Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Tiểu học sử dụng hiệu quả chất liệu màu sáp trong dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực
“Không có giáo viên hay một bài học nào là hoàn hảo nhất.”. Thật vậy! Giáo viên có hoàn hảo một cách tuyệt đối chưa? Bài học đã hoàn hảo chưa? Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng yếu tố quyết định chất lượng của việc dạy và học chính là khả năng dẫn dắt, truyền đạt kiến thức của mỗi giáo viên. Để có được điều đó, ngoài năng khiếu sư phạm mỗi giáo viên cần phải có những kinh nghiệm qua cả một quá trình giảng dạy. Nhưng làm thế nào để rút ra được những kinh nghiệm lại là cả một vấn đề. Giáo viên có thể tham khảo tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, nhưng cái chính là giáo viên phải tự trau dồi phẩm chất và năng lực chuyên môn của mình để có thể xử lý linh hoạt các tình huống sư phạm mà không theo một khuôn khổ lý thuyết sáo rỗng.
Môn Mĩ Thuật chính là hiện thân của yếu tố thẩm mĩ. Đây là môn học vừa giúp người học tạo ra cái đẹp bằng hình thức vẽ và vừa giúp người học cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống nhằm phục vụ nhu cầu vật chất, tinh thần của con người. Chính vì lý do đó, việc con người nhận thức, thể hiện và đưa cái đẹp hỗ trợ cho cuộc sống của mình ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Chúng ta biết rằng, Mĩ Thuật gồm nhiều loại hình nghệ thuật với đặc điểm và ngôn ngữ riêng. Cùng với âm nhạc, kiến trúc, điện ảnh... chúng hỗ trợ cho nhau để hoàn thành tác phẩm bằng tư tưởng tình cảm của nghệ sĩ thông qua ngôn ngữ tạo hình là sử dụng đường nét, màu sắc, hình mảng, bố cục...
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Tiểu học sử dụng hiệu quả chất liệu màu sáp trong dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực

Đề tài: “Biện pháp giúp học sinh TH sử dụng hiệu quả chất liệu màu sáp trong dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực” LÝ DO CHỌN GIẢI PHÁP : “Không có giáo viên hay một bài học nào là hoàn hảo nhất.”. Thật vậy! Giáo viên có hoàn hảo một cách tuyệt đối chưa? Bài học đã hoàn hảo chưa? Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng yếu tố quyết định chất lượng của việc dạy và học chính là khả năng dẫn dắt, truyền đạt kiến thức của mỗi giáo viên. Để có được điều đó, ngoài năng khiếu sư phạm mỗi giáo viên cần phải có những kinh nghiệm qua cả một quá trình giảng dạy. Nhưng làm thế nào để rút ra được những kinh nghiệm lại là cả một vấn đề. Giáo viên có thể tham khảo tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, nhưng cái chính là giáo viên phải tự trau dồi phẩm chất và năng lực chuyên môn của mình để có thể xử lý linh hoạt các tình huống sư phạm mà không theo một khuôn khổ lý thuyết sáo rỗng. Môn Mĩ Thuật chính là hiện thân của yếu tố thẩm mĩ. Đây là môn học vừa giúp người học tạo ra cái đẹp bằng hình thức vẽ và vừa giúp người học cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống nhằm phục vụ nhu cầu vật chất, tinh thần của con người. Chính vì lý do đó, việc con người nhận thức, thể hiện và đưa cái đẹp hỗ trợ cho cuộc sống của mình ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Chúng ta biết rằng, Mĩ Thuật gồm nhiều loại hình nghệ thuật với đặc điểm và ngôn ngữ riêng. Cùng với âm nhạc, kiến trúc, điện ảnh... chúng hỗ trợ cho nhau để hoàn thành tác phẩm bằng tư tưởng tình cảm của nghệ sĩ thông qua ngôn ngữ tạo hình là sử dụng đường nét, màu sắc, hình mảng, bố cục... Môn Mĩ thuật là môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục phát triển toàn diện học sinh. Thông qua môn học, học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp, để từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay, trí óc của mình tạo ra cái đẹp và vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày. Giáo dục Mĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ khuyến khích sự sáng tạo của các em mà còn giúp các em phát triển nhân cách và năng lực xã hội. Đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục- dạy học đang ngày càng được thể hiện rõ nét trên quê hương Đại Lộc. Từ hoạt động giáo dục trải nghiệm theo Chủ đề, đến các hoạt động dạy học tích hợp liên môn...và trong đó nổi bật là dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới. Việc vận dụng phương pháp mới vào dạy học theo chủ đề giúp học sinh có nhiều thời gian thực hành , được rèn luyện khả năng tự học, khả năng làm việc theo nhóm, phân tích , đối thoại, từ đó phát triển các năng lực chuyên biệt về mĩ thuật : cảm nhận, hiểu, sáng tạo, biểu đạt, giao tiếp, đánh giá. Tuy nhiên, dù là phương pháp cũ hay mới, với môn Mĩ thuật, màu sắc là tiếng nói mạnh mẽ nhất, thu hút nhất và khơi nguồn đam mê với bất cứ em nhỏ nào. Màu sắc trong con mắt trẻ thơ bao giờ cũng thật sặc sỡ, vui tươi và biểu cảm vô cùng.... Lựa chọn và ứng dụng nhiều nhất trong các tác phẩm, sản phẩm Mĩ thuật của học sinh TH có lẽ không gì bằng màu sáp. Cũng không có loại màu nào dễ kiếm, dễ mua, dễ sử dụng và hiệu quả về kinh tế với học sinh , nhất là ở những vùng quê còn khó khăn như Đại Nghĩa thì lựa chọn đầu tiên của các em là màu sáp. Và trong quá trình dạy học, tôi nhận ra được các ưu thế, khuyết điểm của học sinh khi sử dụng chất liệu màu sáp Một số sản phẩm với nhiều chất liệu Tranh kết hợp giữa lá cây và màu Tranh xé dán bằng chất liệu giấy màu Tranh vẽ bằng chất liệu màu nước Bức tranh vẽ bằng chất liệu sáp màu đẹp nhất của học sinh Từ sản phẩm của học sinh khi sử dụng chất liệu màu sáp đã tạo ra một bức tranh rất đẹp, chính vì thế tôi mạnh dạn chọn giải pháp: “Biện pháp giúp học sinh TH sử dụng hiệu quả chất liệu màu sáp trong dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực” để làm giải pháp nâng cao chất lượng trong quá trình dạy học ở trường tôi. II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi: - Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, thu hút rất nhiều học sinh. Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy Mĩ Thuật, phong trào học Mĩ Thuật ngày càng một sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng với môn học và môn học đã được chú ý. Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học nghệ thuật. Vì vậy không ít giáo viên và học sinh, các bậc phụ huynh luôn coi trọng và đầu tư cho môn học. Qua đó các em thấy rằng Mĩ Thuật là môn học bổ ích, lý thú và tươi vui, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao và là môn học bổ trợ tích cực cho các môn học khác. Vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và hào hứng. - Giáo viên dạy Mĩ Thuật luôn được sự quan tâm của nhà trường, của ngành cấp trên, đặc biệt là lãnh đạo nhà trường thường xuyên động viên, khuyến khích giáo viên áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy, luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên an tâm công tác và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn. 2. Khó khăn: * Về phía giáo viên: - Trang thiết bị phục vụ môn học chưa được đầu tư thoả đáng, chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho dạy - học Mĩ Thuật, chưa có phòng chức năng dành cho môn Mĩ Thuật, chưa có các tài liệu tham khảo,... để phục vụ cho môn Mĩ thuật. Mặt khác, có một số trường còn xem Mĩ Thuật là môn phụ, ít quan tâm đến kiểm tra đánh giá chất lượng, xem dạy học Mĩ Thuật là bề nổi, có tính chất phong trào. * Về học sinh: - HS ít được phụ huynh quan tâm về mua sắm màu và đồ dung học tập để vẽ. Vì thế khi đến tiết Mĩ Thuật rất nhiều em không có màu để thực hành. Bên cạnh đó, học sinh chưa thực sự biết nhiều về các chất liệu màu dùng để vẽ của môn Mĩ Thuật. Không phải học sinh nào cũng sẵn sàng sáng tạo khi mà bản thân chưa chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và các kĩ thuật để vẽ màu của môn học. Một số sản phẩm của học sinh khi chưa áp dụng biện pháp II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP : “Biện pháp giúp học sinh TH sử dụng hiệu quả chất liệu màu sáp trong dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực”. CẤU TRÚC BIỆN PHÁP 1. Hướng dẫn học sinh chọn màu: Hiện nay trên thị trường có nhiều loại màu sáp khác nhau. Dưới đây là một số loại màu sáp thông dụng của các hãng sản xuất như: Hanson, Thiên Long, Bến nghé, MIC... lựa chọn màu sáp giúp các em sáng tạo tốt, đảm bảo chất lượng, an toàn và giá cả hợp lý. Khi vẽ có thể tạo cảm giác êm, mịn, các em không cần phải tì mạnh tay nhưng giá thành lại vừa phải. Một số màu sáp vẽ thông dụng 2. Hướng dẫn học sinh cách cầm bút màu sáp Tùy vào từng mục đích sử dụng khác nhau mà có cách cầm bút khác nhau. 2.1 Cách cầm bút màu theo kiểu cầm bút truyền thống. Cầm bút màu tương tự như cách cầm bút chì để vẽ. Đầu bút sẽ nằm ngang không đâm thẳng vào giấy, độ nghiêng bút so với giấy vẽ khoảng 20- 30 độ. Với cách cầm bút như thế này nét vẽ sẽ lướt qua mặt giấy, các em sẽ dễ dàng vẽ nét dài, tay sẽ dễ điều khiển cho đều màu, các nét vẽ thêm uyển chuyển và mượt mà hơn, diễn tả đậm nhạt màu cũng dễ dàng hơn. 2.2 Cách cầm bút sát ngòi: - Ưu điểm của cách cầm bút này là giúp các em vẽ được sáng tối cho bức tranh một cách chuẩn xác nhất. Bên cạnh đó việc cầm bút sát đầu ngòi sẽ giúp cho các nét vẽ thêm đậm và rõ nét hơn. 3. Hướng dẫn Học sinh cách viền màu bài trước khi tô màu Với học sinh TH các em thường nôn nóng vẽ màu nhanh để sản phẩm mau chóng hoàn thiện. Tuy nhiên do nóng vội các em thường tô màu rất nhợt nhạt, không rõ hình khối, đậm nhạt, do đó sản phẩm dù đã rất tốn công của cả nhóm mà hiệu quả không cao. Trong quá trình các em làm bài, tôi thường hướng dẫn các em khi tô màu gì thì lấy màu đó viền quanh hình vẽ cần tô màu trước hoặc sử dụng màu đậm hơn, màu lông để viền màu trước khi tô cả mảng màu. Thứ nhất, tránh được việc tô màu bị lem ra ngoài, thứ hai, các em sẽ tô qua màu viền để so sánh được đậm nhạt cần có trên hình vẽ. Cách pha trộn màu : Cách pha trộn màu sáp không giống cách pha trộn của màu bột hay màu nước mà sử dụng kĩ thuật tô chồng màu lên nhau hoặc kết hợp với kĩ năng chà màu để trộn lẫn các màu lại với nhau. 5. Hướng dẫn một số kĩ thuật vẽ màu sáp: 5.1. Di màu Bài vẽ sẽ tạo ra hiệu quả bất ngờ khi sử dụng biện pháp di màu. Cách làm như sau: Trước tiên xé một miếng giấy tương ứng với mảng màu sát bên cạnh mảng màu cần kĩ năng di màu. Tiếp đến lấy màu sáp tô đều và đậm sát viền mảng màu vừa xé (tô càng đậm càng tốt) sau đó đặt lên giấy vẽ và lấy tay chà di màu. Cứ như thế cho đến khi di hết màu sẽ có được mảng màu muốn vẽ. 5.2. Chà màu: Trong quá trình vẽ bài cần vận dụng kĩ năng chà màu giúp bài vẽ màu mịn hơn, mượt hơn, đều hơn,mang lại hiệu quả cao hơn. Cách làm như sau: Sau khi vẽ màu sử dụng giấy ăn hay miếng bông gòn chà lên mảng màu vừa vẽ( nhiều học sinh thường thích lấy thước chà màu). Có thể vẽ chồng thêm các lớp màu khác rồi lại tiếp tục chà đều. 5.3. Vẽ đậm- nhạt: Kĩ thuật này nhằm mục đích tạo độ đậm nhạt cho bài vẽ diễn tả chiều sâu trong không gian, tạo khối cho vật 5.4. Chấm màu: Chấm màu tạo những chấm màu lan dần ra hết các mảng màu, số lượng chấm ở 2 phía khác nhau. Tiếp tục thêm các lớp màu khác và thay đổi sức đè. 5.5. Tạo nét: Có thể tạo những nét ngắn hay nét dài tùy mục đích diễn tả, chồng đan xen màu đậm nhạt khác nhau. 5.6. Kết hợp giữa màu sáp và màu bút lông, chất liệu khác: Sử dụng kết hợp với bút lông màu để vẽ những chi tiết quan trọng trong mỗi bức tranh vừa tạo điểm nhấn cho bài vẽ, vừa làm cho bài vẽ trở nên bắt mắt hơn. Ngoài ra trong dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới, một sản phẩm của học sinh ngoài chất liệu màu sáp còn có rất nhiều chất liệu cùng lúc được sử dụng như đất nặn, lá cây, bìa, giấy màu III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP : Thực trạng Để nắm rõ được việc sử dụng các chất liệu trong học tập của học sinh trong đó có màu sáp thì ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành các điều tra, khảo sát với kết quả như sau: Kết quả khảo sát hiệu quả sử dụng màu sáp trong học tập môn mĩ thuật. trước và sau khi áp dụng biện pháp Trước khi chưa áp dụng biện pháp Tổng số học sinh HS sử dụng chất liệu màu sáp Các kĩ năng vẽ màu sáp Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 Biết cầm bút đúng kiểu 30 % 35 % 40 % 65 % 80% 491 481 Cách viền màu sáp 30 % 34 % 41 % 60 % 90% Các kĩ thuật vẽ màu sáp ( di màu, trộn màu, chà màu,...) 25 % 31 % 40 % 52 % 65% Từ kết quả chưa thật khả quan đó tôi tiến hành lên kế hoạch rèn luyện và chú ý hơn những học sinh có kĩ năng vẽ màu sáp chưa tốt qua mỗi Chủ đề Mĩ thuật và đi từ việc đơn giản là hướng dẫn cách cầm bút, sau đó qua mỗi hình vẽ của học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 tôi đều có hướng dẫn các kĩ thuật vẽ màu sáp sao cho hiệu quả nhất. 2. Kết quả đạt được Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã lấy số liệu từ các khối lớp 1 đến 5. Từ đầu năm học và đến cuối học kì 1 năm học 2022- 2023 tôi thu được số liệu như sau: Sau khi áp dụng biện pháp Tổng số học sinh HS sử dụng chất liệu màu sáp Các kĩ năng vẽ màu sáp Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 Biết cầm bút đúng kiểu 70 % 73 % 80% 90 % 93% 491 490 Cáchviền màu 70 % 70 % 85 % 89 % 96% Các kĩ thuật vẽ màu sáp 65 % 72 % 84 % 91 % 95% Qua kết quả trên cho thấy số liệu đã có sự thay đổi rõ rệt, bốn tháng trôi qua đã có sự chuyển biến rất rõ nét và vượt trội. Kết quả còn thể hiện được vai trò của phương pháp dạy học Mĩ thuật mới thật sự tạo nên một phong trào học tập tích cực các môn học nói chung và môn Mĩ thuật nói riêng. Thông qua các Chủ đề, các em không chỉ được khám phá và tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống xung quanh mình mà còn có thêm những kĩ năng cơ bản về hội họa, cảm thụ thẩm mĩ. Với học sinh TH, học mà chơi, chơi mà học, vừa khám phá học hỏi vừa trải nghiệm bản thân thì không gì bằng những nét vẽ lên giấy, những cảm xúc, tình cảm của các em đã được thăng hoa khi được hòa mình vào màu sắc của những sản phẩm. Việc áp dụng thành công giải pháp : “Biện pháp giúp học sinh TH sử dụng hiệu quả chất liệu màu sáp trong học tập Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực” còn mang lại cho tôi những suy nghĩ rất tích cực với vấn đề đổi mới căn bản toàn diện trong giáo dục hiện nay, cho tôi thêm niềm tin tưởng ở sự nỗ lực của bản thân, tạo động lực để tôi luôn cố gắng thay đổi, sáng tạo trong dạy học. Một số sản phẩm tranh của học sinh sau khi áp dụng biện pháp IV. KẾT LUẬN Sau khi áp dụng các “Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chất liệu màu sáp cho học sinh TH trong môn Mĩ thuật ” tôi thấy có hiệu quả, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Một là, hướng dẫn học sinh lựa chọn chất liệu màu sáp và đạt chuẩn, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Hai là, hướng dẫn học sinh cách cầm bút màu sáp. Ba là, phương pháp viền màu quanh hình vẽ trước khi tô màu sáp. Bốn là, phương pháp pha trộn màu. Năm là, hướng dẫn một số kĩ thuật vẽ màu sáp Việc vận dụng các kĩ năng sử dụng chất liệu màu sáp có ý nghĩa rất thiết thực đối với học sinh. Bởi quan trọng là thực hiện được mục tiêu bài dạy, học sinh hiểu và biết cách vẽ, cách thể hiện như thế nào cho hiệu quả sẽ giúp các em vận dụng, thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình. Tuy nhiên khi vận dụng đòi hỏi giáo viên phải kiên trì học tập, rèn luyện và phù hợp với thực tiễn để hướng dẫn , gợi mở cho học sinh thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình, đem lại hiệu quả cao trong dạy học.Vận dụng những biện pháp giúp học sinh sử dụng tốt chất liệu màu sáp có rất nhiều hữu ích đối với bản thân tôi và cả học sinh. Học sinh dễ nắm bắt các phương pháp mới mà giáo viên truyền thụ để vận dụng vào bài thực hành một cách say mê hơn. Đặc biệt có những em luôn bám vào các bài vẽ trong sách giáo khoa bây giờ đã biết tự sáng tạo theo cách riêng của mình trong từng bài vẽ. Sự tiến bộ rõ rệt trong chất lượng bài vẽ, cũng như các sản phẩm các em làm ra là minh chứng cho hiệu quả của giải pháp mà tôi đã nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn. Tôi hy vọng và kính mong quý Thầy cô đồng nghiệp góp ý, xây dựng những gì còn thiếu sót để giúp cho giải pháp này của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Đại Nghĩa, ngày 02 tháng 2 năm 2023 Người thực hiện Trần Thị Bình
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_tieu_hoc_su_du.docx