Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm:
- Một số học sinh chưa yêu thích môn học nên việc tập trung khai thác nội dung, thực hành làm bài tập...rất qua loa, hời hợt, nếu có làm thì mang tính đối phó, vì tinh thần chưa tự nguyện dẫn đến hiệu quả môn học chưa cao: bài vẽ sơ sài, cẩu thả. Một bộ phận các em còn lúng túng trong thực hành, thiếu tự tin, chán nản. Giáo viên thường áp dụng biện pháp cho các bạn trong lớp giúp đỡ, giáo viên gợi mở, quan tâm, hướng dẫn để HS làm bài nhưng khi GV đi khỏi là HS lại không được tích cực tham gia vào quá trình học tập, mặc dù GV đã nhắc nhở nhiều lần.
- PHHS và HS coi nhẹ môn học là môn phụ. Điều kiện và hoàn cảnh gia đình các em còn khó khăn: nhiều em ở với ông bà, có em bố mẹ ly hôn nên các em chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới việc uốn nắn nề nếp, tác phong học tập còn gặp khó khăn. Mặc dù GV bộ môn đã phối hợp với GVCN nhắc nhở và thông báo về tình hình học tập của HS nhưng cơ bản không thấy có sự chuyển biến rõ rệt từ HS.
- Không gian dạy học còn bó hẹp trong lớp học nên còn chưa tạo được hứng thú cho học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học

BÁO CÁO TRÌNH BÀY GIẢI PHÁP 1. Tên giải pháp: “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học”. 2. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học 2020-2021 3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm: - Một số học sinh chưa yêu thích môn học nên việc tập trung khai thác nội dung, thực hành làm bài tập...rất qua loa, hời hợt, nếu có làm thì mang tính đối phó, vì tinh thần chưa tự nguyện dẫn đến hiệu quả môn học chưa cao: bài vẽ sơ sài, cẩu thả. Một bộ phận các em còn lúng túng trong thực hành, thiếu tự tin, chán nản. Giáo viên thường áp dụng biện pháp cho các bạn trong lớp giúp đỡ, giáo viên gợi mở, quan tâm, hướng dẫn để HS làm bài nhưng khi GV đi khỏi là HS lại không được tích cực tham gia vào quá trình học tập, mặc dù GV đã nhắc nhở nhiều lần. - PHHS và HS coi nhẹ môn học là môn phụ. Điều kiện và hoàn cảnh gia đình các em còn khó khăn: nhiều em ở với ông bà, có em bố mẹ ly hôn nên các em chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới việc uốn nắn nề nếp, tác phong học tập còn gặp khó khăn. Mặc dù GV bộ môn đã phối hợp với GVCN nhắc nhở và thông báo về tình hình học tập của HS nhưng cơ bản không thấy có sự chuyển biến rõ rệt từ HS. - Không gian dạy học còn bó hẹp trong lớp học nên còn chưa tạo được hứng thú cho học sinh. - Dù có rất nhiều khó khăn song chúng ta không thể phủ nhận rằng môn Mĩ thuật rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, khả năng tìm tòi, tư duy, sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất của người lao động mới. Giúp học sinh nhận thức được vẻ đẹp của Mĩ thuật và có ý thức giữ gìn và bảo tồn nền Mĩ thuật đậm đà bản sắc dân tộc đó. Chính vì vậy tôi xin mạnh dạn đề xuất biện pháp nghiên cứu này. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp: Khi áp dụng “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học” góp phần giúp cho các GV Mĩ thuật Tiểu học khắc phục được những hạn chế trong quá trình dạy học, giúp tiết dạy đạt hiệu quả cao. 6. Mục đích của giải pháp: - Nhằm khắc phục cho học sinh những hạn chế, thiếu sót trong quá trình dạy và học Mĩ thuật. - Dạy học gắn liền với thực tiễn và phát triển các năng lực, phẩm chất cho HS. - Giờ học Mĩ thuật trở nên hấp dẫn, có tính nghệ thuật, kích thích hứng thú học tập của học sinh. 7. Nội dung: 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến Tôi đã áp dụng thử một số giải pháp cho học sinh ở trường tôi rồi khảo sát, so sánh kết quả với trước khi có những biện pháp khắc phục để thấy rõ hơn hiệu quả của một số biện pháp: 7.1.1. Tạo môi trường học tập thân thiện cho học sinh - Muốn tạo được môi trường thân thiện cho học sinh thì chúng ta phải xây dựng phòng học Mĩ thuật thân thiện. + Sơn mới phòng học do sơn lâu ngày ố, bẩn tạo không gian lớp học sạch sẽ, thoáng mát,. + Trang trí khẩu hiệu, tranh ảnh mang tính thẩm mĩ. - Ngoài ra cần phải tổ chức, hướng dẫn học sinh xây dựng nội quy lớp học và thực hiện nội quy ngay từ lớp 1 như: + Thực hiện xếp hàng lên lớp học một cách trật tự; + Để dép đúng nơi quy định, + Sách vở, đồ dùng trên bàn phải sắp xếp một cách gọn gàng, ngăn nắp. + Cùng nhau vệ sinh lớp học sau mỗi giờ học. Khi thực hiện tốt một số nội quy, quy định trên HS sẽ phát triển được năng lực tự quản, tự phục vụ, chăm học, chăm làm, tính kỉ luật,. các em sẽ tự giác hơn trong quá trình học tập. Có thói quen học tập nghiêm túc, nề nếp. HS xếp hàng lên phòng Mĩ thuật để học Giày, dép xếp ngay ngắn ngoài cửa lớp. Đồ dùng xếp gọn gàng, ngay ngắn trên bàn Học sinh vệ sinh lớp học cuối buổi học. - Tạo môi trường tinh thần cho học sinh: Giáo viên bố trí chỗ ngồi hợp lí cho học sinh. Có thể luân phiên học sinh giữa các nhóm; bố trí học sinh ngồi xen kẽ theo giới và theo năng lực tạo môi trường học tập mới cho HS. Rèn HS kĩ năng giao tiếp, hợp tác. Luôn thể hiện sự tôn trọng, thương yêu học sinh. - Tạo môi trường bình đẳng giữa các học sinh thông qua nhận xét, đánh giá, ứng xử của giáo viên. Học sinh với học sinh thân thiện, cởi mở. Như vậy các em sẽ tự tin hơn, đặc biệt là học sinh khuyết tật, học sinh khó khăn, Học sinh thân thiện, hợp tác trong các hoạt động 7.1.2. Tổ chức học tập theo nhóm cộng tác Rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp, hợp tác từ lớp 1 - Để giúp học sinh thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ tôi tiến hành hướng dẫn học sinh qua các bước: làm mẫu, cho nhóm HS làm mẫu, HS các nhóm thực hành, kiểm tra, giành thời gian cho HS chia sẻ thường xuyên. - Thực hiện các bước học tập theo nhóm cộng tác: 3 bước + B1: Học tập cá nhân trong nhóm + B2: Trao đổi, thảo luận trong nhóm + B3: Chia sẻ trước lớp Học sinh hợp tác nhóm VD: Trong các giờ học ở phần tìm hiểu bài hay thực hành tôi thường cho học sinh tự trả lời theo ý hiểu, tự vẽ ngân hàng hình ảnh của cá nhân mình trước sau đó mới cho học sinh thảo luận nhóm, cắt ghép tạo sản phẩm nhóm. - Mục đích của hoạt động nhóm giúp học sinh trở nên độc lập, hiểu được những điều các em chưa hiểu hoặc cảm thấy khó hiểu nhờ sự giúp đỡ của các bạn khác hình thành cho HS năng lực tự giải quyết vấn đề và phẩm chất đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè. - Xây dựng mối quan hệ học tập giữa học sinh với học sinh và giữa giáo viên với học sinh: Giáo viên tạo dựng mối quan hệ học tập bằng giao tiếp tự nhiên ( HS chưa hiểu bài, chưa làm được bài chủ động hỏi học sinh đã biết và làm được bài để giúp bạn) - Tránh xây dựng mối quan hệ một chiều là giáo viên giảng, học sinh nghe. Phát triển ở HS năng lực hỗ trợ bạn: lắng nghe, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ bạn. Phát triển phẩm chất đoàn kết, yêu thương. 7.1.3. Dạy học gắn liền với thực tiễn - Nếu như trước đây không gian dạy học chỉ bó hẹp trong không gian lớp học thì nay chúng ta có thể cho học sinh ra khuôn viên hoặc sân trường, hay đi công viên để ngắm cảnh, trải nghiệm và thực hành vẽ bài. Học sinh sẽ rất hứng thú với không gian học mà chơi, chơi mà học. - VD: Bài tạo hình với những chiếc lá, hay chủ đề “Trường em” có thể cho học sinh xuống khuôn viên hoặc khu vực sân bóng của trường để quan sát, sưu tầm lá cây, quan sát các bạn tham gia HĐ vui chơi, quanh cảnh trường học,... Từ đó gắn liền dạy học với thực tiễn giúp các em sáng tạo ra sản phẩm mới, đồng thời giúp các em phát triển năng lực quan sát, tưởng tượng, kí học nhanh, giáo dục các em học sinh thêm yêu thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá, biết bảo vệ môi trường, yêu trường lớp, thầy cô, bạn bè,..... Dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống - Dịch Covid 19 bao trùm toàn cầu ảnh hưởng tới quá trình học của học sinh. Song bản thân giáo viên không vì thế mà ngừng dạy, học sinh không vì thế mà ngừng học. Để đảm bảo đủ thời lượng chương trình, tham gia đầy đủ các cuộc thi vẽ tranh, bản thân giáo viên chúng tôi đã tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh để đáp ứng nhu cầu cấp thiết tại thời điểm hiện nay. Học sinh học trực tuyến 7.1.4. Phát triển học sinh câu lạc bộ - Việc phát triển HS câu lạc bộ cần được giáo viên quan tâm hơn nữa, phát triển câu lạc bộ sở thích thu hút nhiều học sinh, tạo hứng thú và niềm đam mê tạo ra cái đẹp lan tỏa tới những HS khác. - Tôi tổ chức lập danh sách các bạn học sinh câu lạc bộ, cho các em sinh hoạt hàng tuần vào chiều thứ sáu. Trong các buổi học đó tôi chủ động dạy các em vẽ tranh theo chủ đề và thể nghiệm nhiều chất liệu mĩ thuật,....và rất nhiều nội dung khác. Hàng năm câu lạc bộ Mĩ thuật của trường đạt một số thành tích nhất định. - Từ đó phối hợp với GVCN tuyên truyền để PHHS thấy được thành tích mà HS đã đạt được và yên tâm cho con em của mình theo học các CLB năng khiếu thay vì chỉ chú trọng học các môn văn hóa. Học sinh Câu lạc bộ Mĩ thuật tham gia vẽ tranh 7.1.5. Dạy học gắn liền với phát triển năng lực, phẩm chất - Tùy từng nội dung, chủ đề bài học mà giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học một cách hiệu quả nhất. Mỗi bài học sẽ phát triển ở học sinh một số năng lực, phẩm chất nhất định. - VD: Vẽ tranh chủ đề chú bộ đội của chúng em sẽ phát triển ở học sinh năng lực quan sát, tự phục vụ, tự quản, tính kỉ luật, nghiêm túc, sáng tạo, tưởng tượng,.... Phát triển phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ, yêu quý và biết ơn chú bộ đội. Hoạt động chia sẻ cuối bài học giúp HS phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, tự giải quyết vấn đề, Phát triển phẩm chất tự tin, đoàn kết. 7.1.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Trong các bài học giáo viên có thể chuẩn bị những clip, video để giới thiệu hoặc kết thúc bài học, hay trình chiếu tranh ảnh minh họa liên quan tới bài dạy, từ đó học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các sản phẩm mĩ thuật, phát huy trí tưởng tượng, phát triển năng lực quan sát, sáng tạo trong ra sản phẩm mới. Vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin ở đây khắc phục được những hạn chế do thiếu đồ dùng dạy học. Giờ học ứng dụng công nghệ thông tin * KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Khi thực hiện và áp dụng biện pháp nêu trên tôi thu được một số kết quả đáng khả quan. - Học sinh trường tôi rất thích giờ học Mĩ thuật. Cha mẹ các em quan tâm các em, khích lệ các em nhiều hơn nữa trong học tập. Học sinh có sự tiến bộ rõ ràng. - Học sinh mạnh dạn tự tin, sản phẩm bài làm của các em sinh động, sáng tạo, ý nghĩa và đẹp hơn. Thực nghiệm TSHS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % Trước 316 80 25,3 160 50,6 76 24,1 Sau 316 141 44,6 175 55,4 0 0 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng giải pháp: - Giải pháp có thể áp dụng với mọi đối tượng học sinh trên cả nước. - Tôi rất mong biện pháp nêu trên được lan tỏa đến tất cả các bạn đồng nghiệp áp dụng. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của giải pháp: Nếu giải pháp được áp dụng rộng rãi, giúp cho các em học sinh ngày càng yêu quý môn học hơn, kết quả chất lượng dạy và học đạt hiệu quả hơn. Người học tiếp thu được kiến thức, năng lực, đào tạo con người tự chủ, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu sự phát triển của xã hội. Người giáo viên đáp ứng với yêu cầu giáo dục trong thời kỳ đổi mới. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về việc áp dụng một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp cùng đóng góp ý kiến để những biện pháp này hoàn thiện hơn. *Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả sáng kiến Ngô Thị Hoa
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_day.docx