Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao năng lực thực hành mĩ thuật cho học sinh lớp 6 ở trường Trung học Cơ sở thị trấn Nhã Nam
MT là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn MT hình thành, phát triển ở học sinh năng lực mĩ thuật, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực MT; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là giáo dục ý thức kế thừa, phát huy văn hoá nghệ thuật dân tộc phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Môn MT giúp HS tiếp tục hình thành, phát triển năng lực MT dựa trên nền tảng kiến thức, kĩ năng MT ở cấp tiểu học, thông qua các hoạt động thảo luận, thực hành, trải nghiệm; phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; có ý thức kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống dân tộc, tiếp cận giá trị thẩm mĩ của thời đại, làm nền tảng cho việc phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; có hiểu biết về mối quan hệ giữa mĩ thuật với đời sống, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu nghệ thuật, phát triển năng lực tự chủ và tự học, có ý thức định hướng nghề nghiệp sau khi kết thúc cấp học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao năng lực thực hành mĩ thuật cho học sinh lớp 6 ở trường Trung học Cơ sở thị trấn Nhã Nam

ạt tăng % SL đạt Tỷ lệ% SL không đạt Tỷ lệ% SL đạt Tỷ lệ% SL không đạt Tỷ lệ% Biện pháp 1 Thái độ tích cực 12 40 17 60 29 100 60 Có kĩ năng làm bài 10 36 19 64 27 92 2 8 56 Nắm được kiến thức thực hành SPMT 13 44 16 56 28 96 1 4 52 Biện pháp 2 Thái độ tích cực 12 40 17 60 29 100 60 Có kĩ năng làm bài 10 36 19 64 28 96 1 4 60 Nắm được kiến thức thực hành SPMT 13 44 16 56 29 100 56 Biện pháp 3 Thái độ tích cực 12 40 17 60 29 100 60 Có kĩ năng làm bài 10 36 19 64 29 100 64 Nắm được kiến thức thực hành SPMT 13 44 16 56 29 100 56 Khảo sát 29/29 HS 3.2 * Biểu đồ so sánh sự tiến bộ PHẦN D. CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là những biện pháp của mình viết, không sao chép và vi phạm bản quyền./. Trên đây “Biện pháp nâng cao năng lực thực hành mĩ thuật cho học sinh lớp 6 ở trường Trung học cơ sở thị trấn Nhã Nam”mà tôi đã áp dụng thực hiện trong năm học 2021-2022. Đề tài đã áp dụng có hiệu quả trong trường tôi, và đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp.Tôi mong muốn được hội đồng giáo khảo công nhận. Và đóng góp ý kiến của Ban giám khảo để biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn trong thời gian tới. Xin chân thành cảm ơn ! Nhã Nam, ngày 03 tháng 10 năm 2022 GIÁO VIÊN (Ký và ghi rõ họ tên) PHẦN E. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA NHÀ TRƯỜNG 1. Đánh giá, nhận xét của tổ/nhóm chuyên môn .. .. TỔ/NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (Ký và ghi rõ họ tên) 2. Đánh giá, nhận xét, xác nhận của Hiệu trưởng ... HIỆU TRƯỞNG (Ký, đóng dấu) PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BIỆN PHÁP Học sinh tích cực thực hành vẽ Học sinh hào hứng trưng bày, phân tích Bài vẽ của mình trong tiết học Tiết học mĩ thuật sử dụng trực quan hỗ trợ công nghệ thông tin Sử dụng video Bài giảng E-learning giảng trong mùa dịch ( trực tuyến) Hình ảnh về giờ học vẽ theo mẫu, sản paahmr của học sinh đạt được Tiết học thiết kế thời trang từ phế liệu Tiết học tạo hình ngôi nhà của em Bức tranh chủ đề Biển đảo của em phan Huy Chiến lớp 7B Giải thưởng của học sinh. Một số giải thường học sinh THCS TT Nhã Nam đã đạt được Sản phẩn của học sinh – Bài tập sử dụng họa tiết mĩ thuật Trung đại vào trang trí đồ vật – MT 7 Sản phẩn của học sinh – Bài tập sử dụng họa tiết mĩ thuật Trung đại vào trang trí đồ vật – MT 7 Hình ảnh một giờ học Mĩ thuật Hình ảnh một giờ học Mĩ thuật Một số bài vẽ của học sinh tham dự các cuộc thi kết quả cao Tranh vẽ tuyên truyền ATGT Tranh vẽ tuyên truyền ATGT mùa dịch Tranh vẽ ngôi trường mơ ước của Mai Linh– HS lớp 6 Em Trần Văn Quyến-HS khuyết tật trí tuệ tích cực thực hành vẽ Các học sinh khác cũng tích cực làm bài KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA Chủ đề 2:NGÔI NHÀ YÊU THƯƠNG ( 4 tiết) Bài 3 TẠO HÌNH NGÔI NHÀ (2 tiết) TIẾT 1 MỤC TIÊU Kiến thức Giới thiệu vẻ đẹp tạo hình của ngôi nhà; Giới thiệu hoạ sĩ Bùi Xuân Phái với những tác phẩm về đề tài “Phố”; Biết cách tạo hình ngôi nhà qua một số SPMT, trong đó có cách thể hiện in độc bản. Năng lực Năng lực chung HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lí, hợp tác nhóm, năng lực ngôn ngữ. Năng lực đặc thù Nhận biết hình dáng, đặc điểm của ngôi nhà và có ý tưởng, lựa chọn chất liệu để thể hiện; Biết và sử dụng các yếu tố tạo hình như: nét, hình khối, màu sắc để thể hiện SPMT về ngôi nhà; Biết phân tích một số nguyên lí tạo hình được sử dụng trong bài thực hành của bạn, qua đó cảm thụ được vẻ đẹp trong tạo dáng SPMT ngôi nhà ở dạng 2D và 3D. Phẩm chất Sẵn sàng học hỏi, yêu thương, hoà nhập, giúp đỡ mọi người; Yêu quý môi trường sống và ý thức về giữ gìn cảnh quan nơi mình ở. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên Một số ảnh chụp ngôi nhà tiêu biểu kiến trúc vùng, miền tại địa phương và ngôi nhà đại diện cho các vùng, miền khác trong thực tế cuộc sống. TPMT về ngôi nhà có nội dung liên quan đến chủ đề. (Có thể sử dụng hình ảnh trong SGK, hoặc sưu tầm tranh, ảnh, video clip về ngôi nhà). Học sinh Sưu tầm tranh, ảnh một số ngôi nhà; giấy A0, bút chì, tẩy, màu, một số dụng cụ dễ kiếm xung quanh cuộc sống HS có hình dáng phù hợp để làm tranh in ngôi nhà. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG Mục tiêu Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. Nội dung Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. GV cho HS nghe bài hát Ngôi nhà của em (tác giả: Chẩm Hồng Giang). HS đoán tên bài hát. Sản phẩm Tên bài hát. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV − HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV cho HS nghe bài hát Ngôi nhà của em (tác giả: Chẩm Hồng Giang). + Bài hát các em vừa nghe có tên là gì? Tên bài hát: Ngôi nhà của em. Ngôi nhà trong bài hát rất đẹp. + Em thấy ngôi nhà trong bài hát như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS trao đổi theo nhóm, đại diện nhóm trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Đại diện nhóm trả lời. Bước 4: Kết luận nhận định GV nhận xét và chốt kiến thức. Hoạt động 2: QUAN SÁT a) Mục tiêu Quan sát các hình ảnh minh hoạ để thấy được sự phong phú của tạo hình ngôi nhà truyền thống và hiện đại. Tìm hiểu về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái và tác phẩm hội hoạ thể hiện về đề tài “Phố” của ông. b) Nội dung HS quan sát các hình ảnh minh hoạ về ngôi nhà trong SGK Mĩ thuật 6, trang 12. Qua đó nhận thức, khai thác và hình thành ý tưởng thể hiện SPMT có tạo hình ngôi nhà. Tìm hiểu về ngôi nhà được thể hiện trong TPMT của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái. GV đặt câu hỏi định hướng, hướng dẫn HS quan sát, trả lời câu hỏi tìm hiểu tạo hình nhà phố cổ qua tranh “Phố” của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái trong SGK Mĩ thuật 6, trang 13. Sản phẩm học tập HS nhận thức được sự phong phú trong tạo hình và cách thể hiện về ngôi nhà. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV − HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS (nhóm/ cá nhân) quan sát các hình ảnh trong SGK Mĩ thuật 6, trang 12. GV cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn trên giấy A0. + Hình dáng ngôi nhà có những đặc điểm gì? + Quang cảnh xung quanh ngôi nhà như thế nào? + Mô tả một số hình dáng ngôi nhà ở quê em? + Loại cây nào thường gắn với nhà ở vùng miền nào? GV cho HS quan sát và tìm hiểu nội dung về “ngôi nhà” trong tranh: nhà trong phố qua loạt tranh “Phố” của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái. GV cần gợi mở cho HS biết thêm một số nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái. + Trong tranh “Phố” của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái có những hình ảnh nào? + Những hình ảnh đó được thể hiện như thế nào? + Gam màu chủ đạo trong tranh sơn dầu của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái là gì? GV gợi ý các bước thực hiện in tranh độc bản. + Để thực hiện một SPMT in tranh ta làm thế nào? GV thực hiện mẫu. GV cho HS quan sát sản phẩm của HS SGK Mĩ thuật 6, trang 15. + Những hình ảnh, màu sắc nào được sử dụng để thể hiện bài thực hành? + Bạn thích bài thực hành nào nhất? Vì sao? I. Một số kiểu dáng ngôi nhà truyền thống Kết cấu các ngôi nhà. Về hình dáng các ngôi nhà. Tỉ lệ. Ngôi nhà gắn bó, hài hoà với cảnh quan xung quanh như cây cối, hồ nước,... tạo nên không gian cho con người sống khoẻ mạnh. II. Tìm hiểu tạo hình nhà phố cổ qua tranh “Phố” của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái Kết quả thảo luận. Hình ảnh. Đường nét. Màu sắc. * Cách tạo hình ngôi nhà qua SPMT tranh in độc bản. Kết quả trả lời của HS. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn và trả lời các câu hỏi một số kiểu dáng ngôi nhà truyền thống: trên ¼ giấy A0. HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi hiểu tạo hình nhà phố cổ qua tranh “Phố” của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái theo kĩ thuật XYZ. HS trả lời các bước thực hiện tranh in, nhận xét tranh HS SGK Mĩ thuật 6, trang 15. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận. Tìm hiểu phần Em có biết. Bước 4: Kết luận nhận định GV chọn đáp án của 1 nhóm trả lời đầy đủ nhất và dán lên bảng thay cho phần ghi chép và bổ sung nếu có (không đánh giá). Hoạt động 3. THỂ HIỆN – THẢO LUẬN LUYỆN TẬP/ THỰC HÀNH a) Mục tiêu Tìm hiểu cách thể hiện ngôi nhà qua SPMT tranh vẽ hoặc tranh in độc bản. Thực hiện SPMT hình ngôi nhà yêu thương. Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn. Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm. Nội dung HS chia sẻ ý tưởng thực hiện SPMT tranh in độc bản trong SGK Mĩ thuật 6, trang 14. Sản phẩm Xây dựng ý tưởng và chất liệu hình thành SPMT hình ngôi nhà. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV − HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ − GV gợi ý câu hỏi cho HS khai thác tranh cách tạo hình ngôi nhà SGK Mĩ thuật 6, trang 14, thực hiện SPMT tranh in độc bản. + Em hãy chia sẻ những bước tranh, ảnh về ngôi nhà mà em đã sưu tầm được? + Em hãy nêu các bước thực hiện tranh in độc bản? + Em hãy chia sẻ ý tưởng sáng tác của nhóm mình? − Kết quả thảo luận của HS. + Em sử dụng chất liệu gì để hoàn thành SPMT? + Em chọn cách vẽ tranh hay cách in tranh độc bản hoặc cách nào khác? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận chia sẻ ý tưởng, chất liệu và cách thực hiện vẽ tranh, in tranh độc bản trên giấy A0. Thể hiện được một SPMT bằng cách vẽ hoặc in hình một ngôi nhà. GV quan sát, hướng dẫn HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS trình bày SPMT, giới thiệu vẻ đẹp và tạo hình ngôi nhà về hình, nét, màu − SPMT minh hoạ của HS. Hoạt động 4: VẬN DỤNG Mục tiêu Biết được trách nhiệm của bản thân đối với ngôi nhà yêu thương. Nội dung GV gợi ý các công việc cần làm để nhà ở có môi trường sạch, đẹp. Sản phẩm Trách nhiệm của bản thân đối với gia đình. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV − HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Chuẩn bị dụng cụ vật liệu cho phần thực hành: vẽ hoặc in tranh một ngôi nhà yêu thương. + Hằng ngày em có nhiệm vụ gì đối với ngôi nhà yêu thương của mình không? + Em hãy nêu ý tưởng hình thành SPMT cho giờ sau? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS trả lời câu hỏi theo cá nhân. Nêu ý tưởng sáng tác. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Trả lời câu hỏi, báo cáo các vật liệu sẽ chuẩn bị cho giờ sau theo ý tưởng đã chọn. Bước 4: Kết luận nhận định GV nhận xét và chốt kiến thức. Nhắc nhở HS về tiếp tục hoàn thiện sản phẩm và chuẩn bị cho giờ sau. GV gợi ý thêm cho HS hiểu: nhà cửa sạch sẽ thì còn có tác dụng bảo vệ cho sức khoẻ. Chia sẻ bài học với người thân. Ghi nhớ nhiệm vụ. Kết quả trả lời của HS. Chú ý lắng nghe. TIẾT 2 MỤC TIÊU Kiến thức Cách tạo hình ngôi nhà qua một số SPMT, trong đó có cách thể hiện in độc bản; Tìm hiểu một số TPMT khai thác hình ảnh ngôi nhà trong xây dựng bố cục, Năng lực Biết phân tích một số nguyên lí tạo hình được sử dụng trong bài thực hành của bạn, qua đó cảm thụ được vẻ đẹp trong tạo dáng SPMT ngôi nhà ở dạng 2D và 3D. Phẩm chất Có tinh thần tự học chăm làm, nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể; Bảo vệ môi trường sống và ý thức về giữ gìn cảnh quan nơi mình ở. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên TPMT về ngôi nhà có nội dung liên quan đến chủ đề. (Có thể sử dụng hình ảnh trong SGK, hoặc sưu tầm tranh, ảnh, video clip về ngôi nhà). Học sinh Giấy A4, bút chì, tẩy, màu, một số dụng cụ dễ kiếm xung quanh cuộc sống HS có hình dáng phù hợp để làm tranh in ngôi nhà. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG Mục tiêu Tạo tâm thế vui vẻ bắt đầu vào giờ học. Tái hiện lại kiến thức cũ đã được học. Nội dung Chơi trò chơi thi ghép tranh. Sản phẩm Kiến thức cũ được tái hiện, tâm thế vui vẻ vào giờ học. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV − HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ − Phổ biến luật chơi. GV phát cho HS những mảnh ghép được cắt ra từ một bước tranh về ngôi nhà. Yêu cầu HS tìm − Nghe và ghi nhớ. RÚT KINH NGHIỆM và ghép các mảnh ghép lại thành một bức tranh hợp lí. Nhóm nào ghép được xong bức tranh trong thời gian nhanh nhất nhóm đó thắng. − GV chia nhóm lớp theo bàn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện ghép các mảnh ghép theo nhóm để hoàn thiện một bước tranh. Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS cầm và giơ bức tranh đã hoàn thiện, nhóm khác nhận xét. Bước 4: Kết luận nhận định GV tổng hợp khen các nhóm tích cực và hoàn thành ghép các mảnh ghép nhanh nhất và đúng nhất. GV nhận xét, chốt kiến thức và dẫn dắt vào nhiệm vụ tiết 1 HS đang thực hành. Hình thành nhóm. Các nhóm làm nhiệm vụ. Các nhóm giơ sản phẩm. Hoạt động 2: THỂ HIỆN – THẢO LUẬN LUYỆN TẬP/ THỰC HÀNH a) Mục tiêu Hoàn thiện SPMT hình ngôi nhà yêu thường. Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn. Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm. b) Nội dung Hoàn thành nhiệm vụ GV giao. HS lựa chọn thể loại và chất liệu để thực hiện sản phẩm. Sản phẩm Sản phẩm minh hoạ HS. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV − HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (từ tiết 1) + Nêu lại ý tưởng thể hiện sản phẩm của nhóm/cá nhân là gì? + Em sử dụng cách nào để thực hiện? + Em đã chuẩn bị được những vật liệu gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS tiếp tục thể hiện SPMT có thể vẽ tranh hoặc in tranh. Hoàn thành tiếp bức trang từ tiết 1. − Trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS trình bày kết quả, các bạn trong nhóm khác nhận xét. Bước 4: Kết luận nhận định Khen ngợi sản phẩm đẹp, có ý tưởng. GV nhận xét và chốt kiến thức. HS trình bày SPMT. Nghe và ghi nhớ. Hoạt động 3: VẬN DỤNG a) Mục tiêu Biết cách sử dụng kĩ năng, kiến thức trong chủ đề để mô tả tạo hình ngôi nhà trong những bức tranh của hoạ sĩ Vincent Willem Van Gogh. HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống, hình thành khả năng tự học. b) Nội dung GV hướng dẫn HS quan sát tác phẩm hội hoạ của hoạ sĩ Vincent Willem Van Gogh. HS thảo luận và trả lời theo gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 17. Giao nhiệm vụ về nhà. c) Sản phẩm Cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp ngôi nhà trong TPMT của hoạ sĩ Vincent Willem Van Gogh. Vận dụng vào thực tiễn, chia sẻ nhiệm vụ cùng người thân. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV − HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 17, xem hai tranh: Auvers-sur-Oise street (Con đường ở vùng Auvers-sur-Oise); và Thatched cottages at Cordeville, Auvers-sur-Oise (Nhà tranh ở làng Cordeville, vùng Auvers-sur-Oise) hoặc tranh, ảnh, clip đã sưu tầm (nếu có) và nêu các gợi ý để HS nhận biết về cách sử dụng nét, hình, màu sắc, màu đậm, màu nhạt và nguyên lí tương phản trong tranh của hoạ sĩ Vincent Willem Van Gogh. GV hướng dẫn HS phân tích nguyên lí tương phản trong hai bức tranh của hoạ sĩ Van Gogh. Kết quả báo cáo của HS. Ghi nhớ nhiệm vụ. + Ngôi nhà có kiểu dáng như thế nào? + Tạo hình ngôi nhà được bạn sử dụng những đường nét, màu sắc như thế nào? + Hãy chỉ màu đậm, màu nhạt và phân tích nguyên lí tương phản trong hai tác phẩm? GV hướng dẫn HS phân tích nguyên lí tương phản trong hai bức tranh của hoạ sĩ Van Gogh. Em hãy nêu ý tưởng hình thành SPMT cho giờ sau? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS trả lời câu hỏi theo cá nhân. Chia sẻ sản phẩm với người thân. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Trình bày ý tưởng sáng tác và đồ dùng cho giờ học sau. Bước 4: Kết luận nhận định GV nhận xét và chốt kiến thức. Cho HS tìm hiểu thêm về phần Em có biết. + Em cảm nhận ngôi nhà em đang ở như thế nào? (đã sạch sẽ và đẹp chưa). HS chuẩn bị đồ dùng cho bài 4: Thiết kế quà lưu niệm.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_nang_luc_thuc_hanh.docx