Báo cáo SKKN Biện pháp nâng cao kĩ năng hoạt động nhóm môn Mĩ thuật lớp 6

Trưng bày sản phẩm và đánh giá kết quả bài học bằng kỹ thuật phòng tranh

Sản phẩm của học sinh sau khi hoàn thành, trình bày theo nhóm các nhóm còn lại quan sát nhận xét sản phẩm lẫn nhau và đưa ra ý kiến trong nhóm để thống nhất ý kiến của nhóm mình về sản phẩm của các nhóm còn lại.

Việc đánh giá kết quả bài học cần được thực hiện từ khi xác định mục tiêu và thiết kế bài học nhằm giúp học sinh và giáo viên kịp thời nắm được thông tin liên hệ để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Đây là kỹ thuật sẽ giúp các em hình thành kỹ năng giao tiếp, đánh giá, nhìn nhận ra cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp để thưởng thức và vận dụng cái đẹp vào cuộc sống.

docx 4 trang SKKN Mĩ Thuật 16/03/2025 310
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo SKKN Biện pháp nâng cao kĩ năng hoạt động nhóm môn Mĩ thuật lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo SKKN Biện pháp nâng cao kĩ năng hoạt động nhóm môn Mĩ thuật lớp 6

Báo cáo SKKN Biện pháp nâng cao kĩ năng hoạt động nhóm môn Mĩ thuật lớp 6
UBND THỊ XÃ BÌNH MINH
TRƯỜNG THCS MỸ HÒA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN, ĐỀ TÀI
Thông tin chung:
Tên sáng kiến: Biện pháp nâng cao kĩ năng hoạt động nhóm môn Mĩ thuật lớp 6
Họ và tên tác giả sáng kiến:
Ông: Trương Huy Thanh
Nơi làm việc: Trường THCS Mỹ Hòa
Hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài
Hiệu quả áp dụng:
Địa chỉ: Áp dụng tại trường THCS Mỹ Hòa, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Thời gian áp dụng : từ tháng 09 năm 2023 đến tháng 05 năm 2024
Trải qua quá trình giảng dạy các năm qua, bản thân tôi nhận thấy một số học sinh khi làm sản phẩm học tập theo nhóm hoặc bài vẽ tranh đề tài chưa thật sự tốt, một số học sinh chưa nghiên cứu sâu tìm hiểu sưu tầm những vật liệu cũng như hình ảnh thực tế qua tranh ảnh, chưa mạnh đánh giá bài lẫn nhau, nên khi làm bài đạt yêu cầu đạt chưa cao. Qua khảo sát chất lượng đầu năm ở khối 6 cho thấy còn một số học sinh chưa thực hiện được yêu cầu khi tạo ra một sản phẩm. Kết quả cụ thể đạt như sau:
Khối

Sĩ số
Đạt
Chưa đạt
TS
%
TS
%
6
210
172
81,9
38
18,1
Từ thực tiễn giảng dạy và kết quả học tập của học sinh, tôi luôn trăn trở về điều này, chính vì vậy trong sáng kiến lần này tôi mạnh dạn bày tỏ một số quan điểm, suy nghĩ của mình trong việc đưa sáng kiến vào trong giảng dạy với tiêu đề “Biện pháp nâng cao kĩ năng hoạt động nhóm môn Mĩ thuật lớp 6”. Với sáng kiến lần này tôi thực hiện một số giải pháp sau:
Hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm để phát huy khả năng hợp tác.
Tầm quan trọng nhất của việc làm việc nhóm trong môn mĩ thuật là khả năng chia sẻ và hỗ trợ ý tưởng. Mỗi học sinh có một khả năng, một phong cách và một kỹ thuật riêng.
Các em cùng nhau thảo luận, trao đổi và kết hợp những ý tưởng đó, kết quả thu được thường phong phú và độc đáo hơn so với việc làm đơn lẻ. Bên cạnh đó, việc hợp tác trong nhóm cũng giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội. Học sinh sẽ học cách lắng nghe, đưa ra ý kiến, đồng thời tôn trọng và hiểu biết quan điểm của người khác.
Điều này không chỉ giúp các em trong quá trình học tập Mĩ thuật mà còn chuẩn bị cho các em những kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống và sự nghiệp sau này. Việc làm việc theo nhóm cũng tạo điều kiện cho học sinh tự tin hơn trong việc thể hiện bản thân. Khi một chủ đề được thực hiện dưới sự góp sức của nhiều người, áp lực cá nhân giảm đi, giúp học sinh dễ dàng thử nghiệm ưhơn trong việc sáng tạo tác phẩm nghệ thuật của mình. Tuy nhiên, để tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả trong tiết học mĩ thuật cho học sinh lớp 6, giáo viên cũng cần phải đảm bảo:
Giáo viên cần phải đảm bảo có đủ vật liệu và dụng cụ mĩ thuật cho mỗi học sinh và mỗi nhóm. Các vật liệu như màu nước, màu sáp, giấy, bút chì, và các dụng cụ khác nên được chuẩn bị sẵn sàng.
Cần chia các nhóm sao cho mỗi nhóm có đủ các thành viên có khả năng mĩ thuật khác nhau, từ đó giúp học sinh có thể hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau.
Trước khi bắt đầu, giáo viên cần phải giải thích rõ ràng mục tiêu của bài tập, cũng như các yêu cầu cụ thể mà học sinh cần đạt được.
Giáo viên nên minh họa một số ví dụ hoặc mẫu tham khảo để học sinh có hình dung rõ ràng về kết quả mong muốn.
Trong quá trình thực hiện, giáo viên nên giám sát và đưa ra gợi ý, phản hồi cho các nhóm, giúp học sinh hiểu và chỉnh sửa khi cần thiết.
Khuyến khích tinh thần hợp tác, tôn trọng ý kiến đồng đội và tạo điều kiện cho mọi học sinh đều có cơ hội tham gia đóng góp.
Minh chứng:
Ví dụ: Bài “Tranh in hoa lá” Bộ sách Chân trời sáng tạo, tôi đã tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để tìm hiểu kiến thức cũng như các vấn đề liên quan đến hình thức làm bài tranh in như sau:
Giáo viên phân lớp theo 4 nhóm.
Dựa vào nội dung, dụng cụ chuẩn bị một số câu hỏi liên quan như: Có thể chọn vật liệu nào để làm khuôn in?
Khi in cần sử dụng loại màu nào?
Khi thực hiện in, mức độ màu phải như thế nào?
Bố cục bức tranh phải như thế nào để tạo được bức tranh hài hòa về nét, hình, màu?
Các nhóm thực hiện thời gian là 15 phút để trao đổi thảo luận và đưa ra ý kiến, kết thúc 15 phút các nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình
Ví dụ: Bài “Hoạt cảnh ngày hội” giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để các em tạo ra sản phẩm Hoạt cảnh ngày hội:
Chuẩn bị: Giấy, màu, sản phẩm ở bài học trước, hình minh họa nội dung hoạt động
Nhóm em thực hiện lựa chọn hoạt động nào để thể hiện hoạt cảnh Hoạt động đó cần những cảnh vật tiêu biểu nào
Vật liệu nào phù hợp để tạo nhưng hoạt cảnh đó
Có thể kết hợp những vật liệu nào khi tạo mô hình
Học sinh hoạt đông tạo ra sản phẩm theo nhóm, mỗi nhóm tạo 1 sản phẩm.
Trưng bày sản phẩm và đánh giá kết quả bài học bằng kỹ thuật phòng tranh
Sản phẩm của học sinh sau khi hoàn thành, trình bày theo nhóm các nhóm còn lại quan sát nhận xét sản phẩm lẫn nhau và đưa ra ý kiến trong nhóm để thống nhất ý kiến của nhóm mình về sản phẩm của các nhóm còn lại.
Việc đánh giá kết quả bài học cần được thực hiện từ khi xác định mục tiêu và thiết kế bài học nhằm giúp học sinh và giáo viên kịp thời nắm được thông tin liên hệ để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Đây là kỹ thuật sẽ giúp các em hình thành kỹ năng giao tiếp, đánh giá, nhìn nhận ra cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp để thưởng thức và vận dụng cái đẹp vào cuộc sống.
Ví dụ: Ở bài 2 “Hộii xuân quê hương”
Sau khi học sinh hoàn thành sản phẩm giáo viên yêu cầu học sinh treo sản phẩm đúng vị trí của nhóm mình, thành viên các nhóm lần lược sẽ lại quan sát trực tiếp sản phẩm của nhóm bạn, sau khi quan sát xong giáo viên yêu cầu học sinh trở lại vị trí. Giáo viên cho học sinh từng nhóm nhận xét bài của nhóm bạn, giáo viên nhận xét lại rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả đạt được của từng nhóm
Kết quả cụ thể: Với việc áp dụng“Biện pháp nâng cao kĩ năng hoạt động nhóm môn Mĩ thuật lớp 6” tôi nhận thấy học sinh coi việc học Mĩ thuật nhẹ nhàng, giúp cho các em học sinh tích cực trong hoạt động nhóm để các em tìm hiểu, khám phá thế giới thẩm mĩ một cách đam mê, góp phần giáo dục nên những con người toàn diện hơn. Giúp học sinh hoàn thiện nhân cách, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp. Qua đó một số em học sinh đã phát huy được sở trường năng khiếu bộ môn. Có ý thức cố gắng tìm tòi và sáng tạo nhằm tạo ra các tác phẩm đẹp
Kết thúc năm học 2023-2024: 100% đều đạt yêu cầu, không có học sinh nào chưa đạt. Chất lượng tăng 18.1%.
Phạm vi ảnh hưởng:
Ứng dụng trong cơ quan, đơn vị , địa phương: Sáng kiến được triển khai tại trường THCS Mỹ Hòa, Thị xã Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long.
Ứng dụng hoặc đã chuyển giao ứng dụng ngoài phạm vi cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh: Được triển khai khi họp hội đồng bộ môn Mĩ Thuật tại trường THCS Đông Thạnh, Thị xã Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long.
Ứng dụng hoặc đã chuyển giao ứng dụng ngoài phạm vi cơ quan, đơn vị, địa phương ngoài tỉnh: Cổng thông tin điện tử của trường THCS Mỹ Hòa và dự kiến sẽ tiếp tục được đưa lên chương trình 1 triệu sáng kiến của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam
Khả năng mở rộng phạm vi ảnh hưởng, tiềm năng khai thác hiệu quả của sáng kiến, đề tài
Khi áp dụng “Biện pháp nâng cao kĩ năng hoạt động nhóm môn Mĩ thuật lớp 6” không những giúp tôi giảng dạy tốt ở một khối lớp 6 mà sắp tới đây tôi sẽ áp dụng dạy cho học sinh tất cả các khối lớp còn lại tại trường THCS Mỹ Hòa. Đồng thời còn có thể áp dụng giảng dạy ở tất cả các trường trong thị xã, giúp học sinh chủ động tích cực hơn trong học tập cũng như trong học tập cũng như trong các hoạt động.
Người báo cáo sáng kiến
Trương Huy Thanh
Xác nhận của Hiệu trưởng Trường THCS Mỹ Hòa
Nguyễn Quan Son

File đính kèm:

  • docxbao_cao_skkn_bien_phap_nang_cao_ki_nang_hoat_dong_nhom_mon_m.docx
  • pdfBáo cáo SKKN Biện pháp nâng cao kĩ năng hoạt động nhóm môn Mĩ thuật lớp 6.pdf