Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa cho học sinh trong giảng dạy môn Mĩ thuật lớp 9

Lịch sử hàng ngàn năm phát triển đã tạo nên cho đất nước Việt Nam một nền văn hóa đa dạng, phong phú và giàu bản sắc với một hệ thống đồ sộ các di sản văn hóa. Di sản văn hóa Việt Nam là kết tinh của trí tuệ, tình cảm và truyền thống của dân tộc qua hàng ngàn năm, có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục con người Việt nam phát triển toàn diện, hình thành nguồn nhân lực đóng góp trực tiếp, quyết định vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể Thao và du lịch, hiện nay, cả nước có khoảng 40.000 di tích được kiểm kê. Trong đó, có gần 10.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố; 3.463 di tích cấp quốc gia; 95 di tích cấp quốc gia đặc biệt. UNESCO đã ghi danh 8 di sản Việt Nam vào danh mục Di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới. Ngoài ra, theo chương trình Ký ức thế giới của UNESCO Việt Nam đã có 7 di sản tư liệu thế giới được UNESCO ghi danh, trongđó có 3 di sản tư liệu thế giới và 4 Di sản tư liệu khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.

docx 14 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa cho học sinh trong giảng dạy môn Mĩ thuật lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa cho học sinh trong giảng dạy môn Mĩ thuật lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa cho học sinh trong giảng dạy môn Mĩ thuật lớp 9
 hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Theo từ điển tiếng Việt “bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi”. Như vậy có thể hiểu bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó. Bảo tồn là không để bị mai một, không để bị thay đổi, biến hóa.
Ý thức bảo tồn di sản văn hóa chính là tổng hòa tri thức, tình cảm và ý chí bảo tồn di sản văn hoá thông qua các hoạt động của con người, nhằm hiểu biết về lịch sử hình thành, ý nghĩa của di sản văn hoá nhằm đảm bảo sự an toàn, phát triển của DSVH và khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày, khôi phục và tồn tại lại để khai thác khả năng phục vụ cho hoạt động tiến bộ của xã hội.
Để có thể giáo dục cho các em học sinh ý thức bảo tồn các di sản văn hoá giáo viên có thể áp dụng vào các bài học trong chương trình Mĩ thuật lớp 9 cụ thể sau đây tôi sẽ trao đổi phương pháp giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa ở chủ đề 2: Sơ lược về Mĩ Thuật thời Nguyễn.
Chuẩn bị:
Giáo viên lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học kết hợp lồng ghép thảo luận và thực hành, trải nghiệm, sáng tạo đa dạng. Luôn có sự khích lệ để học sinh sẵn sàng cho việc thực hành, sáng tạo và thảo luận nghệ thuật thông qua việc chuẩn bị, xác lập mục tiêu học tập, thiết kế nội dung, kế hoạch và dự án học tập
Hình ảnh, clip, bài báo, đoạn nhạc phục vụ cho bài học
Xây dựng và thiết kế bài giảng phần mềm Microsoft PowerPoint.
Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và những câu hỏi bất ngờ của học
sinh.

Thực hiện:
Tôi xác định sẽ giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa cho các em trong
phần giới thiệu bài mới và phần hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát về mĩ thuật thời Nguyễn. Cụ thể như sau, Để tạo hứng thú cho học sinh khi vào bài mới tôi đã cho học sinh chơi trò chơi Ai nhanh hơn.
Hình thức chơi như sau: Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu các em chuẩn bị giấy, bút. Học sinh sẽ quan sát một đoạn clip giới thiệu về một loạt các công trình như Lăng Khải Định, Lăng Tự Đức, Ngọ Môn, Lầu Ngũ Phụng... sau khi học sinh xem xong clip, giáo viên yêu cầu các em: Hãy kể tên các công trình đoạn clip vừa giới thiệu. Sau khi học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên chiếu thông tin phản hồi, học sinh sẽ tự nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình.
GV hỏi gợi mở: Có bạn nào có thể nêu một vài hiểu biết về một trong các công trình trên không?
HS trả lời theo hiểu biết.
(Hình ảnh cắt ra từ bài dạy)
GV: Giới thiệu các em vừa được xem một số hình ảnh về các công trình đặc sắc của Mĩ Thuật thời Nguyễn, đây đều là những công trình mang đậm đà bản sắc dân tộc của nước ta và cũng là những di sản văn hóa đã và đang cần được bảo vệ, giữ gìn. Để có thêm những hiểu biết về Mĩ thuật thời Nguyễn cũng như cách thức để giữ gìn, bảo vệ các di sản này cô sẽ cùng các em tìm hiểu bài học hôm nay: Chủ đề 2: Sơ lược về Mĩ Thuật thời Nguyễn.
Với cách vào bài như trên tôi nhận thấy các em học sinh hào hứng hơn, thích thú hơn trong việc tìm hiểu bài. Không những vậy ngay từ đầu các em đã được nhấn mạnh đây là những di sản văn hóa của đất nước cần được bảo vệ giữ gìn, từ đó hình thành cho các em tình cảm yêu quý đồng thời cũng như một lời nhắc nhở các em về trách nhiệm bảo tồn những di sản văn hóa trên nói riêng và di sản văn hóa của đất nước nói chung.
Khi tiến hành giảng dạy phần 1. Tìm hiểu khái quát về mĩ thuật thời Nguyễn để hình thành cho các em kiến thức về một số biện pháp, cách thức bảo tồn những di sản văn hoá mà nhà Nguyễn đã xây dựng tôi đã làm như sau: Sau khi cho học sinh tìm hiểu về kiến trúc thời Nguyễn ( cố đô Huế )
như Điện Thái Hoà, Chùa Thiên Mụ, Lăng Khải Định giáo viên giới thiệu: quần thể kiến trúc cố đô Huế hay còn gọi là quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993. Hiện tại, cố đô Huế đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Tuy vậy, quần thể kiến trúc cố đô Huế hiện nay đang gặp phải những vấn đề gì, cô mời các em cùng theo dõi một số thông tin sau.
( Một số hình ảnh cắt ra từ bài dạy)
nghi-post418915.html
co-buc-tu-di-tich-9144.html
o-di-tich-Hue-gay-buc-xuc-i498665/
( Đường link các bài báo)
Giáo viên cung cấp một số thông tin và hình ảnh về tình trạng xâm hại cố đô Huế. Yêu cầu các em đưa ra nhận xét.
GV hỏi: Em có nhận xét gì về những hành vi trên? HS: Trả lời.
GV chốt: Cũng giống như các thành phố di sản khác, cố đô Huế hiện nay cũng đang chịu gánh nặng thời gian, các công trình, đền đài đều bị xuống cấp theo năm tháng, hàng trăm di tích của di tích cố đô Huế lại đang bị xâm hại, xuống cấp nghiêm trọng do bị tác động trực tiếp bởi số lượng người dân sinh sống ở đây từ lâu đời, hàng nghìn hộ dân xây dựng công trình, nhà ở và canh tác trên Thượng Thành, xả rác, nước thải sinh hoạt... làm cho nền đất bị lún, gây nứt hỏng tường thành, xâm hại nghiêm trọng di tích. Không những vậy rất nhiều khách du lịch khi đến tham quan cũng đã có những hành vi làm tổn hại đến di sản này.
GV hỏi: Để có thể bảo tồn di sản quần thể kiến trúc Huế nói riêng và cố đô Huế nói chung, cần có giải pháp gì? Bạn nào có thể đề xuất một vài giải pháp góp phần bảo vệ di sản cố đô Huế không?
HS: trả lời cá nhân.
GV chốt: Việc bảo vệ di tích quần thể kiến trúc cố đô Huế là nhiệm vụ cấp thiết của đất nước, các cấp, các ngành và toàn thể người dân. Chúng ta có thể có một số giải pháp để bảo vệ di sản này như: Chính phủ cần xây dựng đề án phát triển tổng thể Di tích cố đô Huế và vùng văn hóa địa phương; tập trung đầu tư ngân sách cho bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá cố đô Huế. Xây dựng đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực di tích Kinh thành Huế; phê duyệt khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các hộ dân, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn di sản để mọi người dân cùng thực hiện. Và cần tăng cường khuyến khích hơn nữa ý thức của người dân trong việc bảo tồn di sản, để làm được điều này Nhà nước cần có chính sách phạt nặng đối với những người có hành vi xâm hại di tích và khen thưởng các cá nhân, tập thể đã tham gia bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di tích tốt.
GV cho học sinh liên hệ: Tại tỉnh Bình Phước của chúng ta có di sản văn hóa nào cần được giữ gìn, bảo tồn và phát huy không?
HS: Trả lời theo hiểu biết.
GV đưa thông tin và chiếu thêm hình ảnh: Ở tỉnh Bình Phước có rất nhiều di sản văn hóa vật thể cần được bảo tồn, trong đó phải kể đến nổi bật nhất là 3 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, gồm: Di tích lịch sử đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (Cụ thể, tại tỉnh Bình Phước có 2 điểm di tích trên đường Hồ Chí Minh là: Di tích Bù Gia Mập - Điểm cuối đường ống dẫn xăng dầu Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập; di tích Kho xăng Lộc Quang, huyện Lộc Ninh); di tích Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (ở huyện Lộc Ninh); di tích Vườn quốc gia Cát Tiên. Các em cần nâng cao ý thức cũng như có những hành động thiết thực góp phần bảo tồn những di sản này.
Di tích Vườn quốc gia Cát Tiên
Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam
Hình ảnh minh họa các di tích văn hóa ở Bình Phước- Nguồn : Trang thông tin điện tử ban tuyên giáo tỉnh ủy Bình Phước )
Khi tôi lồng ghép việc giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa với cách tiếp cận bằng thông tin và hình ảnh chân thực đã giúp bài giảng không còn khô khan cứng nhắc, mà trở nên sinh động dễ hiểu hơn, hấp dẫn hơn, tạo hứng thú và giúp các em tiếp thu bài tốt hơn. Các em từ chỗ rụt rè đã trở nên tự tin, hăng hái trao đổi và trình bày ý kiến, giải pháp của mình. Bên cạnh đó còn hình thành cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, sự tự hào về những di sản văn hóa độc đáo mà cha ông để lại. Và điều quan trọng là các em học sinh đã biết được những giải pháp cần thiết để có thể góp phần bảo tồn những di sản văn hóa tại địa phương cũng như trong cả nước.
Đối với nội dung chủ đề khác như Sơ lược về kiến trúc các dân tộc thiểu số giáo viên sẽ liên hệ giáo dục học sinh ý thức bảo tồn di sản văn hoá thánh địa Mỹ Sơn (Thánh địa Mỹ Sơn là di sản lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam với quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chăm Pa vô cùng độc đáo. Khu di tích được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1995) với phương pháp tổ chức hoạt động dạy học như đã trình bày ở trên.
(Khu di tích Mỹ Sơn - thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Nguồn : Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam )
Cũng liên quan đến kiến trúc các dân tộc thiểu số giáo viên có thể mở rộng cho học sinh về di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh Chùa Sóc Lớn tại xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
( Chánh điện trong Chùa Sóc Lớn - Nguồn : Trang Cổng thông tin điện tử
Bình Phước )
IV. Kết quả áp dụng sáng kiến.
Ngày Sáng kiến được áp dụng : 6/9/2022
Phạm vi áp dụng sáng kiến: Bộ môn Mĩ thuật 9.
Hiệu quả áp dụng sáng kiến:
Kết quả về ý nghĩa xã hội.
Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh, tăng năng lực thích nghi và điều khiển chính cuộc sống của mình. Góp phần hình thành và phát triển những năng lực và phẩm chất cần thiết cho các em học sinh theo định hướng dạy học phát triển phẩm chất và năng lực.
Giúp tôi nâng cao thêm được nghiệp vụ chuyên môn, đem lại những kết quả cao trong giờ dạy.
Kết quả về mặt kinh tế.
Số học sinh có hiểu biết sâu sắc về các di sản văn hoá, các biện pháp góp phần bảo tồn di sản văn hoá tăng rất cao. Các em đã có những hiểu biết cần thiết về những di sản văn hóa của đất nước và của địa phương. Khi đưa giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hoá vào giảng dạy môn Mĩ thuật sẽ góp phần làm phong phú thêm tri thức của học sinh học sinh về quê hương, đất nước, giúp các em nhận thức đúng đắn vai trò của di sản văn hoá đối với sự phát triển của cá nhân và cả dân tộc. Đây cũng là dịp để quảng bá và giới thiệu giá trị di sản văn hoá rộng rãi đến công chúng trong toàn xã hội. Và điều quan trọng là các em học sinh đã biết được những việc làm của bản thân có thể làm góp phần bảo tồn di sản văn hoá cũng như giải pháp cần thiết để có
thể góp phần bảo tồn những di sản văn hóa tại địa phương cũng như trong cả nước qua đó góp phần bảo vệ mạch nguồn văn hóa truyền thống, thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế đưa đất nước tiến nhanh và bền vững hơn trên con đường phát triển, hội nhập với thế giới.
Hầu hết các em học sinh đều tỏ ra thích thú, tiếp thu bài tốt hơn. Các em thêm yêu thích môn học và những tiết học được giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa hơn.
Kết thúc đề tài, tôi đã tiến hành làm một bài khảo sát với học sinh, kết quả như sau:
Lớp

Sĩ số
Có hiểu biết sâu sắc về các DSVH, các biện pháp góp phần bảo tồn DSVH
Có hiểu biết về kỹ về các DSVH, các biện pháp góp phần bảo tồn DSVH
Hiểu sơ sài về về các DSVH, các biện pháp góp phần bảo
tồn DSVH
9
(Năm học 2022-2023

32

28 em chiếm 87,5 %

4 em chiếm 12,5 %

Không có

Kết quả khảo sát lớp học sau khi áp dụng sáng kiến
V. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền:
Tôi lần đầu tiên nghiên cứu giải pháp này, chưa bộc lộ công khai trong văn bản sách báo, không trùng với các giải pháp của người đã được áp dụng.
Lộc Ninh, ngày 03 tháng 04 năm 2023
TÁC GIẢ
Huỳnh Thị Thuỳ Dung
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN TRƯỜNG PTDTNT THCS LỘC NINH
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LỘC NINH:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_y_thuc_bao_ton_di_san_van_hoa.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa cho học sinh trong giảng dạy môn Mĩ thu.pdf