Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp nâng cao hoạt động theo nhóm trong giảng dạy môn Mĩ thuật 3 - Kết nối tri thức

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đòi hỏi giáo dục Việt Nam cần phải có nhữngbước tiến mới, hiện đại. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã Chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới với xác định mục tiêu phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi bao gồmcác năng lực chung và các năng lực đặc thù. Vì vậy, cần có những phươngpháp dạy học tích cực để đáp ứng nhu cầu thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 nhằm phát triển toàn diện của học sinh trong đó yêucần có những phương pháp dạy học mới, nâng cao hiệu quả của các hoạt động học tập, trong đó có hoạt động theo nhóm đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Trongchương trình giáo dục phổ thông, cùng với các môn học khác,Mĩ thuật là một môn học có vai trò đặc biệt quan trọng trong chương trình dạy học. Đặc biệt là Mĩ thuật ở bậc Tiểu học nhằm phát huy khả năng, tiềm năng đặc thù của học sinh. Có thể nói, việc bổ sung môn Mĩ thuậtvào chương trìnhhọc phổ thông nhằm mục đíchquan trọng là hướng dẫn học sinh cách sáng tạo, tư duy để vẽ hoặc hoàn thiện một sản phẩm nào đó chứ không phải là hướng dẫn học sinh theo từng bước rập khuôn để hoàn thành một sản phẩm, việc sáng tạo của học sinhdựa trên theo quan điểm, sở thích, trí tưởng tượng của các em. Ngoài ra, môn Mĩ thuật khuyến khích các em không chỉ phát triển tư duy sáng tạo mà còn góp phần vào giúp các em phát triển toàn diện, tư duy logic, đời sống tinh thần và kỹ năng mềm cần thiết, giáo dục học sinh phát triển theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.

docx 20 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp nâng cao hoạt động theo nhóm trong giảng dạy môn Mĩ thuật 3 - Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp nâng cao hoạt động theo nhóm trong giảng dạy môn Mĩ thuật 3 - Kết nối tri thức

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp nâng cao hoạt động theo nhóm trong giảng dạy môn Mĩ thuật 3 - Kết nối tri thức
3: Tăng cường tổ chức trò chơi học tập liên quan đến chủ đề mỹ thuật theo nhóm
Mục tiêu:
Biện pháp được xây dựng nhằm áp dụng phương pháp trò chơi học tập trong các tiết học liên quan đến chủ đề mỹ thuật theo nhóm. Thông qua phương pháp này thay đổi không khí lớp học, xây dựng lớp học trở nên vui vẻ, tích cực hơn. Các biện pháp này cũng góp phần gắn kết lớp học, xây dựng tập thể lớp học đoàn kết, giúp các em học sinh chủ động, tích cực hơn, năng động, sáng tạo phát huy năng lực của bản thân.
Nội dung thực hiện:
Việc tổ chức các trò chơi học tập trong các phần liên quan đến chủ đề mỹ thuật theo nhóm vừa giúp nâng cao sự hứng thú cho học sinh, kích thích tinh thần thi đua lành mạnh, chủ động tích cực trong học tập. Đặc biệt, việc giảng dạy thông qua trò chơi là một trong những phương pháp dạy học mang lại rất nhiều lợi ích. Phương pháp này không chỉ giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp cận kiến thức mới mà còn là công cụ hỗ trợ học sinh ghi nhớ và ôn lại những bài đã được học trước đó. Hơn thế nữa, phương pháp này còn rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy nhạy bén, ứng biến nhanh nhạy, tăng sự tự tin và năng động trong học tập. Đồng thời, việc tổ chức các trò chơi cho học sinh sẽ tạo nên một môi trường thoải mái, từ đó tạo sự hưng phấn và tích cực trong tiết học. Ngoài ra, biện pháp tổ chức trò chơi còn rèn luyện khả năng học nhóm cho học sinh, tạo sự cởi mở, đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau.
Để tổ chức trò chơi hiệu quả, các giáo viên cần tuân theo một số nguyên tắc sau: Trò chơi phải phù hợp với không gian, trang thiết bị và nguồn lực có sẵn của trường; Mỗi trò chơi phải có mục tiêu rõ ràng; Tổ chức, biên soạn câu hỏi cho trò chơi phải bám vào “Chuẩn kiến thức - kĩ năng” của môn học; Tổ chức trò chơi phải xác định được thời gian, trò chơi không nên kéo dài quá lâu. Đối với trò chơi trong tiết học; Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh, tạo không khí thoải mái, hấp dẫn trong học tập; Giáo viên cần đảm bảo sự công bằng trong quá trình chơi,...
Trong quá trình giảng dạy môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 3, tôi thường tổ chức trò chơi cho học sinh trong phần khởi động của tiết học để tạo không khí vui tươi, phấn khởi để các em bước vào bài học mới. Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức các trò chơi lồng ghép trong giờ học để đăng tính thi đua, cạnh tranh lành mạnh cho học sinh. Ngoài ra, tôi còn tổ chức các trò chơi ở cuối buổi học để giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học, giúp các em nhớ lâu hơn.
Ví dụ 1: Khi dạy học sinh Bài 9: Sinh hoạt trong gia đình, trang 52, Mĩthuật
3, Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Đố bạn! Hoạt động gì?”.
Mục tiêu: Trò chơi này nhằm khơi gợi ý tưởng, mang đến thông tin về đa dạng các hoạt động thường diễn ra ở các gia đình cho học sinh.
Cách chơi: Ở trò chơi này, trước tiên tôi sẽ chuẩn bị danh sách các cụm từ chỉ hoạt động sinh hoạt thường diễn ra ở mỗi gia đình. Chẳng hạn: Ăn cơm, dọn dẹp nhà cửa, đi ngủ, đi chơi,... Lần lượt mỗi nhóm sẽ tham gia trò chơi, một thành viên dùng ngôn ngữ hình thể để diễn tả hành động, cử chỉ và các thành viên còn lại sẽ đoán tên các hành động, cử chỉ đó. Trong vòng 3 phút, nhóm nào đoán được nhiều hành động, cử chỉ hơn sẽ dành chiến thắng.
Ví dụ 2: Khi dạy học sinh Bài 10: An toàn giao thông, trang 58, Mĩ thuật 3,
Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Đi tìm mảnh ghép”.
Mục tiêu: Trò chơi này nhằm mục tiêu gợi ý tưởng, mang đến sự đa dạng và tìm ra mảnh ghép hội hoạ cho học sinh trong tạo dáng hội hoạ nhằm nâng cao khả năng làm việc nhóm của học sinh.
Cách chơi: Để tổ chức trò chơi này, tôi sẽ chuẩn bị các hình ảnh miêu tả hoạt động tham gia giao thông quen thuộc và cắt các hình ảnh ra thành nhiều mảnh ghép nhỏ, sau đó để các mảnh ghép trong những chiếc hộp khác nhau.
Sản phẩm nhóm 1	Sản phẩm nhóm 2
Đến giờ học, tôi sẽ chia học sinh thành nhiều nhóm nhỏ, số lượng nhóm tương đương với số hộp mảnh ghép mà tôi đã chuẩn bị. Tiếp đến, tôi phát cho mỗi nhóm một hộp mảnh ghép và bắt đầu bấm thời gian.
Yêu cầu của trò chơi là các nhóm phải nhanh chóng thảo luận, sắp xếp các mảnh ghép nhỏ để thành một bức tranh hoàn chỉnh. Nhóm nào ghép được hình ảnh của các sinh vật chính xác trong thời gian nhanh nhất sẽ dành chiến thắng. Nhóm chiến thắng sẽ được tôi tuyên dương và tặng những phần quà nhỏ trước lớp.
Thông qua các trò chơi này, các em học sinh đã tham gia rất tích cực, giúp không khí lớp học trở nên vui vẻ, hào hứng hơn, đồng thời, các em học sinh chủ động tích cực hơn. Đặc biệt thông qua các tiết học này, các em học sinh cũngđược rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và luyện tập về các kiến thức đã được học.
Điểm mới:
Điểm mới của biện pháp nằm ở việc áp dụng các trò chơi học tập một cách hiệu quả. Lồng ghép giữa việc học mà chơi, chơi mà học vừa giúp các em rèn luyện kiến thức, kỹ năng làm việc nhóm, vừa giúp thay đổi không khí học tập căng thẳng, giúp các em thư giãn sau những giờ phút học tập trên lớp. Hoạt động này cũng giúp các em học sinh phát huy tinh thần đoàn kết, làm việc nhóm, tư duy kiến thức nhanh chóng, hiểu hơn về kiến thức, gắn kết tập thể.
Kết quả sau khi áp dụng giải pháp sáng kiến tại đơn vị:
Sau khi thực hiện áp dụng biện pháp trong một khoảng thời gian nhất định, tôi nhận thấy công tác dạy và học đều có những tiến bộ rõ rệt qua số liệu thực tế khảo sát cũng như quá trình quan sát, so sánh trước sau. Hoạt động nhóm của học sinh trong giờ Mĩ thuật diễn ra sôi nổi, vui tươi hơn rất nhiều, các em thoải mái trong việc bày tỏ cũng như bảo vệ ý kiến cá nhân, nhưng không có nghĩa là bác bỏ tất cả những ý kiến khác, các em vẫn biết lắng nghe và tiếp thu, từ đó cả nhóm làm việc rất văn minh, vui vẻ cùng nhau thống nhất được kết quả, ý tưởng then chốt cho sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, nhờ có những hoạt động tạo ra trải nghiệm thực tế như hoạt động triển lãm tranh mà học sinh có cơ hội mở rộng kiến thức, cảm thấy Mĩ thuật trở nên gần gũi, thân thuộc hơn. Học sinh chủ động, tự giác tham gia các hoạt động thảo luận nhóm. Tinh thần trách nhiệm của học sinh cũng được nâng cao.
Về công tác giảng dạy, vì lớp đã đi vào nề nếp từ thái độ học tập đến kỹ năng mềm cần thiết nên lượng công việc của giáo viên đã giảm đi khá nhiều, đa phần
là học sinh hoàn toàn tự giác chủ động tích cực hứng thú tham gia công việc được giao mà không cần phải nhắc nhở các em quá nhiều.
Để những dẫn chứng trên mang tính thuyết phục hơn, tôi sẽ đưa ra số liệu thực tế thu thập về từ khảo sát của lớp 3A sỉ số 31 học sinh/ lớp tại trường Tiểu học Đồng Thái, Ba Vì, Hà Nội để kết quả mang tính khách quan nhất có thể. Cụ thể, số liệu được trình bày như nội dung các bảng dưới đây:
Bảng so sánh sự thay đổi về chất lượng hoạt động nhóm của học sinh lớp 3A trong giờ học môn Mĩ thuật trước và sau khi áp dụng sáng kiến
Tiêu chí
Trước SKKN
Sau SKKN
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Học sinh tích cực tham gia các hoạt động nhóm
6/31
19,35%
27/31
87%
Học sinh biết lắng nghe ý kiến của nhau, tôn trọng ý kiến cá nhân
9/31
29%
26/31
83,87%
Học sinh luôn hỗ trợ lẫn nhau, tích cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhóm
9/31
29%
28/31
90%
Học sinh chủ động giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực
10/31
32,26%
27/31
87%
Học sinh có tinh thần trách nhiệm cao với nhóm, luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
6/31
19,35%
26/31
83,87%

Biểu đồ so sánh sự thay đổi về chất lượng hoạt động nhóm của
học sinh lớp 3A trong giờ học môn Mĩ thuật trước và sau
100.00%
90.00%
80.00%
70.00%
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%
	87%	 90%	87%	
83.87%
83.87%
29%
29%
32.26%
19.35%
19.35%
Học sinh tích cực tham gia các hoạt động nhóm
Học sinh biết lắng
Học sinh luôn hỗ trợ Học sinh chủ động Học sinh có tinh thần
nghe ý kiến của nhau, lẫn nhau, tích cực	giải quyết mâu thuẫn trách nhiệm cao với tôn trọng ý kiến cá trong quá trình thực	một cách tích cực	nhóm, luôn nỗ lực
nhân	hiện nhiệm vụ nhóm	hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao
Trước	Sau
Bảng so sánh trên cho thấy sự thay đổi tích cực rõ rệt về chất lượng hoạt động nhóm của học sinh lớp 3A trong giờ học môn Mĩ thuật sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Cụ thể, Tỷ lệ học sinh tích cực tham gia hoạt động nhóm tăng mạnh, từ 19,35% trước khi áp dụng sáng kiến lên 87% sau khi áp dụng. Điều này cho thấy học sinh hứng thú và tham gia vào các hoạt động nhóm một cách tích cực hơn. Số học sinh biết lắng nghe ý kiến của nhau, tôn trọng ý kiến cá nhân cũng tăng từ 9 lên thành 26 học sinh (tăng với tỷ lệ 54,87%). Bên cạnh đó, tỷ lệ học sinh luôn hỗ trợ lẫn nhau, tích cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhóm cũng tăng từ 29% (9/31 học sinh) lên thành 90% (28/31 học sinh). Số học sinh chủ động giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực tăng từ 10 lên thành 27 học sinh (tăng với tỷ lệ 54,74%). Ngoài ra, tỷ lệ học sinh có tinh thần trách nhiệm cao với nhóm, luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cũng tăng mạnh từ 19,35% lên thành 83,87%. Nhìn chung, có thể thấy rằng sáng kiến kinh nghiệm đã góp phần giúp học sinh lớp 3A tham gia hoạt động nhóm tích cực hơn, biết hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau và có tinh thần trách nhiệm cao hơn. Và thành công đã đến với tôi: Đạt giải ba cấp huyện thi GV dạy giỏi. đó cũng là minh chứng cho sự áp dụng sáng kiến tại trường.
Hiệu quả của sáng kiến:
Hiệu quả về khoa học:
Hoạt động theo nhóm cũng giúp học sinh phát triển các kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và ra quyết định. Qua hoạt động theo nhóm, học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức vào thực tiễn, sáng tạo và rèn luyện khả năng tư duy độc lập. Bên cạnh đó, hoạt động theo nhóm giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, chuyển từ phương pháp truyền thống sang phương pháp học tập tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, đồng thời, giúp giáo viên đánh giá học sinh một cách toàn diện hơn, không chỉ dựa vào kết quả học tập mà còn dựa vào quá trình tham gia hoạt động nhóm.
Hiệu quả về kinh tế
Sáng kiến đề xuất sử dụng nguồn tài liệu mở sẵn có trên mạng internet để xây dựng bài tập, thay vì mua tài liệu bên ngoài. Việc này giúp giảm thiểu chi phí cho cả giáo viên và học sinh. Nhờ hoạt động nhóm hiệu quả, học sinh có thể tự nghiên cứu, thảo luận và chia sẻ kiến thức với nhau để hoàn thành bài tập nhóm mà không cần phải mua sách vở bổ trợ. Bên cạnh đó, hoạt động nhóm giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng và hiệu quả hơn, do đó học sinh có thể tự chủ trong việc học tập theo nhóm, giúp giáo viên có thêm thời gian để ôn luyện kiến thức và hỗ trợ giải đáp cho các em.
Hiệu quả về xã hội
Hoạt động theo nhóm giúp học sinh học tập một cách vui vẻ, thoải mái và hiệu quả hơn, các em có cơ hội giao lưu, kết bạn và học hỏi lẫn nhau. Từ đó, tạo nên môi trường học tập tích cực giúp học sinh phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và nhân cách. Khi học sinh được học tập trong môi trường giáo dục tích cực, chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao. Học sinh sẽ có cơ hội phát triển tiềm năng của bản thân và trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Tính khả thi
Với tính thực tiễn cũng như mới mẻ, sáng kiến có thể được tham khảo và sử dụng trên tất cả các lớp trong khối 3 của nhà trường cũng như các khối lớp khác. Về lâu dài, biện pháp giúp trường hình thành nên một thế hệ học sinh năng động, sáng tạo và không ngừng chủ động trong việc học hỏi. Đối với khối 3 nói riêng và những khối khác nói chung của các trường trên địa bàn huyện, tỉnh, giáo viên vẫn có thể thử áp dụng để xem xét độ hiệu quả, tuy nhiên cần có những điều chỉnh phù hợp cho nội dung của từng khối lớp, cũng như chất lượng cơ sở vật chất, môi trường giáo dục từ phía nhà trường. Sáng kiến cũng có thể áp dụng rộng rãi các lớp các trường Tiểu học trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Thời gian thực hiện đề tài, sáng kiến
- Sáng kiến được áp dụng trong năm học 2023 - 2024
Kinh phí thực hiện đề tài, sáng kiến: Không
Kiến nghị, đề xuất
Sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp giúp nâng cao hoạt động theo nhóm trong giảng dạy môn Mĩ thuật 3 - Kết nối tri thức” đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động nhóm trong các tiết học Mĩ thuật lớp 3. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp các em phát triển năng lực sáng tạo, tư duy thẩm mỹ và kỹ năng hợp tác nhóm. Sáng kiến mang ý nghĩa thiết thực bởi hoạt động nhóm được xây dựng phù hợp với lứa tuổi và tâm lý học sinh lớp 3, kích thích hứng thú, tạo môi trường học tập tích cực và hiệu quả. Các hoạt động nhóm trong sáng kiến rèn luyện cho học sinh kỹ năng mềm như giao tiếp, hợp tác, lắng nghe, chia sẻ, đồng thời phát triển tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề và tinh thần trách nhiệm. Đồng thời, sáng kiến cũng khuyến khích học sinh chủ động tham gia, khám phá kiến thức, từ đó tiếp thu bài học tốt hơn, phát triển năng lực thẩm mỹ và sáng tạo. Ngoài ra, sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi trong giảng dạy môn Mĩ thuật 3, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục và tạo môi trường học tập tích cực cho học sinh.
Nhằm mục đích giúp đề tài nghiên cứu trở nên có giá trị và thiết thực hơn, tôi xin được nêu một vài đề xuất kiến nghị như sau:
Đối với Sở GD&ĐT:
Cần kịp thời đưa ra những chỉ đạo sát sao đối với hoạt động nhóm cho học sinh Tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại các trường, đưa ra định hướng chung để các nhà trường có thể từ đó phát triển sâu rộng; Cần tích cực tổ chức các buổi tập huấn, trau dồi kỹ năng về các nội dung liên quan đến hoạt động nhóm cho học sinh theo chương trình đổi mới, đưa ra các phương pháp giáo dục tích cực cho giáo viên để từ đó áp dụng trong quá trình tổ chức. Đồng thời tổ chức các cuộc thi liên quan đến Mĩ thuật, hội họa cho học sinh nhằm tạo ra sân chơi cho học sinh nâng cao vốn kiến thức của bản thân, vận dụng những kiến thức đã học thông qua các cuộc thi và các buổi trải nghiệm.
Đối với nhà trường:
BGH nên đầu tư nhiều hơn vào cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị cho việc dạy học, cũng như thường xuyên tổ chức tập huấn, thao, hội giảng thi các môn,
tổ chức các cuộc thi vẽ để tạo môi trường thuận lợi giáo viên bồi dưỡng học tập liên tục được cập nhật xu thế, nâng cao trình độ chuyên môn.
Đối với giáo viên:
Giáo viên nên chủ động học tập tìm hiểu, bồi dưỡng kiến thức sẵn có nhằm thiết kế nội dung bài giảng sao cho phù hợp, truyền đạt kiến thức sao cho hiệu quả. Ngoài ra, đạo đức của nghề luôn là vấn đề được ưu tiên lên hàng đầu, một người giáo viên giỏi là một người giáo viên có tâm và có tầm.
Đồng Thái, ngày 28 tháng 4 năm 2024
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)
Người viết sáng kiến
(ký tên)
Nguyễn Khắc Phùng
Tài liệu tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mĩ thuật lớp 3, Sách Kết Nối Tri Thức (sách học sinh), Nxb Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mĩ thuật lớp 3, Sách Kết Nối Tri Thức (sách giáo viên), Nxb Giáo dục.
Bộ giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn
Mĩ thuật, Hà Nội.
Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới.
Tô Xuân Giáp (2001), Phương tiện dạy học - Tái bản lần 3, Nxb GD, HN, tr. 21.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_nang_cao_hoat_dong_theo.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp nâng cao hoạt động theo nhóm trong giảng dạy môn Mĩ thuật 3 - K.pdf