Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp về sử dụng đồ dùng dạy học trong môn học Mĩ thuật ở trường tiểu học Nguyễn Trãi thị trấn Quảng Phú, huyện CưMgar, tỉnh Đăk Lăk

1/ Lý do chọn đề tài:

- Xã hội ngày càng phát triển nên giáo dục cũng phát triển để kịp thời với nhu cầu đổi mới chung, dạy học mĩ thuật Tiểu học mục đích không đào tạo ra những học sĩ tài ba mà giúp các em có định hướng ban đầu về môn mĩ thuật, về ý thức cảm nhận môn học, cảm nhận cái đẹp cũng như ý thức trong niềm đam mê học.

- Qua đề tài này giúp các em khả năng quan sát trực tiếp các bước tiến hành vẽ một bài trong nội dung chương trình bài học, qua quan sát trực tiếp thông qua đồ dùng dạy học, qua đó các em sẽ chọn được nội dung bài làm phù hợp với mình để bài vẽ đạt kết quả tốt nhất.

- Là giáo viên giảng dạy môn mĩ thuật bản thân luôn không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm để đem vào giảng dạy, luôn tìm hiểu những cái được, chưa được, cái thuận lợi, khó khăn trong môn học mĩ thuật, qua đó để tìm ra những giải pháp tốt nhất để học sinh học môn học mĩ thuật một cách hiệu quả nhất, qua đó giúp các em hoàn thành tốt các nội dung chương trình học.

doc 26 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp về sử dụng đồ dùng dạy học trong môn học Mĩ thuật ở trường tiểu học Nguyễn Trãi thị trấn Quảng Phú, huyện CưMgar, tỉnh Đăk Lăk", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp về sử dụng đồ dùng dạy học trong môn học Mĩ thuật ở trường tiểu học Nguyễn Trãi thị trấn Quảng Phú, huyện CưMgar, tỉnh Đăk Lăk

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp về sử dụng đồ dùng dạy học trong môn học Mĩ thuật ở trường tiểu học Nguyễn Trãi thị trấn Quảng Phú, huyện CưMgar, tỉnh Đăk Lăk
inh, đồ dùng dạy học vừa đủ nhưng phải khoa học, phải có tính sáng tạo, đặc biệt là hình phải đẹp và dễ sự dụng thì mới lôi cuốn được học sinh, tập trung sự nhìn, sự chú ý của học sinh thì kết quả bài dạy mới cao.
	- Giáo viên không nên đễ đồ dùng dạy học làm phương tiện để các em sao chép mà đồ dùng dạy học phải có phương tiện để các em nhận biết vấn đề và sử lý được vấn đề học mà giáo viên đưa ra.
 * Giải pháp về việc học sinh chuẩn bị dụng đồ dùng dạy học
- Trong nội dung chuơng trình học mĩ thuật ngoài đồ dùng chuẩn bị của giáo viên, thì học sinh vẫn có thể chuẩn bị đồ dùng mà em thích để các em làm.
	Ví dụ: Chủ đề Vẽ theo mẫu, học sinh có thể chuẩn bị mẫu vẽ mà em thích sao cho hợp với nội dung bài đang học.
	Chủ đề: Vẽ trang trí (Trang trí đồ vật) học sinh có thể mang theo những đồ vật mà em cảm thấy đẹp, em thấy thích để qua đó các em có thể quan sát và cho ra ý tưởng cho nội dung bài mình định vẽ.
	* Qua đó giúp cho giáo viên có nhiều đồ dùng phong phú để giới thiệu cho học sinh quan sát vẽ, học sinh đã có ý thức về chuẩn bị cho bài học sau.
 */ Biện pháp
 - Để giải pháp sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tâm huyết của người giảng dạy, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề mến trẻ của người giáo viên với lòng yêu thương, nhiệt tình đó thì người giáo viên sẽ sáng tạo biến hóa ra nhiều phương pháp dạy học khác để phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, mỗi người sẽ tìm cho mình một giải pháp tốt nhất đóng góp vào sự nghiệp giáo dục nói chung. Giáo viên kết hợp với đồ dùng dạy học cùng với phương pháp gợi mở và phương pháp hỏi đáp nhanh để các em năm bắt và tiếp thu một các tốt nhất đễ hoàn thành bài học một cách hiệu quả nhất.
- Giáo viên không nên đễ đồ dùng dạy học làm phương tiện để các em sao chép, mà đồ dùng dạy học phải có phương tiện để các em nhận biết vấn đề và sử lý được vấn đề học mà giáo viên đưa ra. Các câu hỏi của giáo viên đặt ra phù hợp với độ tuổi và khả năng nhận biết của trẻ, các câu hỏi mang tính khuyến khích, động viên, khích lệ nhằm gây sự hứng thú cho các em.
 * Một số tiết dạy thực nghiệm sau khi áp dụng tiểu luận.
-Tôi đã tiến hành thực nghiệm ở khối lớp 1.
. Ở tiết 1 tôi dạy khối 1 lớp 1A bài số 10
Tuần 10 BÀI 10: VẼ QUẢ DẠNG TRÒN
I/ MỤC TIÊU:
-HS nhận biết một số đặc điểm hình dáng của quả
-Biết cách vẽ và vẽ được một số loại quả
-Vẽ màu tùy thích
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:
-Trang ảnh một số loại quả (quả dạng tròn)
-Hình các bước vẽ
HS:
-Đồ dùng học tập
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/Ổn định lớp 1p
2/kiểm tra đồ dùng học tập 1p
3/giới thiệu bài mới 2p
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS

5p
7p
18
Hoạt động 1 : 
Quan sát nhậu xét
-GV giới thiệu tranh ảnh
-GV cho quan sát trang 4p
-Trong tranh có nhửng hình ảnh gì?
-Qủa có màu gì?
-Hình dánh thế nào?
-Em hãy kễ tên một số loại quả mà em biết?
 Hoạt động 2 
Cách vẽ :
-GV quan sát hình hướng dẩn cách vẽ 1p
-GV hướng dẩn học sinh vẽ hình dáng bên ngoài
-Chỉnh cho giông hình dáng của quả
Vẽ màu tùy thích
Hoạt động 3
Thực hành
-GV nhắc nhở học sinh vẽ vừa với khổ giấy
-Trước khi vẽ giáo viên cho học sinh quan sát một số bài làm mẫu1p
-GV cho học sinh quan sát bài vẽ đẹp của học sinh năm trước 1p
- GV quan sát giúp đở học sinh

- HS quan sát
- HS quan sát (quả táo cam bưởi..)
- Mau xanh, đỏ, tím, vàng
-Hình tròn
-Qủa táo, cam, nho 
HS quan sát cách vẽ
HS vẽ quả tùy thích
 -HS vẽ màu tùy thích
PP luyện tập thực hành
 -HS chon quả mình thích đễ vẽ
 -HS vẽ vừa với khổ giấy
HS vẽ màu tùy thích
 - HS làm bài
4/ Nhận xét đánh giá 5p
- GV chọn một số bài làm đẹp và chưa đẹp
- HS nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét bổ sung, khuyến khích học sinh
5/ Dặn dò: 1p
- Chuẩn bị bài sau: 
- Mang đầy đủ đồ dùng học tập.
 c/ Mối quan hệ giửa các giải pháp, biện pháp
	- Dạy học mĩ thuật nói riêng và dạy học nói chung sử dụng đồ đùng dạy học đem lại hiệu quả cao nhưng giáo viên không sử dụng quá nhiều đồ dùng tránh ảnh hưởng tới thời gian thực hành của học sinh, đồ dùng dạy học vừa đủ nhưng phải khoa học, phải có tính sáng tạo, đặc biệt là hình phải đẹp và dễ sự dụng thì mới lôi cuốn được học sinh , tập trung sự nhìn, sự chú ý của học sinh thì kết quả bài dạy mới cao.
	- Giáo viên gợi ý hướng dẫn cho các em cụ thể hơn tùy theo độ tuổi, độ nhận biết của học sinh mà đưa ra những giải pháp dạy học hợp lý (Ngoài quan sát trực tiếp có thể gợi mở, hỏi đáp nhanh, phân tích, so sánh, trò chơi)
- Giáo viên cần phải có kế hoạch sưu tầm tranh ảnh tài liệu để đưa vào giảng dạy, giáo viên cần phải nắm vững các khâu, các bước để hướng dẫn cho học sinh từng bước trong những bài cụ thể, cho các em quan sát đồ dùng dạy học và hướng dẫn cho các em cách vẽ khác nhau ở cùng một nội dung đề tài của bài học. 
	- Dựa vào đồ dùng học tập giáo viên có thể cho các em thấy được hình ảnh chính, phụ, độ đậm nhạt hài hòa của màu sắc sự sinh động và phong phú của đề tài.
	- Qua đồ dùng dạy học giáo viên vẽ phác lên bảng để học sinh nhận ra các bước một thật tỉ mỉ cho đến lúc hoàn thành một bài làm của học sinh.
	- Học sinh làm bài giáo viên quan sát giúp các em tìm ra nội dung phù hợp với khả năng của mình giúp các em thể hiện một cách tốt nhất để hoàn thành bài học một cách hiệu quả nhất.
	- Giáo viên đặt câu hỏi không nên đưa học sinh vào câu trả lời đúng hay sai, được và chưa được, mà câu hỏi phải mang tính sáng tạo và phát huy tối đa sự suy nghĩ của học sinh.
	Ví dụ: Bức tranh của bạn vẽ em cảm nhận như thế nào? vẽ như vậy đúng chưa?
 Giáo viên cần có một câu hỏi thêm vì sao lại như vậy? theo em tại sao bức tranh của bạn chưa đẹp?...với những câu hỏi mở rộng đó giúp các em nhận biết được những điểm tốt và chưa tốt trong bài làm, qua đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình về sau, câu hỏi phải luôn ở dạng nghi vấn.
Tùy vào từng đối tượng học sinh mà giáo viên có những câu hỏi cho phù hợp với những em tự hoàn thành bài cần gợi mở những điểm mạnh đẻ phát huy và sửa chửa những chỗ chưa hợp lý,
Qua đó yêu cầu học sinh tự điều chỉnh bài làm cho tốt hơn. Với học sinh chưa tự hoàn thành bài thì giáo viên cần quan tâm nhiều hơn, giúp đỡ học sinh từng bước một, luôn động viên, khuyến khích các em để các em cố gắng hơn và không tự ti.
 Với học sinh hoàn thành thì giáo viên chỉ cần gợi ý ít hơn để các em tự phát huy tính tự lập, tự hoàn thành bài theo cảm nhận của mình và sau đó các em có thể nêu các những phần em làm tốt, về màu sắc, về hình ảnh, nội dung, cách sắp xếp và những phần mình làm chưa tốt, từ đó các em tự ghi nhớ và rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Ở những phần học sinh làm đẹp ta có thể đưa ra cả lớp cùng quan sát.
Tùy theo từng phần trong nội dung chương trình bài học, giáo viên tùy theo từng đối tượng học sinh trong trường, trong lớp và tùy theo đồ dung học tập mà giáo viên cần phải linh hoạt trong các phương pháp dạy học hợp lí, có thể trực quan, gợi mở, vấn đápđể đem lại hiệu quả cao nhất.
 d. Kết quả khảo nghiệm giá trị khoa học của đề tài.
Kết luận: 
Qua bài giảng ở lớp tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan ở các phần trong một bài đều có hiệu quả, đối với mỗi phần học sinh đều lấy trực quan để tìm hiểu nội dung bài thông qua câu hỏi gợi mở của giáo viên. Học sinh hăng hái, sôi nổi phát biểu, tự giác khám phá, khai thác trực quan. Nội dung bài được mở nhanh, kiến thức truyền thụ sâu hơn, đầy đủ hơn. Và kết quả ở phần củng cố ở lớp 1A được thống kê so sánh với lớp 1B như sau:
*Kết quả khi chưa áp dụng :
Kết quả
HTT
HT
CHT
Thái độ
Lớp
Sỉ số
Thích
Không
1A
38
6
28
4
34
4
1B
37
5
29
3
34
3

*Kết quả khi đã áp dụng
Kết quả
HTT
HT
CHT
Thái độ
Lớp
Sỉ số
Thích
Không
1A
38
12
26
0
38
0
1B
37
5
29
3
34
3

	- Ở lớp 1A tôi khai thác việc sử dụng đố dùng dạy học khá triệt để, học sinh hăng hái tham gia phát biểu xây dựng bài nhiều hơn, ở các lớp 1 khác giáo viên giảng bài thấy nhàn hơn, mất thời gian ổn định lớp. Thời gian một tiết học được tần dụng không bỏ phí. Sự tiếp thu bài từ đồ dùng chất lượng hơn, nhanh hơn và sâu hơn. Chất lượng bài làm cuối tiết học học sinh làm hết bài đạt tỉ lệ cao hơn.
* Từ kết quả của một số phân môn đầu kì I tôi đã áp dụng giải pháp đưa đồ dùng dạy học vào trong các tiết dạy tôi nhận thấy kết quả rất khả quan nên tôi đã tiếp tục áp dụng đưa đồ dùng dạy học vào tất cả các khối lớp trong trường đến cuối kì II tôi đã thu được kết quả từ việc khảo sát chất lượng của học sinh qua từng bài chất lượng đạt 100% học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt nội dung bài học trong đó có nhiều em đã thể hiện được năng khiếu sẵn có của mình và đang phát triển tốt hơn năng khiếu từng ngày, không có học sinh hoàn thành nội dung các bài học.
	- Qua thực nghiệm đem đồ dùng học tập vào môn mĩ thuật hầu hết học sinh rất hứng thú trong học tập đã phát huy được sự thích thú, tính tò mò, khám phá những điều mới lạ của các em qua từng tiết học.
* Khi tiến hành thực nghiệm tôi nhận thấy rằng:
- Phương pháp đố dùng dạy học giúp cho giáo viên rèn luyện được kĩ năng minh họa bảng nhanh chóng, tránh được tình trạng giảng giải vấn đề dài dòng. Đặc biệt giáo cụ trực quan có thể áp dụng cho nhiều môn học khác. Để giúp học sinh làm tốt một bài vẽ trước tiên giáo viên phải trang bị cho học sinh những kiến thức,kĩ năng cơ bản của bài học như hình mảng, màu sắc, cách sắp sếp, đường nét. 
- Nắm chắc các phân môn trong môn mĩ thuật về cách quan sát, cách vẽ cũng như cách thực hiện. Đối với giáo viên phải chuẩn bị tốt về giáo án đồ dùng trực quan Khi sử dụng trực quan phải có ngôn ngữ giảng giải thuyết trình phù hợp với trực quan. Đồ dùng sử dụng không nên dễ dãi, không có chọn lọc hoặc nhiều quá làm cho đảo lộn nhận thức của học sinh.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. KẾT LUẬN: 
Dạy học là một công việc rất khó khăn và cực nhọc khi chỉ ngày một, ngày hai nó theo ta đến hết tuổi học trò, dạy mĩ thuật cũng nằm chung trong quỹ đạo đó, người giáo viên mĩ thuật cần phải có tính sáng tạo trong từng tiết học, phải có khoa học, cần phải có tính nghệ thuật.
	- Môn học mĩ thuật đem lại cái đẹp trong cuộc sống, đem lại cái vui cho mọi người nhìn thấy được cái đẹp, cái chân thật, cái phong phú và đa dạng, cái đẹp trong bản thân của mọi người xung quanh cuộc sống của chúng ta.
	Để đạt được kết quả dạy học của học sinh nỗ lực cố gắng học tập của bản thân từng em thì người giáo viên cần có những phương pháp dạy học hợp lý, có trách nhiệm với học sinh, kích thích sự hứng thú, niềm đam mê của học sinh theo từng độ tuổi khác nhau, nắm bắt được diễn biến tâm lý còn chưa định hình ở trẻ.
	- Người giáo viên là người hướng dẫn, truyền thụ kiến thức nên phải thiên biến, vạn hóa để học sinh nắm bắt được kiến thức, người giáo viên phải thổi bùng ngọn lửa đam mê ở trẻ, nắm bắt tâm tư, tình cảm hướng tới sự chân thiện mĩ theo Các-Mác đã nói “nếu anh muốn hiểu nghệ thuật thì anh phải được giáo dục về nghệ thuật đã”
 - Đồ dùng dạy học là đồ dùng trực quan, quan sát trực tiếp bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao nhất, phương pháp dạy học bằng phương pháp quan sát trực tiếp giúp học sinh thấy ngay, thấy rõ một cách rõ ràng, cụ thể, đây là phương pháp giúp học sinh ghi nhớ được lâu hơn, nhanh hơn và chính xác hơn.
	- Khi đem đồ dùng dạy học vào giảng dạy trong các phân môn của môn học mĩ thuật ở các khối lớp thì kết quả của học sinh đã tiến bộ rất rõ ràng, kết quả hoàn thành tốt tăng nhiều và tất cả học sinh trong trường đều hoàn thành nội dung chương trình bài học, tất cả học sinh đều yêu thích môn học mĩ thuật có đồ dùng dạy học vì nó gây được sự chú ý, sự thu hút trong học tập qua đó các em có điều kiện để phát triển khả năng sáng tạo của các em. 
 - Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân khi viết ra đề tài này, chắc chắn sẽ còn nhiều chỗ khiếm khuyết, nhiều vấn đề cần bổ sung mà chưa đề cập tới được trong giải pháp sử dụng đồ dùng dạy học, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp góp ý giúp đỡ tôi để giải pháp sử dụng đồ dùng dạy học hoàn thiện hơn để áp dụng có hiệu quả hơn, nhằm đem lại những gì tốt đẹp nhất cho học sinh thân yêu của chúng ta cũng như nền giáo dục của nước nhà.
2. KIẾN NGHỊ:
- Phương pháp dạy học là phạm trù rộng trong việc nghiên cứu giáo dục. Mỗi giáo viên có những ưu thế riêng của mình trong cách dạy và thực hiện phương pháp. Để có chất lượng dạy môn mĩ thuật được nâng cao và sử dụng đố dùng dạy học thường xuyên và để giáo viên chuyên có điều kiện được thay đổi cách giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn.
 * Đối với trường tiểu học:
- Phải có trang bị đầy đủ dụng cụ, đồ dùng giảng dạy mĩ thuật cho giáo viên.
- Giờ học mĩ thuật phải có không gian rộng rãi để giảm số lượng học sinh trong một lớp.
- Thường xuyên tổ chức thi vẽ tranh cho học sinh và phải có phòng trưng bày để các em thường xuyên được quan sát.
* Đối với giáo viên:
- Phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với chuyên môn.
- Phải thường xuyên sưu tầm, học hỏi kinh ngiệm cũng như những phương pháp mới phải mạnh dạn được áp dụng.
-Nên tổ chức thêm các hội thi tranh vẽ để các em có thể học hỏi thêm kiến thức cũng như cách thể hiện trong mỗi bài vẽ. đồ dùng dạy học còn hạn chế, các tác phẩm phiên bản lớn còn chưa có
- Các ơ quan ban ngành cần tạo điều kiện hơn nửa về cơ sở vật chất như có phòng riêng đầy đủ ánh sang, trang thiết bị, tài liệu tranh ảnh. 
- Trên đây là ý kiến nhỏ của bản thân tôi, đưa ra đễ cùng bàn luận và tham khảo đễ dạy môn mỹ thuật ở tiểu học hiệu quả hơn. Rất mong được các đồng nghiệp góp ý bổ sung cho đề tài này được hoàn thiện hơn 
* Đối với phụ huynh:
- Cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn nữa, sát thực hơn đối với việc học môn mĩ thuật của các em như: Đồ dùng, sách giáo khoa 
 - Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp trong trường, Ban giám hiệu nhà trường và Ban giám khảo để tôi có được những kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công tác giảng dạy ngày một tốt hơn.
 Tôi xin trân thành cảm ơn 
 Quảng phú, ngày 10 tháng 03 năm 2018 
 Người viết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tài liệu
Tên tác giả hoặc nhà xuất bản
1
Sách giáo khoa, sách giáo viên môn mĩ thuật khối 1
Nhà xuất bản giáo dục
2
Sách giáo khoa, sách giáo viên môn mĩ thuật khối 2
Nhà xuất bản giáo dục
3
Sách giáo khoa, sách giáo viên môn mĩ thuật khối 3
Nhà xuất bản giáo dục
4
Sách giáo khoa, sách giáo viên môn mĩ thuật khối 4
Nhà xuất bản giáo dục
5
Sách giáo khoa, sách giáo viên môn mĩ thuật khối 5
Nhà xuất bản giáo dục

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài..1
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài..2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2
4. Giới hạn của đề tài...2
5. Phương pháp nghiên cứu.2
B. PHẦN NỘI DUNG.
. Giao cụ trực quan trong dạy học môn mĩ thuật ở trường tiểu học:
1. Cơ sở lí luận3
2. Thực trạng vấn đề nghiên cức.3 
 a/ Thuận lợi..5
 b/ Hạn chế ,khó khăn....6
 c/ Thống kê...6
3. Nội dung và hình thức của giải pháp...7
 a/ Mục tiêu của giải pháp...8
 b/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp...9
 c/ Mối quan hệ giửa các giải pháp,biện pháp ...17
 d/ Kết quả khảo nghiệm 19
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận .20
 2. Kiến nghị.   22
 Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_ve_su_dung_do_dung_day_hoc_t.doc