Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp ứng dụng phần mềm CNTT vào dạy học môn Mĩ thuật Trường Tiểu học Quế Sơn

1. Lí do chọn giải pháp giáo dục

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục, đề ra mục tiêu Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong đường lối và chiến lược xây dựng và phát triển đất nước. Ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ VIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Đảng ta đã chỉ rõ quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.

Trong đó, nhà trường xác định việc đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thiết yếu và quan trọng nhất. Bởi nguyên tắc vàng trong dạy học ở Tiểu học là: Nhẹ nhàng, thoải mái, giờ học hiệu quả, học sinh hứng thú học tập. Đặc biệt với môn Mĩ thuật, được sự chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo Sơn Động, Trường Tiểu học Quế Sơn đã triển khai giảng dạy môn Mĩ thuật ở các lớp từ khối 1 đến khối 5 bắt. Như chúng ta được biết, xu hướng phát triển của xã hội luôn luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ. Đặc biệt đối với ngành Giáo dục - Đào tạo, công nghệ chắc chắn sẽ không thể thiếu trong thời kỳ hiện nay và trong tương lai. Giờ đây, với những bài giảng điện tử, lớp học ảo, lớp học sử dụng trên nền tảng công nghệ thông tin không còn là điều xa lạ đối với giáo viên chúng ta nữa và đặc biệt với thời điểm hiện tại khi mà dịch covit đang diễn ra hết sức phức tạp thì việc ứng dụng CNTT sẽ càng trở lên gần gũi với các em học sinh hơn.

doc 23 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp ứng dụng phần mềm CNTT vào dạy học môn Mĩ thuật Trường Tiểu học Quế Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp ứng dụng phần mềm CNTT vào dạy học môn Mĩ thuật Trường Tiểu học Quế Sơn

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp ứng dụng phần mềm CNTT vào dạy học môn Mĩ thuật Trường Tiểu học Quế Sơn
2. Lưu ý đến hệ thống câu hỏi.
Khi soạn giáo án, cần chú ý đến hệ thống câu hỏi, nên thiết kế và sử dụng các câu hỏi vừa bám sát sách giáo khoa, vừa nâng cao và liên hệ thực tiễn. Dĩ nhiên, hệ thông câu hỏi của giáo viên phải rõ ràng, dễ hiểu phải có định hướng trả lời của học sinh. Trong đó, phần hoạt động của giáo viên cần thể hiện những kĩ năng và cách thức hoạt động.
Đối với bài có sử dụng đồ dùng dạy học, giáo viên phải tự làm theo yêu cầu của bài. Đối với bài sử dụng nhiều tranh ảnh, bài có nội dung dài hoặc muốn giờ dạy thêm sinh động thì cần liên hệ phòng thiết bị mượn máy chiếu, đồng thời giáo viên cũng cần chuẩn bị thêm giáo án điện tử, bảng phụ
Thực chất, giáo án điện tử là phương tiễn hỗ trợ cho giáo viên, giúp bài giảng sinh động hơn, học sinh hứng thú học tập và dễ dàng tiếp thu bài. Vì vậy, để giúp học sinh khắc sâu kiến thức, kích thích nguồn cảm hứng học tập của các em, khi giảng dạy người giáo viên cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa màn hình với lời giảng và giữa màn hình với ghi bảng sao cho linh hoạt, uyển chuyển, tránh phụ thuộc quá nhiều vào một phía. Trong quá trình giảng dạy cần phải ghi những mục, ý chính của bài học, tránh ghi chi tiết vụn vặt sẽ làm loãng bài giảng hoặc trung với nội dung trên màn hình.
Ngoài ra, tư liệu trên mạng internet rất phong phú, vì vậy người dạy phải thật sự có ý thức học hỏi, khai thác và sử dụng có chọn lọc những tư liệu quý trên internet. Đừng quá tham lam tư liệu, có bao nhiêu cũng đưa vào bài giảng, làm cho bài giảng rất dễ bị loãng. Ví dụ, khi đã có đoạn phim hoặc hình ảnh quýthì việc lựa chọn, xử lý, sử dụng sao cho hiệu quả là phải có sự chọn lọc.
Tóm lại, dạy học bằng giáo án điện tử được coi là cơ hội tốt để giáo viên tiếp cận và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, cải tiến phương pháp giảng dạy, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học.
 4. Hiệu quả của giải pháp.
4.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm.
Môn Mĩ thuật là một môn học thuộc lĩnh vực năng khiếu, mà không phải bất kỳ em học sinh nào cũng có năng khiếu Mĩ thuật. Vì thế mà môn mĩ thuật ở trường Tiểu học không nhằm đào tạo ra những họa sĩ chuyên nghiệp mà nhằm giáo dục thẩm mĩ cho các em là chủ yếu, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thường thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp thông qua cách cảm nhận ngây thơ trong sáng của các em. Từ đó, các em biết vận dụng cái đẹp trong cuộc sống hằng ngày và những công việc cụ thể mai sau.
Ngày nay, khoa học kĩ thuật ngày một phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, đòi hỏi con người cũng cần có những phẩm chất, nhân cách của một con người mới XHCN có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mĩ Bởi vậy, việc dạy học mĩ thuật đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng tìm tòi và sáng tạo. Ngoài việc dạy học sinh những kiến thức cơ bản thì việc học mĩ thuật còn phải đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh, làm cho các em nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp ở trong mình và thấy xung quanh mình trở nên gần gũi đáng yêu hơn.
Học Mĩ thuật là một nghệ thuật mà người dạy Mĩ thuật là một nghệ sĩ. Cái đẹp do mỗi người cảm nhận khác nhau. Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, các em thấy được vẻ đẹp của cuộc sống qua lăng kính mĩ thuật. Từ đó, các em dùng nét bút và màu sắc để diễn tả tâm tư, tình cảm của mình.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng. Những năm vừa qua Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là chất lượng của nó. Cùng với nhu cầu phát triển ngày càng cao của con người về đức dục, trí dục và thể dục thì mĩ dục cũng không ngừng được phát triển và dần có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người và nhất là thế hệ trẻ, mà đối tượng nghiên cứu ở đây là học sinh tiểu học.
4.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Với môn Mĩ thuật hiện nay nói riêng, giáo viên giảng dạy Mĩ thuật còn ít kinh nghiệm, ít có cơ hội thảo luận và nghiên cứu sâu vấn đề. Bởi thời lượng tiết còn ít, mỗi trường thường chỉ có một giáo viên Mĩ thuật nên việc trao đổi và thảo luận còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời đây cũng là bộ môn mới được đưa vào gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của con người luôn hướng tới cái đẹp, tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp. Việc nhìn nhận và thường thức cái đẹp của đại bộ phận nhân dân là vấn đề tất yếu khách quan, không chỉ là đối với người lớn mà tất cả các đối tượng, tầng lớp, lứa tuổi trong xã hội.
Giảng dạy mĩ thuật ở trường Tiểu học cũng không nằm ngoài mục tiêu trên. Trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần chú ý đặc điểm lứa tuổi học sinh, mỗi lứa tuổi sẽ có cách cảm nhận suy nghĩ và lý giải về cái đẹp khác nhau. Người lớn có cách cảm cái đẹp một cách hoàn thiện, còn trẻ em thì có cách cảm nhận ngây thơ, không vướng bận những nguyên tắc, trăn trở mà chủ yếu tập trung tình cảm yêu thích của mình vào bài vẽ. Cho nên bài vẽ của học sinh thường mang đến cho ta nhiều cảm xúc và tình cảm mới lạ. Là người giáo viên dạy mĩ thuật cần nắm được đặc điểm này của học sinh để có phương pháp giảng dạy tốt nhất, phát huy được năng lực của các em.
4.2.1 Chọn thời điểm thực nghiệm.
Thực hiện trong năm học 2019 - 2020.
4.2.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm.
4.2.2.1. Đối tượng thực nghiệm.
Dạy mĩ thuật cũng như các bộ môn khác cần tìm hiểu rõ đối tượng cần truyền đạt. Ở đây, đối tượng tìm hiểu là học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 trường Tiểu học Quế Sơn. Lứa tuổi từ 6 đến 10 với những đặc điểm tính cách nhận thức riêng. Bộ môn Mĩ thuật là môn học mà kiến thức của nó vừa cụ thể, rõ ràng vừa chung chung trìu tượng, khó thấy, khó nhìn. Điều đó đòi hỏi người giáo viên ngoài việc nắm vững kiến thức, chuyên môn cần nắm vững kiến thức ở các bộ môn liên quan như: Tâm lí học lứa tuổi, giáo dục đại cương, khoa học tự nhiên Trong đó cái cốt lõi là đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh tiểu học mà cụ thể ở đề tài nghiên cứu này.
4.2.2.2. Nội dung thực nghiệm.
Giải pháp ứng dụng phần mềm CNTT góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật tại trường Tiểu học Quế Sơn.
5. Phạm vi áp dụng giải pháp.
5.1. Thiết kế bài giảng điện tử.
5.2. Tổ chức giảng dạy và đánh giá.
Tổ chức thực nghiệm tại lớp 4A1, 4A2, Trường Tiểu học Quế Sơn.
Đây là giải pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức. Từ đó các em có thể hình thành và phát triển 3 năng lực cốt lõi là:
Sáng tạo Mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân qua suy nghĩ, tình cảm, mong muốn
Hiểu cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm/tác phẩm Mĩ thuật( phân tích đánh giá được sản phẩm/tác phẩm).
Giao tiếp, trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm/tác phẩm Mĩ thuật.
Tuy bước đầu tổ chức dạy học theo phương pháp mới còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ dạy học,nhưng bằng sự sáng tạo, nhiệt tình và tâm huyết với nghề, không ngại khó khi tiếp cận với phương pháp mới. Những tiết dạy được áp dụng theo phương pháp mới đã đạt được một số kết quả như sau:
Học sinh say mê học tập hơn, không bị áp lực về mặt thời gian hoặc sợ mình không làm được.
Đối với học sinh cá biệt, ít quan tâm đến việc học lại trở nên hứng thú hơn, ham thích hoạt động thể hiện rõ ở việc làm việc theo nhóm.
Đối với học sinh có năng khiếu thì được bộc lộ khả năng của mình, qua đó tinh thần hợp tác nhóm trong môn Mĩ thuật và các môn học khác được nâng cao.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Giải pháp ứng dụng phần mềm ứng dụng CNTT góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Mĩ thuật tại trường Tiểu học và cũng như bao môn học khác là điều cần thiết đối với tình hình thực tế hiện nay khi mà dịch covit đang diễn ra hết sức phức tạp, song việc ứng dụng phương pháp, phương tiện có đổi mới như thế nào đi nữa thì cái đích cuối cùng vẫn phải là kết quả mà học sinh tiếp thu được sự vượt trội về kĩ năng làm bài, tư duy sáng tạo để tạo ra sản phẩm cuối cùng của các em học sinh.
Qua thời gian giảng dạy được áp dụng những ứng dụng tin học trong soạn và giảng bài điện tử, với sáng tạo của người thầy và hoạt động tích cực của học sinh cùng với một số phương pháp tổ chức chơi hợp lý, bản thân tôi nhận thấy kết quả nhận được một cách rất tích cực, điều đó chứng tỏ thành tích đạt được qua trải nghiệm hoàn toàn có sức thuyết phục. Việc dạy học Mĩ thuật nói chung muốn có kết quả giảng dạy cao thì người thầy phải không ngừng tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học. Để tạo được cách dạy lấy học sinh làm trung tâm cho bài dạy, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở, thì ngoài việc sử dụng một số giải pháp dạy truyền thống còn cần kết hợp nhiều giải pháp khác và sự hỗ trợ của thiết bị và công nghệ thông tin để tiết học sinh động hơn. Với kết quả này, mỗi chúng ta cũng không lấy đó làm bằng lòng để rồi dừng ở đó. Theo tôi đã là giáo viên thì việc học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong cách dạy là một nhiệm vụ mỗi ngày của một người thầy, hoạt động đó phải được diễn ra thường xuyên, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao đối với tri thức, và đặc biệt có thể tạo điều kiện cho học sinh vững vàng bước vào chương trình mĩ thuật ở bậc THCS trong giai đoạn hiện nay.
2. Những ý kiến đề xuất.
Qua quá trình giảng dạy môn mĩ thuật ở trường Tiểu học và thông qua việc áp dụng sáng kiến tôi thấy một số kiến nghị, đề xuất như sau:
* Đối với nhà trường: Cần quan tâm giúp đỡ đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất như: Phòng chức năng rộng, bảng vẽ, giá vẽ, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng trực quan cho môn mĩ thuật.
* Đối với gia đình: Cần quan tâm mua sắm trang thiết bị học tập cho các em học sinh, giúp các em có đủ điều kiện tham gia học tập.
* Nhà trường kết hợp với giáo viên mở các cuộc triển lãm, phòng trưng bày sản phẩm để các em tham khảo và có cơ hội nhìn lại thành quả học tập của chính mình sau một thời gian rèn luyện.
* Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội: Mở các cuộc thi, hội thi có liên quan đến Mĩ thuật tạo cho các em một môi trường để giao lưu học hỏi và phát triển về Mĩ thuật.
* Các cấp, các ngành liên quan cần mở những lớp tập huấn, hội thảo về dạy học mĩ thuật theo phương pháp mới, tạo kinh phí cho giáo viên Mĩ thuật đi thăm quan các danh lam thắng cảnh để mở rộng tầm hiểu biết.
Qua quá trình công tác, trực tiếp đứng lớp tham gia giảng dạy, bản thân cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm bổ sung vào vốn kiến thức hiện có, để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn trong công việc mà mình đã lựa chọn.
Rằng trước hết mỗi giáo viên đứng lớp không chỉ truyền đạt kiến thức đầy đủ cho học sinh mà phải gần gũi với học sinh, nắm bắt được tâm tư tình cảm của học sinh, biết được từng đối tượng học sinh để có cách sử lý phù hợp với từng trường hợp xảy ra, luôn chăn chở với công tác giảng dạy của mình làm thế nào để tiết dạy có hiệu quả nhất.
Tìm hiểu vì sao các em thể hiện bài vẽ như thế này mà không như thế kia? Do đâu? Cần bổ sung và sửa chữa những vấn đề gì?... Chính những điều đó làm tôi thầm nghĩ, ngay từ bây giờ mình phải có gắng rèn luyện tất cả các mặt nhiều hơn nữa để xứng đáng là người giáo viên dạy giỏi, trau dồi những kiến thức, học hỏi bạn bè, đúc rút kinh nghiệm tạo cho mình một phong thái khi đứng lớp, tạo điều kiện đầy đủ để có thể đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy, xứng đáng là người giáo viên của thời đại mới.
Trên đây là những kiến nghị của cá nhân tôi. Rất mong được sự ghi nhận và giúp đỡ của các ban ngành và lãnh đạo cấp trên tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ	 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:	 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI	 1
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU	 1
3.1. Vài nét khái quát về CNTT	 1
3.2. Thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch tại trường Tiểu học Quế Sơn - Sơn Động - Bắc Giang	 2
3.3 Ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng dạy và học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch tại trường Tiểu học Quế Sơn	 2
3.4. Thực nghiệm sư phạm	 3
4. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU	 3
4.1. Đối tượng	 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu	 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	 3
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết	 3
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn	 3
6. ĐÓNG GÓP CHO PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	 3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	 4
1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CNTT	 4
1.1. Khái niệm về CNTT	 4
1.2. Một số phần mềm ứng dụng trong dạy học môn mĩ thuật 	 4
1.2.1. Phần mềm Powerpoint	 4
1.2.2. Phần mềm Violet	 5
1.2.3. Phần mềm Photosop	 5
2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT THEO PHƯƠNG PHÁP ĐAN MẠCH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẾ SƠN - SƠN ĐỘNG - BẮC GIANG	 5
2.1. Giới thiệu vài nét về trường Tiểu học Quế Sơn - Sơn Động - Bắc Giang	 5
2.1.1. Vị trí địa lý	 5
2.1.2. Cơ sở vật chất	 6
2.1.3. Thành tích của nhà trường	 7
2.1.3.1. Kết quả đánh giá thường xuyên	 7
2.1.3.2. Kết quả đánh giá định kỳ cuối năm	 7
2.1.3.3. Mức độ hình thành và phát triển năng lực	 7
2.1.3.4. Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất	 8
2.1.3.5. Chữ viết	 8
2.1.3.6. Chương trình lớp học	 8
2.1.3.7. Xét hoàn thành chương trình tiểu học	 8
2.1.3.8. Học sinh được khen thưởng	 8
2.2. Quan điểm nhận thức CNTT trong nhà trường	9
2.2.1. Quan điểm của Ban giám hiệu	 9
2.2.2. Quan điểm của giáo viên	 9
2.2.3. Quan điểm của học sinh	 9
2.3. Thực trạng của việc ứng dụng CNTT	 9
3. ỨNG DỤNG CNTT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN MĨ THUẬT THEO PHƯƠNG PHÁP ĐAN MẠCH	 10
3.1. Đặc điểm dạy và học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch tại trường tiểu học	 10
3.2. Quy trình thiết kế bài giảng môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch	 11
3.3. Một số lưu ý khi ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng	 18
3.3.1. Lưu ý đến khâu chuẩn bị	 19
3.3.2. Lưu ý đến hệ thống câu hỏi	 19
4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM	 20
4.1. Mục đích của thực nghiệm	 20
4.2. Phương pháp thực nghiệm	 21
4.2.1. Chọn thời điểm thực nghiệm	 21
4.2.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm	 21
4.2.2.1. Đối tượng thực nghiệm	 21	
4.2.2.2. Nội dung thực nghiệm	 21
4.3. Tổ chức thực nghiệm	 22
4.3.1. Thiết kế bài giảng điện tử	 22
4.3.2. Tổ chức giảng dạy và đánh giá	 22
5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ	 22
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	 23
1. KẾT LUẬN	 23
2. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT	 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-------o0o-------
1. Phương pháp dạy học mĩ thuật ở Tiểu học	NXBGD - 2000
2. Vở tập vẽ 1	NXBGD - 2002
3. Vở tập vẽ 2	NXBGD - 2002
4. Vở tập vẽ 3	NXBGD - 2002
5. Sách giáo khoa mĩ thuật 4	NXBGD - 2002
6. Sách giáo khoa mĩ thuật 5	NXBGD - 1999
7. Sách giáo viên mĩ thuật 1	NXBGD - 2002
8. Sách giáo viên mĩ thuật 2,3,4,5	NXBGD - 1999
9. Giáo trình vẽ tranh đề tài trường CĐSP Nhạc họa TW
10. Giáo trình phương pháp giảng dạy .....................Trường CĐSP Nhạc họa TW
11. Giáo trình tâm lí lứa tuổi ....................................Trường CĐSP Nhạc họa TW
12. Giáo trình hướng dẫn sử dụng Flash MX ..........................NXBLĐXH - 2004
13. Hỏi đáp về dạy học môn mĩ thuật 1,2,3..................................NXBGD - 2004
14. Dạy học mĩ thuật theo phương pháp mới của Bộ GD&ĐT.....NXBGD - 2013
15. Giáo trình thực hành Powerpoint
16. Giáo trình thực hành ProShowGold
Trang web thư viện:
1. 
2. 
3. 
4.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_ung_dung_phan_mem_cntt_vao_d.doc