩ thuật 6” giúp học sinh hứng thú học tập trong môn Mĩ thuật trung học cơ sở. Học sinh có khả năng tự sáng tạo tự thực hiện những sản phẩm đơn giản trong chương trình Mĩ thuật 6. Học sinh cảm nhận cái đẹp, cái sáng tạo qua sản phẩm chất liệu tự làm để kích thích tư duy sáng tạo, phát triển năng lực ở học sinh. Giáo viên khi thực hiện chuyên đề phù hợp đáp ứng cho chương trình đổi mới giáo dục theo hướng phát tiển năng lực, tư duy sáng tạo ở học sinh. Bên cạnh đó giúp tiết học môn Mĩ thuật thêm hứng thú hấp dẫn hơn, học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng và nhớ lâu theo hướng tự học hỏi, tự tìm tòi kiến thức theo sự hướng dẫn của giáo viên . Khả năng nhân rộng sáng kiến. Sáng kiến “Giúp hoc sinh hoàn thành sản phẩm chất liệu môn Mĩ thuật 6 ” có thể sử dụng trong môn Mĩ thuật trung học cơ sở ở các khối 6-7. Có thể sử dụng sáng kiến“Giúp hoc sinh hoàn thành sản phẩm chất liệu môn Mĩ thuật 6” cho nhiều nội dung như: Hoạt động trải nghiệm khối 6-7; chương trình giáo dục địa phương 6-7. Kiến nghị: không Để giúp cho học sinh thích ứng quá trình đổi mới giáo dục, thực hiện tốt quá trình học tập theo hướng phát triển năng lực sáng tạo ở học sinh trung học cơ sơ. Chính vì thế rất mong quý đồng nghiệp đóng góp để giúp sáng kiến hoàn thiện hơn./. Duyệt của Tổ trưởng chuyên môn Người viết Nguyễn Anh Trung Nguyễn Thị Hồng Trang
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoan_thanh_san_pham_chat.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh hoàn thành sản phẩm chất liệu môn Mĩ thuật 6.pdf