Đơn công nhận SKKN Biện pháp để học sinh tận dụng màu sáp gãy, vụn để vẽ tranh ở môn Mĩ thuật lớp 5 tại trường Tiểu học Thị trấn Lộc Ninh B

Mục tiêu của giáo dục hiện nay là giúp học sinh hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội ngoài ra còn giáo dục cho học sinh biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết sáng tạo làm đẹp cho cuộc sống nói chung và cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được. Mà một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó Mĩ thuật có vị trí rất quan trọng.

Mĩ thuật là môn học giúp cho học sinh hình thành các kĩ năng sống và phát triển các năng lực, biết yêu cái đẹp và biết vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày. Các em biết biểu đạt cảm xúc cá nhân thông qua ngôn ngữ tạo hình như màu sắc, đường nét, hình khối, bố cục…Chính vì vậy màu là một họa phẩm không thể thiếu của học sinh.

docx 10 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Biện pháp để học sinh tận dụng màu sáp gãy, vụn để vẽ tranh ở môn Mĩ thuật lớp 5 tại trường Tiểu học Thị trấn Lộc Ninh B", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn công nhận SKKN Biện pháp để học sinh tận dụng màu sáp gãy, vụn để vẽ tranh ở môn Mĩ thuật lớp 5 tại trường Tiểu học Thị trấn Lộc Ninh B

Đơn công nhận SKKN Biện pháp để học sinh tận dụng màu sáp gãy, vụn để vẽ tranh ở môn Mĩ thuật lớp 5 tại trường Tiểu học Thị trấn Lộc Ninh B
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: - Hội đồng sáng kiến Trường Tiểu học thị trấn Lộc Ninh B
- Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục huyện Lộc Ninh.
Tôi ghi tên dưới đây:
STT
Họ và tên
Ngàythángnăm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỉ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
26/07/1984
Trường THTT Lộc Ninh B
Giáo viên
ĐHSP
100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Biện pháp để học sinh tận dụng màu sáp gãy, vụn để vẽ tranh ở môn Mĩ thuật lớp 5 tại trường Tiểu học Thị trấn Lộc Ninh B.
-Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường TH TT Lộc Ninh B.
-Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục nghệ thuật
-Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 01/2021
I. Mô tả bản chất sáng kiến:
1. Đặt vấn đề:
Mục tiêu của giáo dục hiện nay là giúp học sinh hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội ngoài ra còn giáo dục cho học sinh biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết sáng tạo làm đẹp cho cuộc sống nói chung và cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được. Mà một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó Mĩ thuật có vị trí rất quan trọng.
Mĩ thuật là môn học giúp cho học sinh hình thành các kĩ năng sống và phát triển các năng lực, biết yêu cái đẹp và biết vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày. Các em biết biểu đạt cảm xúc cá nhân thông qua ngôn ngữ tạo hình như màu sắc, đường nét, hình khối, bố cụcChính vì vậy màu là một họa phẩm không thể thiếu của học sinh.
2. Thực trạng:
Màu có rất nhiều loại như màu nước, màu bút lông, màu chì, màu sáp trong đó màu sáp là một chất liệu phổ biến mà các em học sinh tiểu học thường hay sử dụng trong các tiết học Mĩ thuật. Bởi nó có những ưu điểm tuyệt vời như dễ sử dụng, sạch sẽ, thời hạn lâu nhưng nó thường dễ gãy vì khi dùng các em hay đè mạnh.
Qua thời gian giảng dạy môn mĩ thuật ở lớp 5 tôi nhận thấy rằng:
* Số lượng màu sáp các em làm gãy rất nhiều.
* Học sinh sử dụng màu gãy ngắn rất khó khăn nên thường vứt đi gây lãng phí.
* Khi màu sáp bị gãy, học sinh phải mua thêm màu dẫn đến tốn chi phí nên ảnh hưởng đến tâm lí của một số cha mẹ học sinh. Nhất là gia đình những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Từ thực trạng trên, tôi đã áp dụng sáng kiến: “Biện pháp để học sinh tận dụng màu sáp gãy, vụn để vẽ tranh ở môn Mĩ thuật lớp 5 tại trường Tiểu học Thị trấn Lộc Ninh B”.
3. Mục tiêu:
Giúp các em tận dụng hết màu gãy để vẽ tranh nhằm tiết kiệm chi phí học tập, tránh lãng phí.
4. Mô tả bản chất của giải pháp
Những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết:
 Hướng dẫn các em tận dụng màu sáp gãy, vụn để vẽ tranh một cách sáng tạo:
Các bước thực hiện
Bước 1: Hướng dẫn thu gom màu sáp gãy, vụn.
Ngay từ đầu năm học giáo viên tuyên truyền và hướng dẫn học sinh khối lớp 5 cất giữ màu gãy. Giáo viên phát cho mỗi tổ một hộp đựng màu gãy, sau 3 tháng nhận thấy lượng màu gãy đã nhiều tôi bắt đầu cho học sinh sử dụng. Các thành viên trong tổ sẽ phân loại màu trong từng túi bóng hoặc hộp để bảo quản và dễ dàng sử dụng trong khi dùng để vẽ tranh. Phân loại màu trước giúp học sinh tiết kiệm thời gian, tạo sự thân thiện, đoàn kết cho học sinh khi sự dụng chung.
	Học sinh chuẩn bị màu
Bước 2: Hướng dẫn học sinh sử dụng màu gãy để vẽ tranh.
1. Chuẩn bị:
a. Chuẩn bị của giáo viên:
+ Giáo viên chuẩn bị bảng cũ cho học sinh
+ Thanh gỗ nhỏ để học sinh nghiền màu
+ Tranh vẽ bằng bút chì cho học sinh làm theo nhóm.
b. Chuẩn bị của học sinh:
+ Màu gãy, vụn được phân loại theo màu
+ Hồ dán khô, kéo
VD: Vẽ tranh chủ đề Chú bộ đội của chúng em (lớp 5)
Sự chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề của giáo viên và học sinh
Giáo viên và học sinh chuẩn bị đồ dùng 
 2. Tiến hành nghiền màu 
- Nghiền màu sáp bằng thanh gỗ trên tấm bảng con đã cũ của học sinh chuẩn bị trước.
 3. Tạo màu lên hình
- Lấy chai hồ khô quét đều vào bề mặt một hình mình muốn vẽ màu. Khi quét hồ xong, dùng màu sáp đã nghiền rắc đều lên mặt hình vừa quét hồ.
- Làm lần lượt từng hình cho đến khi hoàn thành bức tranh.
4. Hoàn chỉnh bức tranh
	Bức tranh hoàn chỉnh khi học sinh vẽ màu kín tranh
 Lưu ý: học sinh khi bôi keo không bôi hết các hình mà rắc màu vào hình nào thì ta bôi keo ướt vào hình đó để nếu có vương sang hình bên cạnh thì chúng cũng không bám lại giấy, tránh bị lẫn màu giữa các hình. 
Với cách làm này học sinh sẽ rất hào hứng và tích cực vẽ màu. Các em biết tận dụng những màu gãy, vụn tạo nên một bức tranh mới lạ, khác hẳn với cách vẽ màu thường ngày. Với những bài thực hành này nên cho các em làm bài theo nhóm. 
Hình ảnh học sinh tích cực, say mê, thích thú khi tham gia hoạt động
	Ngoài ra cách thực hiện vẽ tranh bằng màu gãy, vụn được tôi áp dụng cho các khối lớp còn lại trong trường cũng được các em tích cực tham gia và tạo được nhiều sản phẩm đẹp, sinh động và sáng tạo.
Một số bài vẽ bằng màu gãy, vụn của học sinh ở các khối lớp.
5. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Sáng kiến đã áp dụng cho một số chủ đề về vẽ tranh mang lại hiệu quả cao cho học sinh khối 5, Trường Tiểu học thị trấn Lộc Ninh B. Ngoài ra có thể áp dụng cho học sinh khối 1, 2, 3, 4 trong trường và các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Lộc Ninh. Khắc phục được hoàn toàn việc bỏ phí màu gãy vụn, tiết kiệm được tài chính cho phụ huynh.
Bên cạnh đó học sinh còn hứng thú hơn, các em tự do sáng tạo và có thêm một cách mới để vẽ tranh không gây nhàm chán khi học, phù hợp với phương pháp dạy-học theo phương pháp mới, giúp các em yêu thích tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ, các em biết nhận xét, đánh giá và tự kết luận, qua đó phát huy hết được năng lực của bản thân, làm cho các em ngày càng yêu thích học Mĩ thuật hơn. 
 	Qua đó còn thay đổi cách thức vẽ màu cho tranh khiến học sinh hứng thú, tích cực học Mĩ thuật. 
- Những thông tin cần được bảo mật: Không.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Giáo viên: Màu gãy, nhũ màu, hồ khô dán giấy, tranh vẽ bằng bút chì. Trong giờ học đảm bảo phòng học sạch sẽ an toàn. Giáo viên phải quan sát, hỗ trợ, động viên khuyến khích học sinh kịp thời.
Học sinh: Màu sáp gãy, hồ khô dán giấy, tranh vẽ bằng bút chì. Cần nắm được kiến thức cơ bản của tiết học, trong quá trình học tập phải nghiêm túc, tích cực, ý thức tự học và tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau.
Có sự chấp thuận của Ban giám hiệu nhà trường.
6. Kế hoạch áp dụng giải pháp: 
Áp dụng dạy môn mĩ thuật từ năm học 2020-2021. 
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
+ Hạn chế được chi phí mua màu sáp mà các em vẫn có đầy đủ đồ dùng học tập.
+ Học sinh hứng thú hơn với tiết học vì cách vẽ màu mới.
+ Học sinh tận dụng được hết màu không gây lãng phí.
+ Mang lại hiệu quả tích cực trong giờ dạy cho thầy và trò.
* Kết quả:
 - 100% các em không vứt màu gãy đi mà sử dụng để vẽ tranh.
Như vậy sau khi thực hiện tận dụng màu sáp gãy để vẽ tranh với sự hướng dẫn của tôi, học sinh đã có đầy đủ màu để thực hiện chủ đề.
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:
8.1. Đánh giá của học sinh: Em Nguyễn Thị Khánh Thylớp 5A2 Trường Tiểu học thị trấn Lộc Ninh B: 
Qua sự hướng dẫn của Cô, chúng em đã tận dụng những màu sáp gãy nhỏ, vụn để tạo màu cho bức tranh của mình bằng hình thức mới. Sử dụng hình thức này chúng em vừa tiết kiệm tiền cho cha mẹ và cảm thấy yêu thích môn học,hứng thú, sáng tạo hơn trong tiết học vẽ màu. Sản phẩm chúng em tạo ra rất sinh động và sáng tạo.
XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ 	 (kí, ghi rõ họ tên)
	 Nguyễn Thị Khánh Thy
+ Đánh giá của Trường THTT Lộc Ninh B:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 HIỆU TRƯỞNG
 	 	 Nguyễn Thị Xuân Hương
- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): 
STT
Họ và tên
Năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Nội dung công việc hỗ trợ
1

Nguyễn Thị Ánh Tuyết
1984
Trường THTT Lộc Ninh B
Giáo viên
ĐHSP
Tham gia áp dụng sáng kiến
Lộc Ninh, ngày 07 tháng 04 năm 2022
 Người nộp đơn
 Nguyễn Thị Ánh Tuyết

File đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_skkn_bien_phap_de_hoc_sinh_tan_dung_mau_sap_ga.docx