Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong tiết học Mĩ thuật lớp 2
Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của giáo dục hướng đến hình thành năng lực và phẩm chất của người học nên phương pháp dạy học môn Mĩ thuật cần phải linh hoạt sao cho phù hợp với đặc điểm của từng lớp học cũng như từng đối tượng học sinh.
Là giáo viên dạy bộ môn Mĩ thuật, qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy việc tổ chức hình thức dạy học theo nhóm là cần thiết. Bởi trước đây, nếu tiết học nào cũng áp dụng một hình thức dạy học theo lối truyền thống, giáo viên hướng dẫn như thế nào thì các em sẽ vẽ và bắt chước theo như vậy, sản phẩm sau mỗi chủ đề thường không được đa dạng về nội dung cũng như hình thức thể hiện, chưa có sự sáng tạo. Học sinh làm việc cá nhân, đơn lẻ không có sự tương tác, giao tiếp và không được thực hành các kỹ năng xã hội dẫn đến phần nào hạn chế đi việc hình thành các năng lực và phẩm chất của học sinh. Do đó, việc tổ chức hoạt động vẽ tranh thông qua hình thức dạy học theo nhóm là yếu tố cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật trong các trường tiểu học hiện nay. Để giúp các em học sinh mạnh dạn, tự tin phát huy tính sáng tạo, biết cảm nhận cái đẹp và tạo ra những sản phẩm có giá trị thẩm mĩ. Tôi mạnh dạn đưa ra “Biện pháp tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong tiết học Mĩ thuật lớp 2” .
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong tiết học Mĩ thuật lớp 2

1 UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH TÂN BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC MĨ THUẬT LỚP 2 Họ và tên: Nguyễn văn Thành Dạy khối lớp (môn): Mĩ thuật lớp 2 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Minh Tân Minh Tân, tháng 10 năm 2023 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của giáo dục hướng đến hình thành năng lực và phẩm chất của người học nên phương pháp dạy học môn Mĩ thuật cần phải linh hoạt sao cho phù hợp với đặc điểm của từng lớp học cũng như từng đối tượng học sinh. Là giáo viên dạy bộ môn Mĩ thuật, qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy việc tổ chức hình thức dạy học theo nhóm là cần thiết. Bởi trước đây, nếu tiết học nào cũng áp dụng một hình thức dạy học theo lối truyền thống, giáo viên hướng dẫn như thế nào thì các em sẽ vẽ và bắt chước theo như vậy, sản phẩm sau mỗi chủ đề thường không được đa dạng về nội dung cũng như hình thức thể hiện, chưa có sự sáng tạo. Học sinh làm việc cá nhân, đơn lẻ không có sự tương tác, giao tiếp và không được thực hành các kỹ năng xã hội dẫn đến phần nào hạn chế đi việc hình thành các năng lực và phẩm chất của học sinh. Do đó, việc tổ chức hoạt động vẽ tranh thông qua hình thức dạy học theo nhóm là yếu tố cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật trong các trường tiểu học hiện nay. Để giúp các em học sinh mạnh dạn, tự tin phát huy tính sáng tạo, biết cảm nhận cái đẹp và tạo ra những sản phẩm có giá trị thẩm mĩ. Tôi mạnh dạn đưa ra “Biện pháp tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong tiết học Mĩ thuật lớp 2” . PHẦN II: NỘI DUNG Thực trạng của vấn đề Thực tế trường Tiểu học Minh Tân có đầy đủ về cơ sở vật chất như: máy tính, máy chiếu, phục vụ tốt cho giáo viên và học sinh thực hành hoạt động môn Mĩ thuật có hiệu quả. Một số học sinh biết làm việc theo nhóm, biết két hợp cùng nhau tạo được thành sản phẩm đẹp, sinh động và ý nghĩa. Học sinh yêu thích môn học và tích cực tham gia các hoạt động trong giờ học Mĩ thuật, biết hợp tác và chia sẻ với các thành viên trong lớp. Học sinh được rèn nhiều kỹ năng quan trọng có ích cho bản thân trong đó đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy, được bổ sung kiến thức nhờ học hỏi lẫn nhau. Tuy nhiên các em còn hiếu động, hay mất trật tự khi hoạt động gây ồn ào, làm ảnh hưởng tới lớp bên cạnh. Một số em chưa tập trung chú ý, chủ tâm vào bài học nhất là đối tượng học sinh chậm phát triển. Đối tượng học sinh còn nhỏ chưa có kĩ năng tương tác; trình bày sản phẩm; đánh giá sản phẩm; sự cảm nhận về vẻ đẹp, sức hấp dẫn, của các sản phẩm còn hạn chế. Kĩ năng hoạt động nhóm còn mờ nhạt. Chưa tự tin khi thực hành trình bày,báo cáo sản phẩm mình tạo ra. Nguyên nhân Việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh còn chưa thường xuyên. Giáo viên ngại khi chuẩn bị các đồ dùng và thiết kế các hình thức tổ chức hoạt động giúp học sinh hứng thú sẽ mất nhiều thời gian. Học sinh còn nhỏ nên chưa có kỹ năng hoạt động nhóm, chưa mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể. Việc chuẩn bị đồ dùng cho bài học của các em đôi lúc bị thiếu và hay quên.. Để giúp học sinh có hứng thú trong giờ học Mĩ thuật, ngay từ đầu năm học 2022-2023 tôi tiến hành khảo sát: Chủ đề: “Đại dương mênh mông” tại lớp 2A với tổng số học sinh là 28 em. Kết quả thu được như sau: TS HS Tương tác trong nhóm Trình bày ý tưởng sản phẩm Tổ chức hoạt động nhóm TT tốt Chưa biết TT Trình bày tốt Chưa biết trình bày Hoạt động tốt Chưa biết hoạt động TS % TS % TS % TS % TS % TS % 28 12 42,9 16 67,1 10 35,7 18 64,3 11 39,3 17 60,7 Các biện pháp thực hiện: a. Biện pháp 1: Phân chia nhóm học sinh phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường * Chia nhóm theo vị trị ngồi cố định. Mục tiêu: Học sinh tương tác, chia sẻ, giúp đỡ bạn trong nhóm Cách thực hiện: Tôi sắp xếp, phân chia nhóm theo vị trí các em đang ngồi để không mất thời gian di chuyển. Hai bạn ngồi cùng bàn tạo thành nhóm đôi hoặc 2 bàn ghép lại tạo thành nhóm 4; còn lẻ tôi sẽ ghép thêm vào các nhóm tạo thành nhóm 3 hoặc nhóm 5 sao cho phù hợp. Ví dụ: Chủ đề: Đại dương mênh mông Bài 2: Những con vật dưới đại dương Phần khám phá: Tôi thường cho các em chơi trò chơi kết bạn. Các em cùng quan sát hình ảnh và kể tên, đặc điểm, hình dáng, màu sắc, của những con vật có trong hình và những con vật khác mà em biết. Như vậy trong quá trình hoạt động cặp đôi các em được tương tác, chia sẻ tìm ra sự khác biệt về từng đặc điểm riêng của các con vật theo đúng yêu cầu bài học một cách tự tin, mạnh dạn hơn. Bài 3: Đại dương trong mắt em Phần Trải nghiệm: Tôi cho các em hoạt động nhóm 4 hoặc nhóm 6. Các em tham gia hoạt động trưng bày, chia sẻ đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn. Với nhóm này tôi cho các em tự thỏa thuận và ghép với nhau tùy ý thích. Nhằm giúp các em hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập khi thiếu đồ dùng. Đồng thời giúp các em tương tác, chia sẻ trong nhóm lớn hơn. Từ đó khắc phục được việc chưa hoàn thiện bài khi thiếu dồ dùng học tập; ngại trình bày, chia sẻ trước đông người. * Chia nhóm có cùng sở thích Mục tiêu: Giúp học sinh phát huy tối đa sở trường của bản thân, hoàn thiện sản phẩm một cách tốt nhất. Cách thực hiện: Tôi chia học sinh thành các nhóm có cùng sở thích giống nhau nhưng số lượng tối đa trong mỗi nhóm là 4 hoặc 5. Học sinh có thể cùng thực hiện một công việc mình yêu thích, phù hợp với sở trường của các em. Ví dụ: Nhóm chọn cùng chất liệu: nhóm các em thích vẽ; nhóm thích xé dán; nhóm thích nặn, Đặc biệt, đối với trường Tiểu học Minh Tân rất chú trọng việc phát triển năng khiếu cho học sinh. Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động kích thích hứng thú như: Các tiết Sinh hoạt Câu lạc bộ sau giờ học chính khóa. Trong các tiết CLB các em được tương tác, chia sẻ cùng nhau giữa các khối lớp. Ngoài ra cuối mỗi chủ đề tôi cho các em tham gia “Trưng bày sản phẩm” đồng thời có giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình. Từ đó các em lớp nhỏ có cơ hội học tập, giao lưu cùng các anh chị lớp trên. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm Mục tiêu: Giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm. Cách thực hiện: Giáo viên phân công vai trò của các thành viên trong một nhóm bao gồm: Nhóm trưởng: Nhận nhiệm vụ từ giáo viên; hướng dẫn các thành viên tham gia hoạt động nhóm; tóm tắt, kiểm tra việc nắm bắt yêu cầu đề ra của các thành viên; thống nhất ý kiến. Điều hành nhóm thảo luận. Phân công báo cáo viên. Thư ký: Cùng các thành viên trong nhóm thảo luận. Ghi chép, tóm tắt ý kiến thống nhất của nhóm. Báo cáo viên: Cùng các thành viên trong nhóm thảo luận. Thay mặt nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm. Các thành viên: Tập trung thảo luận theo sự phân công . Với cách phân công như vậy, các em sẽ dễ dàng nắm bắt được nhiệm vụ. Sau một vài lần hoạt động sẽ thành thói quen, dễ dàng và nhanh chóng. Vai trò của các thành viên trong nhóm sẽ được thay đổi luân phiên cho nhau, tránh mỗi thành viên đóng vai trò quá lâu. Biện pháp 2. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua tổ chức trò chơi lồng ghép vào quá trình học tập Mục tiêu: Thông qua các trò chơi, học sinh lĩnh hội kiến thức bài học một cách dễ dàng. Kiến thức được củng cố, khắc sâu. Tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Cách thực hiện: Giáo viên tổ chức một số trò chơi: “Kết bạn”; “ Hát và thực hiện theo lời bài hát”, “ Em làm giám làm khảo”, . VD: Phần khởi động hoặc phần củng cố bài:“Phương tiện giao thông” Tôi cho HS hát bài và thực hiện các động tác theo lời bài hát: “Trên sân trường chúng em chơi giao thông” . Các em di chuyển quanh dãy bàn tạo thành đoàn tàu. Đồng thời học sinh làm theo động tác của bài hát ( Đèn dỏ- dừng lại. Đèn vàng- đi chậm,) Biện pháp 3: Tổ chức tốt hoạt động đánh giá sản phẩm. Mục tiêu: Thông qua hoạt động đánh giá sản phẩm. Các em sẽ tự đánh giá được sản phẩm của nhóm mình, sản phẩm của nhóm bạn, so sánh nhóm mình với nhóm bạn,.Từ đó, giúp các em có động lực để cố gắng hơn. Cách thực hiện: Việc đánh giá quá trình và kết quả hoạt động nhóm là một nhiệm vụ quan trọng thường xuyên được thực hiện ở các tiết cuối của mỗi chủ đề. Sản phẩm của nhóm thể hiện quá trình trao đổi, trình bày ý kiến và kỹ năng hợp tác của từng thành viên. Khi có lệnh kết thúc thời gian thực hành, các nhóm lên trưng bày và cử đại diện thuyết trình sản phẩm chung của cả nhóm về: chủ đề, nội dung cũng như hình thức thể hiện. Sau đó, các nhóm khác góp ý, chia sẻ thêm với nhóm bạn. Và cuối cùng, giáo viên là người nhận định và đánh giá cùng các em. Từ đó, các em nhận thấy nếu sản phẩm của nhóm bạn hoàn thành tốt giúp mình học hỏi thêm kinh nghiệm để chủ đề sau hoàn thiện tốt hơn. Còn nếu nhóm bạn thể hiện chưa tốt thì qua lời chia sẻ, góp ý của các nhóm cũng như của giáo viên giúp nhóm bạn nhận ra điểm hạn chế của mình và khắc phục ở các chủ đề sau. Kết quả đạt được: Sau khi áp dụng biện pháp vào lớp 2A tôi thấy thật đáng vui mừng. Trong mỗi tiết học Mĩ thuật đều mang lại khả năng tương tác trong nhóm. Học sinh trình bày ý tưởng sản phẩm mạnh dạn, tự tin hơn. Đối với học sinh lớp 2B không áp dụng biện pháp thì khả năng học sinh tương tác trong nhóm, trình bày ý tưởng sản phẩm, tổ chức nhóm còn rất nhiều hạn chế. Cụ thể qua khảo sát hai lớp với chủ đề: “ Khu rừng nhiệt đới” Bài 5 “khu rừng thân thiện”Tôi nhận được kết qua như sau: Lớp TS HS Tương tác trong nhóm Trình bày ý tưởng sản phẩm Tổ chức hoạt động nhóm TT tốt Chưa biết TT Trình bày tốt Chưa biết trình bày Hoạt động tốt Chưa biết hoạt động TS % TS % TS % TS % TS % TS % 2A 28 25 89,3 3 10,7 22 78,6 6 21,4 24 85,7 4 14,3 2B 30 14 46,7 16 53,3 12 40 18 60 15 50 15 50 Từ những kết quả trên cho thấy, một số giải pháp tôi đưa ra hoàn toàn phù hợp. Học sinh đã được vẽ cùng nhau, cùng suy nghĩ và thảo luận giúp các em tích cực hơn trong việc tham gia hoạt động nhóm. Từ đó, sản phẩm của nhóm càng thêm phong phú, đa dạng. Học sinh yêu thích môn học hơn, vẽ một cách say sưa, khiến cho tiết học trở lên thoải mái, nhẹ nhàng. Không còn tình trạng ỷ lại hay làm việc riêng trong giờ học. Ngoài ra, các em cũng tự mình hoàn thiện nhân cách, biết yêu quý và trân trọng “cái đẹp”, “cái thẩm mĩ” trong cuộc sống của các em. Kết luận Như vậy, để tiết dạy vẽ tranh theo chủ đề đạt hiệu quả không chỉ dựa vào phương pháp dạy học tích cực mà còn phụ thuộc vào hình thức tổ chức dạy học của người giáo viên. Bên cạnh đó, người giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, luôn luôn tìm tòi, đổi mới và sáng tạo đưa ra các hình thức tổ chức học tập phù hợp vừa sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia, tạo cho các em tâm thế thoải mái đón nhận tiết học một cách nhẹ nhàng. Từ đó, kích thích học sinh tư duy, tìm tòi, sáng tạo, khơi gợi trí tưởng tưởng của các em để cái đích cuối cùng là tạo ra các sản phẩm đẹp theo đúng yêu cầu nội dung bài học đặt ra. Kiến nghị, đề xuất Đối với tổ/ nhóm chuyên môn Thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên môn, hay các tiết dạy chuyên đề giáo viên được học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Đối với Lãnh đạo nhà trường Bổ sung vào thư viện: sách tham khảo về các họa sĩ, tranh vẽ của thiếu nhi... để học sinh được tiếp xúc, quan sát, học hỏi nhiều hơn. Đối với PGDĐT Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm. Trên đây là báo cáo của tôi về “Biện pháp tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ học Mĩ thuật lớp 2”. Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền; các biện pháp đã triển khai. Các minh chứng về sự tiến bộ của học sinh trung thực. Rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý của Ban giám khảo, các đồng nghiệp để báo cáo của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Minh Tân, ngày 20 tháng 10 năm 2023 GIÁO VIÊN Nguyễn văn Thành
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_nhom_cho_h.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong tiết học Mĩ thuật lớp 2.pdf