Báo cáo SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vận động với âm nhạc để sáng tạo sản phẩm mĩ thuật
“Giới thiệu bài” được coi là một sự khởi đầu rất quan trọng của bài giảng do người giáo viên thực hiện trong thời gian rất ngắn. Chỉ ít nhất là khoảng 2 phút hay nhiều nhất là khoảng 5 phút trước khi vào bài mới. Phần giới thiệu bài thường chiếm lượng thời gian rất ít trong tiết dạy nhưng lại rất quan trọng trong việc gây hứng thú ban đầu cho học sinh trong giờ học giúp học sinh tập trung, hứng thú vào bài mới người giáo viên cần có những cách thức vào bài hấp dẫn, lôi cuốn với dạng bài vẽ sáng tạo ở lớp 5 tôi đã thực hiện một số hoạt động như: tổ chức chơi trò chơi, hát khởi động, giải câu đố,...
Ví dụ: Ở sách giáo khoa Mĩ Thuật lớp 5 - trang 15, chủ đề 3: Âm nhạc và màu sắc, để tạo hưng thú cho học sinh trước khi vào tiết học tôi đã tổ chức cho các em tham gia trò chơi “Tam sao thất bản” Các em sẽ nhìn vào tranh vẽ, diễn tả bằng hành động cho bạn cùng nhóm đón tên sự vật để gợi hứng thú và sự tưởng tượng cho các em khi vào bài học mới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vận động với âm nhạc để sáng tạo sản phẩm mĩ thuật

ng kiến: Bà: Đoàn Thị Ngọc Trâm. Nơi làm việc: Trường tiểu học Thoại Ngọc Hầu. B. Hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài 1. Hiệu quả áp dụng: Địa chỉ: áp dụng tại khối lớp 5 trường tiểu học Thoại Ngọc Hầu, ấp Thuận Tiến A, xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Thời gian áp dụng: từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 04 năm 2024 Trường Tiểu học Thoại Ngọc Hầu đa số học sinh là con gia đình nông thôn, điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó khăn nên học sinh còn thiếu thốn nhiều về đồ dùng học tập, cha mẹ ít quan tâm đến việc học tập của con em mình. Vì vậy học sinh chưa chú trọng nhiều đến việc học tập nhất là những bộ môn chuyên như Mĩ thuật. Mặt khác học sinh cũng có nhận thức không đồng đều, thiếu sự tư duy sáng tạo, ít đầu tư vào bài vẽ dẫn đến tiết học nhàm chán, kém sinh động, những bài vẽ tạo ra chưa có chất lượng tốt. Qua nhiều năm công tác và giảng dạy tại trường tôi nhận thấy: + Hoạt động học tập tại các lớp chưa phong phú. Học sinh chưa hứng thú học tập. + Học sinh còn hạn chế về ngôn ngữ hình tượng, chỉ nhận biết được những gì mình trực tiếp nhìn thấy. + Khả năng làm việc nhóm, kỹ năng hợp tác, trao đổi còn hạn chế. + Trong tranh của học sinh rất rõ ràng về màu sắc nhưng chưa thể hiện được bố cục, đậm nhạt. Chưa có chiều sâu và chưa có tính sáng tạo. Nguyên nhân: Các em chưa hiểu hết về tranh vẽ cùng âm nhạc, các em chưa hiểu và chưa nắm rõ cách vẽ tranh với âm nhạc, các em ít được xem và ít được vẽ tranh kết hợp âm nhạc, các em suy nghĩ môn Mĩ Thuật chỉ là môn phụ không quan trọng nên không cần chú tâm chỉ tập trung vào các môn Toán, Tiếng Việt chính vì vậy mà các em không thích vẽ. Ngay từ đầu năm học tôi đã dùng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế với môn học Mĩ thuật và thu được kết quả như sau: Khối 5 Số lượng học sinh Vẽ tốt phân môn vẽ theo nhạc Vẽ chưa tốt phân môn vẽ theo nhạc Số lượng % Số lượng % 154 48/154 31% 106/154 69% Trước thực trạng trên tôi đề ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vận động với âm nhạc để sáng tạo sản phẩm mĩ thuật như sau: 1.1. Biện pháp thứ nhất: Dẫn dắt giới thiệu vào nội dung bài học nhằm khơi gợi hứng thú cho học sinh “Giới thiệu bài” được coi là một sự khởi đầu rất quan trọng của bài giảng do người giáo viên thực hiện trong thời gian rất ngắn. Chỉ ít nhất là khoảng 2 phút hay nhiều nhất là khoảng 5 phút trước khi vào bài mới. Phần giới thiệu bài thường chiếm lượng thời gian rất ít trong tiết dạy nhưng lại rất quan trọng trong việc gây hứng thú ban đầu cho học sinh trong giờ học giúp học sinh tập trung, hứng thú vào bài mới người giáo viên cần có những cách thức vào bài hấp dẫn, lôi cuốn với dạng bài vẽ sáng tạo ở lớp 5 tôi đã thực hiện một số hoạt động như: tổ chức chơi trò chơi, hát khởi động, giải câu đố,... Ví dụ: Ở sách giáo khoa Mĩ Thuật lớp 5 - trang 15, chủ đề 3: Âm nhạc và màu sắc, để tạo hưng thú cho học sinh trước khi vào tiết học tôi đã tổ chức cho các em tham gia trò chơi “Tam sao thất bản” Các em sẽ nhìn vào tranh vẽ, diễn tả bằng hành động cho bạn cùng nhóm đón tên sự vật để gợi hứng thú và sự tưởng tượng cho các em khi vào bài học mới. 1.2. Biện pháp thứ hai: Sử dụng công nghệ thông tin trong tiết học Với kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Mĩ thuật tôi nhận thấy rằng việc sử dụng công nghệ thông tin trong giờ giảng mĩ thuật là việc làm cần thiết đối với người giáo viên chuyên Mĩ thuật khi đứng trên bục giảng. Giáo viên cần phải hết sức quan tâm chú trọng đến sự chuẩn bị đồ dùng trước giờ lên lớp sao cho thật chu đáo, thật đầy đủ và sát với yêu cầu, mục tiêu bài soạn. Ngoài ra, sử dụng công nghệ thông tin được chuẩn bị phải có thẩm mĩ. Tôi đã sử dụng các thiết bị dạy học được cấp như tivi, máy chiếu vào hoạt động quan sát nhận xét và hướng dẫn các bước vẽ, để giới thiệu cho học sinh các tranh ảnh, các video hướng dẫn thực hành để học sinh hiểu rõ hơn về bài học và thu hút học sinh hơn trong việc tạo ra sản phẩm. 1.3. Biện pháp thứ ba: Linh hoạt trong việc tổ chức hình thức dạy học sáng tạo cùng âm nhạc Tổ chức hình thức dạy học: Chủ đề 3: Âm nhạc và sắc màu. Vì số học sinh các lớp khá đông, khi tổ chức các hoạt động học tập tôi quan tâm đến việc tạo nhóm sao cho phù hợp với điều kiện của lớp học chỉ khoảng 4 học sinh trong 1 nhóm. Khi vẽ theo nhạc giáo viên tổ chức cho học sinh đứng xung quanh mép bàn theo từng nhóm, vì điều kiện lớp học khá đông khó khăn trong việc di chuyển theo vòng tròn, tôi hướng dẫn học sinh vận động tại chỗ nhún nhảy theo giai điệu bản nhạc hoặc di chuyển sang trái, sang phải để vẽ màu. Khi xây dựng kế hoạch bài dạy chủ đề 3: Âm nhạc và sắc màu giáo viên cần lưu ý lựa chọn những bản nhạc phù hợp với học sinh Tiểu học, phù hợp với nội dung chủ đề và lựa chọn những bản nhạc không quá dài để duy trì sự tập trung của học sinh khi vừa cảm nhận âm nhạc vừa thể hiện bản thân qua đường nét. Đối với học sinh vùng sâu chưa có điều kiện chuẩn bị các loại giấy khổ lớn theo yêu cầu tôi đã cho học sinh sử dụng giấy A4, giấy tập còn thừa ở các năm học trước dán lại tạo ra khổ giấy lớn hơn để thực hiện bài học. 1.4. Biện pháp thứ tư: Tổ chức hoạt động dạy học áp dụng học thông qua chơi Hoạt động nhóm áp dụng hình thức học thông qua chơi: Các em được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề, hứng thú, không bị căng thẳng. Các hoạt động chơi được kết nối với mục tiêu học tập nhằm thúc đẩy sự tham gia và tự chủ của các em. Ở các hoạt động tìm hiểu bài và đánh giá nhận xét có thể tổ chức một số trò chơi: Em làm phóng viên để hỏi đáp nhau về các vấn về đặc điểm của đối tượng, trò chơi phòng tranh tạo điều kiện cho học sinh tham gia nhận xét sản phẩm của các bạn. Ví dụ: Ở sách giáo khoa Mĩ Thuật lớp 5- trang 19 - chủ đề 3: Âm nhạc và màu sắc, tôi đã tổ chức trò chơi “ Phòng Tranh” + Học sinh sẽ trình bày ý tưởng của nhóm mình theo từng nhóm về: cách thực hiện bức tranh, chất liệu và thông điệp mà các em muốn nhắn gửi qua tác phẩm. + Sau đó các bạn nhóm khác sẽ đặc câu hỏi, nêu nhận xét và sẽ bình chọn những bức tranh được yêu thích nhất. 1.5. Biện pháp thứ năm: Phối hợp với phụ huynh học sinh Chúng ta còn phối hợp với phụ huynh học sinh để khơi gợi cho học sinh những đề tài xoay quanh cuộc sống hàng ngày của các em trong quá trình sinh hoạt: như vẽ về ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,... Bên cạnh đó cần khen ngợi học sinh về những bài vẽ khi về nhà, cũng có thể tạo góc trưng bài cho học sinh dán những bài vẽ của mình, Bên cạnh đó thì tôi còn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp trao đổi với phụ huynh vào các buổi họp phụ huynh đầu năm, về vấn đề Mĩ Thuật cũng là môn học tham giá đánh giá chất lượng học sinh như những môn học khác, để phụ huynh sẽ quan tâm hơn về môn Mĩ Thuật của các em. * Kết quả cụ thể: Các biện pháp nêu trên áp dụng vào thực tiễn tại đơn vị từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 04 năm 2024 đã mang lại hiệu quả khá cao thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: Khối 5 Số lượng học sinh Vẽ tốt phân môn vẽ theo nhạc Vẽ chưa tốt phân môn vẽ theo nhạc Số lượng % Số lượng % Trước khi áp dụng 154 48/154 31% 106/154 69% Sau khi áp dụng 154 147/154 95% 7/154 5% Dựa vào bảng thống kê trên có thể đưa ra kết luận rằng những biện pháp tôi đưa ra mang tính khả thi, chất lượng các bài vẽ âm nhạc và màu sắc của các em có tiến bộ vượt bậc so với đầu năm. * Điểm mới của sáng kiến nêu trên là: Tính mới trong các giải pháp này là có ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy, dẫn dắt học sinh vào bài bằng các cách khác nhau để tạo sự hứng thú trước khi vào tiết học và bắt đầu cho mạch sáng tạo của các em. Tổ chức cho các em vừa học vừa chơi để tăng cường sự sáng tạo và hợp tác nhóm giữ các thành viên trong lớp học. 2. Phạm vi ảnh hưởng: 2.1. Ứng dụng trong cơ quan, đơn vị, địa phương: Các biện pháp nêu trên áp dụng tại đơn vị trường tiểu học Thoại Ngọc Hầu rất khả thi, phù hợp với thực tiễn của đơn vị tạo được sự chuyển biến tích cực trong giúp học sinh lớp 5 vận động với âm nhạc để sáng tạo sản phẩm mĩ thuật. 2.2. Ứng dụng hoặc đã chuyển giao ứng dụng ngoài phạm vi cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh: Các biện pháp nêu trên đã được chuyển giao ứng dụng tại trường Tiểu học Mỹ Hoà C, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long tổ chức triển khai thực hiện từ tháng 12 năm 2023 và cũng đạt được kết quả như mong đợi. Trong những lần sinh hoạt chuyên môn tôi đã trao đổi chia sẻ với các bạn bè đồng nghiệp trong tổ Mỹ Thuật của thị xã khi áp dụng ở một sốt trường cũng cho kết quả với sự tiến bộ rõ rệt. C. Khả năng mở rộng phạm vi ảnh hưởng, tiềm năng khai thác hiệu quả của sáng kiến, đề tài Thông tin khả năng mở rộng hơn về phạm vi và khai thác hiệu quả của sáng kiến đê tài so với mức độ đã và đang áp dụng. Bản thân tôi đã áp dụng giải pháp “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vận động với âm nhạc để sáng tạo sản phẩm mĩ thuật” ở khối 5 trường tiểu học Thoại Ngọc Hầu và trong những lần họp tổ chuyên môn cũng đã có chia sẻ với các bạn bè đồng nghiệp dạy Mỹ Thuật trong thị xã Bình Minh và cũng đã mang lại hiệu quả khá cao. Người báo cáo sáng kiến Đoàn Thị Ngọc Trâm Xác nhận của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thoại Ngọc Hầu Huỳnh Ngọc Phương UBND THỊ XÃ BÌNH MINH TRƯỜNG TH THOẠI NGỌC HẦU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIẤY CHỨNG NHẬN SÁNG KIẾN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THOẠI NGỌC HẦU Chứng nhận Bà Đoàn Thị Ngọc Trâm, Giáo viên Trường tiểu học Thoại Ngọc Hầu, xã Thuận An, thị xã Bình Minh Là tác giả của sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vận động với âm nhạc để sáng tạo sản phẩm mĩ thuật Số: 12/55/QĐ-TNH Thuận An, ngày 11 tháng 5 năm 2024 HIỆU TRƯỞNG Huỳnh Ngọc Phương Giấy chứng nhận sáng kiến số: 12/55/QĐ-TNH 1. Tóm tắt nội dung sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vận động với âm nhạc để sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 1.1. Biện pháp thứ nhất: Dẫn dắt giới thiệu vào nội dung bài học nhằm khơi gợi hứng thú cho học sinh “Giới thiệu bài” được coi là một sự khởi đầu rất quan trọng của bài giảng do người giáo viên thực hiện trong thời gian rất ngắn. Chỉ ít nhất là khoảng 2 phút hay nhiều nhất là khoảng 5 phút trước khi vào bài mới. Phần giới thiệu bài thường chiếm lượng thời gian rất ít trong tiết dạy nhưng lại rất quan trọng trong việc gây hứng thú ban đầu cho học sinh trong giờ học giúp học sinh tập trung, hứng thú vào bài mới người giáo viên cần có những cách thức vào bài hấp dẫn, lôi cuốn với dạng bài vẽ sáng tạo ở lớp 5 tôi đã thực hiện một số hoạt động như: tổ chức chơi trò chơi, hát khởi động, giải câu đố,... 1.2. Biện pháp thứ hai: Sử dụng công nghệ thông tin trong tiết học Với kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Mĩ thuật tôi nhận thấy rằng việc sử dụng công nghệ thông tin trong giờ giảng mĩ thuật là việc làm cần thiết đối với người giáo viên chuyên Mĩ thuật khi đứng trên bục giảng. Giáo viên cần phải hết sức quan tâm chú trọng đến sự chuẩn bị đồ dùng trước giờ lên lớp sao cho thật chu đáo, thật đầy đủ và sát với yêu cầu, mục tiêu bài soạn. Ngoài ra, sử dụng công nghệ thông tin được chuẩn bị phải có thẩm mĩ. Đã sử dụng các thiết bị dạy học được cấp như tivi, máy chiếu vào hoạt động quan sát nhận xét và hướng dẫn các bước vẽ, để giới thiệu cho học sinh các tranh ảnh, các video hướng dẫn thực hành để học sinh hiểu rõ hơn về bài học và thu hút học sinh hơn trong việc tạo ra sản phẩm. 1.3. Biện pháp thứ ba: Linh hoạt trong việc tổ chức hình thức dạy học sáng tạo cùng âm nhạc Tổ chức hình thức dạy học: Chủ đề 3: Âm nhạc và sắc màu. Vì số học sinh các lớp khá đông, khi tổ chức các hoạt động học tập tôi quan tâm đến việc tạo nhóm sao cho phù hợp với điều kiện của lớp học chỉ khoảng 4 học sinh trong 1 nhóm. Khi vẽ theo nhạc giáo viên tổ chức cho học sinh đứng xung quanh mép bàn theo từng nhóm, vì điều kiện lớp học khá đông khó khăn trong việc di chuyển theo vòng tròn, tôi hướng dẫn học sinh vận động tại chỗ nhún nhảy theo giai điệu bản nhạc hoặc di chuyển sang trái, sang phải để vẽ màu. Khi xây dựng kế hoạch bài dạy chủ đề 3: Âm nhạc và sắc màu giáo viên cần lưu ý lựa chọn những bản nhạc phù hợp với học sinh Tiểu học, phù hợp với nội dung chủ đề và lựa chọn những bản nhạc không quá dài để duy trì sự tập trung của học sinh khi vừa cảm nhận âm nhạc vừa thể hiện bản thân qua đường nét. Đối với học sinh vùng sâu chưa có điều kiện chuẩn bị các loại giấy khổ lớn theo yêu cầu thì cho học sinh sử dụng giấy A4, giấy tập còn thừa ở các năm học trước dán lại tạo ra khổ giấy lớn hơn để thực hiện bài học. 1.4. Biện pháp thứ tư: Tổ chức hoạt động dạy học áp dụng học thông qua chơi Hoạt động nhóm áp dụng hình thức học thông qua chơi: Các em được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề, hứng thú, không bị căng thẳng. Các hoạt động chơi được kết nối với mục tiêu học tập nhằm thúc đẩy sự tham gia và tự chủ của các em. Ở các hoạt động tìm hiểu bài và đánh giá nhận xét có thể tổ chức một số trò chơi: Em làm phóng viên để hỏi đáp nhau về các vấn về đặc điểm của đối tượng, trò chơi phòng tranh tạo điều kiện cho học sinh tham gia nhận xét sản phẩm của các bạn. 1.5. Biện pháp thứ năm: Phối hợp với phụ huynh học sinh Chúng ta còn phối hợp với phụ huynh học sinh để khơi gợi cho học sinh những đề tài xoay quanh cuộc sống hàng ngày của các em trong quá trình sinh hoạt: như vẽ về ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,... Bên cạnh đó cần khen ngợi học sinh về những bài vẽ khi về nhà, cũng có thể tạo góc trưng bài cho học sinh dán những bài vẽ của mình, Bên cạnh đó cũng đã phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp trao đổi với phụ huynh vào các buổi họp phụ huynh đầu năm, về vấn đề Mĩ Thuật cũng là môn học tham giá đánh giá chất lượng học sinh như những môn học khác, để phụ huynh sẽ quan tâm hơn về môn Mĩ Thuật của các em. * Kết quả cụ thể: Các biện pháp nêu trên áp dụng vào thực tiễn tại đơn vị từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 04 năm 2024 đã mang lại hiệu quả khá cao thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: Khối 5 Số lượng học sinh Vẽ tốt phân môn vẽ theo nhạc Vẽ chưa tốt phân môn vẽ theo nhạc Số lượng % Số lượng % Trước khi áp dụng 154 48/154 31% 106/154 69% Sau khi áp dụng 154 147/154 95% 7/154 5% Dựa vào bảng thống kê trên có thể đưa ra kết luận rằng những biện pháp tôi đưa ra mang tính khả thi, chất lượng các bài vẽ âm nhạc và màu sắc của các em có tiến bộ vượt bậc so với đầu năm. * Điểm mới của sáng kiến nêu trên là: Tính mới trong các giải pháp này là có ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy, dẫn dắt học sinh vào bài bằng các cách khác nhau để tạo sự hứng thú trước khi vào tiết học và bắt đầu cho mạch sáng tạo của các em. Tổ chức cho các em vừa học vừa chơi để tăng cường sự sáng tạo và hợp tác nhóm giữa các thành viên trong lớp học. 2. Lợi ích kinh tế - xã hội có thể thu được do áp dụng sáng kiến: Thực hiện các biện pháp: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vận động với Âm nhạc để sáng tạo sản phẩm Mĩ thuật, giúp nhà trường sử dụng tốt các thiết bị được cấp phát cho bộ môn Mĩ Thuật góp phần tránh lãng phí, giúp học sinh tận dụng được những vật dụng có sẵn để tạo sản phẩm, nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng học sinh năng khiếu qua từng tiết học.
File đính kèm:
bao_cao_skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_van_dong_v.docx