Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng sáng tạo để học tốt môn Mĩ thuật lớp 3
Môn Mĩ thuật là môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Dạy Mĩ thuật trong trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng không phải đào tạo học sinh trở thành họa sĩ mà chính là bước đầu hình thành, phát triển năng lực Mĩ thuật thông qua các hoạt động trải nghiệm, góp phần hình thành các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Để từ đó giúp các em có khả năng cảm thụ cái đẹp, biết cách rèn luyện đôi bàn tay, khối óc của mình tạo ra cái đẹp và vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày.
Hiện nay, qua các đợt tập huấn do PGD&ĐT tổ chức, đại đa số giáo viên nắm được các bước thực hiện quy trình dạy Mĩ thuật theo CTGDPT 2018. Lãnh đạo nhà trường luôn tạo điều kiện về thời gian, phối kết hợp với các thầy, cô trong đơn vị để có thể dự giờ lẫn nhau giúp GV có thể trải nghiệm các phương pháp mới cùng đồng nghiệp. Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất khang trang, phòng học sạch đẹp, thiết bị dạy học phục vụ tốt cho môn Mĩ thuật nói chung và Mĩ thuật khối 3 nói riêng. Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập môn Mĩ thuật.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng sáng tạo để học tốt môn Mĩ thuật lớp 3

Mĩ Thuật ngày càng một sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng với môn học và môn học đã được chú ý. Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học nghệ thuật. Vì vậy không ít giáo viên và học sinh, các bậc phụ huynh luôn coi trọng và đầu tư cho môn học. Qua đó các em thấy rằng Mĩ Thuật là môn học bổ ích, lý thú và tươi vui, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao và là môn học bổ trợ tích cực cho các môn học khác. Vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và hào hứng. - Giáo viên dạy Mĩ Thuật luôn được sự quan tâm của Ngành cấp trên, đặc biệt là Lãnh đạo nhà trường thường xuyên động viên, khuyến khích giáo viên áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy, luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên an tâm công tác và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ,có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn. - Đối với học sinh các hoạt động của chủ đề nối tiếp liền mạch nhau, làm cho học sinh luôn cảm thấy hào hứng khi được khám phá, sáng tạo với nhiều trải nghiệm. Mặt khác, các em được thỏa thích với những sáng tạo, được trao đổi, học hỏi từ bạn rất nhiều. 2. Khó khăn: Tuy nhiên qua quá trình áp dụng, chúng tôi nhận thấy còn gặp một số khó khăn sau: * Về phía giáo viên: - Trang thiết bị phục vụ môn học chưa được đầu tư thoả đáng, chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho dạy - học Mĩ Thuật, chưa có loa máy, băng nhạc, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo ,... để phục vụ cho môn Mĩ thuật. Mặt khác, có một số ít giáo viên còn xem Mĩ Thuật là môn phụ, ít quan tâm đến kiểm tra đánh giá chất lượng, xem dạy học Mĩ Thuật là bề nổi, có tính chất phong trào. * Về học sinh: - HS ít được quan sát, tham quan danh lam thắng cảnh và bảo tàng. Vì thế hiểu biết về Mĩ Thuật, về cái đẹp chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập. Bên cạnh đó, học sinh chưa thực sự nhận thức đúng đắn mục đích, vai trò, vị trí của môn Mĩ Thuật. Không phải học sinh nào cũng sẵn sàng sáng tạo khi mà bản thân chưa hiểu, chưa nắm được cách vẽ, cách thể hiện qua các đường nét, màu sắcđể đạt yêu cầu bài học. Học sinh chưa phát huy được sự sáng tạo, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động trên lớp. - Hoạt động theo nhóm nhiều lợi thế nhưng nếu không được tổ chức một cách khoa học thì vấn đề trật tự lớp học sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của giáo viên. Vì làm việc theo nhóm, các em đi thành vòng tròn nên hay nói chuyện, đùa giỡn trong khi thực hành sẽ gây ồn ào ảnh hưởng tới các lớp học bên cạnh. - Nhiều em hoàn cảnh khó khăn có được hộp màu sáp đã là may mắn. Mặt khác, học sinh rất khó khăn trong việc sử dụng kéo, chưa biết cách cầm kéo. Khi thực hiện giảng dạy theo qui trình, giáo viên thường mất rất nhiều thời gian để hướng dẫn, hỗ trợ các em, thậm chí hết tiết học mà nhiều em vẫn chưa hoàn thành được sản phẩm. * Về phía phụ huynh - Đại Nghĩa là một địa bàn còn nhiều khó khăn của huyện Đại Lộc có nhiều lao động là nông dân. - Dân cư chung sống từ nhiều địa phương khác tới. - Nhiều phụ huynh chưa quan tâm và chú ý đến việc học tập của con cái. Là giáo viên dạy Mĩ thuật, tôi rất trăn trở làm thế nào để học sinh lớp Ba học tốt môn học này, chính vì lý do đó, ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành điều tra khảo sát toàn khối 3 của trường Tiểu học Đoàn Nghiên, kết quả như sau: Bảng thống kê kết quả môn Mĩ thuật ở học sinh lớp 3 khi chưa áp dụng biện pháp: Lớp Sĩ số Hứng thú với môn học Hoàn thành sản phẩm Sáng tạo trong sản phẩm. SL % SL % SL % 3A 25 7 28 11 44 7 28 3B 26 8 31 12 46 6 23 3C 25 8 32 11 44 6 24 2.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại: Sau khi thực hiện những biện pháp trên, sự hứng thú, sáng tạo của học sinh đối với môn Mĩ thuật có nhiều chuyển biến, đặc biệt là với học sinh khối 3. Học sinh tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo độc đáo theo ý thích của mình, thể hiện dược bản thân và tinh thần hợp tác nhóm, nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường sống của mình. Giúp cho giáo viên có một định hướng đúng đắn, phù hợp, có cách thức tổ chức giờ học hợp lý giúp cho học sinh hứng thú tìm hiểu, khám phá thế giới thẩm mĩ một cách say mê, hấp dẫn, góp phần giáo dục nên những con người toàn diện. Với kết quả này, mỗi chúng ta cũng không lấy đó làm bằng lòng để rồi dừng ở đó. Bản thân đã là giáo viên thì việc học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong cách dạy là một nhiệm vụ mỗi ngày của người thầy, hoạt động đó phải được diễn ra thường xuyên có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao đối với tri thức. Khi áp dụng các biện pháp vào giảng dạy môn Mĩ thuật ở Tiểu học (theo phương pháp mới) đã phát huy được các hình thức, những lợi ích như: rèn luyện tính kiên nhẫn, trí nhớ tốt, tinh thần đoàn kết, nâng cao khả năng quan sát, tưởng tượng, giúp tinh thần trẻ phấn chấn, não hoạt động linh hoạt, giúp học sinh phát triển và suy nghĩ đa chiều, sản phẩm ra đời chính là bức tranh, những sản phẩm 2D, 3D thể hiện cảm xúc và sáng tạo của học sinh. 2.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Với đề tài:“Biện pháp giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng sáng tạo để học tốt môn Mĩ thuật lớp 3.” đã được tôi trình bày và chia sẻ kinh nghiệm ở tổ chuyên môn. Đề tài trên có thể áp dụng giảng dạy ở tất cả các lớp trong trường Tiểu học. Ngoài ra, đề tài cũng có thể được nhân rộng cho tất cả các trường học trên địa bàn huyện đem lại hiệu quả cao cho quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh, đáp ứng yêu cầu thực hiện thành công đổi mới giảng dạy theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của mỗi giáo viên. 2.5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: Giáo viên và học sinh khắc phục được một số khó khăn trong quá trình học tập môn Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực. Mặc dù dạy- học theo phương pháp mới cả thầy và trò đều gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ nhưng trường chúng tôi cũng mạnh dạn vận dụng ở một số tiết dạy và kết quả đạt được khá khả quan, học sinh học rất hứng thú. Để kích thích khả năng sáng tạo, trong quá trình học tập các em được trải nghiệm các buổi tham quan thực tế, vẽ tranh phong cảnh thiên nhiên... Bên cạnh đó, các em cũng được vẽ tranh theo các chủ đề như: Bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phong cảnh quê hương, tranh chân dung người mà các em yêu quý, tranh tĩnh vật, tạo hình 2D, 3D Thông qua những sản phẩm mà các em thể hiện, có thể thấy được suy nghĩ, tình cảm, ước mơ, nhiều em còn thể hiện được rõ cá tính của mình. Vì vậy, nhiều phụ huynh gửi các con đến lớp học không chỉ mong muốn các con được phát triển tư duy sáng tạo, mà còn muốn các con học được tính kiên trì, nhẫn nại để có thể hoàn thiện tác phẩm của mình. Với thời lượng 1tuần/1 tiết nhưng GV Mĩ thuật đã lập kế hoạch dạy học theo chủ đề ( buổi) được chuyên môn sắp xếp, bố trí hợp lý . Thông qua những tiết thực hành đầy lý thú và những sản phẩm Mĩ thuật đẹp mắt, phương pháp này đã mang lại hiệu quả cao, học sinh rất hứng thú trong học tập. Bảng thống kê kết quả môn Mĩ thuật ở học sinh lớp 3 sau khi áp dụng biện pháp: Lớp Sĩ số Hứng thú với môn học Sáng tạo trong sản phẩm. Hoàn thành tốt Hoàn thành SL % SL % SL % SL % 3A 25 24 96 20 80 24 96 25 100 3B 26 25 96 22 84,6 25 96 26 100 3C 25 25 100 21 84 24 96 25 100 2.5.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng: Sau khi thực hiện những biện pháp trên, sự hứng thú, sáng tạo của học sinh đối với môn Mĩ thuật có nhiều chuyển biến đặc biệt là với học sinh khối 3. Học sinh tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo độc đáo theo ý thích của mình, thể hiện dược bản thân và tinh thần hợp tác nhóm, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng rác thải nhựa. Dưới đây là kết quả sau khi tôi áp dụng phương pháp mới vào việc dạy học môn dựa trên các chứng cứ: Học sinh có hứng thú hơn với bộ môn, có khả năng quan sát sự vật và tạo được những mô hình có sự sáng tạo, nét riêng của bản thân. Những sản phẩm Mĩ Thuật độc đáo của học sinh khối 3 Các sản phẩm 3D của học sinh Tranh kết hợp giữa lá cây và màu Tranh xé dán bằng chất liệu giấy màu Tranh vẽ bằng chất liệu màu nước và sáp màu của học sinh Một số sản phẩm được học sinh Khối 3 tạo ra từ nhiều chất liệu khác nhau 2.5.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: Việc vận dụng các biện pháp vào trong dạy học môn Mĩ Thuật có ý nghĩa rất thiết thực đối với học sinh. Bởi quan trọng là thực hiện được yêu cầu cần đạt của chủ đề, học sinh hiểu và biết cách vẽ, cách thể hiện sản phẩm như thế nào cho hiệu quả sẽ giúp các em vận dụng, thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình. Tuy nhiên khi vận dụng đòi hỏi giáo viên phải kiên trì học tập, rèn luyện và phù hợp với thực tiễn để hướng dẫn, gợi mở cho học sinh thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Vận dụng những biện pháp giúp học sinh sử dụng tốt và đem lại rất nhiều hữu ích đối với giáo viên và học sinh. Học sinh dễ nắm bắt các phương pháp mới mà giáo viên truyền thụ để vận dụng vào bài thực hành sản phẩm một cách say mê hơn. Đặc biệt có những em luôn bám vào các chủ đề trong sách giáo khoa bây giờ đã biết tự sáng tạo theo cách riêng của mình trong từng chủ đề. Sự tiến bộ rõ rệt trong chất lượng sản phẩm của các em làm ra là minh chứng cho hiệu quả của giải pháp mà giáo viên đã nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn. 3. Những thông tin cần được bảo mật: Không 4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để dạy học có hiệu quả môn Mĩ thuật ở Trường Tiểu học nhất là môn Mĩ thuật ở lớp 3, tôi xin có một số đề nghị sau: + Đối với Lãnh đạo nhà trường: Cần khuyến khích giáo viên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, đồ dùng dạy học phù hợp với địa phương và cơ sở vật chất của trường. Chuẩn bị cho các em một góc để sản phẩm và trưng bày trong phòng Mĩ thuật. + Đối với đồng nghiệp: Thầy, cô giáo cần phải đầu tư hơn nữa về phương pháp và các giải pháp cụ thể cho mỗi giờ học (từng chủ đề cụ thể) để từng bước giúp các em nắm vững kiến thức, chủ động thể hiện tốt những sản phẩm Mĩ thuật của mình. + Đối với học sinh: Cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng theo yêu cầu của từng chủ đề, để có thể tạo được những sản phẩm mà giáo viên yêu cầu. 5. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: TT Họ và tên Nơi công tác Nơi áp dụng sáng kiến Ghi chú 1 Trần Thị Bình TH Đoàn Nghiên GV Mĩ thuật; Trường TH Đoàn Nghiên 2 Đào Công Bình TH Đoàn Nghiên GV Mĩ thuật; Trường TH Đoàn Nghiên Đại Nghĩa, ngày 20 tháng 3 năm 2023 Người viết báo cáo Trần Thị Bình CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: ....................................................................................................... Thời gian họp: ...................................................................................................... Họ và tên người nhận xét: ..................................................................................... Học vị: ...................................... Chuyên ngành:................................................... Đơn vị công tác: .................................................................................................... Địa chỉ: ................................................................................................................. Số điện thoại cơ quan/di động: ............................................................................. Chức trách trong Hội đồng sáng kiến:................................................................... NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TT Tiêu chí Nhận xét, đánh giá của thành viên Hội đồng 1 Tính mới và sáng tạo của sáng kiến: Sáng kiến phải có giải pháp cải tiến giải phápđã biết trước đó tại cơ sở hoặc những nội dungđã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhượcđiểm của giải pháp đã biết hoặc là các giải phápmang tính mới hoàn toàn. 2 Tính khả thi của sáng kiến: Sáng kiến phải có giải pháp đã được áp dụng,kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹthuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực;ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năngáp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào. 3 Tính hiệu quả của sáng kiến: Sáng kiến phải so sánh lợi ích kinh tế, xã hộithu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so vớitrường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặcso với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở(cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc khắcphục được đến mức độ nào những nhược điểmcủa giải pháp đã biết trước đó - nếu là giải phápcải tiến giải pháp đã biết trước đó); Sáng kiến nếu được số tiền làm lợi (nếu có thểtính được) và nêu cách tính cụ thể. Đánh giá chung (Đạt hay không đạt): THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN (Họ, tên và chữ ký) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: ....................................................................................................... Thời gian họp: ...................................................................................................... Họ và tên người nhận xét: ..................................................................................... Học vị: ...................................... Chuyên ngành:................................................... Đơn vị công tác: .................................................................................................... Địa chỉ: ................................................................................................................. Số điện thoại cơ quan/di động: ............................................................................. Chức trách trong Hội đồng sáng kiến:................................................................... NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TT Tiêu chí Nhận xét, đánh giá của thành viên Hội đồng 1 Tính mới và sáng tạo của sáng kiến: Sáng kiến phải có giải pháp cải tiến giải phápđã biết trước đó tại cơ sở hoặc những nội dungđã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhượcđiểm của giải pháp đã biết hoặc là các giải phápmang tính mới hoàn toàn. 2 Tính khả thi của sáng kiến: Sáng kiến phải có giải pháp đã được áp dụng,kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹthuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực;ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năngáp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào. 3 Tính hiệu quả của sáng kiến: Sáng kiến phải so sánh lợi ích kinh tế, xã hộithu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so vớitrường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặcso với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở(cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc khắcphục được đến mức độ nào những nhược điểmcủa giải pháp đã biết trước đó - nếu là giải phápcải tiến giải pháp đã biết trước đó); Sáng kiến nếu được số tiền làm lợi (nếu có thểtính được) và nêu cách tính cụ thể. Đánh giá chung (Đạt hay không đạt): THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN S
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_phat_huy_tri_t.docx